Giáo án chuẩn KTKN - Tuần 11 Khối 4

Giáo án chuẩn KTKN - Tuần 11 Khối 4

Tập đọc (T.21) ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. Mục tiêu:

-Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ;bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .

-Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh ,có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học

-Tranh minh họa nội dung bài tập đọc

III.Các hoạt động dạy- học

A. Mở đầu

-Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?

-Em hãy quan sát tranh , cho biết tên chủ điểm nói lên điều gì?

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

-Cho hs xem tranh để giới thiệu bài

-Ghi đề bài lên bảng

2. Luyện đọc:

-Gọi 1 hs đọc mẫu

-Phân đoạn

+Đoạn 1:Vào đời vua .để chơi

+Đoạn 2: Lên 6 tuổi .chơi diều

+Đoạn 3: Sau vì học trò của thầy

+Đoạn 4: Đoạn còn lạ

-Cho hs luyện đọc đoạn

+Lần1- Rút

 

doc 30 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn KTKN - Tuần 11 Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày tháng11năm 2009
Tập đọc (T.21) ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU 
I. Mục tiêu:
-Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ;bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .
-Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh ,có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh minh họa nội dung bài tập đọc
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
A. Mở đầu
-Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?
-Em hãy quan sát tranh , cho biết tên chủ điểm nói lên điều gì?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
-Cho hs xem tranh để giới thiệu bài
-Ghi đề bài lên bảng
2. Luyện đọc:
-Gọi 1 hs đọc mẫu
-Phân đoạn
+Đoạn 1:Vào đời vua.để chơi
+Đoạn 2: Lên 6 tuổi..chơi diều
+Đoạn 3: Sau vìhọc trò của thầy
+Đoạn 4: Đoạn còn lạ
-Cho hs luyện đọc đoạn 
+Lần1- Rút từ khó: thả diều, mảng gạch vỡ, mmỗi lần
+Lần2-Giải thích từ:trạng, kinh ngạc
- Luyện đọc câu văn dài:
*Thầy phải kinh ngạc..đến đó / vàchơi diều.
*Đã học thìnhư ai nhưng / sách của chú..Còn đèn là / vỏ trứng.vào trong.
+Lần3: hs đọc nối tiếp
-Luyện đọc theo nhóm
-Cho hs đọc toàn bài
-Giáo viên đọc mẫu
3. Tìm hiểu bài
-Đoạn 1,2: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
+Ý của 2 đoạn này là gì?
-Đoạn 3: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
+Ý của đoạn này là gì?
-Đoạn 4: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
+Câu tục ngữ , thành ngữ nào nói đúng nói đúng ý nghĩa câu chuyện này?
 +Ý của đoạn này là gì?
-Vì sao ông được đỗ trạng nguyên?
- Nội dung của bài là gì?
4. Luỵên đọc diễn cảm
-Cho hs đọc nối tiếp đoạn.
-Chúng ta sẽ luyện đọc diễn cảm đoạn: Thầy phải kinh ngạcthả đom đóm vào trong
-HD cách đọc:
-Đọc chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi
-Đọc mẫu
-Y/c hs đọc theo nhóm
-Thi đọc trước lớp
GV nhận xét
5.Củng cố -Dặn dò
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-GD HS chăm chỉ, chịu khó học tập noi theo tấm gương của Nguyễn Hiền
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs học bài- CBB: Có chí thì nên
-Có chí thì nên.
-Nói lên những con người có nghi lực, ý chí thì thành công
-Đọc lại đề.
-1hs giỏi đọc.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn.
- 4HS đọc nối tiếp - Luỵên đọc từ khó.
- 4hs đọc nối tiếp - hs đọc chú giải trong SGK
-Vài hs đọc câu văn dài
-4HS đọc nối tiếp.
- 2hs đọc toàn bài.
-Lắng nghe gv đọc mẫu.
-Thả diều
-Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc bài 20 trang trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
-Nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền
-Nhà nghèo Nguyễn Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến , đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở bạn . Sách của Nguyễn Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ , đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trng. Mỗi lần có kì thi, nguyễn Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
-Nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền
-Vì cậu đỗ trạng nguyên lúc 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều
-Thảo luận nhóm đôi- Các nhóm trình bày (Cả 3 câu đều đúng)
-Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên
-Vì ông chịu khó học tập lại có trí nhớ lạ thường
+Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh ,có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên lúc 13 tuổi 
--4hs đọc nối tiếp
-Theo dõi GV đọc mẫu
-Cho nhóm, cá nhân lên đọc thi
-Lớp nhận xét
-Muốn làm được việc gì phải chăm chỉ chịu khó
Toán ( 51) NHÂN VỚI 10, 100 , 1000,..
 CHIA CHO 10, 100, 1000,
I Mục tiêu :
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10,100,1000...và chia số tròn chục ,tròn trăm ,tròn nghìn cho 10,100,1000...
II Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ :
Gọi hs nêu tính chất giao hoán của phép nhân 
và viết công thức .
B. Bài mới :
1 Giới thiệu bài :
Hôm nay các em sẽ được biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, . và chia các số tròn chục , tròn trăm ,tròn nghìn,cho 10, 100, 1000,
2. Hướng dẫn hs nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10 
a) Nhân một số với 10 
- Ghi bảng : 35 x 10 = ?, goi. học sinh đọc
+Dựa vào tính chất giao hoán cho biết biểu thức 35 x 10 bằng biểu thức nào ?
- Gv ghi bảng 35x 10 = 10 x 35
 = 1 chục x 35= 35 chục = 350
Vậy 35 x 10 = 350 
- Cho hs nhận xét thừa số 35 với tích 350 và rút ra kết luận 
- Gv nêu vấn đề Khi nhân một số với 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào ?
b) Chia số tròn chục cho 10:
-Cho hoc sinh trao đổi ý kiến về mối quan hệ giữa 35 x 10 = 350 và 350 : 10 = ? 
-- Cho hs nhận xét về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 
- Vậy khi chia một số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
- Cho hs thực hành một số ví dụ.
3 Hướng dẫn hs nhân một số với 100, 1000, .. hoặc chia số tròn trăm cho 10, 100, 1000,..
Hướng dẫn hs tương tự như trên
- Gv kết luận :
Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,.. ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào ?
- Khi chia một số tròn chục , tròn trăm, tròn nghìn,.. cho 10, 100, 1000,..ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 4. Thực hành :
Bài 1 :
- Gọi hs lần lượt trả lời các phép tính ở phần a, phần b, cho hs nhận xét các câu trả lời 
Bài 2 :
Gọi hs trả lời các câu hỏi sau :
-1 yến ( 1 tạ, 1 tấn ) bằng bao nhiêu kg ?
- Bao nhiêu kg thì bằng một tấn(1 tạ , 1 yến ) ?
- Hdẫn mẫu :
 300 kg = ..tạ 
Ta có !00 kg = 1 tạ 
Nhẩm 300 : 100 = 3 tạ
Vậy 300 kg = 3 tạ 
- Cho hs làm các phần còn lại vào vở 
5. Củng cố dặn dò :
-Gọi hs nhắc lại các kiến thức vừa học.
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs chuẩn bị bài:Tính chất kết hợp của phép nhân
-Học sinh thực hiện
- Hs nghe. 
- biểu thức 35 x10 = 10 x 35
- Hs rút ra : Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết vào bên phải số 35 một chữ số 0
- Hs : ta chỉ việc viết một chữ số 0 vào bên phải số đó
- Hs trao đổi và nhận ra 350 : 10 = 35.
-Thương chính là số bị chia bỏ đi một chữ số0 ở bên phải số đó .
-Ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
- Ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số đó một, hai, ba , ..chữ số 0 .
- Ta chỉ việc bỏ bớt đi ở bên phải số đó một, hai, ba,.. chữ số 0
- Hs nhận xét các câu trả lời của bạn
- Hs theo dõi
70kg = 7 yến
800kg = 8 tạ
300 tạ =30tấn 
- Hs làm bài vào vở, 1 hs làm bảng , sau đó đổi vở chấm chéo .
KHOA HỌC BA THỂ CỦA NƯỚC
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được nước tồn tại ở ba thể : lỏng ,khí ,rắn .
-Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại
II.CHUẨN BỊ: 
-Nước sôi ,ly có nắp đậy
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ :
Em hãy nêu tính chất của nước ?
- Người ta vận dụng tính chất của nước để làm gì?
2.Bài mới:
2.2.Giới thiệu bài:
HĐ1: Nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại
 - Yêu cầu HS quan sát hình 1 và 2 /44: Mô tả những gì em nhìn thấy qua hình?
- Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể nào ?
- Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng ?
-3 HS trả lờI câu hỏi của GV 
- Lỏng, rắn, khí
-H1: 1 thác nước đang chảy mạnh. 
H2: TrờI đang mưa, ta nhìn thấy những giọt nước mưa và bạn nhỏ có thể hứng được mưa
- Cho thấy nước ở thể lỏng
- Nước mưa, nước giếng, nước máy, nước biển, nước máy, nước biển, nước sông, nước ao
- GV dùng khăn ướt lau bảng ,yêu cầu HS 
nhận xét.
+ Vậy nước trên mặt bảng đi đâu? Chúng 
ta cùng làm thí nghiệm như hình 3/44 SGK
- Mỗi nhóm chuẩn bị môt cái ly không và 
một cái đĩa .GV đổ nước nóng vào cốc yêu 
cầu HS thảo luận nhóm 4:
+ Quan sát nước nóng đang bốc hơi. Nhận 
xét và nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
+ Úp đĩa lên cốc nước nóng khoảng một
 phút rồi nhấc đĩa ra.Quan sát mặt đĩa,
 nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
+Qua hai hiện tượng trên em có nhận xét gì?
-Vậy nước ở trên mặt bảng đã biến đi đâu mất?
-Nước ở quần áo ướt đã đi đâu ?
*Kết luận: Nước ở thể lỏng bay hơi nước thành thể khí .Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nước ở nhiệt độ thấp .Hơi nước là nước ở thể khí .Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt . Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng
-Em hãy nêu những hiện tượng nào chứng tở nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí ?
- Yêu cầu HS quan sát hình 4/45 SGK: Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì?
-Nhận xét nước ở rắn có hình dạng như thế nào?
-Hiện tượng đó gọi là gì?
- Em còn thấy vídụ nào chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn ?
- GV cho HS quan sát hiện tượng theo hình 5 /45 SGK: Để khay nước ngoài tủ lạnh ,hiện tượng gì sẽ xảy ra ?Vì sao? 
-Nước tồn tại ở những thể nào?
-Nước ở các thể đó có tính chất chung và riêng như thế nào?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước, sau đó gọi HS lên chỉ vào sơ đồ trên bảng và trình bày sự chuyển thể của nước ở những điều kiện nhất định .
-HSđọc mục cần biết trong SGK
3.Củng cố : Nhận xét tiết học
- -Bài sau : Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ?
- Mặt bảng ướt, có nước nhưng chỉ một lúc sau mặt bảng lại khô ngay
- Nhóm 4 quan sát và nêu hiện tượng.
+ Ta thấy có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên. Hiện tượng ngưng tụ.
+Ta thấy có rất nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa.Đó là do hơi nước ngưng tụ lại thành nước .
+ Nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí và từ thể khí sang thể lỏng .
-Biến thành hơi nước bay vào không khí mà mắt thường ta không nhìn thấy được.
- Nước ở quần áo ướt đã bốc hơi vào không khí làm cho quần áo khô.
-Các hiện tượng : nồi cơm sôi ,cốc nước nóng ,sương mù,mặt ao,hồ,dưới nắng
- Nước ở thể lỏng. trong khay đã thành cục, (thể rắn).
-Nước ở thể rắn có hình dạng như khuôn của khay làm đá.( hình dạng nhất định )
- Hiện tượng đó gọi là đông đặc.
- - Nước đá chuyển thành thể lỏng. Có hiện tượng đó là do nhiệt độ ở ngoài lớn hơn trong tủ lạnh nên dá tan ra thành nước .
- Nước tồn tại ở thể rắn,thể lỏng, thể khí.
-Nước 3 thể đều trong suốt ,không có màu , không có mùi, không có vị.Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định .Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
- Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở.2HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau 
-2 đến 3 HS lên bảng trình bày
 Thứ ba ngày tháng11 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T.2 1 ) LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I/ MỤC TIÊU 
Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã,đang,sắp)
Nhận biết và sử dụng các từ đó qua bài tập thực hành (1,2,3 trong SGK)
 ... aëp khoâng khí laïnh hôi nöôùc ngöng tuï thaønh nhöõng haït nöôùc nhoû li ti . Nhieàu haït nöôùc nhoû ñoùi keát hôïp vôùi nhau taïo thaønh maây
 -Caùc ñaùm maây ñöôïc bay leân cao nhôø gioù .Caøng leân cao caøng laïnh .Caùc haït nöôùc nhoû keát hôïp thaønh caùc haït nöôùc lôùn, tróu naëng vaø rôi xuoáng taïo thaønh möa .Nöôùc möa laïi rôi xuoáng soâng,hoà,ao, ñaát lieàn
-2 ñeán 3 HS trình baøy 
-Khi haït nöôùc tróu naëng rôi xuoáng gaëp nhieät ñoä thaáp döôùi O ñoä c haït nöôùc seõ laø tuyeát
-2 HS noái tieáp nhau ñoïc tröôùc lôùp
-Hoaït ñoäng nhoùm theo höôùng daãn giaùo vieân 
-Veõ vaø chuaån bò lôøi thoaïi 
-Caùc nhoùm cöû 2 ñaïi dieän leân trình baøy ,1HS caàm hình veõ,1 HS giôùi thieäu
Vì nöôùc raát quan troïng 
Vì nöôùc bieán ñoåi thaønh hôi nöôùc roài laïi thaønh nöôùc vaø chuùng ta söû duïng
KĨ THUẬT : Bài 7 
	 KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP
MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT
 I/ Mục tiêu:
-Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
-Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .Các mũi khâu tương đối đều nhau
II/ Đồ dùng dạy học: SGK
-Hình mẫu 
-Cácdụng cụ khâu thêu
III/ Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
 A/ Bài cũ: - HS1: Kĩ thuật khâu đột mau có những điểm nào giống và khác so với kĩ thuật khâu đột thưa?
-HS2: - Em hãy nêu cách kết thúc đường khâu đột mau? 
 B/ Bài mới: -GV giới thiệu bài ghi đề lên bảng và nêu mục đích bài học 
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
- GV giới thiệu mẫu, hướng HS quan sát, nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mép vải 
* Hỏi: Em hãy nêu đường gấp mép vải và đường khâu viền trên vải? 
- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải 
GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 
* Hỏi : Yêu cầu HS nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải?
- GV hướng dẫn cho HS đọc nội dung mục một, kết hợp quan sát hình 1, hình 2a, 2b (SGK) 
* Hỏi: Em hãy nêu cách gấp mép vải?
 - GV hướng dẫn cho HS 
 * Lưu ý: Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới.Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải sang mặt trái của vải, sau khi gấp cần miết kĩ đường gấp...
 - HS đọc nội dung mục 2, mục 3 và quan sát hình 3,hình 4 (SGK) 
 * Hỏi: Em hãy nêu các thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột? 
 - GV nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột hoặc mũi khâu đột mau 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS 
 - HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu.
 C/ Nhận xét tiết học 
Hướng dẫn bài sau: (tt tiết 2) 
-HS trả lời 
- HS quan sát mẫu 
- HS trả lời: Mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép vải ở mặt trái của mảnh vải và được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau
- HS quan sát và nhận xét 
- HS trả lời, và bổ sung
- HS quan và nhận xét 
- HS trả lời, 1em thực hành 
- HS lắng nghe
- HS quan sát 1em đọc nội dung mục 2 và 3
- HS trả lời và thực hành, nhận xét 
- HS để dụng cụ lên bàn 
- HS thực hành 
 Thứ sáu ngày tháng 11năm 2009
Toán ( 55) MÉT VUÔNG 
 I Mục tiêu :
-Biết mét vuông là đơnvị đo diện tích ;đọc,viết đựơc mét vuông “m2”
-Biết được 1m2=100dm2.Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2,cm2
II Đồ dùng dạy học :
Chuẩn bị hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ôvuông, mỗi ô có diện tích 1dm2
III Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ:
-Kiểm tra các kiến thức cũ về dm2 và mối quan hệ giữa dm2 và cm2
B. Bài mới :
1.Giới thiệu mét vuông :
Gvgiới thiệu : Cùng với đon vị cm2, dm2 , để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đo mét vuông .
- Gv chỉ hình vuông đã chuẩn bị và nói : Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m
- Giới thiệu cách đọc, và viết mét vuông : mét vuông viết tắt là m2
 - Yêu cầu hs quan sát hình vuông đã chuẩn bị, đếm số ô vuông 1 dm2 có có trong hình vuông .
- Chỉ định hs đọc lại nhiều lần : 1m2= 100dm2và 
ngược lại 100dm2= 1m2
2.Thực hành :
Bài 1 :
- Nêu yêu cầu bài tập,sau đó yêu cầu hs tự làm bài .
- Yêu cầu hs đọc kết quả từng bài , cả lớp nhận xét , giáo viên chữa bài chung.
Bài 2 : 
-Lưu ý hs cần lưu ý đến mối quan hệ giữa các đơn vị m2,dm2, cm2 .
- Yêu cầu hs tự làm bài .
- Yêu cầu hs nhận xét bài của bạn và chấm chữa chung.
Bài 3 :
- Yêu cầu hs đọc đề 
- Giúp hs tìm hiẻu đề :
+ Người ta dùng bao nhêu viện gạch để lót nền?
Như vậy diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch? 
+ Diện tích mỗi viên gạch là bao nhiêu ?
- Yêu cầu hs làm bài .
- Yêu cầu hs nhận xét bài của bạn., gv chấm chữa chung.
3. Củng cố - dặn dò :
Nhận xét tiết học.
 -Dặn hs chuẩn bị bài: Nhân một số với một tổng
- Hai hs lên bảng trình bày
- Hs lắng nghe .
- Hs quan sát số ô vuông 1dm2 có trong hình vuông và phát hiện ra mối quan hệ : 1m2= 100 dm2 và ngược lại
 ĐỌC 
VIẾT
Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông
2005m2
Một nghìn chín trăm tám mươi mét nuông
1980m2
Tám nghìn sáu trăm đề-xi-mét vuông
8600dm2
Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng-ti-mét vuông
28911cm2
- Hs tự làm bài 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
1m2= 100dm2
100dm2=1m2
1m2=10000cm2
10000cm2=1m2
 Hs nhận xét bài của bạn .
 Hai hs làm bảng , cả lớp làm vở .
- Hs đổi vở chấm chéo .
 Giải
 Diện tích của hình 1 là:
 4 x3 = 12(cm2)
 Diện tích của hình 2 là:
 6 x 3=18 (cm2)
 Diện tích của hình 3 là:
 15 x (5-3)=30 (cm2)
 Diện tích của hình đã cho là:
 12+18 +30 = 60 (cm2)
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T.22) TÍNH TỪ
I /MỤC TIÊU:
 -Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật,hoạt động 
trạng thái ..(ND ghi nhớ)
-Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b ,BT1,mục III)đặt được câu có dùng tính từ
 II.CHUẨN BỊ :
 +Bảng phụ.
III /HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A Kiểm tra bài cũ
Gọi HS đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
HS nhận xét
GV nhận xét ghi điểm
B Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tính từ và cách sử dụng tính từ để khi nói viết ,câu văn có hình ảnh hơn, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc người nghe hơn. -GV ghi đề lên bảng
2. Phần nhận xét
Bài 1
Gọi HS đọc truyện Cậu học sinh ở Ác- boa
Gọi HS đọc chú giải.
+Câu chuyện kể về ai?
Bài 2
Yêu cầu HS đọc bài 2
-GV nhận xét.
-GV chốt từ đúng:
a/ Tính tình tư chất của cậu bé là:chăm chỉ, giỏi.
b/Màu sắc của sự vật là :trắng phau, xám.
c/Hình dáng, kích thước và các đặc điểm là :nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền hoà, nhăn nheo.
Những tính từ chỉ tính tình ,tư chất của cậu bé hay từ chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng,kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ.
Bài 3:
-Gọi hs đọc y/c bài
-GV viết cụm từ: đi lại vẫn nhanh nhẹn lên bảng
+Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
+Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế nào?
GV: Những từ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật , hoạt động trạng thái của người, vật được gọi là tính từ.
+Thế nào là tính từ?
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Yêu cầu HS đặt câu.
GV nhận xét tuyên dương.
3.Luyện tập:
Bài 1:
 Gọi HS đọc bài 1
Yêu cầu trao đổi nhóm đôi.
GV nhận xét.
GV chốt từ đúng:gầy gò, cao, sáng,thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng, quang, sạch bóng, xám, trắng ,xanh, dài, hồng to tướng,, dài thanh mảnh.
Bài2:
-Gọi HS đọc bài 2
Hỏi:+Người bạn hoặc người thân của em có đặc điểm gì?Tính tình ra sao? Tư chất thế nào?
Gọi HS đặt câu.
GV nhận xét
Yêu cầu HS viết vào vở.
3 Củng cố, dặn dò:
Hỏi: Thế nào là tính từ?cho ví dụ.
Nhận xét dặn về nhà học thuộc ghi nhớ .CBB: Mở rộng vốn từ: Ý chí - nghị lực
3 HS trả lời.
HS nhắc lại đề
-1 HS đọc 
+Câu chuyện kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu-i-Pa-xtơ.
-1 HS đọc yêu cầu
HS thảo luận cặp đôi.
-1 HS đọc
+Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
+Từ nhanh mhẹn gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi.
+Tính từ là từ miêu tả đặc điểm , tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái
2 HS đọc ghi nhớ.
HS đặt câu.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS trao đổi nhóm đôi.
-HS trả lời.
-1 HS đọc bài 2.
+Đặc điểm: cao, gầy, béo, thấp.
+Tính tình: hiền lành,dịu dàng, nhân hậu, chăm chỉ, lười biếng, ngoan ngoãn.
+Tư chất: thông minh, sáng dạ, khôn ngoan, giỏi.
HS tự do phát biểu
Tập Làm Văn: MỞ BÀI TRONG VĂN KỂ CHUYỆN 
I. MỤC TIÊU:
 -Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (Ndghi nhớ)
-Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1 ;2 ; mục III)bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3mục III)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện "Rùa và Thỏ"
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống 
- Học sinh thực hiện
B. Bài mới
1. GT: nêu mục đích, yêu cầu
2. Tìm hiểu ví dụ
CH: Em biết gì qua bức tranh này?
- Đây là câu chuyện "Rùa và Thỏ"
- Bài 1, 2 
+ Gọi 2 học sinh nối nhau đọc truyện
Tìm đoạn mở bài trong truyện 
- Học sinh tiếp nối
- HS 1: "Trời mùa ..... đường đó"
 HS 2: "Rùa không .... trước nó"
Gọi học sinh đọc đoạn mở bài tìm được
+ MB: "Trời .... tập chạy"
- Bài 3:
+ Gọi học sinh đọc nội dung: Trao đổi nhóm. Treo bảng phụ ghi sẵn 2 MB (BT2 & BT3)
- Gọi học sinh phát biểu và bổ sung
- Cách MB BT3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ.
Cách MB thứ 1: Kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là MB trực tiếp 
Cách MB thứ 2: là gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào truyện mình định kể.
CH: Thế nào là MB trực tiếp, mở bài gián tiếp?
- Học sinh trả lời
3. Ghi nhớ
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
4. Luyện tập
- Bài 1
- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp
Cách a: MB trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện)
- Lớp đọc thầm 
Cách b, c, d: MB gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể)
- 1 học sinh kể mở đầu câu chuyện
- Bài 2:
Học sinh đọc nội dung BT2
- Lớp đọc thầm 
Truyện "Hai bàn tay"
+ Truyện MB theo cách trực tiếp - kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện
- Bài 3: 
-Học sinh có thể mở đầu câu chuyện theo các MB gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc lời của các bác Lê
- Học sinh trao đổi, viết lời MB gián tiếp
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm BT3 vào vở 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop4 tuan 11CKTM.doc