Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần 24

Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần 24

Tập đọc

Vẽ về cuộc sống an toàn

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u – ni - xép). Biết đọc đúng một bản tin thông báo tin vui, giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.

 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

 - Nắm được nội dung chính của bản tin: (SGV).

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Ổn định

B. Kiểm tra bài cũ:

C. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc:

- GV ghi bảng: UNICEF

Giải thích: Tên viết tắt của quỹ bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.

- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ SGK, giúp HS hiểu các từ khó trong bài và hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi.

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai ngày 8 tháng 2 năm 2010
Tập đọc
Vẽ về cuộc sống an toàn
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u – ni - xép). Biết đọc đúng một bản tin thông báo tin vui, giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.
	- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
	- Nắm được nội dung chính của bản tin: (SGV).
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
- 2 HS đọc thuộc lòng bài trước và trả lời câu hỏi SGK.
a. Luyện đọc: 
- GV ghi bảng: UNICEF 
Đọc: u – ni – xép. 
Giải thích: Tên viết tắt của quỹ bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.
HS: Đọc: Năm mươi nghìn 50 000. 
- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ SGK, giúp HS hiểu các từ khó trong bài và hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi.
- 1 – 2 em đọc 6 dòng đầu bài.
- 4 em nối nhau đọc 4 đoạn (2 – 3 lần).
HS: Luyện đọc theo cặp, 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi.
? Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì
- Em muốn sống an toàn.
? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc chơi như thế nào
- Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về ban Tổ chức.
? Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về cuộc thi
- Chỉ điểm tên 1 số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn, Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường.
? Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em
- Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: Màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.
? Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì
- Gây ấn tượng làm hấp dẫn người đọc.
- Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
c. Luyện đọc lại:
HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc 1 đoạn bản thông báo vui: Nhanh gọn, rõ ràng.
- GV đọc mẫu.
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn tin.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
_________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng cộng phân số.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số và bước đầu vận dụng.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em lên bảng chữa bài.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
- GV viết lên bảng phép tính:	 3 + 
- Phải thực hiện phép cộng này thế nào?
HS: Viết số 3 dưới dạng 3 = 
Vậy 3 + = + = + = 
Viết gọn 3 + = + = 
- Còn các phần a, b, c làm tương tự.
a. 3 + = + = 
b. 
c. 
+ Bài 2: GV ghi bảng.
HS: 2 em lên bảng làm.
So sánh kết quả của 2 biểu thức trên ta thấy thế nào?
HS: 2 biểu thức trên bằng nhau:
=> Kết luận (SGK).
HS: 2 em đọc lại kết luận:
	Khi cộng 1 tổng 2 phân số với phân số thứ ba ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
+ Bài 3: 
HS: Đọc đầu bài suy nghĩ tóm tắt và làm vào vở.
Tóm tắt:
Hình chữ nhật có chiều dài: m.
Chiều rộng: m.
Tính nửa chu vi của hình chữ nhật đó.
Giải:
Nửa chu vi của hình chữ nhật đó là: 
 + = (m).
Đáp số: m.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học và làm bài tập.
___________________________
Khoa học
ánh sáng cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
- HS biết kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Hình trang 94, 95 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống.
- Đọc phần ghi nhớ bài trước.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95 SGK.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Thư ký ghi lại các ý kiến.
- GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
=> Kết luận (SGK mục “Bạn cần biết”).
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật.
- GV đặt vấn đề: Cây xanh không thể sống thiếu ánh sáng mặt trời. Nhưng có phải mọi loài cây đều cần 1 thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không?
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
HS: Thảo luận cả lớp.
? Tại sao có 1 số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng  được chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được trong rừng rậm, trong hang động
? Hãy kể tên 1 số cây cần nhiều ánh sáng và 1 số cây cần ít ánh sáng
- Vì mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh yếu khác nhau.
- Cây lúa, cây ngô, cây đỗ, cây lạc, cây hoa hướng dương.
? Nêu 1 số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt
- Khi trồng những loại cây đó người ta phải chú ý đến khoảng cách giữa các cây vừa đủ để cây này không che mất ánh sáng của cây kia.
- Để tận dụng đất trồng và giúp cho cây phát triển tốt người ta thường hay trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng 1 thửa ruộng.
=> Kết luận: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kỹ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
___________________________
chính tả
họa sĩ: tô ngọc vân
I. Mục tiêu:
	1. Nghe – viết đúng chính xác, trình bày đúng bài chính tả “Họa sĩ Tô Ngọc Vân”.
	2. Làm đúng bài tập nhận biết tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ch/tr, dấu hỏi / ngã.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu bài tập, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- 1 HS đọc những từ ngữ cần điền vào ô trống ở bài tập 2 tiết trước.
- GV đọc bài chính tả cần viết và các từ được chú giải.
HS: Theo dõi trong SGK, xem ảnh chân dung Tô Ngọc Vân.
- Đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc các em chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai và cách trình bày bài.
? Đoạn văn nói điều gì
- Ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sỹ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
HS: Nghe viết bài vào vở.
- Soát lỗi bài chính tả.
- Chấm 10 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2:
- GV dán phiếu ghi sẵn nội dung bài tập.
HS: Đọc yêu cầu, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- 3 – 4 HS lên làm bài trên phiếu.
- GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Đoạn a: Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng các tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện.
* Đoạn b: Mở hộp thịt mỡ. Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu, làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng:
	a. Nho, nhỏ, nhọ.
	b. Chi, chì, chỉ, chị.
- GV cho điểm những HS làm đúng.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 9 tháng 2 năm 2010
Thể dục
Luyện từ và câu
Câu kể: “ai là gì?” 
I. Mục tiêu:
	- Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể “Ai là gì?”.
- Biết tìm câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn. Biết đặt câu kể “Ai là gì?” để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Bài cũ:
C. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi tên bài:
2. Phần nhận xét:
- 1 HS học thuộc lòng 4 câu tục ngữ, một em làm bài tập 3.
HS: 4 HS nối nhau đọc 4 yêu cầu.
- 1 HS đọc 3 câu in nghiêng có trong đoạn văn.
- Cả lớp đọc thầm 3 câu văn in nghiêng, tìm câu dùng để giới thiệu câu nêu nhận định về bạn Diệu Chi.
- HS phát biểu.
- GV chốt lại bằng cách dán tờ phiếu lên bảng.
Câu 1, 2: Giới thiệu về bạn Diệu Chi.
Câu 3: Nêu nhận định về bạn ấy.
- Đây là bạn Chi, bạn mới của lớp ta.
- Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
- GV hướng dẫn HS tìm các bộ phận trả lời các câu hỏi “Ai là gì?”:
	Câu 1: Ai là Diệu Chi  ta?
Đây là ai?
HS: Đây là Diệu Chi  ta.
- Đây là Diệu Chi, bạn mới  ta.
	Câu 2, 3 tương tự.
- GV cho HS so sánh xác định sự khác nhau giữa kiểu câu “Ai là gì?” với “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?”.
HS: Khác nhau ở bộ phận vị ngữ.
3.Ghi nhớ:
HS: 4 – 5 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu kể “Ai là gì?”
a.- Thì ra đó là  chế tạo.
- Đó chính là  hiện đại.
Tác dụng:
- Giới thiệu về thứ máy mới.
- Nêu nhận định về giá trị của máy.
b. Lá là lịch của cây
Cây lại là lịch đất
Trăng lặn rồi trăng mọc
Là lịch của bầu trời 
Mười ngón tay là lịch
Lịch lại là trang sách.
- Nêu nhận định (chỉ mùa).
- Nêu nhận định (chỉ vụ hoặc chỉ năm).
- Nêu nhận định (chỉ ngày đêm).
- Nêu nhận định (đếm ngày tháng).
- Nêu nhận định năm học.
c. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
- Nêu nhận định về giá trị của trái sầu riêng bao hàm cả gợi ý giới thiệu.
+ Bài 2:
HS: Một em đọc yêu cầu, suy nghĩ viết nhanh vào giấy nháp lời giới thiệu kiểm tra các câu kể “Ai là gì?”.
- Từng cặp HS thực hành giới thiệu.
- Thi giới thiệu trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
- Chấm điểm những em giới thiệu hay.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài.
______________________
Toán
Phép trừ phân số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết phép trừ 2 phân số cùng mẫu số.
- Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
II. Đồ dùng:
	Hai băng giấy hình chữ nhật 12 x 4, thước, kéo.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Thực hành trên băng giấy:
- HS lên bảng chữa bài tập.
- GV cho HS:
- Lấy 2 băng giấy đã chuẩn bị, dùng thước chia mỗi băng giấy thành 6 phần bằng nhau. Lấy 1 băng cắt lấy 5 phầ ... oạn 1: Hè nào em cũng được về quê thăm bà ngoại. Vườn nhà bà em trồng nhiều thứ cây: Nào na, nào ổi, nhưng nhiều hơn cả là chuối.
Đoạn 2: Đến gần mới thấy rõ thân chuối chư cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi vì cái vỏ nhẵn bóng của cây đã hơi khô.
Đoạn 3: Đặc biệt nhất là buồng chuối dài lê thê, nặng trĩu với bao nhiêu nải úp sát nhau khiến cây như oằn xuống.
Đoạn 4: SGV.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, tập viết lại đoạn văn.
________________________
lịch Sử
ôn tập lịch sử
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này HS biết:
+ Nội dung từ bài 7 đến bài 19 trình bày 4 giai đoạn: Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
+ Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.
II. Đồ dùng:
Băng thời gian SGK (phóng to), tranh ảnh từ bài 7 đến bài 19.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp hoặc theo nhóm.
- GV treo băng thời gian lên bảng.
HS: Quan sát, đọc băng thời gian ghi nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian.
- GV gọi 1 số em lên bảng ghi nội dung.
HS: Cả lớp nhận xét và so sánh với bài làm của mình.
- GV nhận xét, kết luận đúng hay sai.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm câu hỏi sau:
HS: Mỗi nhóm chuẩn bị 2 nội dung (mục 2 và 3 SGK).
- GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả sau khi thảo luận.
? Từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỷ VI) trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện lịch sử nào tiêu biểu? Em hãy lập bảng thống kê các sự kiện đó (xảy ra lúc nào? ở đâu)
? Em hãy kể lại 1 trong những sự kiện, hiện tượng lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê
HS: Đại diện các nhóm lên kể.
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm những nhóm kể đúng.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà ôn giờ sau kiểm tra.
_________________________________________________________________
Thứ năm ngày 11 tháng 2 năm 2010
Thể dục
_______________________
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố, luyện tập phép trừ hai phân số.
- Biết cách trừ hai, ba phân số.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
- HS lên bảng chữa bài tập.
a. Củng cố về phép trừ 2 phân số:
- GV ghi bảng: Tính:
 - =? 	 - =?
HS: 2 em lên bảng nhắc lại cách trừ 2 phân số khác mẫu số và thực hiện phép trừ. Cả lớp làm vào vở.
b. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu, tự làm vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
- GV gọi HS nêu kết quả, lên bảng trình bày.
+ Bài 2:
HS: Làm bài rồi chữa bài.
- GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 3: GV ghi phép tính lên bảng:
2 - =?
HS: Viết 2 dưới dạng phân số
2 - = - = - = 
HS: Tự làm các phần còn lại vào vở.
+ Bài 4: GV đọc yêu cầu, nhấn mạnh cách rút gọn trước khi tính.
HS: Tự làm vào vở.
- 2 em lên bảng làm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm và kết quả.
+ Bài 5: 
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt rồi tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Giải:
Thời gian ngủ của Lan trong ngày là:
 - = (ngày)
Đáp số: ngày.
- GV có thể hỏi =? Giờ
	1 ngày = 24 giờ
	 ngày = x 24 = 9 (giờ)
- Thời gian của Lan trong 1 ngày là 9 giờ.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 12 tháng 2 năm 2010
đạo đức
giữ gìn các công trình công cộng (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
- Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn.
- Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
- Biết tôn trọng giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II. Đồ dùng:
Các tấm thẻ xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài 4 SGK).
- HS đọc bài học.
HS: Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
- GV gọi cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như:
+ Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
+ Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
+ GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
- Cách tiến hành như sau:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- GV kết luận về tình huống:
	+ ý kiến a là đúng.
	+ ý kiến b, c là sai.
=> Kết luận chung.
HS: 1 – 2 em đọc to phần ghi nhớ.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
________________________
Tập làm văn
Tóm tắt tin tức
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
- Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức.
II. Đồ dùng dạy học:
 	Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
- HS đọc 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung viết hoàn chỉnh tiết trước.
+ Bài 1:
- GV và HS nhận xét, chốt lại: 4 đoạn.
- GV ghi phương án trả lời đúng lên bảng (SGV).
HS: Đọc yêu cầu bài 1.
a. HS đọc thầm bản tin, xác định đoạn của bản tin và phát biểu.
b. Cả lớp trao đổi, làm vào vở bài tập.
- HS đọc kết quả trao đổi trước lớp.
c. HS suy nghĩ, viết nhanh ra nháp tóm tắt toàn bộ bản tin.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS phát biểu.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu bài 2 và tự trả lời như phần ghi nhớ.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3 – 4 em đọc phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân. 1 số HS làm vào phiếu lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn phương án đúng.
Tóm tắt bằng 4 câu:
Ngày 17 – 11 – 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29 – 11 - 2000, UNESCO lại được công nhận Vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. Ngày 11 – 12 - 2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội. Sự kiện này cho thấy Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên.
+ Bài 2: 
HS: Đọc lại yêu cầu của bài tập và tự làm bài vào vở bài tập.
- 1 số em làm vào giấy to lên trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bài tóm tắt hay nhất.
VD:	+ 17 – 11 – 1994, Vịnh Hạ Long được công nhận  thế giới.
	+ 29 – 11 – 2000, được tái tạo công nhận là di sản thiên nhiên thế giới trong đó nhấn mạnh các giá trị về địa chất, địa mạo.
	+ Việt Nam rất quan tâm  đất nước mình.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin tức.
	- Nhận xét giờ học. Về nhà viết lại vào vở.
______________________
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Giúp HS kỹ năng cộng, trừ phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Gọi HS lên chữa bài tập.
+ Bài 1: GV gọi HS phát biểu cách cộng, trừ 2 phân số khác mẫu.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp kiểm tra kết quả bài làm của bạn.
- 2 HS lên bảng làm bài.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và suy nghĩ làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
	1 + = + = 
	 - 3 = - = 
- 2 HS lên bảng làm.
+ Bài 3: Tìm x:
HS:	- Đọc yêu cầu.
	- Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ và số trừ chưa biết.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài:
- Tự suy nghĩ làm bài vào vở.
a. x + = 
 x = - 
 x = 
b. x - = 
x = + 
x = 
+ Bài 4: GV viết lên bảng và gọi HS nêu cách tính.
HS: 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a. + + = + + 
= + = 
b. Tương tự.
+ Bài 5:
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và giải.
Tóm tắt:
?
Tiếng Anh: số HS cả lớp
Tin học: số HS cả lớp.
Giải:
Số HS tin học và Tiếng Anh là:
 + = (HS cả lớp)
Đáp số: HS cả lớp.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
______________________
Khoa học
ánh sáng cần cho khoa học (tiếp)
I. Mục tiêu:
- HS có thể nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật.
II. Đồ dùng:
	Hình trang 96, 97 SGK, khăn tay sạch, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi tên bài:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người.
- HS đọc phần “Bóng đèn tỏa sáng” giờ trước.
* Bước 1: Động não.
- Mỗi người tìm 1 ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống con người.
- Viết ý kiến của mình vào giấy và dán lên bảng.
* Bước 2: Thảo luận phân loại các ý kiến.
HS: Phân thành 2 nhóm
- Nhóm 1: Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn nhận thế giới hình ảnh, màu sắc.
- Nhóm 2: Vai trò của ánh sáng đối với sức khỏe con người.
- GV kết luận như mục “Bạn cần biết” trang 96 SGK.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật. 
* Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
HS: Làm theo nhóm.
* Bước 2: Thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
1. Kể tên 1 số động vật mà bạn biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
2. Kể tên 1 số động vật kiếm ăn vài ban đêm, 1 số động vật kiếm ăn vào ban ngày?
- Đêm: Sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú 
- Ngày: Gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai, 
3. Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó?
- Mắt của động vật kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước, màu sắc.
Vì vậy chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh.
- Mắt của các động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được sáng tối (trắng đen) để phát hiện con mồi trong đêm tối.
4. Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn và đẻ nhiều trứng?
=> Kết luận: Mục “Bạn cần biết” trang 97 SGK.
HS: 2 – 3 em đọc lại.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
____________________________
Sinh hoạt tập thể

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24 chuan.doc