Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần thứ 19

Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần thứ 19

TẬP ĐỌC : BỐN ANH TÀI

I. I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 1.Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài.Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh . Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện : hồi hộp ở đoạn đầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh; chậm rãi, khoan thai ở đoạn kết.

 2.Hiểu các từ ngữ mới : núc nác, núng thế.

 Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu khây.

 II-ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

 Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 43 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần thứ 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 03 tháng 01 năm 2011
TẬP ĐỌC : BỐN ANH TÀI
I. I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1.Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài.Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh . Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện : hồi hộp ở đoạn đầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh; chậm rãi, khoan thai ở đoạn kết.
 2.Hiểu các từ ngữ mới : núc nác, núng thế. 
 Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu khây.
 II-ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
 Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Khởi động : HS hát tập thể
 2. Kiểm tra :
 Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
 3. Dạy bài mới :
Giới thhiệu bài: Cho HS quan sát tranh và giới thiệu .Phần đầu truyện Bốn anh tài ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. Phần tiếp theo sẽ cho các em biết bốn anh em Cẩu Khây đã hiệp sức trổ tài như thế nào để diệt trừ yêu tinh.
 * .Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
 a. Luyện đọc
 - HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài, ( Với lớp có nhiều HS đọc tốt, GV có thể mời 1 HS đọc cả bài trước khi cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.)
 GV kết hợp : 
 -Hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật, có ấn tượng về biệt tài của từng cậu bé.
 -Viết lên bảng các từ cần giải nghĩa: núc nác, núng thế.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - 2 HS đọc cả bài .
 -GV đọc diễn cảm toàn bài.
 *Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 Mỗi nhóm đọc 1 đoạn và trả lời cáicâu hỏi :
 + Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? ( Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót , bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ ).
 + Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ? ( Yêu tinh có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cẩcnh đồng, làng mạc ).
 + Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh ? ( HS thuật .. )
 + Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ? ( .có sức khoẻ, có tài năng phi thường: đánh nó bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm , đồng tâm hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó quy hàng )
 + Ý nghĩa của câu chuyện này là gì ? ( Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây ) 
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
 - GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. 
 GV hướng dẫn hướng dẫn các em có giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài.
GV đọc diễn cảm để làm mẫu cho HS.
Từng cặp HS đọc diễn cảm đoạn văn.
Một vài HS đọc trước lớp GV sửa chữa, uốn nắn.
 4. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm việc tích cực.
 -Yêu cầu các em về nhà kể chuyên cho người thân.
3HS đọc thuộc lòng bài thơ.
Cả lớp lắng nghe.
 HS đọc nối tiếp.
HS đọc theo cặp.
HS đọc từng đoạn và thảo luận để trảlời các câu hỏi.
2 HS đọc nối tiếp.
HS thi đọc diễn cảm.
TOÁN
Ki – lô – mét vuông
I-MỤC TIÊU
 Giúp HS :
 - Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki – lô –mét vuông.
 - Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki – lô – mét vuông ;
biết 1km2 = 1 000 000m2 và ngược lại.
Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích ; cm2;
 dm2; m2; và km2
 II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Có thể sử dụng bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng hoặc mặt hồ,
 Vùng biển.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
 1.Khởi động: Hát vui
 2. Kiểm tra bài cũ :
 35, 49, 57, 78 ( HS tìm những số nào chia hết cho 5.)
3. Bài mới :	
a)Giới thiệu ki – lô – mét vuông.
 - GV giới thiệu : Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng, .người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki – lô - mét
 vuông.
 - GV giới thiệu cách đọc và viết ki – lô – mét vuông. Ki – lô – mét vuông viết tắt km2.
 GV giới thiệu 1km2 = 1 000 000m2.
b) Thực hành 
 Bài 1 và bài 2 : GV yêu cầu HS đọc kĩ từng câu của bài và tự làm bài. Sau đó GV yêu cầu HS trình bày kết quả , HS khác nhận xét 
GV chữa bài và kết luận chung. 
 + Bài 1 :
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki – lô – mét vuông.
Hai nghìn ki – lô – mét vuông
 509 km2
320 000km2
 - GV và HS nhận xét.
 +Bài 2 : GV cho HS vào bảng con 6 HS lên bảng làm :1km2 =m2 1m2 = ..dm2 32m2 
49dm2 ; 1 000 000m2 =km2 ; 5km2 =.m2
2 000 000m2 =km2.
 +Bài 3 : GV yêu HS tự làm và trình bày lời giải bài toán, sau đó GV nhận xét và kết luận. Chẳng hạn :
 Giải
 Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là :
 3 x 2 = 6 (km2 )
 Đáp số : 6 cm2 
 +Bài 4 : GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và tự làm bài.
 a) Diện tích phòng học là 40m2.
 b) Diện tích nước Việt Nam là 330991km2
 4. Củng cố – dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị tiết sau “ Luyện tập “.
 HS lên bảng điền.
 HS lên bảng điền. HS còn lại làm vào nháp.
 1HS lên bảng giải . HS còn lại làm vào vở.
2HS lên bảng làm. HS còn lại làm vào vở.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
I -MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. HS biết cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ ( CN) trong câu kể ai làm gì ?
 2. Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đạt câu với bộ phận CN có sẵn.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Một số tờ phiếu viết đoạn văn phần nhận xét, đoạn ở BT1 (phần luyện tập).
 -VBT Tiếng việt 4 tập hai (nếu có).
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động : Hát vui.
Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra 2 HS.
HS nói lại HS cần ghi nhớ của tiết LTVC trước.
 3 Dạy bài mới :
Giới thiệu bài :
Trong các tiết luyện từ và câu ở HKI, các em đã tìm hiều bộ phận vị ngữ (VN) trong kiểu câu kể Ai làm gì ?. Tiết học hôm nay giúp các em hiểu về bộ phận CN trong kiểu câu này.
Phần nhận xét 
Một HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, từng cặp trao đổi, trả lời lần lượt 3 câu hỏi (viết vào vở bài tập).
Gv dán lên bảng 2- 3 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn. Các em đánh dấu hiệu vào các câu kể, gạch dưới một gạch bộ phận chủ ngữ tring câu. Cả lớp và GV nhận xét, lại loời giải :
Các câu kể Ai làm gì? 
Xác định chủ ngữ
Câu 1:Một đàn ngỗng
Vươn dài cổ, chùi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Câu 2 : Hùng dút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến.
Câu 3:Thắng mếu máo núp vào sau lưng Tiến.
Câu 5 : Em liền nhặt một cành xoan,xua đàn ngỗng ra xa.
Câu 6 : Đàn ngỗng kêu quàng quạc,vươn cổ chạy miết.
Ý nghĩa của CN
Chỉ con vật
Chỉ người 
Chỉ người 
Chỉ người 
Chỉ con vật 
Loại từ ngữ tạo thành CN
Cụm DT
Danh từ
Danh từ 
Danh từ
Cụm danh từ
Phần ghi nhớ
GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Gv mời HS phân tích 1 ví dụ minh hoạ nội dung ghi nhớ.
 *Luyện tập
 Cách tổ chức hoạt động tương tự như bài trên.
 Lời giải :
 Các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn trên.
 Bộ phận CN được in đậm :
 Câu 3 : trong rừng, chim chóc hót véo von.
 Câu 4: Thanh niên lên rẫy.
 Câu 5: Phụ nữ giặt gũi bên những giếng nước.
 Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
 Câu 7: Các cụ già đang chụm đầu bên những ché rượu cần.
 Bài tập 2
HS đọc yêu của bài. Mỗi tự 3 câu với các từ đã cho làm CN. Cả lớp và GV nhận xét, VD :
 +Các chú công nhân đang khai thác trong hầm sâu.
 +Mẹ em luôn dậy sớm lo bữa sáng cho cả nhà.
 Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm.
 Bài tập 3
HS đọc yêu cầu bài tập, quan sát tranh minh hoạ bài tập.
 - HS khá,giỏi làm mẫu : nói 2-3 câu về hoạt động của mỗi người vất vả được miêu tả trong tranh. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn đoạn văn hay nhất. VD :
 Buổi sáng bà con nông dân ra đồng gặt lúa. Trên những con đường làng quen thuộc, các bạn học sinh tung tăng cấp sách đến trường. Xa xa, các chú công nhân đang cày vỡ những thửa ruộng vừa gặt xong. Thấy động lũ chim sơn ca vụt bayvút lên bầu trời xanh thẳm.
 4. Củng cố – dặn dò :
 - HS nhắc lại nội dung phần Ghi nhớ.
 - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh bài văn (BT3), viết lại vào vở.
 HS đọc phần nhận xét.
 HS lên bảng làm 
 HS trả lời miệng 
 HS đọc yêu cầu đề bài.
 HS làm mẫu (theo tranh 1) : đồ chơi diều :trò chơi : thả diều.
 4HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 HS nhóm đôi
 HS làm nhóm đôi
 HS đọc nối tiếp câu văn đã đặt.
 HS làm việc cá nhân
 HS đọc tiếp đoạn văn.
KHOA HỌC
Tại sao có gió
 I-MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết :
 - Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
Giải thích tại sao có gió ?
Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền,ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
 II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Hình trang74, 75 SGK.
Chong chóng ( đủ dùng cho mỗi HS).
+ Hộp đối lưu như miêu tả trong trang 74 SGK.
+ Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1.Khởi động : Hát vui.
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Trả lời câu hỏi trong SGK.
 3. Dạy bài mới :
 Mở bài : GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2trang 74 SGK và hỏi : Nhờ đâu cây lay động, hay diều bay ?
 Hoạt động 1: Chơi ch ... øi thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1 – 2 câu.
Gv dán lên bảng lớp 5 tranh minh hoạ phóng to tranh SGK (nếu có).
 - Cả lớp và GV nhận xét. GV viết nhanh với mỗi tranh 1 lời thuyết minh. VD :
*Tranh 1 Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có 1 bình to.
 * Tranh 2 : Bác mừng lắm vì cài bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền.
 * Tranh 3 : Từ trong bình một làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thành một con quỷ/ Bác nạy nắp bình. Từ trong bình một làn khói đen kịt tuôn ra, tụ lại, biến thành một con quỷ.
 * Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó. / Con quỷ đã nói bác đánh cá tới ngày tận số.
 * Tranh 5 : Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu.
 + Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 - 1 HS đọc yêu cầu của BT 2, 3.
 - KC trong nhóm : HS kể từng đoạn câu chuyện. Sau đó kể cả chuyện. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 * 2 đến 3 nhóm HS ( mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
 * Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện.
 + Mỗi HS nhóm HS kể xong đều có ý nghĩa của chuyệnhoặc đối thoại cùng thầy (cô) và các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. VD
Nhờ bác đánh cá nghĩ ra mưu kế khôn ngoan để lừa con quỷ ?Vì sao con quỷ lại trở lại bình? Câu chuyện có ý nghĩa gì ?....
 + Bác đánh cá thông minh, kịp trấn tĩnh, thoát khỏi nỗi sợ hãi nên sáng suốt nghĩ ra mưu kế lừa con quỷ, cứu mình. / Con quỷ to xác, độc ác nhưng lại ngu ngốc nên mắc lừa bác đánh cá. / Câu chuyện ca ngợi bác đánh cá mưu trí, dũng cảm đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác. )
 - Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm, cá nhân KC hay nhất.
 4. Củng cố – dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện trên cho người thân.
 - Dặn HS đọc trước yêu cầu và gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK, tuần 20, (kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài ), để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp. Đọc kĩ để nhớ hoặc thuộc câu chuyện. Mang đến lớp truyện các em tìm được. Với những HS yếu kém, GV nêu một số tên truyện cho các em đọc trước.
 HS quan sát tranh.
 HS đọc yêu cầu BT1
 HS nói lời thuyết minh cho 5 tranh.
 HS htực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 HS kể theo nhóm.
 HS thi kể chuyện trước lớp.
 HS trả lời câu hỏi.
 HS bình chọn lời kể hay nhất.
Thứ ., ngàytháng.năm.
ĐỊA LÍ
Thành phố Hải Phòng.
 I – MỤC TIÊU
 Học xong bài này, HS biết :
 - Xác định của thành phố Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam.
 - Trình bày đặc điểm của thành phố Hải Phòng.
 - Hình thành biểu tượng về thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch.
 - Có ý thức tìm hiểu về thành phố cảng.
 II – ĐỒ DÙNG DẠYHỌC
 - Các bản đồ : hành chính, giao thông Việt Nam.
 - Bản đồ Hải Phòng (nếu có).
 - Tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng (do HS và GV sưu tầm).
 III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động : Hát vui
Kiểm tra bài cũ :
+Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng ..ở Hà Nội. 
3. Dạy bài mới :
a) Hải Phòng – thành phố cảng
* Hoạt động 1 :
 Bước 1 :
 Các nhóm HS dựa vào SGK, các bản đồ hành chính và giao thông Việt Nam, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý :
 - Thành phố Hải Phòmg nằm ở đâu ?
 - Trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK.
 - Hải Phòng có những điều kiện tự nhiện thuận lợi nào để trở thành một bến cảng biển? 
 - Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng.
 Bước 2 :
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Đóng tàu là ngành công nghiệp của Hải Phòng
*Hoạt động 2 :
- Dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi sau :
 + So sánh các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào ?
 + Kể tên các`nhà máy đóng tàu của Hải Phòng.
 + Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng (xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách, tàu chở hàng..).
- GV bổ sung : Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Hình 3 trong SGK thể hiện chiếc tàu biển có trọng tải lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang hạ thuỷ.
 c) Hải Phòng là trung tâm du lịch
 * Hoạt động 3 : 
 Bước 1 : HS dựa vào SGK, tranh, ảnh vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý :
Hải Phòng có những điều kiện nào phát triển ngành du lịch ?
 Bước 2 : 
- GV giúp HS hoàn thiện câu hỏi trả lời.
- GV bổ sung : Đến Hải Phòng chúng ta có thể tham quan nhiều hoạt động lí thú : nghỉ mát, tấm biển, tham quan các danh lam thắng cảnh, lễ hội, vườn quốc gia Cát Bà. Vườn quốc gia Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
4. Củng cố – dặn dò :
 GV nhận xét ưu, khuyết điểm.
 Chuẩn bị tiết sau “ Đồng bằng Nam Bộ “.
 HS làm việc nhóm.
 HS trả lời nhũng câu hỏi.
 HS trình bày kết quả.
 HS thảo luận.
 HS làm việc cả lớp.
 HS trả lời câu hỏi trong SGK.
 HS trình bày kết quả.
 HS làm việc nhóm
 HS trả lời câu hỏi.
 Trình bày kết quả trước lớp.
TOÁN
Luyện tập.
I – MỤC TIÊU
 Giúp HS :
 - Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
 - Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích hình bình hành để giải bài tập có liên quan.
 II – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động : Hát vui.
Kiểm tra bài cũ :
 - HS sửa bài tập : Hình bình hành có đáy 25m; chiều cao 18m. Tính diện tích hình bình 
hành ? 
 - Muốn tính diện tích hình bình hành ta tính như thế nào ?
 3. Dạy bài mới :
 + Bài 1 : HS nhận dạng các hình : hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác sau đó nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình.
 + Bài 2 : 
 - HS dựa công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao rồi viết kết quả vào ô trống tương ứng.
 - GV yêu cầu tất cả HS trong lớp tự làm bài, HS khác nhận xét, GV kết luận. 
 Bài 3 : GV vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a, b
Rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành:
 P = ( a + b ) x 2
 - Diễn đạt bằng lời, chảng hạn : Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài 2 cạnh nhân với 2, sau đó cho HS áp dụng để tiến hành tiếp phần a) và b).
 Bài 4 : Bài này giúp HS biết HS biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành trong giải toán có lời văn.
 Bài giải
 Diện tích của mảnh đất là :
 40 x 25 = 1000 (dm2)
 Đáp số : 1000dm2
 4. Củng cố – dặn dò :
 Nhận xét ưu, khưyết điểm.
 Chuẩn bị tiết sau “ Phân số ”
 HS sửa bài.
 HS trả lời.
 HS nhận dạng hình và nêu tên các cặp cạnh của từng hình.
 2HS đọc kết quả từng trường hợp.
 Vài HS nhắc lại công thức.
 HS trả lời , áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành.
 HS lên bảng làm, HS còn lại vào vở.
TẬP LÀM VĂN
 Luyện tập xây dựng kết bài
Trong bài văn miêu tả đồ vật.
I –MỤC ĐÍCH YÊU CÂU
 1.Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật. 
 2. Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bút dạ ; một số tờ giấy trắng để HS làm BT2.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động : Hát vui.
Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học ( BT2, tiết TLV trước). 
Dạy bài mới :
 a)Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 b) Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài tập 1
 - Một HS đọc BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - GV mời 1 -2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách kết bài đã biết khi học về văn KC. Sau đó, GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài.
 - HS đọc thầm bài Cái nón, suy nghĩ,
 - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
 Câu a : Đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài 
(Má bảo : “Có của phải biết gữi gìn mới được lâu bền”. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng để quạt vì quạt như thế nón sẽ bị méo vành.
 Câu b : Xác định đoạn cuối bài ( Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ ; ý thức gữi gìn cái nón của bạn nhỏ.
 - GV nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện
 Bài tập 2
 - 1HS đọc 4 đề bài.
 - Cả lớp suy nghĩ, chọn đề bài miêu tả ( là cái thước kẻ, hay cái bàn học, cái trống trường)
 - HS alm2 bài vào vở hoặc VBT (nếu có) – mỗi em viết một đoạn kết theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mình đã chọn. GV phát riêng bút dạ và giấy trắng cho một vài HS.
 - GV nhận xét.
 - Những HS làm bài trên giấy dán bài trên bảng lớp, đọc đoạn kết bài đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa, bình chọn HS viết kết bài kiểu mở rộng hay nhất, cho điểm.
Củng cố – dặn dò :
-GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn viết. Dặn HS chuẩn bị giấy, bút để làm bài kiểm tra viết miêu tả đồ vật trong tiết TLV sau. 
 HS đọc.
 HS làm việc cá nhân.
 HS viết kết quả quan sát.
 HS trình bày kết quả của mình.
 HS đọc
 HS phát biểu.
 HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
 HS quan sát.
 HS về viết tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop4 tuan 19 cktkn.doc