Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 12 (soạn ngang)

Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 12 (soạn ngang)

Tập đọc :

" Vua tàu thuỷ " bạch thái bưởi

I. Mục tiêu :

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi chA. nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. ( Trả lời được các câu hỏi 1.2.4 trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ nội dung bài học trong sgk ( nếu có ).

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ : (3 phút)

- 3 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ đã học.

- GV cùng lớp nhận xét ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1 phút) Nêu mục tiêu bài học.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: (28 phút)

a) Luyện đọc: (10 phút)

- 1 HS khá đọc cả bài .

- Hướng dẫn chia bài thành 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

- 4 HS đọc tiếp nối, GV kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ.

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 12 (soạn ngang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	Thứ hai , ngày 02 tháng 11 năm 2009 
Tập đọc :
" Vua tàu thuỷ " bạch thái bưởi
I. Mục tiêu :
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rói, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. 
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thỏi Bưởi, từ một cậu bộ mồ cụi chA. nhờ giàu nghị lực và ý chớ vươn lờn đó trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. ( Trả lời được cỏc cõu hỏi 1.2.4 trong SGK). 
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ nội dung bài học trong sgk ( nếu có ).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : (3 phút)
- 3 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ đã học. 
- GV cùng lớp nhận xét ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1 phút) Nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: (28 phút)
a) Luyện đọc: (10 phút)
- 1 HS khá đọc cả bài . 
- Hướng dẫn chia bài thành 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- 4 HS đọc tiếp nối, GV kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ. 
Đ2 : Hiệu cầm đồ, trắng tay.
Đ3 : Độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng.
Đ4 : Người cùng thời ( người đương thời, sống cùng thời đại ).
- 1 HS đọc cả bài, lớp nhận xét cách đọc.
- Hướng dẫn đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, chú ý nghỉ hơi nhanh tự nhiên giữa những câu dài.
- GV đọc cả bài. 
b) Tìm hiểu bài: (10 phút)
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm đoạn từ đầu đến ... nản chí , thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? 
Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong...
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? 
21 tuổi làm thư kí cho 1 hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,..
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là 1 người rất có chí ? 
Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí.
+Đoạn 1.2 cho em biết điều gì ?
Bạch Thái Bưỏi là người có chí.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm đoạn còn lại, trả lời câu hỏi :
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào ? 
...vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền bắc.
+ Bạch Thái bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài ? 
Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta"
+ Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài là gì ? 
 ...khách đi tàu ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi trông nom.
+ Theo em nhờ đâu mà BTB thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu nước ngoài ? 
Là do ông biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam.
+ Tên những chiếc tàu của BTB có ý nghĩa gì ? 
đều mang tên những nhân vật, địa danh lịch sử của dân tộc Việt Nam.
+ Em hiểu thế nào là " một bậc anh hùng kinh tế "? 
Là những người giành được thắng lợi trong kinh doanh.Là những người đã chiến thắng trên thương trường.Là những người kinh doanh giỏi, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia. dân tộc...
+ Theo em nhờ đâu BTB thành công ? - Nhờ ý chí nghị lực, có chí trong kinh doanh.
Biết khơi dậy lòng tự hào của khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp kinh tế Việt Nam phát triển.BTB là người có đầu óc, biết tổ chức công việc kinh doanh.
+ Nội dung chính của đoạn 3.4 : Sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
+ Nội dung chính của bài : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thuỷ.
c) Đọc diễn cảm. (8 phút)
- 4 HS đọc tiếp nối , lớp tìm giọng đọc từng đoạn: Toàn bài đọc chậm rãi, giọng kể chuyện. Đ 1, 2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của BTB. Đ3 đọc nhanh thể hiện BTB cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đ4 giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của BTB. 
- Tổ chức HS luyện đọc diễn cảm Đ 1, 2
- GV đọc nhấn giọng : mồ côi, khôi ngô, đủ mọi nghề, trắng tay, nản chí.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc cá nhân, cặp .
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm. 
3. Củng cố, dặn dò.
- 1 HS đọc toàn bài.
+ Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở BTB ?
- Nhận xét tiết học. Về nhà đọc bài và đọc trước bài Vẽ trứng.
 Toán :
 Nhân một số với một tổng
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Kẻ bảng phụ BT 1 VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu chủ yếu.
1. Hoạt động 1 : (3 phút) Củng cố về m2.
- Gọi 2 HS lên bảng giải cách khác bài tập 4 (SGK tr.65 ) 
- GV chấm vở 1 số HS. 
- GV cùng lớp nhận xét chung các cách HS giải. 
- Giới thiệu bài mới : Nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2 : (12 phút) Nhân một số với một tổng.
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
- GV giới thiệu và ghi lên bảng:
Tính : 4 x ( 3 + 5 ) =  và 4 x 3 + 4 x 5 = 
- Hướng dẫn HS tính : 
4 x ( 3 + 5 )
= 4 x 8
= 32
4 x 3 + 4 x 5
= 12 + 20 
= 32
- Hướng dẫn HS so sánh giá trị của 2 biểu thức: 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5
b) Nhân một số với một tổng.
- Hướng dẫn nhận xét gì về 2 vế của biểu thức :
Vế trái: Nhân một số với một tổng
Vế phải: Tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng.
- Hướng dẫn rút ra kết luận : Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng só hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
a x ( b + c ) = a x b + a x c.
- Hướng dẫn viết dưới dạng biểu thức : 
3. Hoạt động 3 : (17 phút) Luyện tập, thực hành .
* Bài 1 : (VBT tr. 66)
a) GV ghi đề bài lên bảng.
- Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ vừa học. GV nhắc HS áp dụng nhân một số với một tổng để làm bài.
- Gọi 1 HS giỏi làm mẫu 1 phép tính câu a.
- Gọi 1 HS TB lên làm câu B. Lớp làm vào nháp.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
235 x (30 + 5 )
= 235 x 30 + 235 x 5
= 7050 + 1175
= 8225
5327 x (80 + 6)
= 5327 x 80 + 5327 x 6
= 426160 + 31962
= 458122 
b) GV ghi đề bài và bài mẫu lên bảng.
- Phân tích mẫu : Phân tích thừa số thứ hai thành tổng của hai số, trong đó có 1 số tròn chục.
- Các bước tiếp theo tương tự câu a).
- Bài làm đúng : 4367 x 31 	= 4367 x (30 + 1) 
= 4367 x 30 + 4367 x 1
= 131010 + 4367 
= 315377
- Chốt kiến thức về nhân một số với 1 tổng.
* Bài 2 : (VBT tr. 66)
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài và tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn HS cách giải :
 	 Cách 1 : 	 Cách 2 :
Số thức ăn cần trong 1 ngày cho 860 con vịt là :
860 x 80 = 68800 (g)
Số thức ăn cần trong 1 ngày cho 540 con gà là :
540 x 80 = 43200 (g)
Số thức ăn cần trong 1 ngày cho cả gà và vịt là :
67200 + 43200 = 112000 (g) = 112 (kg)
Đáp số : 112 kg
Tổng số con gà và con vịt của trang trại là :
860 + 540 = 1400 (con)
Số thức ăn cần trong 1 ngày là :
1400 x 80 = 112000 (g) = 112 (kg)
Đáp số : 112 kg
* Bài 3 : (VBT tr. 66) Dành cho HSKG.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài và cách giải.
- HS làm vào nháp, 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
Chiều rộng của khu đất là :
248 : 4 = 62 (m)
Chu vi của khu đất là :
(248 + 62) x 2 = 620 (m)
Đáp số : 620 m
4. Hoạt động nối tiếp : (3 phút)
- Chốt kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học.
- BTVN : Bài 1, 2, 3 SGK trang 66.
.
Lịch sử :
Chùa thời lý
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý:
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật. 
+ Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi. 
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- Chùa Một Cột, tượng Phật A di đà.( TBDH )
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
* Hoạt động khởi động : (3 phút)
- Gọi 2 HS trả lời các câu hỏi :
+Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
+ Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
- Gv nhận xét ghi điểm .
- Giới thiệu bài mới : Qua tranh ảnh.
1. Hoạt động 1: (10 phút) Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác.
- Cả lớp đọc thầm sgk : " Đạo phật... rất thịnh đạt " 
- Hướng dẫn thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi :
+ Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào? 
Đạo phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, ...
+ Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật ? 
Vì giáo lý của đạo phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.
* Kết luận: Đạo Phật có nguồn gốc từ ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương bắc đô hộ. Giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
2. Hoạt động 2 : (8 phút) Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý.
* Mục tiêu: - Dưới thời Lý đạo Phật rất phát triển.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, tổ chức cho HS đọc SGK, thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi :
+ Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất phất triển? 
Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông...Chùa mọc lên khắp nơi, ...
* Kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là quốc giáo ( là tôn giáo của quốc gia ).
3. Hoạt động 3 : (10 phút) Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
* Mục tiêu: - Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta. HS trưng bày về một số ngôi chùa và tìm hiểu về một số ngôi chùa: Chùa Một Cột, chùa keo...
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi :
+ Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta như thế nào? 
Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi,...
+ Mô tả cảnh chùa Một Cột, Chùa Keo ( tranh, sgk ) 
- GV chia nhóm để HS trưng bày sản phẩm - Mỗi tổ là 1 nhóm, trưng bày và chuẩn bị nội dung thuyết minh cho sản phẩm. 
* Kết luận : Chùa là nơi tu hành của các nhà sư. Chùa là nơi tổ chức lễ bái của các đạo Phật. Chùa còn là trung tâm văn hoá của các làng xã.
* Hoạt động nối tiếp : (3 phút)
- 2 HS đọc mục ghi nhớ SGK.
- Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ hai ( 1075- 1077 ).
.
Kể chuyện:
kể chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục tiêu :
- HS kể được câu chuyện ( đoạn truyện ) đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời của mình.
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện).
- Rèn kĩ năng nghe: HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm m ... ể chuyện
( Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu :
- Viết được bài văn kể chuyện đỳng yờu cầu đề bài, cú nhõn vậu, cú sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thỳc ). 
- Diễn đạt thành cõu, trỡnh bày sạch sẽ, độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 cõu )
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi đề bài, dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ : (1 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của HS.
2. Bài mới : (31 phút)
- GV giới thiệu đề bài và dàn ý. 3 HS đọc lại.
* Đề bài: Học sinh chọn 1 trong 3 đề bài sau để làm bài:
- Đề 1: Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo, và một bà tiên. 
- Đề 2: Kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền.Chú ý kết bài theo lối mở rộng.
- Đề 3 : Kể lại câu chuyện " Vua tàu thuỷ" Bach Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
* Dàn ý: 
	+ Mở bài: - Gián tiếp
	 - Trực tiếp
	+ Thân bài: Kể theo trình tự thời gian hoặc không gian.
	+ Kết bài: - Mở rộng
	 - Không mở rộng.
3. HS viết bài.
4. GV thu bài. 
- Nhận xét giờ kiểm tra .
.Địa lí :
đồng bằng bắc bộ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: 
- Đồng bằng Bắc Bộ là do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên, đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta. 
- Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh là Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. 
- Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khô bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ. 
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. 
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ( lược đồ ): Sông Hồng, sông Thái Bình 
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ địa lý TNViệt Nam ( TBDH).
	- Tranh ảnh về ĐBBB. sông Hồng, đê ven sông ( TBDH )
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
* Hoạt động khởi động : (3 phút)
- Gọi 1 HS nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở HLS và Tây Nguyên.
- GV nhận xét ghi điểm .
- Giới thiệu bài mới : Nêu mục tiêu bài học.
1. Hoạt động 1: (10 phút)_ Đồng bằng lớn ở miền Bắc.
- GV trêo bản đồ ĐLTN Việt Nam. - HS quan sát
- 3 HS lên chỉ vị trí ĐBBB trên bản đồ ĐLTNViệt Nam. 
- 2 HS chỉ và nói về hình dạng ĐBBB trên bản đồ ĐLTN Việt Nam.
Vùng ĐBBB có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì, và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Quảng Yên xuống Ninh Bình.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi :
+ Đồng bằng BB do sông nào bồi đắp? Hình thành ntn ?
Sông Hồng và sông Thái Bình. Khi đổ ra biển 2 con sông này chảy chậm làm phù sa lắng đọng thành các lớp dày...
+ ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy? Là bao nhiêu? 
Thứ 2 sau ĐB Nam Bộ. Diện tích: 15 000 km2
+ Địa hình ĐBBB như thế nào? ( Khá bằng phẳng).
* Kết luận : HS lên chỉ trên bản đồ ĐLTNViệt Nam vị trí, giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, sự hình thành và đặc điểm địa hình của ĐBBB.
2. Hoạt động 2: (19 phút) Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ.
- Tổ chức cho HS quan sát lược đồ hình 1 SGK trang 98 và trả lời các câu hỏi : 
+ Tìm sông Hồng và Sông thái Bình ở ĐBBB?
+ Sông Hồng bắt nguồn từ đâu? (Trung Quốc).
+ Tại sao sông lại có tên là sông Hồng ? 
Vì có nhiều phù sa cho nên nước sông quanh năm có màu đỏ.
+ Quan sát trên bản đồ cho biết sông TB do những sông nào hợp thành? 
Do 3 sông :Sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam.
+ ở ĐBBB mùa nào thường mưa nhiều? (Mùa hè).
+ Mùa mưa nhiều, nước các sông như thế nào? (Dâng cao gây lụt).
+ Người dân ĐBBB làm gì để hạn chế tác hại của lũ lụt? 
(Đắp đê dọc 2 bên bờ sông).
+ Hệ thống đê ngăn lũ lụt có đặc điểm gì? (Dài, cao và vững chắc nhiều đoạn đê).
- GV chốt ý và cho HS quan sát hình sưu tầm và SGK. 
+ Để bảo vệ đê điều, nhân dân ĐBBB phải làm gì? 
(Đắp đê, kiểm tra đê, bảo vệ đê).
+ Người dân nơi đây đã làm gì để tưới nước và tiêu nước cho đồng ruộng? 
(Đào nhiều kênh, mương...)
- Hướng dẫn rút ra ghi nhớ : SGK
* Hoạt động nối tiếp : (3 phút)
- Chốt kiến thức bìa học.
- HS về học thuộc bài và sưu tầm tranh ảnh và người dân vùng ĐBBB.
Thứ sáu , ngày 06 tháng 11 năm 2009 
Đạo đức :
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ( tiết 1 )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được con chỏu phải hiếu thảo với ụng bà, cha mẹ để đền đỏp cụng lao ụng bà, cha mẹ đó sinh thành, nuụi dạy mỡnh. 
- Biết thể hiện lũng hiếu thảo với ụng bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đỡnh. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng.
- Bài hát : Cho con- nhạc và lời Phạm Trọng Cầu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
* Hoạt động khởi động: (3 phút) 
- Hát tập thể bài hát Cho con.
- Từ bài hát GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: (10 phút) Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng.
- Hướng dẫn HS đóng tiểu phẩm : Phần thưởng. 3 nhân vật : bà, Hưng, người dẫn truyện.
- Hướng dẫn HS trao đổi các vai trong tiểu phẩm:
- Vai Hưng: Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh em vừa được thưởng?
- Vai bà của Hưng: " Bà " cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình ? 
- Lớp thảo luận, trao đổi, nhận xét về cách ứng xử.
+ Kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà.Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
* Hoạt động 2: (9 phút) Thảo luận nhóm BT 1 SGK (Bỏ tình huống d)
- 2 HS đọc tiếp nối yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Kết luận: - Việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ (câu : b, đ)
 - Việc làm chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ ( câu: a, c) 
* Hoạt động 3: (10 phút) Thảo luận nhóm bài tập 2 SGK.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- GV chia nhóm, tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung trao đổi.
- GV kết luận chung: 
* Phần ghi nhớ : 3.4 HS đọc.
* Hoạt động tiếp nối: (3 phút)
- Chuẩn bị bài tập 5,6 Sgk ( 20 )
Luyện từ và câu :
Tính từ ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND Ghi nhớ ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tớnh chất ( BT1 mục III ), bước đầu tỡm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tớnh chất và tập đặc cõu với từ tỡm được ( BT 2, BT 3. mục III ). 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1 ( Luyện tập ).
- 2 phiếu khổ to và vài trang từ điển có từ ( đỏ, cao, vui ).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- 2 HS làm lại bài tập 3. 4 (SGK tr.118 ) 
- GV cùng lớp nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1 phút) Tính từ (tiếp theo)
2. Phần nhận xét: (10 phút)
* Bài 1 (VBT tr. 84) 
- 1 HS đọcđọc yêu cầu.
- Cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV cùng HS nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
a) Tờ giấy này trắng.
b)Tờ giấy này trăng trắng.
c)Tờ giấy này trắng tinh.
- mức độ trung bình
- mức độ thấp
- mức độ cao
- tính từ trắng
- từ láy trăng trắng
- từ ghép trắng tinh.
* Kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép ( trắng tinh ) hoặc từ láy ( trăng trắng ) từ tính từ trắng đã cho.
* Bài 2: (VBT tr. 84) 
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến.
+ Thêm từ rất vào trước tính từ trắng - rất trắng.
+ Tạo ra phép so sanh với các từ hơn, nhất - trắng hơn, trắng nhất.
3. Phần ghi nhớ: (2 phút) 4 HS đọc
4. Phần luyện tập: (16 phút)
* Bài 1: (VBT tr. 84) 
- 1 HS đọc nội dung, cả lớp đọc thầm.
- GV dán phiếu lên bảng. 
- Cả lớp làm bài vào vở BT. 1 HS lên bảng gạch. 
- 3 HS trình bày miệng bài của mình.
- GV cùng lớp nhận xét bài trên bảng, chốt bài làm đúng: 
+ Gạch lần lượt các từ sau: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn, hơn, hơn.
* Bài 2: (VBT tr. 85) 
- HS đọc yêu cầu . 
- GV phát phiếu và từ điển phô tô. 
- HS làm bài theo nhóm 4 vào phiếu và phiếu nháp.
- Trình bày: - Một số nhóm trình bày, HS làm vào phiếu dán phiếu.
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài làm đúng. 
Đỏ
- Cách1: ( Tạo từ láy, từ ghép với tính từ đỏ) : đo đỏ , đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía. đỏ thắm, đỏ như son...
- Cách 2: ( thêm các từ rất, lắm quá vào sau đỏ) : đỏ quá, rất đỏ, ...
- Cách 3: ( tạo ra phép so sánh ): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son...
Cao
- Cao cao, cao vút, cao chót, cao vợi, cao vòi vọi...
- rất cao, cao quá, cao lắm, ...
- cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi...
Vui
- vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, vui mừng,...
- rất vui, vui lắm, vui quá...
- vui hơn, vui nhất, vui như tết, vui hơn tết,...
* Bài 3: (VBT tr. 85) 
- HS đọc yêu cầu 
- HS tiếp nối nhau đặt câu
- GV cùng HS nhận xét chung. Ví Dụ: Bầu trời cao vời vợi.
5. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Chốt kiến thức bài học về tính từ.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại bài 2 vào vở.
.
Toán : 
luyện tập
I. Mục tiêu: giúp HS:
- Thực hiện được phộp nhõn với số cú hai chữ số. 
- Vận dụng được vào giải bài toỏn cú phộp nhõn với số cú hai chữ số. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1 : (4 phút) Củng cố về nhân với số có hai chữ số.
- Gọi 2 HS lê bảng đặt tính rồi tính: 23 x 32 ; 56 x 42 
- Lớp làm vào nháp.
- 1 HS đứng tại chỗ nêu cách nhân với số có hai chữ số?
- GV cùng HS nhận xét chung, ghi điểm. 
- Giới thiệu bài : Luyện tập.
2. Hoạt động 2 : (28 phút) Luyện tập, thực hành .
* Bài 1: VBT trang 70 
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 3 HS lên bảng.
- GV cùng HS chữa bài: 
x
37
96
x
539
 38
x
2507
 24
+
 222
 333
+
 4312
1617
+
 10028
 5014
 2552
20482
 60168
* Bài 2: VBT trang 70
GV kẻ bảng lên bảng lớp HS làm vào nháp, lên điền vào ô trống.
GV cùng lớp nhận xét, chữa bài: 1560 ; 1716 ; 17160.
* Bài 3: VBT trang 70
- Gọi 2 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn hS tìm hiểu nội dung bài toán.
- Gọi 1 HS KG nêu cách giải.
- Yêu cầu HS làm vào nháp, 1 HS lên bảng giải.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
Số tiền bán 16 kg gạo tẻ là :
16 x 3800 = 60 800 (đồng)
Số tiền bán 14 kg gạo nếp là :
14 x 6200 = 86 800 (đồng)
Tổng số tiền bán cả gạo tẻ và nếp là :
60 800 + 86 800 = 147 600(đồng)
Đáp số: 147 600 đồng
- GV chấm chữa bài.
* Bài 4. VBT trang 70 - Dành cho HSKG.
- Cách tiến hành như bài 3.
- Chốt bài giải đúng : 
Số HS của khối Một, Hai, Ba là :
16 x 32 = 512 (học sinh)
Số HS của khối Bốn, Năm là :
16 x 30 = 480 (học sinh)
Tổng số HS của cả 5 khối là :
512 + 480 = 992 (học sinh)
Đáp số: 992 học sinh
.

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBHCKTKN Lop 4Tuan 12.doc