Giáo án Chính Tả (Nghe - Viết) - Tiết 1 đến tiết 17

Giáo án Chính Tả (Nghe - Viết) - Tiết 1 đến tiết 17

I. MỤC TIÊU:

- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn"Một hôm. vẫn khóc", trong bài tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu.

- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) hoặc vần (an/am) dễ lẫn/.

- Rèn kỹ năng nge, viết và trình bày bài sạch, đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: 3 tờ phiếu khổ to

- HS: Vở chính tả, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 17 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1022Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính Tả (Nghe - Viết) - Tiết 1 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính Tả (Nghe - viết)
Đ1: Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn"Một hôm... vẫn khóc", trong bài tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) hoặc vần (an/am) dễ lẫn/.
- Rèn kỹ năng nge, viết và trình bày bài sạch, đẹp 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: 3 tờ phiếu khổ to
- HS: Vở chính tả, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Mở đầu (2')
GV nhắc nhở một số lưu ý về yêu cầu của giờ học Chính tả.
2. Dạy bài mới 
+ Giới thiệu bài: Ghi bảng (1')
+ Hướng dẫn học sinh nghe- viết (20')
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong giờ học ở sách giáo khoa 1 lượt. GV chú ý phát âm rõ ràng.
- GV cho HS viết ra bảng con 1 số từ ngữ dễ sai.
- Sửa cho HS.
- GV nhắc học sinh: Ghi tên bài vào giữa dòng(độ cao 5li). Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô li. Chú ý ngồi đúng tư thế.
- GV đọc cho HS viết từng câu hoặc cụm từ(đọc 2 lượt) GV đọc lại bài .
- GV chấm chữ 7 bài.
+ Hướng dẫn HS làm bài tập (10')
 Bài 2(a) l hay n
Phát 3 tờ phiếu to cho 3 nhóm.
- Cho nhận xét, giáo viên chốt lại lời giải đúng. Kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3(trang 6)
- GV nhận xét 
3. Củng cố - dặn dò (2')
GV nhận xét tiết học
Nhắc về nhà làm bài tập 2(b)
- HS theo dõi ở sách
- HS giở bảng 
cỏ xước, tỉ lệ, ngắn chùn chùn
- Học sinh gấp sách giáo khoa và viết vào vở.
- HS soát lỗi.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- HS đọc yêu cầu và làm bài.
- Đại diện lên gắn kết qủa đúng.
a. lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà, làm cho.
- HS đọc yêu cầu.
- HS giải đố nhanh và viết đúng vào bảng con.
- HS giơ bảng và 1 số đọc lại câu đố và lời giải.
a. Cái la bàn; b. Hoa ban
- HS về nhà luyện viết thêm 
Chính tả (nghe - viết)
Mười năm cõng bạn đi học
I. Mục tiêu:
+ Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn: Mười năm cõng bạn đi học.
+ Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn s/x; ăng/ ăn.
+ Giáo dục ý thức viết chữ đẹp...
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Phiếu khổ to. ; Học sinh: bút dạ to, Vở viết...
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (3')
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới
+ Giới thiệu bài: 1'
+ Ghi bảng
+ Hướng dẫn học sinh nghe-viết (18’)
- GV đọc toàn bài chính tả.
- Giáo viên đọc cho HS viết ra bảng con 
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu( đọc 2 lượt)
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữ 5 bài. 10'
- GV nêu nhận xét chung.
* Hướng dẫn HS làm bài tập. (10’)
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2
- GV dán 2 tờ phiếu khổ to cho học sinh lên làm
- GV cho HS nhận xét về chính tả/phát âm/ hiểu nội dung.
- Chốt lời giải, kết luận thắng cuộc.
3. Củng cố - dặn dò (3)'
- Hướng dẫn làm bài về nhà.
- Đánh giá tiết học.
- Nhắc về nhà viết bài 
- 2 em lên làm cả lớp làm nháp bài 2 (b)
- HS theo dõi ở sách
- khúc khuỷu; gập ghềnh, liệt...
- Vinh Quang; Thiêm Hoá...
- HS trình bày vào vở.
- HS soát lỗi.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK để tự sửa ra lề.
Bài 2: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn.
- Cả lớp đọc thầm truyện. Tìm chỗ ngồi.
- 2 em hoc sinh lên làm.
- Từng em đọc lại truyện sau khi làm hoàn chỉnh.
 - Cả lớp giải theo lời giải đúng
+ Lát sau - rằng - Phải chăng - xin bà - băn khoăn - không sao! - để xem.
Bài 3(a) giải câu đố.
- 2 HS đọc câu đố.
- Thi đua giải đố đúng và viết đúng ...
a) Dòng 1: Chữ sáo
 Dòng 2: chữ sáo bỏ sắc thành sao.
- HS về nhà viết lại bài ra nháp 
Chính tả (nghe - viết)
Cháu nghe câu chuyện của bà.
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết lại đúng chính tả bài thơ: "Cháu nghe câu chuyện của bà". Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn(tr/ch; ?/ ~ )
- Giáo dục ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch .
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Phiếu khổ to.
- HS: Bút dạ, bảng con.
III. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (3')
2. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng (1')
2. Hướng dẫn học sinh nghe-viết (19')
- GV đọc bài thơ.
- Hỏi nội dung: Bài thơ nói về tình thương của ai?
- GV hỏi về cách trình bày bài thơ lục bát.
- GV đọc từng câu thơ (2 lượt).
- Đọc lại toàn bài.
- GV chấm chữ 6 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập. (10’)
- GV phát phiếu cho HS.
- GV nêu yêu cầu.
* Cho HS hiểu ý nghĩa: Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người.
- Sửa theo lời giải đúng:
3. Củng cố - dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn làm bài 2 (b).
Nhắc HS về nhà học bài.
1 HS đọc cho 2 bạn viết các từ ngữ bắt đầu bằng s/x hoặc ăng/ăn đã luyện ở tiết 2.
- HS theo dõi ở sách.
- Một học sinh đọc lại.
* Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ.
- HS nêu cách trình bày...
HS viết vào vở.
- HS soát lỗi bài
- ở dưới HS đổi chéo bài để soát lỗi.
Bài 2(a): Điền vào chỗ trống tr/ch?
- HS đọc thầm đoạn văn.
- Làm vào vở, 2 em lên bảng làm.
- Đọc lại đoạn văn đã điền.
a. Tre - không chịu - Trúc đầu chý - Tre - tre - đồng chí - chiến đấu - tre.
- HS về nhà viết luyện viết thêm
Chính tả ( Nhớ - viết)
Truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ. Truyện cổ nước mình.
- Tiếp tục nâng cao kỹ năng viết đúng các từ có âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/âng.
- Giáo dục học sinh viết chữ đẹp và giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bút dạ
- HS: Bút dạ
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Gọi học sinh viết 
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới: (31’)
+ Giới thiệu bài + ghi bảng: (1’)
3. Hướng dẫn học sinh nhớ – viết: (18’)
- Gọi học sinh đọc bài viết 
- GV nhắc học sinh cách trình bàt bài thơ lục bát, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ sai.
- GV cho học sinh viết bài 
- Soát lỗi chính tả 
- GV chấm chữ 7 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
+ Hướng dẫn HS làm bài tập: (12’)
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2(a).
- Phát phiếu to cho nhóm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm. Chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố :(1’)
- Nhận xét tiết học. 
5. dặn dò: (1’)
Nhắc HS về nhà đọc lại bài 2(a) và làm bài 2(b).
- Cho 2 nhóm HS thi viết đúng nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch/tr.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS học thuộc lòng đoạn thơ: 14 dòng đầu.
- Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ.
- HS gấp sách giáo khoa nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. Sửa lề ghi bằng bút chì.
Bài 2: Điền vào chỗ trống r, d, gi.
- Đại diện lên gắn phiếu.
- Đọc to đoạn văn để hoàn thành.
- Cả lớp sửa theo: 
+ ... Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi...
+ ... Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
- HS về nhà đọc lại bài 2(a) và làm bài 2(b) và luyện viết thêm 
Chính tả(nghe - viết)
Đ5: Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: "Những hạt thóc giống"
- Rèn kỹ năng nghe, viết, trình bày bài sạch đẹp.
- Làm đúng các bài tập phân biệt l/n; en/ eng.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bút dạ và phiếu khổ to.
- Học sinh : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Bài tập 2b
- GV cho điểm 
2. Dạy bài mới: (31’)
+ Giới thiệu bài + Ghi bảng: (1’)
3. Hướng dẫn học sinh nghe - viết:(7’)
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK.
- Giáo viên đọc cho HS viết từ khó ra bảng con .GV nhắc lại HS cách trình bày.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu( đọc 2 lượt)
- GV đọc lại toàn bài chính tả: (14’’)
- GV chấm chữa 7 - 10 bài: (4’)
+ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2 (5’)
GV phát 3 tờ phiếu to cho 2 nhóm thi đua làm nhanh.
- Công bố nhóm thắng cuộc và cho HS đọc lại 2 đoạn văn hoàn chỉnh.
- GV nhận xét đánh giá bài làm của học sinh.
4. Củng cố : (1’)
- Đánh giá chữ viết của học sinh 
5. Dặn dò: (1’)
Nhắc về nhà làm bài tập 3 (trang 48).
- 2 em lên bảng làm.
- Nhận xét.
- HS nghe. HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết.
- Dõng dạc, truyền ngồi.
- HS soát lại bài.
HS từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.
- HS đọc yêu cầu của bài và đọc thầm đoạn văn, đoán chữ ở ô vuông.
Đại diện lên gắn kết quả đúng.
a) lời, nộp, này; làm, lâu; lòng, làm.
b) chen; len; leng; len ; đen ; khen.
- Học sinh về nhà làm bài tập 3
Chính tả (Nghe - viết)
Đ6: Người viết truyện thật thà
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn: " Người viết truyện thật thà".
- Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả.
- Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s/x.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập. - Học sinh : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Bài tập 2
- GV nhận xét, cho điểm 
2. Dạy bài mới: (30’)
+ Giới thiệu bài: Ghi bảng: (1’)
3. Hướng dẫn nghe – viết: (5’)
- GV đọc toàn bài chính tả " Người viết truyện thật thà"
- GV hỏi nội dung mẩu chuyện nói gì?
- Giáo viên đọc một số từ cho HS viết từ khó ra bảng con: Ban - dắc; sắp lên xe. 
- GV đọc cho HS viết (nhắc nhở cách trình bày).
- GV đọc toàn bài chính tả: (15’)
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2 (tập phát hiện và sửa lỗi): (5’)
- GV chấm 6 bài nêu nhận xét chung.
Bài 3a (làm theo nhóm): (4’)
4. Củng cố: (1’)
- Đánh giá tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai.
- Nhắc về nhà làm tiếp bài tập 3 
5. Dặn dò: (1’)
- Nhắc học sinh luyện viết thêm ở nhà
- 1 HS đọc - 2 HS khác viết bảng lớp.
- HS theo dõi ở SGK.
- 1 HS đọc lại truyện.
- ( Ban- dắc là 1 nhà văn nổi tiếng thế giới có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống lại là 1 người rất thật thà, không bao giờ biết nói dối).
- 1 em viết bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con.
- HS viết vào vở chính tả.
- HS viết bài
- HS soát lại lỗi.
- 1 HS đọc bài tập, lớp đọc thầm.
- HS tự đọc bài, phát hiện lỗi chính tả trong bài của mình sau đó sửa từng lỗi viết sai.
- Từng cặp HS đổi chéo bài để kiểm tra.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe
- Học sinh luyện viết thêm ở nhà
Chính tả ( Nhớ – viết )
Đ7: Gà trống và cáo
I. Mục tiêu:
+ Nh ... uyền , chẳng , trời , trái 
b. Từ cần điền : vươn lên , chán chường, thương trường, khai trương, đường thuỷ, thịnh vượng 
1 HS đọc truyện
1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào nháp 
- HS đọc bài vừa hoàn thành 
- Học sinh chuẩn bị cho giờ học sau.
Chính tả (nghe viết)
Đ13 : Người tìm đường lên các vì sao
I. Mục tiêu
- Nghe - Viết chính xác, đẹp đoạn từ Từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki... đến hàng trăm lần trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm đầu l/n
- Giáo dục HS viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Giấy khổ to viét bài tập 2a ; HS : Bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ( 3’)
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp.
2. Dạy-Học bài mới ( 30’)
+ Giới thiệu bài: (1’)
3. Hướng dẫn viết chính tả: (29’)
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hỏi :+ Đoạn văn viết về ai?
+ Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 - Cho HS viết bài: (15’)
 - Soát lỗi - chấm bài.
+ Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: (7’)
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 HS. Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà nhóm bạn cha có.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
Bài 3: (6’)
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và tìm từ.
- Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng
4. Củng cố: (1’)
- Nêu từ khó viết?
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn HS về nhà viết lại từ khó viết
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm trang 125,SGK.
+ Đoạn văn viết về nhà bác học người Nga, Xi-ôn-cốp-xki.
+ Xi-ôn-cốp-xki là nhà bác học vĩ đại đã phát minh ra khí cầu bay bằng kim loại.
- Các từ: Xi-ôn-cốp-xki, nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu
long lẻo, long lanh, lóng lánh,lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lững lờ, lấp láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng,...
-Nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê, náo nức, nô nức...
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
- Lời giải: nản chí (nản lòng),lí tởng, lạc lối (lạc hướng).
HS nêu
Chính tả (Nghe viết)
Đ14: Chiếc áo búp bê
I. Mục tiêu
- Nghe - Viết chính xác, đẹp đoạn văn Chiếc áo búp bê.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x 
- Tìm đúng, nhiều tính từ có âm đầu s/x
- Giáo dục học sinh giữ gìn vở sạch viết chữ đẹp. 
II. Đồ dùng dạy – học : - GV: Bài tập 2a viết sẵn bảng phụ. HS: bút dạ, vở viết.
III. Các hoạt động dạy - học 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp.
+ lỏng lẻo, nóng nảy, lung linh, nôn nao, nóng nực...
2. Dạy-Học bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
3. Hướng dẫn viết chính tả: 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn : (9’)
- Gọi HS đọc đoạn văn trang 135, SGK.
- Hỏi :+ Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào?
+ Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào?
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết.
c) Nghe - viết chính tả : (13’)
d) Soát lỗi - chấm bài.
3- Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (6’)
Bài 2: (3’)
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu 2 dãy HS lên bảng làm tiếp sức. Mỗi HS chỉ điền 1 từ.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 3: (3’)
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
4. Củng cố: (1’)
- Nêu các tính từ?
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn HS về nhà viết lại 10 tính từ 
- HS lên bảng nói và viết.
- 1 HS đọc thành tiếng. 
+ Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo rất đẹp: Cổ cao, tà loè, mép áo nền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm.
+ Bạn nhỏ rất yêu thương búp bê.
- Các từ ngữ: Phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu,...
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Thi tiếp sức làm bài.
xinh xinh, trong xóm, xúm xít, màu xanh, ngôi sao, khẩu súng, sờ, xinh nhỉ, nó sợ?
- 1 HS đọc thành tiếng.
HS đọc yêu cầu
- Sấu, siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng suốt, sáng ý, sành sỏi, sát sao,...
- Xanh, xa, xấu, xanh biếc, xanh non, xanh 
mớt, xanh rờn, xa vời, xa xôi, ..
- HS nêu
- HS về nhà viết lại 10 tính từ
Chính tả (nghe viết)
Đ15 : Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đoạn từ: Tuổi thơ của tôi... đến những vì sao sớm .Tìm được đúng, nhiều trò chơi, đồ chơi chứa tiếng có âm đầu tr/ch hoặc có chứa thanh hỏi/thanh ngã.
- viết chính xác, đẹp đoạn từ: Tuổi thơ của tôi... đến những vì sao sớm
- HS tính cẩn thận
II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: chuẩn bị mỗi em 1 đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi 1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp.
- Nhận xét bài chính tả và chữ viết của HS.
2. Dạy bài mới: (30’)
+ Giới thiệu bài: (1’)
3. Hướng dẫn nghe - viết chính tả: (6’)
+ Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hỏi: + Cánh diều đẹp như thế nào?
+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào?
+ Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
+ Viết chính tả. GV đọc : (15’)
+ Soát lỗi và chấm bài.
+ Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (8’)
Bài 2: (4’)
+ Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng
Bài 3: (4’)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS cầm đồ chơi mình mang đến lớp tả hoặc giới thiệu cho các bạn trong nhóm. 
- Gọi HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, khen những HS miêu tả hay, hấp dẫn.
4. Củng cố: (1’)
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn miêu tả ... 
- HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc đoạn văn trang 146, SGK.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
+ Cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
- Các từ ngữ: mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng,...
- HS viết
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Bổ sung tên những đồ chơi, trò chơi mà nhóm bạn chưa có.
- 2HS đọc lại phiếu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- 5 đến 7 HS trình bày.
- Lắng nghe
- HS về nhà viết đoạn văn miêu tả một
Chính tả
Đ16: Kéo co
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn từ: Hội làng Hữu Trấp...đến chuyển bại thành thắng trong bài Kéo co.
- Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trớc có âm đầu r/d/gi.
- Giáo dục học sinh viết chữ đẹp
II. Đồ dùng dạy - học
- GV : Giấy khổ to và bút dạ. - HS : Bút dạ
III. Các hoạt động dạy 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở: trốn tìm, nơi chốn, châu chấu, con trâu, quả chanh, bức tranh...
2. Dạy bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
2- Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
+ Trao đổi về nội dung đoạn văn :(4’)
- Gọi HS đọc đoạn văn trang 155, SGK.
- Hỏi: + Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
+ Hướng dẫn viết từ khó : (3’)
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 - Cho học sinh viết bảng con
+ Viết chính tả : (15’)
 - Nêu cách trình bày.
 - Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở.
+ Soát lỗi và chấm bài.
+ Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: (6’)
Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho một số cặp HS. Yêu cầu HS tự tìm từ.
- Gọi 1 HS lên gắn bảng, đọc các từ tìm được, những HS khác bổ sung, sửa (nếu có)
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
4. Củng cố : (1’)
- Nêu cách viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng ?
5. Dặn dò : (1’)
- Nhắc học sinh về nhà luyện viết thêm một đoạn văn
- HS thực hiện yêu cầu
2 học sinh làm
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng.
- Các từ ngữ: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng...
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS tìm từ ghi vào bảng phụ hoặc ghi vở BTTV
Nhảy dây - múa rối - giao bóng (đối với bóng bàn, bóng chuyền).
HS nêu danh từ riêng
- Học sinh về nhà luyện viết thêm một đoạn văn ra vở nháp.
Chính tả (Nghe viết)
Đ17: Mùa đông trên rẻo cao
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn: Mùa đông trên rẻo cao.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc ất/âc.
- Giáo dục HS có ý thức rèm chữ viết.
II. Đồ dùng dạy - học
 GV : Giấy khổ to 
 HS : Bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp.
2. Dạy - học bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
3. Hướng dẫn viết chính tả : (6’)
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn .
- Hỏi: + Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
c) Nghe - viết chính tả : (15’)
d) Soát lỗi và chấm bài.
+ Hướng dẫn làm bài tập chính tả. : (8’)
Bài 2 : (4’)
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài và bổ sung ( nếu sai).
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3 : (4’)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm ra nháp và bảng phụ
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc, làm đúng/nhanh.
4. Củng cố : (1’)
Nêu cách trình bày bài?
5. Dặn dò: (1’)
- Nhắc học sinh về nhà luyện viết thêm
- HS thực hiện yêu cầu
+ Ra vào, gia đình, cặp da, cái giỏ, rung rinh, gia dụng,...
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành.
- Các từ ngữ: rẻo cao, sườn núi, trườn xuống, chít bạc, quanh co, nhẵn nhụi, sạch sẽ, khua lao xao,...
- HS viết bài
- HS đổi vở soát lỗi chính tả
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- Dùng bút chì viết vào vở nháp.
- Kq: a loại nhạc cụ – lễ hội- nổi tiếng
- Chữa bài ( nếu sai ).
- 1 HS đọc thành tiếng.
Kq: giấc mộng - làm người - xuất hiện - nửa mặt - lấc láo - cất tiếng - lên tiếng - nhấc chàng - đất - lảo đảo - thật dài - nắm tay.
HS nêu
- Học sinh về nhà luyện viết thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docChinh ta 4(1).doc