Giáo án Chính tả Lớp 2 - Tiết 9: Chiếc bút mực

Giáo án Chính tả Lớp 2 - Tiết 9: Chiếc bút mực

I. Mục đích, yêu cầu:

ã Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Chiếc bút mực.

ã Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần ia/ ya; làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần en/ eng.

II. Đồ dùng dạy- học:

ã Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép.

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 2 - Tiết 9: Chiếc bút mực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày thỏng năm 200
Chính tả(9)	Chiếc bút mựt
I. Mục đích, yêu cầu:
Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Chiếc bút mực.
Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần ia/ ya; làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần en/ eng.
II. Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép.
III. Các hoạt động dạy- học.
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng, lớp viết vào bảng con các từ: dỗ em, ăn giỗ, vần thơ, vầng trăng, dân làng, dâng lên.
-Nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Chiếc bút mực và ôn lại một số quy tắc chính tả.
2. Hướng dẫn tập chép.
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép.
-Gọi 2 học sinh nhìn bảng đọc đoạn chép.
-Đoạn văn này tóm tắt nội dung của bài tập đọc nào?
-Đoạn văn này kể về chuyện gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày.
-Đoạn văn có mấy câu?
-Cuối mỗi câu có dấu gì?
-Chữ đầu câu và đầu dòng phải viết thế nào?
-Khi viết tên riêng chúng ta phải lưu ý điều gì?
c) Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu học sinh đọc và viết vào bảng các từ : Mai, Lan, viết, bút mực, quên.
d) Chép bài.
-Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh.
e) Chấm, chữa bài.
-Yêu cầu học sinh dùng bút chì sửa bài.
-Chấm 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2.
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Gọi 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở.
-Gọi học sinh nhận xét về nội dung lời giải.
-Cho học sinh sửa bài.
Bài 3.
-Tìm các từ chứa tiếng có vần en hoặc eng.
-Đưa ra các đồ vật.
-Bức tranh vẽ cái gì?
-Đây là cái gì?
-Trái nghĩa với chê là gì?
-Cùng nghĩa với xấu hổ là gì?
-Yêu cầu cả lớp sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà làm bài tập 3 a vào vở nháp.
-Yêu cầu những học sinh chép bài chính tả chưa đạt về nhà chép lại.
-2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- 2 học sinh nhìn bảng đọc.
-Chiếc bút mực.
-Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.
-Đoạn văn có 5 câu.
-Dấu chấm.
-Viết hoa. Chữ đầu dòng lùi vào 1 ô.
-Viết hoa.
-Học sinh viết các từ khó.
-Học sinh nhìn bảng đọc từng câu, nhớ lại rồi chép vào vở.
-Học sinh đổi vở chấm bài.
-7 học sinh nộp vở.
-Điền vào chỗ trống ia hay ya.
-2 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở.
-Học sinh nhận xét.
+Tia nắng, đêm khuya, cây mía.
-Cái xẻng.
-Cái đèn.
-Khen.
-Thẹn.
-Học sinh sửa bài.
Thứ sỏu ngày thỏng năm 200
Chính tả(10)	Cái trống trường em
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Nghe-viết chính xác hai khổ thơ đầu của bài Cái trống trường em; biết trình bày một bài thơ 4 tiếng, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ, để cách một dòng khi viết hết một khổ thơ.
2.Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống âm đầu l/n; vần en/ eng.
II. Đồ dùng dạy học:
Bút dạ, 3 tờ giấy bìa lớn.
Bảng phụ viết sẵn bài bài 2 a, 2b.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 học sinh lên bảng, cả lớp viết vào bảng con 3 chữ có âm giữa vần ia hoặc ya.
-Nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Cái trống trường em.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
-Giáo viên đọc toàn bài chính tả.
-Gọi 1học sinh đọc lại.
a) Ghi nhớ nội dung hai khổ thơ.
-Hai khổ thơ này nói gì?
b) Hướng dẫn học sinh nhận xét.
-Trong hai khổ thơ đầu, có mấy dấu câu, là những dấu gì?
- Có bao nhiêu chữ phải viết hoa, vì sao viết hoa?
c) Hướng dẫn viết chữ khó.
-Yêu cầu học sinh viết vào bảng con các từ: trống, ngẫm nghĩ, nghỉ, buồn, suốt, vắng.
d) Học sinh viết bài vào vở.
-Gọi 1 học sinh lên bảng viết. Cả lớp viết vào vở.
-Đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
e) Chấm, chữa bài.
-Giáo viên đọc cho học sinh dò lại.
-Cho học sinh dùng bút chì sửa lỗi.
-Chấm khoảng 5bài.
-Nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
-Yêu cầu học sinh làm vào vở bài 2b.
-Gọi 1 học sinh lên bảng.
-Gọi học sinh đọc lại đoạn văn đã sửa hoàn chỉnh.
Bài 3.
-Chọn 3 nhóm học sinh cùng thi tìm nhanh những tiếng bắt đầu bằng n và những tiếng bắt đầu bằng l; những tiếng có vàn en và những tiếng có vần eng; những tiếng có vần im và những tiếng có vần iêm.
-Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung các từ bạn chưa tìm được.
-Tuyên dương nhóm tìm được nhiều tiếng.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh về nhà làm bài tập 2c vào SGK; những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
-2 học sinh lên bảng, cả lớp viết vào bảng con.
-Học sinh lắng nghe.
-1học sinh đọc lại.
-Nói về cái trống lúc các bạn học sinh nghỉ hè.
-Có hai dấu câu: 1 dấu chấm và 1 dấu chấm hỏi.
-Có 9 chữ phải viết hoa vì đó là những chữ đầu của tên bài và chữ đầu của mỗi dòng thơ.
-Học sinh viết vào bảng con các từ cô giáo vừa đọc.
-1 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bài vào vở.
-Học sinh nghe giáo viên đọc và viết bài.
-Dò lại.
-Học sinh dùng bút chì sửa lỗi.
-5học sinh nộp vở cho cô giáo chấm.
-Học sinh làm bài 2b.
b) Đêm hội, ngoài đường người và xe chen chúc. Chuông xe xích lô leng keng, còi ô tô inh ỏi. Vì sợ lỡ hẹn với bạn, Hùng cố len qua dòng người đang đổ về sân vận động.
-Học sinh đọc lại.
-Học sinh được chọn theo 3 nhóm tham gia trò chơi.
a) non, nước, na, nấu, no nê, nổi nóng...
-lá, lành, long lanh, lội, lung linh,lương..
b) len, kén, hen, hẹn, thẹn, (dế) mèn....
-xẻng, xèng, leng keng, kẻng, phèng...
c) tìm, tim, kim, chim, lim dim, mỉm....
-tiêm, liêm, hiếm, kiểm tra, chiếm, kiếm..
-Các nhóm khác bổ sung thêm các từ mà các nhóm chưa tìm được.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_5_tiet_9_chiec_but_muc.doc