Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 15

Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 15

Tập đọc:

Cánh diều tuổi thơ

I/ Mục tiêu:

1.Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng vui tươi tha thiết thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

2.Kĩ năng: Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng mà trò chơi mang lại cho những đứa trẻ .

3. Thái độ: Ham thích các trò chơi phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi

II/ Phương pháp:

- Trực quan; Thực hành giao tiếp

III.Chuẩn bị:

1. GV: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK

2. HS: - SGK

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Ngày soạn: 5/12/2009 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Tập đọc:
Cánh diều tuổi thơ
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng vui tươi tha thiết thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
2.Kĩ năng: Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng mà trò chơi mang lại cho những đứa trẻ .
3. Thái độ: Ham thích các trò chơi phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi
II/ Phương pháp:
- Trực quan; Thực hành giao tiếp
III.Chuẩn bị:
1. GV: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK
2. HS: - SGK
IV/ Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3ph
4ph
1ph
8ph
8ph
10ph
3ph
1. ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới
- Giới thiệu bài: SGV (297)
- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ mới.
-Yêu cầu HS đặt câu với từ “huyền ảo”
- GV đọc diễn cảm cả bài
b) Tìm hiểu bài
 - GV chia lớp thành 3 nhóm theo 3 tổ, thảo luận 3 câu hỏi trong SGK
 - Hoạt động chung trước lớp
? Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
? Trò chơi đem lại cho trẻ em niềm vui gì?
? Trò chơi đem lại cho trẻ em mơ ước gì?
? Qua câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ? 
? Nêu nội dung chính của bài?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Hướng dẫn học sinh chọn đoạn, chọn giọng đọc phù hợp.
 - GV đọc mẫu đoạn 1.
 - Thi đọc diễn cảm
 - GV nhận xét
4. Củng cố bài học:
- GV tổng kết nội dung bài học. Liên hệ một số ttrò chơi.
- Nhận xét giờ
 - Kiểm tra sĩ số, hát
 - 2 em nối tiếp đọc bài :Chú Đất Nung, trả lời câu hỏi 2,3 trong bài
 - Nghe, mở sách, quan sát tranh
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn theo 3 lượt( 2 đoạn) 
- 1, 2 em đặt câu
- Luyện đọc theo yêu cầu, đọc theo cặp.
- Nghe GV đọc 
- Chia lớp, thảo luận nhóm
- Ghi kết quả thảo luận vào phiếu
- Đại diện các nhóm trả lời trước lớp
- Mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo vi vu trầm bổng
 - Vui sướng đến phát dại
- Cháy lên khát vọng chờ đợi 1 nàng tiên áo xanh. Hi vọng tha thiết cầu xin
 - Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ. (ý 2 là đúng nhất)
- HS trả lời(như mục 2/I)
- 2 em nối tiếp đọc 2 đoạn.
 - Chọn đọc diễn cảm đoạn 1
 - Nghe GV đọc
 - Học sinh luyện đọc, cử 2,3 em thi đọc
 - Lớp nhận xét
V. Rút kinh nghiệm giờ học – Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà (3ph) :
Toán
Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
2. Kĩ năng: - áp dụng để tính nhẩm. Rèn kỹ năng tính toán.
3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống
II/ Phương pháp:
- PP làm mẫu; PP luyện tập – thực hành
III.Chuẩn bị:
- Thước mét, bảng lớp viết ND ghi nhớ.
IV/ Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1ph
3ph
5ph
4ph
7ph
7ph
8ph
2ph
1. ổn định: 
2. Kiểm tra:
- Nêu cách chia nhẩm cho 10, 100, 1000.
- Nêu quy tắc chia một số cho một tích.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng.
320 : 40 = ?
- Vận dụng một số chia một tích để chia.
- Nêu nhận xét.
- Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính.
b. Hoạt động 2: Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia.
32 000 : 400 = ? (Tiến hành tương tự như trên).
- Nêu kết luận chung (SGK)
c. Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1(80) Tính.
- Gọi HS lần lượt lên bảng, YC HS đặt tính rồi tính.
- GV cùng HS nhận xét, thống nhất kết quả.
Bài 2(80)
- Gọi HS nêu YC của bài tập.
? x là thành phần nào của phép tính? Cách tìm?
- Gọi 2 HS lên bảng- lớp làm nháp.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài 3(80)
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- YC làm vào vở.
- GV chấm, nhận xét.
- Gọi 1 HS lên chữa bài.
4. Củng cố bài học:
- GV tổng kếtbài học
- Nhận xét ý thức học tập của HS
- 2 - 3 em nêu - Nhận xét.
- 3 - 4 HS nêu nhận xét.
- HS nêu: 
320 : 40 = 320 : (10 x 4)
 = 320 :10 : 4 = 32: 4 = 8 
- Cả lớp đặt tính vào vở nháp, 1 em lên bảng chữa.
- HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
a) 420 : 60 = 7 4500 : 500 = 9
b) 85 000 : 500 = 170 
92 000 :400=230
a) X x 40 = 25 600
 X = 25 600 : 40
 X = 640
b) X x 90 = 37 800
 X = 37 800 : 90
 X = 420
Bài giải :
a) Nếu mỗi toa xe chở 20 tấn hàng thì cần số toa xe là: 
 180 : 20 = 9( toa xe)
b) Nếu mỗi toa xe chở 30 tấn hàng thì cần số toa xe là:
 180 : 30 = 6( toa xe) 
 ĐS: a) 9 toa xe ; b) 6 toa xe.
V. Rút kinh nghiệm giờ học – Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà (3ph):
Lịch sử:
Nhà Trần và việc đắp đê
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Sau bài học HS biết:
- Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê. Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết d/ tộc
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích số liệu
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt
II/ Phương pháp:
- PP quan sát; PP thảo luận
III/Chuẩn bị:
1. GV : 	- Tranh cảnh đắp đê dưới thời Trần
2. HS: 	- SGK
IV. Các họat động dạy hoc:
Thời gian
Họat động của thầy
Họat động của trò
1ph
4 ph
8 ph
7ph
6ph
5ph
2ph
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Nhà Trần có những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước
3. Dạy bài mới
a) HĐ1: Làm việc cả lớp
 - GV cho lớp thảo luận
 - Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ?
- Kể tóm tắt về một cảnh lũ lụt mà em biết qua thông tin đại chúng? 
 - Gọi học sinh trả lời
 - GV nhận xét và kết luận
b) HĐ2: Làm việc cả lớp
 - GV nêu câu hỏi
 - Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?
 - Gọi học sinh trả lời
 - GV nhận xét và bổ xung- cho HS quan sát tranh.
c) HĐ3: Làm việc cả lớp
 - GV đặt câu hỏi
 - Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
 - Nhận xét và bổ xung
d) HĐ4: Làm việc cả lớp
 - Đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận:
ở địa phương em nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
- Gọi HS đọc ghi nhớ của bài.
4. Củng cố bài học:
- Nhận xét và hệ thống bài học
 - Hát
 - Hai em trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
- Học sinh đọc SGK và trả lời
 - Sông ngòi cung cấp nước cho việc cấy trồng của nông nghiệp xong cũng thường gây ra lụt lội
 - Vài học sinh kể về những cảnh lũ lụt mà các em được biết
 - Nhận xét và bổ xung
- Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê
 - Nhận xét và bổ xung
- Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển
 - Học sinh trả lời ( Có thể là trồng rừng, chống phá rừng, củng cố đê điều...)
- 2 HS đọc.
V. Rút kinh nghiệm giờ học – Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà (2ph) :
Ngày soạn: 6/12/2009
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết tên 1 số đồ chơi, trò chơi, những trò chơi có lợi, trò chơi có hại.
2. Kĩ năng: Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm,thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
3. Thái độ: Có ý thức chơi trò chơi có lợi, giữ gìn đồ chơi.
II/ Phương pháp:
- PP rèn luyện theo mẫu; PP quan sát ; PP vấn đáp
III/Chuẩn bị:
GV: Tranh các đồ chơi, trò chơi trong SGK.
HS: SGK
IV. Các họat động dạy hoc:
Thời gian
Họat động của thầy
Họat động của trò
3ph
5ph
7ph
7ph
7ph
7ph
2ph
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:nêu mục đích, yêu cầu 
b. Hướng dẫnHS làm bài tập:
Bài tập 1(147)
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ
 - Gọi học sinh chỉ tranh, nêu tên trò chơi
 - GV nhận xét, bổ xung:
 - Đồ chơi: diều, đèn ông sao,dây thừng, búp bê,màn hình, khăn bịt mắt
 - Trò chơi: thả diều, rước đèn, cho bé ăn, nhảy dây, chơi điện tử, bịt mắt bắt dê
Bài tập 2(148)
- GV gợi ý, nêu mẫu 1 số trò chơi
- Gọi học sinh nêu
- GV ghi lên bảng ý đúng:
+) Đồ chơi: Bóng, quả cầu, kiếm, quân cờ, súng phun nước, bi, que chuyền, bi, 
+) Trò chơi: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, cờ vua, bắn súng nước, bắn bi, chơi chuyền
Bài tập 3(148)
 - GV đọc yêu cầu của bài, chia lớp theo nhóm thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.
 - Tổ chức thảo luận chung.
Bài tập 4(148)
 - Gọi học sinh nêu các từ tìm được, GV ghi nhanh lên bảng.
- YC HS đặt câu với các từ đó.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố bài học:
- Hãy kể tên một số trò chơi mà em thích?
- Nhận xét tiết học.
 - Hát
 - 1 em đọc ghi nhớ tiết trước
 - 2 em làm lại bài tập 3
 - Lớp nhận xét
- Nghe , mở sách
- 2 em đọc bài 
- Lớp quan sát tranh minh hoạ
- HS chỉ tranh, nêu tên trò chơi, đồ chơi.
 - Chữa bài đúng vào vở
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Nghe GV làm mẫu
- Lớp chữa bài đúng vào vở
- Học sinh đọc yêu cầu. Lớp theo dõi SGK
 - Thảo luận nhóm, ghi phiếu
 - Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận.
 - Học sinh đọc bài, làm bài vào vở
 - Vài em đọc từ tìm được, lớp nhận xét.
+) VD : hăng hái, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, say sưa
2,3 em đặt câu với các từ đó:
+) VD:Em rất hào hứng khi chơi đá bóng.
- Nam rất ham thích thả diều.
V. Rút kinh nghiệm giờ học – Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà (2ph):
Toán
Chia cho số có hai chữ số.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số.
2. Kĩ năng: - áp dụng giải các bài toán có liên quan.
3. Thái độ: - GD ý thức ham thích học toán
II/ Phương pháp:
- PP làm mẫu; PP luyện tập – thực hành
III. Chuẩn bị: 
- Thước mét
IV/ Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2ph
3ph
5ph
5ph
8ph
7ph
6ph
2ph
1. ổn định TC .
2. Kiểm tra: 
Tính: 85 000:500 = ?
3. Bài mới: - Giới thiệu bài.
 - Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:Trường hợp chia hết: GV viết lên bảng: 
672 : 21 = ?
Vậy: 672 : 21 = 32.
- Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính (Như SGK).
- Lưu ý: Cách ước lượng thương trong mỗi lần chia:
67 : 21 được 3; Có thể lấy 6 : 2 được 3.
b. Hoạt động 2: Trường hợp chia có dư.
779 : 18 = ? (Tiến hành tương tự như trên).
 Vậy: 779 : 18 = 43 (dư 5).
- Lưu ý: Có thể tìm thương lớn nhất của 7 : 1 = 7 rồi tiến hành nhân và trừ nhẩm.
c. Hoạt động 3: Thực hành.
 Bài 1(81): Đặt tính rồi tính.
- GV cùng HS làm 1 phép tính.
- Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- GV chữa bài, cho điểm.
Bài 2( 81):
- Gọi HS đọc bài tập.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- YC HS làm vào vở- GV chấm, chữa.
 Bài 3(81): Tìm X: 
? X là thành phần gì chưa biết? Cách tìm?
YC 2 dãy làm nhá ... hương pháp:
- Quan sát; Làm mẫu; Thực hành
III/Chuẩn bị: 
- Mẫu khâu, thêu đã học
IV/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Thời gian
Họat động của thầy
Họat động của trò
3ph
25ph
5ph
1- ổn định TC:
2- Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3- Dạy bài mới
a) HĐ1: Ôn tập các bài đã học trong chương I:
 - Các em đã được học các loại mũi khâu nào? 
- Các em đã học các loại mũi thêu nào?
 - Nhận xét và bổ xung
 - Nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu
 - Khi khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, ta làm thế nào ?
 - Khi khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột ta làm thế nào?
 - Nhắc lại quy trình và cách thêu móc xích ?
 - GV nhận xét và kết luận , củng cố những kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học
4- Củng cố bài học:
- Gọi HS nhắc lại ND bài
- Nhận xét giờ học
 - Hát
 - Học sinh trả lời:
 - Học các loại mũi khâu: 
+ Khâu thường
+ Khâu đột thưa
- Thêu móc xích
 - Vài học sinh nhắc lại quy trình và cách thực hiện các mũi khâu thường, khâu ghép hai mép vải, khâu viền đường gấp mép vải, , thêu móc xích
 - Nhận xét và bổ xung
V. Rút kinh nghiệm giờ học – Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà (2ph):
Ngày soạn: 9/12/2009
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn: 
Quan sát đồ vật
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách, phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt với đồ vật khác.
2. Kĩ năng: Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn. 
3. Thái độ: - Yêu quý các đồ vật gần gũi trong gia đình
II. Phương pháp:
- Thực hành luyện tập
III.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ đồ chơi trong SGK( hoặc một số đồ chơi do HS chuẩn bị)
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Họat động của thầy
Họat động của trò
2ph
4ph
1ph
6ph
5ph
2ph
15ph
3ph
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ học cách quan sát 1 đồ chơi.
 - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
b. Phần nhận xét
Bài tập 1(153)
 - GV gợi ý
 - GV nêu các tiêu chí để bình chọn
Bài tập 2(154)
 - GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý gì ?
- GV nêu ví dụ: Quan sát gấu bông
c. Phần ghi nhớ
d. Phần luyện tập
 - GV nêu yêu cầu
 - GV nhận xét
 - Ví dụ về dàn ý: 
+ Mở bài: Giới thiệu đồ chơi gấu bông
+ Thân bài: Hình dáng, bộ lông, màu mắt, mũi, cổ, đôi tay
+ Kết bài: Em rất yêu gấu bông, em giữ nó cẩn thận, sạch sẽ
4. Củng cố bài học:
? Khi quan sát đồ vật cần sử dụng những loại giác quan nào?
- Nhận xét giờ học
4. Củng cố bài học:
- GV tổng kết ND bài
- Nhận xét giờ học
 - Hát
 - 1 em đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo
 - 1 em đọc bài văn tả chiếc áo.
- HS đưa ra các đồ chơi đã chuẩn bị
 - 3 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu và các gợi ý, lớp đọc yêu cầu và viết kết quả quan sát vào nháp. 
 - Nhiều em đọc ghi chép của mình
- HS đọc yêu cầu
+ Quan sát theo trình tự từ bao quát đến bộ phận, quan sát bằng nhiều giác quan. 
+ Tìm ra đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại.
- 2 em đọc ghi nhớ
- HS làm bài vào nháp
- Nêu miệng bài làm
- Làm bài đúng vào vở
- Đọc bài trước lớp
V. Rút kinh nghiệm giờ học – Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà (2ph):
Toán
Chia cho số có hai chữ số (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số.
2. Kĩ năng: - áp dụng giải các bài toán có liên quan.
3. Thái độ: - Biết vận dụng tính toán trong thực tế
II/ Phương pháp: 
- Luyện tập – thực hành
III/ Chuẩn bị: 
- Thước mét 
IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Họat động của thầy
Họat động của trò
2ph
2ph
4ph
4ph
8ph
10ph
3ph
1. ổn định TC:
2. Kiểm tra: 1855 : 35 = ?
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1:Trường hợp chia hết: 10105 : 43 = ?
 Vậy: 10105 : 43 = 235
- Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính(SGK).
- Lưu ý: Cách ước lượng thương trong mỗi lần chia:101 : 43 = ?;
 Có thể ước lượng 10 : 4 = 2 (dư 2).
b. Hoạt động 2: Trường hợp chia có dư.
26345 : 35 = ? 
(Tiến hành tương tự như trên).
 Vậy: 26345 : 35 = 752(dư 25)
c. Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1(84) Đặt tính rồi tính.
- Gọi 4HS lên bảng làm- Lớp làm nháp.
- GV chữa bài, nhận xét- cho điểm.
Bài 2(84)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Tóm tắt bài toán:
1 giờ 15 phút: 38 km 400 mét
1 phút: ..mét?
- YC HS làm bài vào vở
- GV chấm bài - nhận xét.
4. Củng cố bài học:
- GV tổng kết bài. Nhận xét giờ học.
- Cả lớp lấy vở nháp và tính - 1 em lên bảng chữa.
- Cả lớp đặt tính vào vở nháp, 1 em lên bảng chữa.
 10105
 150
 215
 00
43
235
- Cả lớp làm nháp, 1 em lên bảng chữa.
26345
 184
 095
 25
35
752
- Cả lớp làm vở nháp, 4 HS lên bảng:
+) KQ: a) 421 b) 1234
 658(dư 44) 1149(dư 33)
- 2 HS đọc.
- Cả lớp làm vở, 1HS lên bảng chữa.
 1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400 mét = 38400 m
Trung bình mỗi phút người đó đi được là: 38400 : 75 = 512 (m)
 Đáp số: 512 m
V. Rút kinh nghiệm giờ học – Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà (2ph):

Thể dục: Bài 30
Ôn bài thể dục phát triển chung - Trò chơi : Lò cò tiếp sức.
I/ Mục tiêu: 
- Kiểm tra bài thể dục phát triển chung: thuộc cả bài và thực hiện đúng thứ tự và kĩ thuật động tác.
- Chơi trò chơi : “Lò cò tiếp sức” đúng luật và tham gia chơi chủ động, nhiệt tình.
- HS tích cực học tập, đoàn kết, kỷ luật.
II/ Phương pháp:
- Làm mẫu ; Dạy theo nhóm
III/ Chuẩn bị: 
1. GV: - Sân thể dục
 2. HS: - Còi, ghế GV
IV/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung KT - KN
ĐL
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Phần mở đầu:
- Tập trung lớp.
- Xoay các khớp, chạy nhẹ nhàng.
- Giậm chân tại chỗ. 
2. Phần cơ bản:
a) Bài thể dục phát triển chung:
- Ôn bài TD phát triển chung: 
- Kiểm tra bài TD phát triển chung:
b) Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
3) Phần kết thúc:
- Thả lỏng tại chỗ. - Hệ thống bài.
5ph
20ph
5ph
- Nhận lớp, phổ biến ND-YC giờ học
- GV điều khiển
- YC cán sự điều khiển.
- L1: GV cho HS tập.
- L2:YC cán sự lớp hô. GV quan sát, sửa sai.
- YC lần lượt từng tổ lên thực hiện. GV đánh giá: + Hoàn thành tốt, hoàn thành
( nhầm, quên 2-3động tác)
Chưa hoàn thành: sai 4động tác trở lên.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc luật chơi 
- GV bao quát, nhắc nhở HS 
- Nhận xét.
 - GV cùng HS hệ thống bài. Công bố kết quả
- Nhận xét, đánh giá giờ học, giao bài VN: ôn tập lại các động tác đã học của bài TD.
**************
**************
**************
 *
- HS tập
- Cả lớp tập.
- Tổ trưởng điều khiển các bạn trong tổ tập. 
- HS chơi thử- chơi chính thức.
**************
**************
**************
 *
V. Rút kinh nghiệm giờ học – Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà (5phút) :
Khoa học:
Làm thế nào để biết có không khí?
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
2. Kĩ năng: - Hiểu được khí quyển là gì.
3. Thái độ: - Có lòng ham mê khoa học, tự làm 1số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học
II. Phương pháp:
- PP quan sát; PP thực hành- thí nghiệm
III. Đồ dùng dạy học
GV : - Hình trang 62, 63 SGK ; 
HS : - HS chuẩn bị theo nhóm : túi ni lông, dây chun, kim khâu, bình, chai không, viên gạch.
IV. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5ph
8ph
7ph
15ph
3ph
1. Kiểm tra :Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh chúng ta:
- HĐ cả lớp: Cho 3-5 HS cầm túi ni lông chạy dọc theo hàng lang của lớp. Khi chạy mở rộng miệng túi rồi dùng dây chun buộc lại.
- YC HS quan sát túi đã buộc và TL câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về những chiếc túi này?
? Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?
? Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
- GV nhận xét, kết luận.
b) Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật
- HĐ nhóm(6 nhóm) – 2 nhóm làm chung một TN như SGK:
- Gọi 3HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
- YC các nhóm tiến hành làm thí nghiệm. Quan sát và ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu: 
Hiện tượng
Kết luận
.
.
.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày- nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung.
? Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì?
- YC quan sát H5- GV giải thích khí quyển.
c) Hoạt động 3: Cuộc thi:Em làm thí nghiệm - Chia nhóm.YC các nhóm tìm trong thực tế VD chứng tỏ không khí có ở quanh ta và có trong chỗ rỗng của vật và hãy mô tả TN đó bằng lời
- Nhận xét, tuyên dương nhóm có khả năng tìm tòi, phát hiện ra những điều lạ.
3. Củng cố bài học:
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- 2 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 3-5 HS làm theo hướng dẫn của GV. HS cả lớp cùng theo dõi.
- Quan sát vàtrả lời: 
+ Những chiếc túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
+ Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.
+ Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí .
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.
- Biết: không khí ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng
- HS thảo luận và trình bày .VD:
+) Khi rót nước vào chai, ta thấy miệng chai nổi lên những bọt khí-> không khí có ở trong chai rỗng.
+) Khi thổi hơi vào quả bóng-> căng phồng lên-> KK có ở trong quả bóng
V. Rút kinh nghiệm giờ học – Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà (2ph):
Hoạt động tập thể:
Sơ kết tuần 25 - Kể chuyện tự chọn
I/ Mục đích- yêu cầu :
Sơ kết các hoạt động của lớp diễn ra trong tuần. 
HS tập kể những câu chuyện do mình tự chọn .
 - Luyện giọng kể và cách diễn đạt cho phù hợp với nội dung câu chuyện
 - Rèn ý thức học tập .
II/ Chuẩn bị : 
- ND sơ kết.
- Mỗi HS tự chọn lấy một câu chuyện mà mình yêu thích để kể trước lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Các tổ trưởng sơ kết các hoạt động của tổ mình trong tuần 
+ Các HS khác trong từng tổ nhận xét, bổ sung.
2. GV đánh giá tình hình hoạt động của HS trong tuần :
+) Ưu điểm :
+) Nhược điểm :
3) Phương hướng tuần sau :
4) Tổ chức cho HS thi kể chuyện:
+ Kể chuyện theo nhóm, mỗi em tự nêu câu chuyện mình sẽ kể cho bạn nghe
+ Thi kể trước lớp:
- GV cho các nhóm thi kể chuyện trước lớp, mỗi nhóm cử một em kể.
- GV nhận xét giọng kể của học sinh.
Nhắc HS bình chọn giọng kể hay.
- HS nêu tên câu chuyện sẽ kể,rồi lần lượt kể cho bạn nghe.và cùng nhau thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện vừa kể.
- Đại diện nhóm lên kể trước lớp, nhóm khác nhận xét giọng kể của bạn.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà tiếp tục sưu tầm truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L4TUAN 15CKTKNCHAU.doc