Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 25 Lớp 4

Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 25 Lớp 4

1) Xe của tiểu đội không có kính vì:

a) Bom đạn đã làm vỡ kính xe

b) Xe chưa kịp lắp kính

c) Đây là loại xe không có kính

2) Những hình ảnh “Ung dung buồng lái ta ngồi – Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng” thể hiện các chiến sĩ:

a) Tinh thần lạc quan

b) Sự khó khăn vất vả

c) Sự dũng cảm

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập kiến thức Tuần 25 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: 	
Lớp:	
Ôn tập kiến thức tuần 25
Tiếng Việt:
Tập đọc:
Khuất phục tên cướp biển
Hình dáng tên chúa tàu có điểm đặc biệt là:
Thân hình cao lớn, vạm vỡ, da lưng xạm như gạch nung
Má có vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch
Tất cả các ý trên
Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua các chi tiết:
Hình dáng
Lời nói
Hành động
Cả ba ý trên
Khi thấy tên cướp biển đứng phắt dậy, rút dao ra chực đâm mình, bác sĩ Ly đã:
Cúi đầu im lặng
Sợ sệt bỏ chạy
Bình tĩnh đối đầu với tên cướp
Qua lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người:
Nhân hậu
Nhút nhát
Điềm đạm
Dũng cảm
Cứng rắn
Nóng nảy
Bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn vì:
Bác sĩ Ly khỏe hơn tên cướp
Các sĩ dọa đưa tên cướp ra tòa
Bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải
Sự chiến thứng của bác sĩ đối với tên cướp giúp em hiểu được điều:
Phải đấu tranh một cách không khoang nhượng đối với cái xấu, cái ác
Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng
Sức mạnh tinh thần của một người chính nghĩa, quả cảm có thể làm đối thủ hung hãng phải khiếp sợ, khuất phục.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Xe của tiểu đội không có kính vì:
Bom đạn đã làm vỡ kính xe
Xe chưa kịp lắp kính
Đây là loại xe không có kính
Những hình ảnh “Ung dung buồng lái ta ngồi – Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng” thể hiện các chiến sĩ:
Tinh thần lạc quan
Sự khó khăn vất vả
Sự dũng cảm
Hình ảnh nói tên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe là:
Bom giật, bom rung, kĩnh vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Câu thơ “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới – Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” nói lên điều:
Tinh thần đồng đội giữa các chiến sĩ
Sự vội vã của các chiến sĩ
Sự độc đáo của những chiếc xe ra trận
Những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ:
Các chú bộ đội lái xe rất dũng cảm, lạc quan và yêu đời
Các chú bộ đội lái xe rất lạc quan, yêu đời
Các chú bộ đội lái xe rất yêu quý đồng đội
Luyện từ và câu:
Đọc đoạn văn sau:
Rắn đuôi kêu là một loại rắn hung dữ và có độc tính rất mạnh. Khi chúng lắc đuôi một cách mạnh mẽ, chúng sẽ phát ra tiếng kêu “két, két”. Bí mật ở đây chính là chiếc đuôi của rắn đuôi kêu. Trên chiếc đuôi của nó có một lớp vỏ rỗng hình bánh xe bằng chất sừng, trong chiếc vỏ rỗng là hai bong bóng rỗng hình tròn bằng màng cách chất sừng, chiếc bong bóng rỗng giống như là chiếc thùng. 
Có mấy câu kể Ai là gì? trong đoạn văn trên?
1 câu
2 câu
3 câu
Đó là các câu:	
Câu “Rắn đuôi kêu là một loại rắn hung dữ và có độc tính rất mạnh” có chủ ngữ là:
Rắn
Rắn đuôi kêu
Rắn đuôi kêu là loại rắn
Điền vị ngữ thích hợp để có kiểu câu Ai là gì?
Lớp 4A	
Mẹ tôi	
Hoa hồng	
Bác Hồ	
Quê hương	
Hoa hướng dương	
Thành ngữ nói về lòng dũng cảm là:
Dãi nắng dầm mưa
Gió táp mưa sa
Gan vàng dạ sắt
Nghĩ của từ “dũng cảm” là:
Dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm
Dám chống lại kẻ xấu
Không sợ chết
Từ “dũng cảm” có thể điền vào chỗ trống của câu nào dưới đây:
	phát biểu ý kiến trước lớp.
	xông vào dập đám cháy
	ở nhà một mình.
Tập làm văn:
Toán:
Lịch sử: Trịnh – Nguyễn phân tranh
Vua ở triều Lê bị nhân dân mỉa mai gọi là “vua quỷ” là:
Lê Thái Tổ
Lê Tương Dực
Lê Chiêu Tông
Lê Uy Mục
Vua ở triều Lê bị nhân dân mỉa mai gọi là “vua lợn” là:
Lê Thái Tổ
Lê Tương Dực
Lê Chiêu Tông
Lê Uy Mục
“Vua quỷ” và “vua lợn” đã cai quản đất nước là:
Chăm lo phát triển nông nghiệp
Bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện
Để cho quan lại trong triều chia thành bè phái, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lợi
Trong hoàn cảnh suy yếu của nhà Lê, đất nước ta đã:
Giặc ngoại xâm kéo vào
Vua Lê bị mất ngôi
Đất nước bị chia cắt
Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Mạc Đĩnh Chi cầm đầu một số quan lại lật đổ triều Lê, lập nên triều Mạc năm 1527
Nam Triều và Bắc Triều đánh nhau, gây ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm
Năm 1592, nhà Lê diệt được nhà Mạc
Sau khi chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc, đất nước ta lại rơi vào cảnh Trịnh – Nguyễn phân tranh
Họ Trịnh cai quản từ sông Gianh trở vào, gọi là Đàng Trong
Họ Nguyễn cai quản từ sông Gianh trở ra, gọi là Đàng Ngoài
Triều Mạc được lập vào năm:
1527
1553
1592
1593
Người lập ra Bắc triều là:
Mạc Đăng Dung
Mạc Đăng Doanh
Nguyễn Kim
Trịnh Kiểm
Kinh đô Bắc triều đóng tại:
Thăng Long
Thanh Hóa
Cao Bằng
Tuyên Quang
Nam triều được thành lập vào năm:
1527
1553
1592
1593
Người lập ra Nam triều là:
Nguyễn Kim
Nguyễn Hoàng
Trịnh Kiểm
Nam triều đóng đô tại:
Thăng Long
Nghệ An
Thanh Hóa
Hà Tĩnh
Năm 1592 diễn ra sự kiện:
Nam triều chiếm được Thăng Long
Nhà Mạc thua chạy lên Cao Bằng
Chiến tranh Nam – Bắc triều kết thuc
Sau năm 1952 tình hình nước ta:
Nhân dân được sống trong cảnh thái bình, thịnh trị
Hình thành hai thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn
Một cuộc chiến giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bủng nổ, kéo dài hơn 50 năm
Kết quả của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn là:
Họ Trịnh giành được thắng lợi
Họ Nguyễn giành được thắng lợi
Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài với giới tuyến là sông Gianh.
Chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn có mục đích:
Thống nhất đất nước
Mở rộng lãnh thổ
Vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ
Địa lí: Thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có vị trí:
Trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long
Trung tâm của đồng bằng Nam Bộ
Trung tâm của sông Tiền và sông Hậu
Loại hình giao thông không thể đi từ Cần Thơ đến các tỉnh khác là:
Đường ô tô
Đường sông
Đường biển
Đường sắt
Đường hàng không
Chọn các nội dung sau điền vào chỗ trống cho thích hợp để hoàn thiện sơ đồ thể hiện thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long:
Đại học Cần Thơ
Nơ sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu
Trường cao đẳng và trung tâm dạy nghề
Nơi tiếp nhận và xuất đi hàng nông sản, thủy sản của vùng
Viện nghiên cứu lúa
Trung tâm văn hóa, khoa học :
Thành phố Cần Thơ
Trung tâm kinh tế:
Khoa học:
Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
Đúng ghi Đ, sai ghi S:
 Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh thì sẽ làm hại mắt, còn ánh sáng yếu thì không rõ chứ không có hại cho mắt.
 Đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt
 Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh hay quá yếu thì cũng đều có hại cho mắt.
 Ánh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt
 Mắt có thể bị tổn thương khi bị ánh sáng mạnh chiếu vào
 Sử dụng máy tính và xem ti vi quá lâu đều không tốt cho mắt
Ghi N trước những việc nên làm và K trước những việc không nên làm:
 Nhìn trực tiếp vào mặt trời
 Không nhìn trực tiếp vào ánh lửa hàn
 Đội mũ rộng vành hoặc che ô, đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng
 Nhìn trực tiếp vào đèn pha xe máy đang bật sáng
Nóng, lạnh và nhiệt độ
Điển từ cốc nước nóng, bình sữa để điển vào chỗ chấm cho thích hợp:
Ngâm một bình sữa đã lạnh vào cốc nước nóng:
Vật nóng hơn là:	
Vật lạnh hơn là:	
Vật có nhiệt độ thấp hơn là:	
Vật có nhiệt độ cao hơn là:	
Đánh dấu vào kết luận đúng:
Sau đó, cốc nước sẽ lạnh đi
Sau đóm bình sữa sẽ nóng lên
Sau đó, nhiệt độ bình sữa tăng lên
Nếu ngâm lâu, bình sữa sẽ nóng hơn cốc nước
Để đo nhiệt độ người ta sử dụng:
Nhiệt kế
Thước dây
Đồng hồ
Chọn nhiệt độ thích hợp viết vào chỗ chấm:
Nhiệt độ của nước đang sôi là:	
Nhiệt độ của nước đá đang tan là:	
Nhiệt độ của cơ thể người khỏe mạnh là:	
Nhiệt độ của người đang bị sốt là:	
Nhiệt độ của một ngày trời nóng là:
10oC
30oC
50oC
100oC
Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, tay ta thấy mát lạnh. Đó là vì:
Nhiệt lạnh từ vật đã truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh
Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên ta cảm thấy lạnh
Nhiệt lạnh từ vật truyền tới tay ta làm ta mất bớt nhiệt nóng ở tay, vì vậy ta thấy lạnh
Nhiệt lạnh từ vật truyền vào tay ta đồng thời nhiệt nóng từ tay ta truyền tới vật, vì vậy tay ta thấy lạnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_kien_thuc_tuan_25_lop_4.doc