Giáo án chuẩn cả năm lớp 4

Giáo án chuẩn cả năm lớp 4

Tập đọc

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

(Tô Hoài)

I) Mục tiêu:Sau bài học giúp HS

+ Đọc rành mạch , trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò ,Dế Mèn).

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu nhận xét về một nhân vật trong bài (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II) Đồ dùng dạy học:

- Phóng to tranh minh hoạ ( sgk )

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn luyện đọc

III) Cac hoạt động dạy học:

 A) Kiểm tra bài cũ:

 B) Bài mới: Dùng tranh minh hoạ để giới thiệu bài và ghi đầu bài

Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài – GV nhận xét.

- GV hướng dẫn HS chia làm 3 đoạn – HS đánh dấu (sgk)

- Gọi HS đọc nối tiếp nhau lần 1 – Luyện đọc từ khó

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ (mục chú giải)

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3- GV đọc mẫu

 

doc 655 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn cả năm lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
(Tô Hoài)
I) Mục tiêu:Sau bài học giúp HS
+ Đọc rành mạch , trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò ,Dế Mèn).
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.
Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu nhận xét về một nhân vật trong bài (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II) Đồ dùng dạy học:
- Phóng to tranh minh hoạ ( sgk ) 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn luyện đọc
III) Cac hoạt động dạy học:
 A) Kiểm tra bài cũ: 
 B) Bài mới: Dùng tranh minh hoạ để giới thiệu bài và ghi đầu bài
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài – GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS chia làm 3 đoạn – HS đánh dấu (sgk)
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau lần 1 – Luyện đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ (mục chú giải)
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3- GV đọc mẫu
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Một HS đọc toàn bài
HS 1 đọc toàn bài, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi .
* Truyện có những nhân vật chính nào?
* Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
* Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà Trò?
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi (sgk)
=>Đoạn 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
Đoạn 2: Hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò.
Đoạn 3: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
- Hướng dẫn GV tóm tắt nội dung câu chuyện.
+ Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? (Mục 1)
Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp toàn bài
- GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn
- GV treo bảng phụ hướng dẫn GV luyện đọc đoạn .
- Gọi HS đọc HS khác nhận xét
+ HS luyện đọc theo cặp
+ GV tổ chức cho HS thi đọc cá nhân đoạn 3
IV) Củng cố dặn dò: 
* Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
Chuẩn bị bài sau (Mẹ ốm)
Toán
Ôn tập các số đến 100 000
I) Mục tiêu: Sau bài học giúp HS.
Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số.
Bài tập cần đạt: Bài 1,2
 Bài 3: a Viết được 2 số. B làm được dòng 1 
II) Đồ dùng dạy học:
- GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2, 3 lên bảng phụ
III) Các hoạt động dạy học:
A) Kiểm tra bài cũ: GV cho HS lên chữa bài tập ở nhà - Nhận xét cho điểm
B) Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
Hoạt động1: Hướng dẫn HS ôn tập (làm bài trong vở bài tập)
Bài tập 1: (Viết số thích hợp vào chỗ trống)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập sau đó HS tự làm vào vở. Sau đó gọi 3 em làm bài trên bảng lớp.
- GV hướng dẫn HS chữa bài
? Nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b.
Bài tập 2: (Viết theo mẫu)
GV treo bảng phụ – HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 em lên bảng làm – Cả lớp làm vào vở bài tập
- Yêu cầu HS đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
Bài tập 3: Nối (theo mẫu)
- GV treo bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc bài mẫu và trả lời câu hỏi.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập. Sau đó gọi HS lên bảng chữa bài
- HS nhận xét bài làm của bạn – GV nhận xét ghi điểm
Bài tập 4:
GV ghi đề bài và vẽ hình lên bảng và hỏi HS
* Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
* Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
* Nêu cách tính chu vi của hình (H)
 và giải thích tại sao em lại tính như vậy?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
IV) Cũng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học – Giao bài tập về nhà cho HS
- Dặn HS chuẩn bị bài sau (Ôn tập)
Thể dục
(GV bộ môn dạy)
Lịch sử
Môn lịch sử và địa lý
I) Mục tiêu: Sau bài học giúp HS biết
Biết môn lịch sử và địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết thêm về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công loa của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn lịch sử và địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
 II) Đồ dùng học tập:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng
III) Các hoạt động dạy học.
A) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B) Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
Hoạt động 1: HS làm cá nhân
1) Giới thiệu vị trí đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng
2) HS trình bày và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam. Vị trí, tỉnh, thành phố mà em đang sinh sống.
Hoạt động 2) Làm việc theo nhóm.
- GV phát mỗi nhóm một tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng.
- Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả lại.
- Các nhóm làm việc và trình bày trước lớp.
HS các nhóm khác nhận xét - GV rút ra kết luận.
Hoạt động 3) HS làm việc cả lớp.
- GV nêu câu hỏi – HS trả lời – HS và GV nhận xét.
- GV rút ra kết luận.
IV) Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học – Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Trung thực trong học tập
I) Mục tiêu: Sau bài học giúp HS
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ hành vi trung thực trong học tập.
- Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
- Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II) Đồ dùng dạy học
- Tranh (sgk) phóng to. Bảng phụ ghi câu hỏi
- HS chuẩn bị giấy màu xanh, đỏ
III) Các hoạt động dạy học
A) Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B) Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- GV treo tranh tình huống
- Chia lớp thành 4 nhóm – Các nhóm quan sát tranh và thảo luận
GV nêu tình huống yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Nếu đặt em vào vị trí là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao em phải làm thế?
- Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
Hỏi: Theo em hành động nào là hành động thể hiện trung thực?
+ Chúng ta có cần phải trung thực trong học tập không không?
- Kết luận: trong học tập chúng ta cần phải luôn luôn trung thực..
Hoạt động 2: Sự cần thiết phải trung thực trong học tập
- GV cho HS làm việc cá nhân
GV nêu cầu hỏi hs trả lời
* Vì sao phải trung thực trong học tập
* Khi đi học bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ?
* Nếu chúng ta gian trá trong học tập chúng ta có tiến bộ được không?
- GV giảng và kết luận:
Hoạt động 3: Trò chơi “Đúng - sai”
- Chia nhóm (4 nhóm) yêu cầu các nhóm nhận bảng câu hỏi
- GV hướng dẫn cách chơi.
- Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi cho nhóm nghe – Sau mỗi câu hỏi mỗi thành viên trong nhóm giơ thẻ màu xanh nếu sai hoặc đỏ nếu đúng.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn giải thích vì sao đúng, vì sao sai.
- yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
GV và các nhóm khác nhận xét đúng sai.
Hoạt động4: Liên hệ bản thân
- GV nêu câu hỏi để HS liên hệ bản thân
? Trong học tập em có những hành vi nào em cho là trung thực và những hành vi nào em cho là không trung thực?
? Tại sao em cần phải trung thực trong học tập? Nếu không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến chuyện gì?
- GV chốt lại bài học
 Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay
Hoạt động nối tiếp: Cũng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
Dặn HS chuẩn bị tiết sau
 Thứ 3 ngày 25 tháng 8 năm 2009
Kể chuyện
Sự tích hồ Ba Bể
I) Mục tiêu: Sau bài học giúp HS
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo ttranh minh họa, kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
II) Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa câu chuyện (sgk) phóng to.
Tranh vẽ hồ Ba Bể hiện nay. (Nếu có)
III) Các hoạt động dạy học
A) KTBC: 
B) Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
Hoạt động 1: GV kể chuyện
- GV kể lần 1 – Giọng kể thong thả rõ ràng
- GV treo tranh và kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh trên bảng
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ
* Cầu phúc (cầu xin được điều tốt lành)
* Bà Goá (người phụ nữ có chồng bị chết)
* Làm việc thiện (làm việc tốt cho người khác)
* Bâng quơ (không đâu vào đâu không tin tưởng)
- Dựa vào tranh minh họa gv nêu câu hỏi để hs nắm được cốt truyện.
* Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào? Mọi người đối xử với bà ra sao?
* Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ? Chuyện gì đã sảy ra trong đêm?
* Khi chia tay bà cụ dặn mẹ con bà goá điều gì? Trong đêm lễ hội chuyện gì đã xảy ra? Mẹ con bà goá đã làm gì?
* Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn
- HS làm việc theo nhóm 4: Dựa vào tranh minh họa và câu hỏi, tìm hiểu kể lại từng đoạn cho các bạn nghe
- Các nhóm cử đại diện kể lại trứoc lớp – Yêu cầu HS nhận xét
Hoạt động3: Hướng dẫn HS kể lại toàn bộ câu chuyện
HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm mình
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp 2 đến 3 em
- HS nhận xét tìm ra bạn kể chuyện hay – GV cho điểm HS.
HĐ nối tiếp: Củng cố dặn dò
Câu chuyện cho em biết điều gì?
HS nêu ý nghĩa: Gv bổ sung ý nghĩa hoàn chỉnh như mục I
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau (Kể chuyện đã nghe đã đọc).
- Nhận xét tiết học 
- Dặn hs chuẩn bị bài sau: 
Toán
Ôn tập các số đến 100 000 (Tiếp theo)
I) Mục tiêu: Sau bài học giúp HS
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; Nhân (chia) số đến năm chữ số với (cho số) có một chữ số.
- Biết so sánh xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000 .
- Làm được các bài tập: Bài 1 cột, bài 2, bài 3 (dòng 1, 2) bài 4b
II) Đồ dùng dạy học:
- GV vẽ sẵn bảng số bài tập 5 lên bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học:
A) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của HS
B) Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu bài tập (Tính)
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp (Mỗi em 1 phép tính)
- GV nhận xét sau đó yêu cầu HS làm vào vở bài tâp.
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài – cả lớp làm vào vở bài tâp.
- Cho HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. (Nhận xét cách đặt tính và thực hiện phép tính)
Bài 3: Điền dấu
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài. 2 em lên bảng làm - Sau đó yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu cách so sánh của một cặp số trong bài.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó hỏi HS.
+ Vì sao em khoanh được như vậy?
Bài 5: 
- GV treo bảng phụ, bảng số liệu như bài tập 5 VBT. Cho HS quan sát đọc bảng thống kê số liệ ... 
- GV nhận xét kết luận.
Bài3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập đọc. HS tự làm và đọc trước lớp.
4/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị cho tiết sau
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
+ Sắp xếp các số đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Tính giá trị của biểu thức chứa phân số.
+ Tìm hai thành phần chưa biết của phép tính.
+ Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết rổng và hiệu của hai số đó, khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập HS làm ở vở BT.
- GV nhận xét, cho điểm. 
2/ Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài;
HĐ2: Ôn tập
Bài 1: Yêu cầu HS đọc diện tích các tỉnh được thống kê trước lớp.
- Yêu cầu xắp xếp các số đo diện tích các tỉnh được theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Gv nhận xét, cho điểm. 
Bài2: Yêu cầu HS tự làm
- Nhắc HS rút gọn phân số nếu phân số chưa tối giản.
Bài3: Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp chữa bài.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. Yêu cầu vẽ sơ đồ và giải.
 ?
Số thứ nhất: | |
Số thứ hai: | | | 
 ?
Số thứ ba: | | |
 ? 
84
- HS lên bảng giải , cả lớp chữa bài
Bài5: 1HS lên bảng vẽ sơ đồ và giải.
- GV chữa bài: Tuổi Bố là: 36 tuổi
 Tuổi con là: 6 tuổi
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò.
Luyện từ và câu
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 3) 
I. Mục tiêu : 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu nội dung bài đọc .
 - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 4 .
- Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối .
II. Hoạt động dạy học :
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng : ( Thực hiện như tiết học trước )
3 Viết đoạn văn tả cây xương rồng :
- Học sinh đọc nội dung bài tập , quyn sát tranh minh hoạ trong SGK .
- GV giúp học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài .
- Học sinh viết đoạn văn .
- Một số học sinh đọc đoạn văn. GV nhận xét. Chấm điểm những đoạn văn viết tốt .
4. Củng cố dặn dò :
- GV yêu cầu những học viết chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh vào vở .
- Học sinh chuẩn bị giờ học sau .
Kĩ thuật
 Lắp mô hình tự chọn 
I. Mục tiêu: .- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn .
 - Có ý thức làm việc với các dụng cụ cơ khí , rèn luyện tính cẩn thận khéo léo khi thực hiện các thao tác lắp ghép các chi tiết một mô hình .
 II. Hoạt động dạy học :
 Hoạt động 1 : Hoạt động cả lớp :
 - Gv tổ chức cho học sinh quan sát lại mẫu mô hình mà các em đã được học .
 + Hs quan sát.
 - Gv nêu các câu hỏi yêu cầu học sinh nêu tên các chi tiết một số chi tiết có trong một số mô hình mà em đã được học có trong mẫu.
 + Hs trao đổi và trả lời các câu hỏi.
 - Gv yêu cầu học sinh gọi tên và các chi tiết của các mối ghép mà em biết .
 + Hs nêu lại.
Hoạt động 2 : Thực hành lắp ghép một mô hình mà em thích .
Gv yêu cầu học sinh nêu lại nhớ lại quy trìng lắp mô hình mà em chọn 
+ Một vài em nối tiếp nhau nhắc lại quy trình.
- Gv nhận xét và nêu lại để học sinh nhớ rõ hơn.
Gv tổ chức cho học sinh thực hành lắp ghép
+ Hs thực hành lắp ghép theo từng nhóm (2- 4 em ).
Gv xuống lớp quan sát và nhắc nhở học sinh thực hiện đúng theo yêu cầu của việc thực hành. Đặc biệt là chú ý giữ an toàn khi thực hiện.
Gv lại từng nhóm giúp đỡ những em còn yếu.
III. Củng cố dặn dò :
 - GV nhận xét giờ học .
 - Dặn học sinh chuẩn bị giờ học sau .
Thứ 4 ngày 13 tháng 5 năm 2009
Tập làm văn
Ôn tập cuối học kì II ( Tiết 4)
I.Mục tiêu :
1. Ôn luyện về các kiểu câu ( Câu hỏi , câu kể , câu cảm , câu khiến )
2. Ôn luyện về trạng ngữ .
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Một số tờ phiếu kẻ bảng để học sinh làm bàI tập 1, 2 
III.Hoạt động dạy học ;
 1.Giới thiệu bài ; GV nêu mục đích yêu cầu tiết ôn tập .
 2.Bài tập 1,2 ( Đọc truyện " Có một lần "( không đọc thành tiếng ) tìm một câu hỏi ,một câu kể , một câu khiến ? 
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1,2 .
- Cả lớp đọc lướt lại truyện , nói nội dung truyện .
- Học sinh đọc thầm lại truyện , tìm các câu kể , hỏi , khiến có trong bài đọc . GV phát phiếu cho học sinh làm bài theo nhóm .
- Đại diện các nhóm lên trình bày , GV chốt lại kết quả đúng .
3. Bài tập 3 : ( Tìm trạng ngữ )
Cách tổ chức như bài tập 2 
4. Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét giờ học . Yêu cầu học sinh về nhà xem lại lời giải bài tập 2,3 
- Dặn những em chưa có đIểm kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc .
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
- Đọc số xác định giá trị theo vị trí của chữ số tong số.
- Thực hiện các phép tính với số tự nhiên.
- So sánh phân số.
- Giải bài toán liên quan đến: Tòm phân số của một số, tính diện tích hình chữ nhật, các số đo khối lượng.
II/ Hoạt động dạy học
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Yêu cầu đọc số đồng thời nêu giá trị của chữ số 9 trong mỗi số.
- HS lần lượt đọc. GV nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. Sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
Bài3: Yêu cầu HS so sánh rồi điền dấu
2HS lên bảng chữa bài.
GV nhận xét, cho điểm.
Bài4: Gọi HS đọc đề bài, sau đó tự làm.
1HS lên bảng chữa bài.
Giải
 Chiều rộng của thửa ruộng là:
 120 x = 80 (m)
 Diện tích của thửa ruộng là:
 120 x 80 = 9 600 (m2)
 Số tạ thóc thu được từ thửa ruộng đó là:
 50 x (9 600 : 100) = 4 800 (kg)
Đổi: 4 800 kg = 48 tạ
 Đáp số : 48 tạ
Bài5: Yêu cầu HS tự làm sau đó lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
III/ Củng cố , dặn dò:
GV nhận xét giờ học.
Về nhà làm lại BT 5 và chuẩn bị cho tiết sau.
Địa lí 
Kiểm tra định kì cuối kì II.
( Kiểm tra theo đề của phòng )
Kể chuyện
Ôn tập cuối học kì II ( Tiết 5 )
I. Mục tiêu : 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu nội dung bài đọc .
 - Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng bài thơ " Nói với em "
II.Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc - HTL 
 III. Hoạt động dạy học :
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết ôn tập 
2. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( số học sinh còn lại )
 3. Nghe- viết : " Nói với em "
GV đọc 1 lần bài thơ " Nói với em "
- Học sinh đọc thầm lại bài thơ . GV nhắc học sinh chú ý đến cách trình bày khổ thơ .
- Học sinh nói về nội dung bài thơ 
- Học sinh gấp SGK GV đọc từng câu cho học sinh viết .
4.Củng cố dặn dò :
- GV yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài thơ Nói với em .
- Dặn học sinh quan sát hoạt động con chim bồ câu
Thứ 5 ngày 14 tháng 5 năm 2009
Luyện từ và câu
Ôn tập cuối học kì II ( tiết 6 )
I. Mục tiêu : 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu nội dung bài đọc .
- Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật ( chim bồ câu)
II.Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc - HTL . Tranh minh hoạ con chim bồ câu .
 III. Hoạt động dạy học :
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết ôn tập 
2. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( số học sinh còn lại )
3. Viết đoạn văn miêu tả con chim bồ câu :
- Học sinh đọc nội dung bài tập , quan sát tranh minh hoạ bồ câu trong sách giáo khoa .
- GV giúp học sinh hiểu yêu cầu đề bài .
- Học sinh viết đoạn văn .
- Một số học sinh đọc đoạn văn . GV nhận xét , chấm đIểm .
4. Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét giờ học , dặn học sinh chuẩn bị giờ hoc sau .
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu 
Viết số tự nhiên
Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng
Tính gá trị của biểu thức chứa phân số
Giải các bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành.
II/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra và chữa bài tập HS làm ở nhà.
2? Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Yêu cầu HS viết soó theo lời đọc của GV
Bài2: Yêu cầu HS tự làm
Gọi lên bảng chữa bài
Bài3: Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức
HS nêu thứ tự thực hiện
1HS lên bảng chữa bài
Bài4: 1HS đọc dề bài, HS tự làm vào vở
- Gọi 1HS lên bảng giải
 Bài giải
Nếu biểu thi số HS trai là 3 phần bằng nhau thì số HS gái là 4 phần như thế.
 Tổng số phần bàng nhau là:
 3 + 4 = 7 (phần)
 Số HS gái là:
 35 : 7 x 4 = 20 (HS)
 Đáp số: 20 HS
Bài5: Gv nêu câu hỏi, HS trả lời
+ Hình vuông và hình chữ nhật cùng có đặc điểm gì?
+ Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có đặc điểm gì?
- GV nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò:
GV tổng kết giờ học
Dặn về nhà ôn tập để kiểm tra
Khoa học
Ôn tập học kì II
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố và mở rộng kiến thức về:
- Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất.- Khả năng phán đoán, giải thích một số hiện tượng về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
- Thành phần các chất dĩng dưỡng trong thức ăn.
- Vai trò của không khí , nước trong đời sống.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: Điều gì xẩy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên trái đất?
2/ Bài mới: Ôn tập 
HĐ1: Trò chơi: Ai nhanh- ai đúng
- Tổ chức cho HS thi từng nhóm
- Phát phiếu cho từng nhóm, các nhóm tự làm.
- Gọi các nhóm lên thi.
+ Một HS đọc câu hỏi, nhóm nào đưa ra tín hiệu trước nhóm đó trả lời.
- GV thu phiếu thảo luận của từng nhóm
- Nhận xét đánh giá câu tả lời
- Tuyên dương nhóm có câu trả lồi đúng.
HĐ2: Ôn tập về nước, không khí,ánh sáng, sự truyền nhiệt.
- Tổ chức HĐ nhóm
- Yêu cầu nhóm trưởng đọc câu hỏi, yêu cầu các thành viên trả lời
- Giọ HS trình bày các nhóm khác bổ sung.
HĐ3: Trò chơi: Chiếc thể ding dưỡng
- GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội 3 thành viên tham gia
- Gv hướng dẫn cách chơi
- HS tiến hành chơi.
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.
HĐ4: Thi nói về: Vai trò của nước, không khí trong đời sống.
Cách tiến hành:
+ 2 nhóm tham gia , mỗi nhóm 5 em
+ Luật chơi: GV nêu luật chơi
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- GV nhận xét chung.
3/ Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
Thứ 6 ngày 15 tháng 5 năm 2009
Tập làm văn
Ôn tập cuối học kì II ( tiết 7 )
Kiểm tra 
Đề bài : Đọc thầm bài : " Gu -li -vơ ở xứ sở tí hon ".Dựa vào nội dung bài đọc , chọn ý trả lời đúng .( SGK trang 169)
- Học sinh làm bài trong khoảng 30 phút - Sau đó giáo viên thu bài chấm.
Toán 
Kiểm tra
(Đề của phòng giáo dục)
Chính tả
Kiểm tra học kì II ( tiết 8 )
Khoa học :
Kiểm tra cuối học kì II
 ( Đề ra theo đề của phòng )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 ca nam chuan 0 can chinh.doc