Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần 6

Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần 6

TUẦN 6:

Thứ hai

TẬP ĐỌC

NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA.

I.MỤC TIÊU:

 1.Đọc thành tiếng.

 -Đọc đúng : An-đrây-ca, hoảng hốt, cứu nổi, nức nở, mãi sau

 -Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 -Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2.Đọc – Hiểu.

 -từ ngữ : dằn vặt.

 -nội dung Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II.CHUẨN BỊ:

 -Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6:
Thứ hai 
TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA.
I.MỤC TIÊU:
 1.Đọc thành tiếng.
 -Đọc đúng : An-đrây-ca, hoảng hốt, cứu nổi, nức nở, mãi sau
 -Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 -Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2.Đọc – Hiểu.
 -từ ngữ : dằn vặt.
 -nội dung Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II.CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ viếùt sẵn câu, đoạn cần luyện đọc..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài “Gà Trống và Cáo”và trả lời câu hỏi :
+Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào ?
+Cáo là con vật có tính cách như thế nào ?
+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì
-GV nhận xét cho điểm.
2.Dạy – học bài mới.
-GV giới thiệu bài.
*Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a)Luyện đọc.
Yêu cầu HS mở sgk trang 55 và yêu cầu HS đọc nối tiềp theo đoạn ( 3 lượt).
 -GV chú ý sửa lổi phát âm của HS.
+Chú ý : Nhấn giọng :nhanh nhẹn, hoảng hốt, khóc nấc, òa khóc, an ủi, nức nở, tự dằn vặt.
-HS luyện đọc theo cặp
-Gọi 02 HS đọc toàn bài.
+GV đọc diễn cảm bài văn
b)Tìm hiểûu bài
 -GV cho HS đọc đoạn 1.
+Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ?
+Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu thế nào ?
+An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
 -Đoạn 1 ý nói gì ?
-Gọi 01 HS đọc đoạn 2.
+Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
+Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào ?
+Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là người như thế nào ?
 -Nội dung chính đoạn 2 là gì ?
-Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
-GV chốt ý và ghi bảng.
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
-2 HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
 -Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm-GV đọc mẫu.
 “ Bước vào phòng ông nằm.lúc con vừa ra khỏi nhà.”
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn.
-GV nhận xét sửa sai.
-Gọi HS đọc lại toàn bài.
GV nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố:
+Nếu đặt tên khác cho câu chuyện thì em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì ?
+Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn ấy 
-Nội dung chính của bài.
4.Dặn dò:
Về nhà xem lại bài và xem trước bài mới. 
5.Nhận xét tiết học.
-3 HS lên đọc bài.
+Đoạn 1 : An-đrây-camang về nhà.
+Đoạn 2 : phần còn lại.
-02 HS đọc – Cả lớp đọc thầm.
-1 HS đọc đoạn 1.
-+An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm nặng. 
+An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
.
-An-đrây-ca mãi chơi quên lời mẹ dặn.
-1 HS đọc.
+An-đrây-ca hoảng hốt khi thấy mẹ khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời.
+Cậu ân hận vì mình mãi chơi, 
+An-đrây-ca rất thương yêu ông, cậu không thể tha thứ cho mình vì chuyện mãi chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất.
-Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
*-HS đọc.
- HS đọc. 
-HS theo dõi.
-4 HS đọc theo vai.
+
Chú bé AN-đrây-ca.
+Tự trách mình.
+Chú bé trung thực 
+Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn chắc cũng hiểu bạn mà.
Lắng nghe và về nhà thực hiện.
------------------------------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:Giúp HS:
 -Củng cố về kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ cột.
-Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
II.CHUẨN BỊ.
-Các biểu đồ trong bài học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-3 HS lên bảng làm bài tập.
-GV Kiểm tra vở bài tập của HS.
-GV nhận xét sửa sai. 
2.Dạy học bài mới.
a)-GV giới thiệu bài
b)Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài tập .
+Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
-
 Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
 -Bài 2.
-Yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong sgk và hỏi;
+Biểu đồ biểu diễn gì ?
+Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
-GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
Bài 3: Yêu cầu 01 HS đọc bài và thực hiện :
-Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
+Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3 ?
-GV : Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
-GV yêu cầu HS lên chỉ vị trí để vẽ cột số cá của tháng 2. 
-GV nêu lại cho HS nắm : Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2ô.
+Nêu bề rộng của cột.
+Nêu chiều cao của cột.
-GV cho HS lên thực hiện vẽ và nhận xét .
-GV nhận xét và sửa sai.
-GV cho HS tiếp tục thực hiện ở tháng 3.
 -GV nhận xét – sửa sai.
 3.Củng cố:
-Hỏi bài vừa học.
4.Dặn dò:
-Hoàn thành bài tập nếu chưa làm xong.
-3 HS lên bảng thực hiện.
+Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng bán được trong 9 tháng.
 .01 HS làm trên bảng lớp.
+Số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004.
+Tháng ; 7, 8, 9.
Tháng 7 có 18 ngày mưa.
Tháng 8 có 15 ngày mưa.
Tháng 9 có 3 ngày mưa.
 -Nêu miệng.
+Tháng 2 và 3.
+Tháng 2 bắt được 2 tấn, tháng 3 bắt được 6 tấn.
-HS chỉ trên bảng.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
---------------------------------------------------------------------
THỂ DỤC
BÀI 11
(GV bộ môn dạy)
-----------------------------------------------------------------------
CHÍNH TA Û(Nghe – Viết)
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I.MỤC TIÊU
 -Nghe – viết chính xác, đẹp câu chuyện vui Người viết truyện thật thà.
 -Tự phát hiện ra lổi sai và sửa lổi chính tả.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
GV đọc cho HS viết vào bảng con.
 +lang ben, cái kẻng, leng keng, len lén, hàng xén, léng phéng,
_GV nhận xét sửa sai.
2.Bài mới .
*Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn nghe – viết chính tả.
a)Tìm hiểu về nội dung truyện.
-Goi 01 HS đọc truyện.
Hỏi : Nhà văn Ban-dắc có tài gì ?
+Trong cuộc sống ông là người như thế nào ?
b)Hướng dẫn viết từ khó.
 (Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn,,...)
Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
-GV nhận xét sửa sai.
c)Hướng dẫn cách trình bày.
-GV gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại.
*Viết chính tả.
GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải 
*Soát lỗi và chấm bài.
-Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
-GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau và soát lỗi bài bạn.
-Chấm chữa bài.
Nhận xét bài viết của HS.
*Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
-Yêu cầu HS ghi lỗi và sửa lỗi vào vở
 Nhận xét bài làm của HS tuyên dương 
*Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+Từ láy có tiếng chứa âm s hoặc âm x là từ láy như thế nào ?
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm vào phiếu học tập.
 Nhận xét về lời giải đúng
 3.Củng cố-Dặn dò:
-Những em viết sai chính tả về nhà viết lại.
-Chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe và viết vào bảng con.
-01 HS đọc.
+Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt.
-Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm trả lời.
-HS đọc; mỗi HS đọc 02 từ.
-HS nêu.
-HS nghe GV đọc và viết bài vào vở.
-HS mở sgk và dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
-01 HS đọc yêu cầu của bài tập.
 -HS thực hiện.
-Lắng nghe để sửa sai.
-01 HS đọc yêu cầu của bài tập.
 . HS thực hiện.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
Thứ ba :
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
-Viết số liền trước, số liền sau của một số.
-Giá trị của các chữ số trong số tự nhiên.
-So sánh số tự nhiên.
-Đọc biểu đồ hình cột.
-Xác định năm, thế kỉ.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1Kiểm tra bài cũ
-GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS làm các bài tập của tiết trước.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn luyện tập.
*Bài toán 1:
 -GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán.
a) Số tự nhiên liền sau của số 2 835 917.
b) Số tự nhiên liền trước của số 2 835 917
c)Số 82 360 945.
 -GV nhận xét sửa sai.
*Bài toán 2.
-Yêu cầu HS đọc đề toán.
-Yêu cầu HS thực hiện và nêu cách giải.
-GV nhận xét 
 *Bài 3: 
-HS đọc đề.
-HS quan sát biểu đồ và nêu biểu đồ biểu diển gì ?
-Cho HS lên bảng giải.
+Khối lớp Ba có bao nhiêu lớp ? Đó là những lớp nào ?
+Nêu số HS giỏi toán của từng lớp ?
+Trong khối lớp Ba lớp nào có nhiều HS giỏi toán nhất ? Lớp nào có ít HS giỏi toán nhất ?
+Trung bình mỗi lớp Ba có bao nhiêu HS giỏi toán ?
-GV nhận xét – cho điểm.
 *Bài 4:
-GV hỏi : bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-Yêu cầu HS làm bài.
-GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
*Bài 5 :
-Yêu cầu HS đọc đề toán.
-Yêu cầu HS đọc các số tròn trăm từ 500 đến 800 ?
+Trong các số trên những số nào lớn hơn 540 và bé hơn 870 ?
+Vậy x có thể là những số nào ?
-GV nhận xét 
 3.Củng cố – Dặn dò.
-GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.
-
-03 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
.
 -1 HS nêu.
-2 835 918.
-2 835 916.
-HS lên bảng trình bày.
-1 HS đọc .
-Biểu đồ biểu diễn số HS giỏi toán khối lớp Ba Trường Tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2004-2005
+Có ba lớp đó là lớp 3A, 3B, 3C.
+3 ... ----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu 
TOÁN
PHÉP TRỪ
I MỤC TIÊU -Giúp HS : 
-Củng cố kĩ năng thực hiện tính trừ có nhớ và không nhớ với các số tự nhiên 4, 5, 6 chữ số.
-Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng phép tính trừ.
-Luyện vẽ hình theo mẫu.
II.CHUẨN BỊ 
 -Hình vẽ như bài tập 4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập ở tiết học trước. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
 2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Củng cố kĩ năng làm tính trừ.
-GV ghi ví dụ 1 lên bảng.
 865 279 – 450 237
-Hỏi : Muốn thực hiện phép tính trừ ta làm như thế nào ?
-GV cho HS lên bảng thực hiện và lớp làm vào nháp.
-GV cho HS nhận xét 
-GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính.
-Vậy 865 279 – 450 237 = ?
-GV nhận xét sửa sai.
-GV ghi ví dụ 2 lên bảng.
 647 253 – 285 749
-Tương tự yêu cầu HS lên bảng thực hiện và nêu cách thực hiện.
-GV nhận xét 
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
+Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
-GV cho HS thực hiện vào bảng con, 4 HS lên bảng tính và nêu cách tính.
-GV nhận xét sửa sai.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài.
-Yêu cầu HS thực hiện vào vở và nêu kết quả.
-GV nhận xét sửa sai.
 Bài 3.
-GV cho HS đọc đề toán.
+Bài toán cho ta biết gì ?
+Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
 -GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
-Yêu cầu HS nhận xét .
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 4.
-Yêu cầu HS đọc đề.
 -GV HD HS cách tính.
-GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
-Yêu cầu HS nhận xét.
-GV nhận xét sửa sai.
 3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
 -HS quan sát và đọc.
+Trước hết ta đặt tính 
+Sau đó thực hiện trừ theo thức tự từ phải sang trái.
 865 279
- 450 237
 415 042
 865 279 – 450 237 = 415 042
 -HS làm bài.
-HS nêu yêu cầu đề toán.
+Tính có đặt tính.
 987 864 969 696 839 084 628 450 
- 783 251 - 656 565 - 246 937 - 35 813
 204 613 313 131 592 147 592 637
-HS đọc đề toán.
-HS thực hiện vào vở.
+Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh dài 1 730 km. Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang dài 1 315 km.
+Tính quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh..
-HS đọc đề.
 Số cây năm ngoái trồng được là :
214 800 – 80 600 = 134 200 (cây)
Số cây cả hai năm trồng được là :
134 200 + 214 800 = 349 000 (cây)
 Đáp số : 349 000 cây
HS lắng nghe và thưc hiện.
---------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I MỤC TIÊU 
-Dựa vào tranh minh họa và lời gợi ý, xây dựng được cốt truyện “Ba lưỡi rìu”
-Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật, đặc điểm của các sự vật.
-Hiểu được nội dung ý nghĩa truyện.
-Lời kể tự nhiên, sinh động, sáng tạo trong miêu tả.
II.CHUẨN BỊ 
-Tranh minh hoạ cho truyện trang 64, SGK (phóng to nếu có điều kiên)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ của bài trước.
-Gọi 2 HS kể phần thân đoạn.
-1 HS kể toàn bộ truyện Hai mẹ con và bà tiên.
-Nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài :
 b. Hướng dẫn làm bài tập :
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV treo 6 tranh và cho HS quan sát.
+Truyện có những nhân vật nào ?
+Câu truyện kể lại chuyện gì ?
+Truyện có ý nghĩa gì ?
-Yêu cầu HS đọc phần gợi ý dưới mỗi bức tranh.
-Yêu cầu HS dựa vào bức tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
-GV nhận xét cho HS. Nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính.
-GV nhận xét tuyên dương những em nhớ đầy đủ cốt truyện và lời kể có sáng tạo.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV làm mẫu tranh 1 :
-Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+Anh chàng triều làm gì ?
+Khi đó chàng trai nói gì ?
+Hình dáng của chàng triều phu như thế nào?
+Lưỡi rìu của chàng triều phu như thế nào ?
-Gọi HS xây dựng đoạn 1 dựa vào các câu hỏi.
-Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm với 5 tranh còn lại.
+Tổ chức cho HS thi nhau kể từng đoạn.
-GV nhận xét .
-Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện.
-GV nhận xét sửa sai, kết hợp cho điểm.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà việt lại đoạn 3 câu truyện vào vở.
- HS lên bảng thực hiện.
-1 HS đọc 
-HS quan sát.
+Truyện có 2 nhân vật anh chàng triều phu và ông già (ông tiên)
+Câu chuyện kể lại một anh chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
+Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưỡng hạnh phúc.
-6 HS thực hiện đọc, mỗi HS đọc một bức tranh.
-3 – 4 HS kể lại cốt truyện.
 HS nối tiếp nhau đọc.
-
HS quan sát.
+Chàng triều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông.
+Chàng nói : “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây”.
+Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
-2 HS kể đoạn 1.
+Có một chàng triều phu nghèo đang đốn củi thì lưỡi rìu bị tuộc khỏi cán, văng xuống sông. Chàng chán nản nói : “Gia tài của ta chỉ có mỗi lưỡi rìu sắt, nay lại mất thì biết kie6m1 ăn bằng gì đây ?”
-HS nhận xét lời kể của bạn.
-HS thực hiện.
-HS lắng nghe về nhà thực hiện.
--------------------------------------------------------------
THỂ DỤC
BÀI 12
(GV bộ môn dạy)
----------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÝ
TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 -Biết và chỉ được vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ Dịa Lí tự nhiên Việt Nam.
 -Trình bày được số đặc điểm của Tây Nguyên.
II.CHUẨN BỊ:
 -Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
+HS lên bảng trả lời câu hỏi bài cũ.
+GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới .
+GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 1 : hoạt động nhóm 
Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
-GV chỉ vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ Dịa lí tự nhiên Việt Nam và giới thiệu : Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
-Yêu cầu HS quan sát và chỉ trên lược đồ, bản đồ và nêu tên các cao nguyên từ Bắc xuống Nam.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao ?
+Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên.
-GV nhận xét bổ sung.
*Hoạt động 2 : Làm việc cặp đôi.
Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.
-Yêu cầu HS quan sát phân tích bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Buôn Ma Thuộc.
+Ở Buôn Ma Thuộc có những mùa nào ? ứng với những tháng nào ?
+Em có nhận xét gì về khí hậu ở Tây Nguyên ?
-GV nhận xét 
-GV kết luận : Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên. Vào mùa khô, trời nắng gay gắt.
-GV yêu cầu HS thống kê lại toàn bài.
-GV tổng kết bài.
 3. Cũng cố.
 -Nội dung của bài học.
4.Dặn dò:
-Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
3 HS thực hiện.
-HS quan sát theo dõi.
-HS lên bảng thực hiện.
+Kon Tum, Plây cu, Đắk lắk, Lâm Viên, Di Linh.
-HS thảo luận nhóm và trình bày.
+Cao nguyên Kon Tum là cao nguyên rộng lớn, cao trung bình 500m. Bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng, có chổ giống như đồng bằng.
+Cao nguyên Plây cu tương đối rộng lớn, cao 800m.
+Cao nguyên Đắk lắk cao 400m, xung quanh cao nguyên có nhiều hố tiếp giáp.
+Cao nguyên Di Linh cao 1000m tương đối bằng phẳng.
+Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình 1500m, là cao nguyên cao nhất, không bằng phẳng.
-HS thực hiện.
+Có hai mùa , mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, còn mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 và tháng 11, 12.
+Tương đối khắc nghiệt. Mùa mưa, mùa khô phân biệt rõ rệt, lại kéo dài, không thuận lợi cho cuộc sống của người dân nơi đây.
-HS lắng nghe.
-HS phát biểu và HS lớp bổ sung.
-Lắng nghe.
-HS nêu.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT CUỐI TUẦN(Đội)
1.MỤC TIÊU:
- Từng HS nắm được những ưu, nhuợc điểm của chi Đội trong tuần vừa qua.Từ đó có hướng khắc phục tốt những nhược điểm.
- Rèn đức tính phê và tự phê trước tập thể.
- GV triển khai kế hoạch tuần tới.
II. LÊN LỚP:
1. Chi Đội trưởng đánh giá lại hoạt động tuần qua.
 GV đánh giá chung
2. Từng phân đội thảo luận và đề ra hướng khắc phục nhược điểm.
3. GV triển khai kế hoạch tuần tới.
	-Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.
	-Học bài và làm bài tập trước khi đến lớp.
	-Sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc, có chất lượng.
	-Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
	-Trang phục đúng quy định.
	-Nộp các khoản tiền kịp thời, đầy đủ.
	-Tham gia tốt kế hoạch của liên Đội và nhà trường đề ra.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 6LOP 4 CUC CHUAN.doc