Tuần 19
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT : KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn : s/x, iêc/iêt.
II. CHUẨN BỊ:
Ba tờ phiếu viết nội dung BT2, 3 băng giấy viết nội dung BT3a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tuần 19 CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT : KIM TỰ THÁP AI CẬP I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn : s/x, iêc/iêt. II. CHUẨN BỊ: Ba tờ phiếu viết nội dung BT2, 3 băng giấy viết nội dung BT3a. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1ph 15ph 15ph 1ph MỞ ĐẦU : GV nêu gương một số HS viết chữ đẹp, có tư thế ngồi viết đúng ở học kì I, khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả ở học kì II. DẠY BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2) Hướng dẫn HS nghe – viết : - GV đọc bài chính tả Kim tự tháp Ai Cập. - GV phát âm rõ ràng, tạo điều kiện cho HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng (lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở). (Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại). - GV nhắc HS : ghi tên bài vào giữa dòng. Khi chấm xuống dòng, chữ đầu dòng nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô li. Chú ý ngồi viết đúng tư thế. - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu (hoặc bộ phận câu) đọc 2-3 lượt : + Đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe. + Đọc nhắc lại 1-2 lần nữa cho HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4. - GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. - GV chấm chữa 7-10 bài. - GV nêu nhận xét chung. 3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : - GV nêu yêu cầu của bài tập 2. - GV dán 3-4 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung bài, phát bút dạ cho 3-4 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức. - Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài của mỗi nhóm (chọn từ đúng/ sai; phát âm đúng/ sai); chốt lại lời giải đúng : sinh vật – biết – biết - sáng tác - tuyệt mĩ – xứng đáng. Bài tập 3a : - GV nêu yêu cầu của bài tập 3a. Cũng có thể GV tự ra bài tập cho phù hợp với yêu cầu khắc phục lỗi chính tả và lỗi phát âm của HS ở địa phương mình. - GV dán 3 băng giấy đã viết nội dung BT3a. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải : Từ ngữ viết đúng Từ ngữ viết sai chính tả chính tả sáng sủa sắp sếp sản sinh tinh sảo sinh động bổ xung 4) Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả. - HS theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ viết sai và cách trình bày. - HS trả lời câu hỏi : Đoạn văn nói điều gì ? - HS gấp SGK. - HS soát lại bài. - Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK, tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở. - HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở. - 3-4 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức. Các em nối tiếp nhau dùng bút gạch những chữ viết sai chính tả, viết lại những chữ đúng. - HS cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.. - HS sửa bài theo lời giải đúng. - HS làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả. Tuần 20 CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT : CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. 2. Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ch/tr , uôt/uôc. II. CHUẨN BỊ: Một số tờ phiếu viết nội dung BT2b, 3a. Tranh minh họa hai truyện ở BT(3) – SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1ph 15ph 15ph 1ph A.KIỂM TRA BÀI CŨ : B. DẠY BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của giờ học. 2) Hướng dẫn HS nghe – viết : - GV đọc toàn bài chính tả Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. - GV nhắc các em chú ý cách trình bày, viết nhanh ra nháp để ghi nhớ cách viết những tên riêng nước ngoài (Đân-lớp, nước Anh), những chữ số (XIX, 1880), những từ ngữ mình dễ viết sai (VD : nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm,). - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lượt. - GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. - GV chấm chữa 7-10 bài. - GV nêu nhận xét chung. 3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : - GV nêu yêu cầu của bài tập 2b. - GV dán 3-4 tờ phiếu lên bảng - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả/ phát âm, kết luận lời giải đúng : - Cày sâu cuốc bẩm. - Mua dây buộc mình. - Thuốc hay tay đảm. - Chuột gặm chân mèo. Bài tập 3a : - GV nêu yêu cầu của bài tập 3a. - GV dán 3 tờ phiếu đã viết nội dung BT3a. Đãng trí bác học : đãng trí – chẳng thấy – xuất trình Tính khôi hài của truyện : Nhà bác học đãng trí tới mức phải đi tìm vé đến toát mồ hôi, không phải để trình cho người soát vé mà để nhớ mình định xuống ga nào. Nhà thơ nổi tiếng Hai-nơ nhầm tưởng những quả táo là vị thuốc chữa khỏi bệnh cho mình, không biết rằng những cuộc đi bộ mới là liều thuốc quý. 4) Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS nhớ 2 truyện để kể lại cho người thân. - Dặn những HS hay viết sai chính tả về nhà viết lại lần nữa những từ ngữ đã được ôn luyện ở BT(2), (3). - 1 HS đọc cho 2-3 bạn viết bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ có hình thức CT tương tự những từ ngữ ở BT3 tiết CT tuần 19 (sản sinh, sắp xếp (MB); hoặc : thân thiết, nhiệt tình,(MN). - HS theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại đoạn văn. - HS gấp SGK. - HS soát lại bài. - Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - HS đọc thầm khổ thơ (hoặc các câu tục ngữ), làm bài vào vở – điền tr/ch hoặc uôt/uôc vào chỗ trống. - HS thi điền nhanh âm đầu hoặc vần thích hợp vào chỗ trống. - Từng em đọc kết quả. - 2-3 HS thi đọc thuộc khổ thơ hoặc các thành ngữ. - HS quan sát tranh minh họa để hiểu thêm nội dung mỗi mẫu chuyện. - HS thi điền nhanh âm đầu hoặc vần thích hợp vào chỗ trống. - HS đọc lại truyện, nói về tính khôi hài của truyện. Tuần 21 Thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2010 CHÍNH TẢ NHỚ – VIẾT : CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1. Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài Chuyện cổ tích về loài người. 2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn : r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã. CHUẨN BỊ Ba, bốn tờ phiếu khổ to phô tô nội dung BT2a , BT3b. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5ph 15ph 15ph 1ph A.KIỂM TRA BÀI CŨ : B. DẠY BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2) Hướng dẫn HS nhớ – viết : - GV nêu yêu cầu của bài. - GV nhắc các em chú ý cách trình bày thể thơ 5 chữ, những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả (sáng, rõ, lời ru, rộng,). - GV chấm chữa bài. - GV nêu nhận xét chung. 3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : - GV nêu yêu cầu của bài tập 2a. - GV dán lên bảng 3-4 tờ phiếu viết nội dung BT2a. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng : Mưa giăng – theo gió – Rải tím Bài tập 3b : - GV nêu yêu cầu của bài tập 3b. - GV dán 3 tờ phiếu đã viết nội dung BT3b. Lời giải : dáng thanh – thu dần – một điểm – rắn chắc – vàng thẫm – cánh dài – rực rỡ – cần mẫn. 4) Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà xem lại các BT(2), (3) để ghi nhớ các từ ngữ đã luyện tập, không viết sai chính tả. - 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ (bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần uôt/uôc) đã được luyện viết ở BT(2), (3), tiết CT trước (hoặc tự nghĩ ra những từ ngữ có hình thức CT tương tự những từ ngữ ấy để đố các bạn viết đúng. VD : chuyền bóng, trung phong, tuốt lúa, cuộc chơi). - 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cần viết trong bài Chuyện cổ tích về loài người. - HS nhìn SGK, đọc thầm để ghi nhớ 4 khổ thơ. - HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài. Viết xong, tự soát lỗi hoặc cùng bạn ngồi bên đổi vở soát lỗi cho nhau. - HS đọc thầm khổ thơ hoặc đoạn văn, làm bài vào vở. - HS lên bảng làm bài. - Từng em đọc lại khổ thơ hoặc đoạn văn đã hoàn chỉnh. - Từng nhóm HS thi tiếp sức, làm bài bằng cách gạch bỏ những tiếng không thích hợp, viết lại những tiếng thích hợp. Tuần 22 CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT : SẦU RIÊNG MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài Sầu riêng. 2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết lẫn : l/n, ut/uc. CHUẨN BỊ Bảng lớp viết sẵn các dòng thơ BT2a cần điền âm đầu hoặc vần vào chỗ trống + 3-4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5ph 15ph 15ph 1ph A.KIỂM TRA BÀI CŨ : - GV đọc cho 2-3 HS viết bảng lớp. B. DẠY BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2) Hướng dẫn HS nghe – viết : - GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài chính tả, những từ ngữ mình dễ viết sai (VD : trổ vào cuối năm, tỏa khắp khu vườn, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti,). - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. - GV chấm chữa bài. - GV nêu nhận xét chung. 3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : - GV nêu yêu cầu của bài tập 2a. - GV nhận xét, kết luận lời giải : Nên bé nào thấy đau! Bé òa lên nức nở - GV giúp HS hiểu nội dung các khổ thơ : Cậu bé bị ... ếm, nệm, nến, với n nện, nỉ, nĩa, niễng, nín, nịt, không viết nỏ, noãn, nơm, nước. với l Bài tập 3 : - GV nêu yêu cầu của bài. - GV dán bảng phiếu. - GV nhắc các em tìm nhiều hơn con số 3 trường hợp đã nêu (càng nhiều càng tốt). - GV khen ngợi những HS tìm được đúng/ nhiều tiếng (từ)/ viết đúng chính tả. - GV chốt lại lời giải : (Băng trôi) : Núi băng trôi – lớn nhất – Nam Cực – năm 1956 – núi băng này 4) Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả, nhớ những mẫu tin thú vị trong BT(3) : Băng trôi. - 2 HS đọc lại thông tin trong BT3a (tiết CT trước); nhớ – viết lại tin đó trên bảng lớp; viết đúng chính tả. - HS theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại bài thơ. - HS nói về nội dung bài thơ (Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước). - HS gấp SGK. - Các nhóm làm xong trước lên bảng đọc kết quả. - HS làm bài vào vở khoảng 15 từ. - Các HS từng cá nhân thi làm bài đúng/ nhanh. - HS làm bài vào vở khoảng 15 từ. Tuần 32 CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT : VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đọan trong bài Vương quốc vắng nụ cười. 2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu : s/x (hoặc âm chính o/ô/ơ). II. CHUẨN BỊ Một số tờ phiếu viết nội dung BT2a. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5ph 15ph 15ph 1ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ : B. DẠY BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2) Hướng dẫn HS nghe – viết : - GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ mình dễ viết sai (kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo,). - GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại. Chấm chữa bài. Nêu nhận xét. 3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập (2a) - GV nêu yêu cầu của bài tập. - GV dán lên bảng 3-4 tờ phiếu đã viết nội dung bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng : (Chúc mừng năm mới sau mộtthế kỉ): vì sao – năm sau – xứ sở – gắng sức – xin lỗi – sự chậm trễ. 4) Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả trong bài để không viết sai; về nhà kể lại cho người thân câu chuyện vui Chúc mừng năm mới sau mộtthế kỉ. - 2 HS đọc mẫu tin Băng trôi, nhớ và viết lại tin đó trên bảng lớp đúng chính tả. - Một HS đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Vương quốc vắng nụ cười. - Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại bài chính tả. - HS gấp SGK. - HS đọc thầm câu chuyện vui, làm bài vào vở. - Các nhóm lên bảng thi tiếp sức. - Đại diện nhóm đọc lại câu chuyện Chúc mừng năm mới sau một . thế kỉ, sau khi đã điền các tiếng hoàn chỉnh. - HS sửa bài theo lời giải đúng. Tuần 33 CHÍNH TẢ NHỚ – VIẾT : NGẮM TRĂNG, KHÔNG ĐỀ I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1. Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng hai bài thơ Ngắm trăng, Không đề. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn : tr/ch ; iêu/iu. II. CHUẨN BỊ Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng ghi BT2a, BT3a. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5ph 15ph 15ph 1ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ : B. DẠY BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2) Hướng dẫn HS nghe – viết : - GV nhắc các em chú ý cách trình bày từng bài thơ (ghi tên bài giữa dòng, cách viết các dòng thơ trong mỗi bài); chú ý những chữ dễ viết sai chính tả (hững hờ, tung bay, xách bương,.). - GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung. 3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập (2a) - GV nêu yêu cầu của bài; nhắc các em chú ý chỉ điền vào bảng những tiếng có nghĩa. - GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho nhóm tìm đúng/ nhiều từ/ phát âm đúng. Bài tập 3a : - GV nhắc HS chú ý điền vào bảng chỉ những từ láy. - GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho nhóm tìm đúng/ nhiều từ/ phát âm đúng. Lời giải : - Từ láy trong đó tròn trịa, trắng trẻo, tiếng nào cũng tráo trưng, trơ trẽn, bắt đầu bằng âm tr trùng trình - Từ láy trong đó chông chênh, chống tiếng nào cũng chếnh, chong chóng, bắt đầu bằng âm ch chói chang 4) Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã ôn luyện để viết đúng chính tả. - 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp (cả lớp viết trên giấy nháp) các từ ngữ (bắt đầu bằng s/x hoặc có âm chính o/ô) đã được luyện viết ở BT(2), tiết CT trước: vì sao, năm sau, xứ sở, - Một HS đọc yêu cầu của bài. Sau đó đọc thuộc lòng hai bài thơ Ngắm trăng, Không đề. - Cả lớp nhìn trong SGK. - HS đọc thầm, ghi nhớ 2 bài thơ. - HS gấp SGK, viết lại hai bài thơ theo trí nhớ. - HS làm bài theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ. - Đại diện từng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. - Cả lớp viết bài vào vở – viết khoảng 20 từ theo lời giải đúng. - 1 HS nói lại thế nào là từ láy (từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau). - Đại diện từng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. - Cả lớp viết bài vào vở – viết khoảng 20 từ theo lời giải đúng. a am an ang tr trà, trả (lời), tra lúa, tra hỏi, thanh tra, trà mi, trà trộn, trí trá, dối trá, trá hàng, trá hình, chim trá, màu xanh cánh trả, trả bài, trả bữa, trả giá, trả nghĩa rừng tràm, quả trám, trám khe hở, xử trảm, trạm xá tràn đầy, tràn lan, tràn ngập, trang vở, trang nam nhi, trang bị, trang điểm, trang hoàng, trang nghiêm, trang phục, trang sức, trang trí, trang trọng, tràng hạt, tràng kỉ, trảng cỏ, trai tráng, bánh tráng, tráng kiện, tráng miệng, tráng phim, trạng nguyên, trạng ngữ, trạng sư, trạng thái, ch cha mẹ, cha xứ, chà đạp, chà xát, chả giò, chả là, chả lẽ, chả trách, chung chạ áo chàm, bệnh chàm, chạm cốc, chạm nọc, chạm trán, chạm trổ, chan canh, chan hòa, chán, chán chê, chán nản, chán ghét, chán ngán, chạn bát chàng trai, (nắng) chang chang, Tuần 34 CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT : NÓI NGƯỢC I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài vè dân gian Nói ngược. 2. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ viết lẫn : (r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã). II. CHUẨN BỊ Một số tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2 – chỉ viết những từ ngữ có tiếng cần lựa chọn. VD : (dải, rải, giải, giãi) đáp – tham (ra/gia/da) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5ph 15ph 15ph 1ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ : B. DẠY BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2) Hướng dẫn HS nghe – viết : - GV đọc bài vè Nói ngược. - GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài vè theo thể thơ lục bát, những từ ngữ mình dễ viết sai (liếm lông, nậm rượu, lao đao, trúm, đổ vồ, diều hâu,). - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại. Chấm chữa bài. Nêu nhận xét. 3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu của bài. - GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải : giải đáp – tham gia – dùng một thiết bị – theo dõi – bộ não – kết quả – bộ não – bộ não – không thể. 4) Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà đọc lại thông tin ở BT2, kể lại cho người thân. - 2 HS viết lên bảng lớp 5-6 từ láy theo yêu cầu của BT3a (tiết CT trước). - Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm bài vè. - HS nói về nội dung bài vè. (Nói những chuyện phi lí, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười). - HS gấp SGK. - HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở. - 3 nhóm HS thi tiếp sức. - Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn Vì sao ta chỉ cười khi bị người khác cù ? (sau khi đã được hoàn chỉnh). - HS sửa bài theo lời giải đúng. Tuần 35 CHÍNH TẢ ÔN TẬP – KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Chọn một đoạn văn xuôi hoặc thơ có độ dài khoảng 70 chữ, viết trong thời gian khoảng 10 phút. Chọn văn bản ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 4. I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU Nghe GV đọc, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nói với em. II. CHUẨN BỊ Một số tờ phiếu viết nội dung BT2b, BT3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5ph 25ph 5ph 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập. 2) Nghe – viết bài “Nói với em” : - GV đọc 1 lần bài thơ Nói với em. - GV nhắc các em chú ý cách trình bày từng khổ thơ, những từ ngữ mình dễ viết sai (lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya,,). - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại. Chấm chữa bài. Nêu nhận xét. 3) Củng cố, dặn dò : - GV yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã ôn luyện để viết đúng chính tả. - Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại bài thơ. - HS nói về nội dung bài thơ. (Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, giữa tình yêu thương của cha mẹ). - HS gấp SGK.
Tài liệu đính kèm: