Giáo án Chính tả lớp 4 học kì 1

Giáo án Chính tả lớp 4 học kì 1

Chính tả

Tiết 1 : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

I. YÊU CẦU:

1) Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đọan trong bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

2) Làm đúng các bài tập (BT) phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) hoặc vần (an/ang) dễ lẫn.

II. CHUẨN BỊ:

· Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng quay viết sẵn nội dung BT2a.

· Vỡ bài tập (VBT) Tiếng Việt 4, tập một.

 

docx 42 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả lớp 4 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 07 tháng 9 năm 2010
Chính tả
Tiết 1 : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
YÊU CẦU:
Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đọan trong bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Làm đúng các bài tập (BT) phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) hoặc vần (an/ang) dễ lẫn.
CHUẨN BỊ:
Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng quay viết sẵn nội dung BT2a.
Vỡ bài tập (VBT) Tiếng Việt 4, tập một.
CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1ph
Ổn định tổ chức :
GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học Chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học (vở, bút, bảng), nhằm củng cố nề nếp học tập cho các em.
Dạy bài mới :
 Giới thiệu bài:
 Lên lớp 4 các em tiếp tục luyện tập để viết đúng chính tả, nhưng bài tập lớp 4 có yêu cầu cao hơn ở lớp 3.
Trong tiết CT hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một đọan của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
	Sau đó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) hoặc vần (an/ang) các em dễ đọc sai, viết sai.
Họat động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết.
GV đọc đọan văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt. 
GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô li. Chú ý ngồi viết đúng tư thế.
GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 4.
GV đọc lại tòan bài chính tả 1 lượt. 
GV chấm chữa 7-10 bài. 
 GV nêu nhận xét chung.
 Họat động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập (2) 
GV cho HS lớp làm BT2a. 
GV dán 3 tờ phiếu khổ to mời 3 HS lên bảng trình bày kết quả làm bài trước lớp. Có thể tổ chức cho HS làm bài dưới hình thức thi tiếp sức : 3 nhóm HS – mỗi nhóm 6 em – lên bảng điền âm vần đúng và nhanh. Sau đó đạidiện nhóm đọc lại đọan văn hoặc câu thơ đã được điền đầy đủ âm đầu hoặc vần.
Chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc. 
Bài tập (3) 
GV cho HS lớp mình làm BT3a (SGK).
GV nhận xét nhanh, khen ngợi những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học, nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã ôn luyện, HTL cả hai câu đố.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đọan văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ viết sai (cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn).
- HS gấp SGK. 
- HS sóat lại bài.
- Từng cặp HS đổi vở sóat lỗi cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. Mỗi HS tự làm bài vào vở hoặc VBT.
- Cả lớp và GV nhận xét kết qua làm bài (điền âm đầu hoặc vần đúng / sai; phát âm đúng / sai);
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng : lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, lòa xòa,	làm cho.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS thi giải câu đố nhanh vàviết đúng. 
- Một số em đọc lại câu đố vàlời giải.
- HS viết vào VBT lời giải đúng : Cái la bàn.
Thứ ba, ngày 14 tháng 9 năm 2010
Chính tả
Tiết 2 : Phân biệt s/x; ăn/ăng
Bài viết : Muời năm cõng bạn đi học
YÊU CẦU :
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đọan văn Muời năm cõng bạn đi học.
Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn : s/x, ăng/ăn.
CHUẨN BỊ :
Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2, để phần giấy trắng ở dưới để HS làm tiếp BT3.
VBT Tiếng Việt 4, tập một.
CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1ph
Kiểm tra bài cũ
GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng
lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những
tiếng có âm đầu là l/nhoặc vần an/ang
trong BT(2), tiết CT trước.
Dạy bài mới
Giới thiệu bài 
Họat động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết:
GV đọc tòan bài chính tả trong SGK 1 lượt.
GV đọc từng câu hoặc tùng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu(bộ phận câu) đọc 2 lượt.
GV đọc lại tòan bài chính tả 1 lượt.
GV chấm chữa 7-10 bài.
GV nêu nhận xét chung.
Họat động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2
GV nêu yêu cầu của bài tập.
GV dán 3-4 tờ phiếu đã viết nội dung truyện vui lên bảng, mời 3-4 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh (viết lại những tiếng đúng, gạch tiếng sai).
GV nhận xét về chính tả/phát âm /khả năng hiểu đúng tính khôi hài và châm biếm của truyện vui, chốt lại lời giải, kết luận bạn thắng cuộc. 
Bài tập 3
GV chốt lại lời giải đúng :
Dòng thơ 1: chữ sáo.
Dòng thơ 2: chữ sáo bỏ dấu sắc thành chữ sao.
Củng cố, dăn dò:
GV yêu cầu HS về nhà tìm 10 từ ngữ
chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/x (M:súng, sách, sân,xẻng, xà, xàphòng.) hoăc có tiếng chứa vần ăn/ăng (M:chăn, khăn, hải đăng, măng, trăng)
HS về nhà đọc lại truyện vui. Tìm chỗ ngồi, HTL cảhai câu đố.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đọan văn cần viết chú ý tên riêng cần viết hoa (Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Đòan Trừơng Sinh, Hanh),con số (10 năm, 4 ki-lô-mét),từ ngữ dễ viết sai (khúc khủyu, gập ghềnh, liệt).
- HS sóat lại bài.
- Từng cặp HS đổi vở sóat lỗi cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
-Cả lớp đọc thầm lại truyện vui. Tìm chỗ ngồi, suy nghĩ, làm bài vào vở.
- HS đọc lại truyện sau khi đã điền từ hòan chỉnh.
- HS sửa bài theo lời giải đúng : Lát sau - rằng - Phải chăng- xin bà- băn khoăn - không sao.- để xem.Về tính khôi hài của truyện: ông khách ngồi ở đầu hàng ghế tửơng rằng người đàn bà đã giẫm phải chân ông hỏi thăm ông để xin lỗi. Hóa ra bà ta chỉ hỏi để biết mình có trở lại đúng hàng ghế mình đã ngồi lúc nãy không mà thôi.
- HS lớp làm BT3a.
- 2 HS đọc câu đố 3a.
- Cả lớp thi giải nhanh, viết đúng chính tả lời giải đố.
 Thứ ba, ngày 21 tháng 9 năm 2010
Chính tả
Tiết 3, Bài viết: Cháu nghe câu chuyện của bà
YÊU CẦU :
Nghe - viết lại đúng chính tả bài thơ “Cháu nghe câu chuyện của bà”. Biết trình bày đúng đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn : ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã
CHUẨN BỊ :
Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a
VBT Tiếng Việt 4, tập một.
CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1ph
Kiểm tra bài cũ
GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng
lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ bắt đầu bằng s/x hoặc vần ăn/ăng.
Dạy bài mới
Giới thiệu bài:
Họat động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết:
GV đọc tòan bài thơ.
 GV hỏi học sinh về nội dung bài
 GV nhắc học sinh chú ý những tiếng dễ viết sai
GV hỏi học sinh cách trình bày bài thơ lục bát.
GV đọc từng câu cho học sinh viết, mỗi câu đọc 2 lần.
GV đọc lại toàn bài 
GV chấm chữa 7-10 bài
GV nêu nhận xét chung
Họat động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2a
GV dán bảng 3-4 tờ phiếu mời 3 đến 4 học sinh lên bảng thi làm bài đúng và nhanh
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Tre-không chịu – Trúc dẫu cháy – Tre – tre – đồng chí – chiến đấu - tre
Củng cố, dăn dò:
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu mỗi học sinh tìm và ghi vào vở 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng chữ ch/tr hoặc 5 từ chỉ đồ đạc trong nhà có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
- HS theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc lại bài thơ.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ
- HS trả lời
- HS viết bài
- HS soát lại bài
- HS đọc thầm, làm bài vào vở
- HS lên bảng làm bài
- HS đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh âm đầu
- HS nhận xét
Thứ ba, ngày 28 tháng 9 năm 2010
Chính tả
Tiết 4, Bài viết: Truyện cổ nước mình
YÊU CẦU :
Nhớ - viết lại đúng chính ta, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ “Truyện cổ nước mình”.
Tiếp tục nâng cao kỹ năng viết đúng các từ có âm đầu r/d/gi hoặc vần ân/âng
CHUẨN BỊ :
Bút dạ và 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2b
VBT Tiếng Việt 4, tập một.
CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1ph
Kiểm tra bài cũ
GV mời 3 HS lên bảng viết tiếp sức tên các con vật và các đồ đạc trong nhà như lời dặn của tiết trước. Nhóm nào viết đúng nhiều từ sẽ được điểm cao.
Dạy bài mới
Giới thiệu bài:
Họat động 1: Hướng dẫn HS nhớ-viết:
GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn thơ lục bát
GV chấm chữa 7-10 bài
GV nêu nhận xét chung
Họat động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2b
GV phát phiếu khổ to cho một số học sinh
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này / Dân dâng một quả xôi đầy.
Sáng một vầng trên sân / Nơi cả nhà tiễn chân.
Củng cố, dăn dò:
GV nhận xét tiết học
Nhắc học sinh về nhà đọc lại đoạn thơ trong bài tập 2b.
- HS các nhóm lần lượt lên bảng viết.
-1 HS đọc yêu cầu của bài
-1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ
- Cả lớp đọc thầm
-HS gấp sách GK, tự viết đọan thơ vào vở
-HS đổi vở,soát lỗi cho nhau
-HS làm bài vào vở
-HS làm bài trên phiếu, trình bày kết quả làm bài-đọc lại những đoạn thơ đã điền đầy đủ tiếng. HS khác nhận xét
Tuần 5:
CHÍNH TẢ
 NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
Mục tiêu:
Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài “Những hạt thóc giống”.
Biết phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài viết của bản thân và bạn.
Luyện viết đúng các chữ có âm đầu ho ...  HS lên bảng thi tiếp sức, điền đúng, điền nhanh 9 tiếng cần thiết vào 9 chỗ trống.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
 Xinh xinh – trong xóm – xúm xít – màu xanh – ngôi sao , khẩu súng – sờ – “Xinh nhỉ ?” – nó sợ
 Bài tập 3a.
- GV nêu yêu cầu của BT; nhắc HS chú ý tìm các tính từ đúng theo yêu cầu của bài.
- GV phát bút dạ + giấy trắng cho một số nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận về nhóm thắng cuộc (tìm được đúng/ nhiều tính từ), GV bổ sung thêm một số tính từ cho bảng kết quả tốt.
 VD :
Tính từ chứa - sâu, siêng năng, sung sướng
 tiếng bắt sảng khoái, sáng láng, sáng
 đầu bằng ngời, sáng suốt, sáng ý, sành
 s / x sỏi, sát sao
 - xanh, xa, xấu, xanh biếc, 
 xanh non, xanh mướt, xanh
 rờn, xa vời, xa xôi, xấu xí,
 xum xuê
4) Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết vào sổ tay những từ ngữ tìm được trong BT3.
- 1 HS tự tìm và đọc 5,6 tiếng có âm đầu l/n (hoặc có vần im/iêm) để 2 bạn viết bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con (hoặc giấy nháp). VD : lỏng lẻo, nóng nảy, nợ nần; hoặc : tiềm năng, phim truyện, hiểm nghèo
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý tên riêng cần viết hoa (bé Ly, chị Khánh), những từ ngữ mình dễ viết sai (phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu),cách trình bày bài chính tả.
- HS gấp SGK.
 - HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở.
- Từng nhóm HS thực hiện. HS cuối cùng thay mặt mỗi nhóm đọc lại đoạn văn sau khi đã điền hoàn chỉnh 9 tiếng cần thiết vào chỗ trống.
- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài, trao đổi theo cặp hoặc nhóm nhỏ.
- Sau thời gian quy định, đại diện nhóm trình bày kết quả.
Tuần 15
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Cánh diều tuổi thơ.
2. Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr / ch, thanh hỏi / thanh ngã.
3. Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT(2), sao cho các bạn hình dung được đồ chơi, có thể biết chơi đồ chơi và trò chơi đó.
II. CHUẨN BỊ
- Một vài đồ chơi phục vụ cho BT2, 3. Ví dụ : chong chóng, chó lái xe, chó bông biết sủa, tàu thủy, ô tô cứu hỏa, búp bê,...
 - Một vài tờ phiếu kẻ bảng (xem mẫu) để HS các nhóm thi làm BT(2) + Một tờ giấy khổ to viết lời bài giải BT2a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- GV đọc.
B. DẠY BÀI MỚI :
1) Giới thiệu bài : 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2) Hướng dẫn HS nghe – viết :
- GV (hoặc 1 HS) đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Cánh diều tuổi thơ.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại. Chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập (2a)
- GV nêu yêu cầu của bài. Nhắc HS tìm tên cả đồ chơi và trò chơi.
- GV dán 4 tờ phiếu lên bảng, phát bút da, mời 4 nhóm thi làm bài tiếp sức. 
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, kết luận nhóm thắng cuộc (tìm được đúng / nhiều từ / phát âm đúng). GV dùng phiếu lời giải tốt nhất của HS, bổ sung thêm từ ngữ.
 VD :
 ch - đồ chơi : chong chóng, chó bông,
 chó đi xe đạp, que chuyền
 - trò chơi : chọi dế, chọi cá, chọi gà
 thả chim, chơi chuyền
 tr - đồ chơi : trống ếch, trống cơm,
 cầu trượt
 - trò chơi : đánh trống, trốn tìm, cắm
 trại, bơi trải, cầu trượt
 Bài tập 3.
- GV nêu yêu cầu của BT; nhắc HS chọn tìm 1 đồ chơi đã nêu (ở BT2a), miêu tả đồ chơi hoặc trò chơi đó. Cố gắng diễn đạt sao cho các bạn hình dung được đồ chơi và có thể biết chơi trò chơi đó.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn miêu tả đồ chơi (hoặc trò chơi) dễ hiểu nhất, hấp dẫn nhất.
4) Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở – viết đúng chính tả – 3,4 câu văn miêu tả đồ chơi (BT3).
- 2,3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp 5-6 tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x (chứa tiếng có vần ât hoặc âc) theo yêu cầu của BT(3) tiết CT trước.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai (mềm mại, phát dại, trầm bổng), cách trình bày bài (tên bài, những đoạn xuống dòng).
- HS gấp SGK.
 - Các nhóm HS trao đổi, tìm tên các đồ chơi, trò chơi chứa tiếng bắt đầu tr / ch hoặc có thanh hỏi / thanh ngã.
- Lần lượt từng HS của mỗi nhóm tiếp nối nhau lên bảng viết tên các đồ chơi và trò chơi. HS cuối cùng thay mặt mỗi nhóm đọc kết quả.
- HS viết vào vở tên một số đồ chơi, trò chơi – mỗi em viết khoảng 8 từ ngữ.
- Một số HS tiếp nối nhau miêu tả đồ chơi (các em có thể cầm đồ chơi của mình, giới thiệu với các bạn khi mô tả). Sau khi tả, các em có thể hướng dẫn các bạn trong lớp chơi đồ chơi đó. (VD : lên dây cót cho chó lái xe xhạy / cho chó bông biết sủa gâu gâu / làm cho tàu thủy chạy trong chậu nước to / vận hành cho tàu hỏa chạy trên đường ray /)
- Một số HS tả trò chơi, có thể kết hợp cử chỉ, động tác, hướng dẫn các bạn cách chơi. (VD : Hướng dẫn các bạn chơi trò nhảy ngựa, nhảy dây chun, mèo đuổi chuột).
Tuần 16
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT : KÉO CO	
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co.
2. Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ viết lẫn (r/d/gi, ât/âc) đúng với nghĩa đã cho.
CHUẨN BỊ
 Một số tờ giấy A4 để HS thi làm BT2b. Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT2b.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
B. DẠY BÀI MỚI :
1) Giới thiệu bài : 
 GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
2) Hướng dẫn HS nghe – viết :
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại. Chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập (2b)
- GV nêu yêu cầu của bài. 
- GV phát giấy khổ A4 cho một số HS viết lời giải (giữ bí mật lời giải).
- Cả lớp và GV nhận xét (về lời giải đố/ chính tả/ phát âm). GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết lời giải đúng.
 - đấu vật
 - nhấc
 - lật đật 
4) Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đố em nhỏ tìm đúng lời giải BT2b.
- Một HS tìm và đọc 5, 6 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc có thanh hỏi / thanh ngã) cho 2 bạn viết bảng lớp. Cả lớp viết vào nháp. VD : trốn tìm, cắm trại, chọi dế,..(MB); hoặc : tàu thủy, thả diều, nhảy dây,(MN).
- Một HS đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Kéo co.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý cách trình bày đoạn văn; những tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ viết sai (Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, ganh đua, khuyến khích, trai tráng).
- HS gấp SGK.
 - HS đọc thầm yêu cầu của bài, suy nghĩ..
- HS nào làm xong trước cầm lời giải lên bảng.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả – em làm xong trước, đọc trước.
- Cả lớp viết từ ngữ tìm được vào vở theo lời giải đúng.
Tuần 17
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT : MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO	
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn Mùa đông trên rẻo cao.
2. Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l/n ; ât/âc.
II. CHUẨN BỊ
 Một số tờ phiếu viết nội dung BT2b, BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
B. DẠY BÀI MỚI :
1) Giới thiệu bài : 
 GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của giờ học.
2) Hướng dẫn HS nghe – viết :
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại. Chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập (2b)
- GV nêu yêu cầu của bài. 
- GV dán lên bảng 3-4 tờ phiếu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải :
 giấc ngủ – đất trời – vất vả
Bài tập 3 :
- GV dán bảng 3, 4 tờ phiếu.
Lời giải : giấc mộng – làm người – xuất hiện – nửa mặt – lấc láo – cất tiếng – lên tiếng – nhấc chàng – đất – lảo đảo – thật dài – nắm tay
4) Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài chính tả.
- 2 HS viết trên bảng lớp (cả lớp viết trên giấy nháp) lời giải của BT2b – tiết CT trước (theo lời đọc của 1 HS).
- Một HS đọc bài chính tả Mùa đông trên rẻo cao.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai (trườn xuống, chít bạc, khua lao xao), cách trình bày bài.
- HS gấp SGK.
 - HS đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài vào vở.
- 3-4 HS lên bảng thi làm bài.
- Từng em đọc đoạn văn đã điền đầy đủ các tiếng cần thiết vào ô trống.
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
- HS các nhóm thi tiếp sức (mỗi nhóm khoảng 6 em) tiếp nối nhau chọn 12 từ đúng để hoàn chỉnh đoạn văn.
Tuần 18
CHÍNH TẢ
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Kiểm tra	
(Thời gian làm bài khoảng 40 phút)
 Chọn một đoạn văn xuôi hoặc thơ có độ dài khoảng 70 chữ, viết trong thời gian khoảng 10 phút. Chọn văn bản ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docxCHINH TA LOP 4 HKI.docx