Giáo án Lớp 4 - Tuần 8, 9, 10

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8, 9, 10

Tập đọc (tiết 15)

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu ý nghĩa của bài Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .

- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng nhịp thơ .(học sinh yếu). Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi , thể hiện niềm vui , niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .(h s trung bình ,khá ,giỏi)

 -Biết ước mơ về tương lai tốt đẹp .Giúp đỡ mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Ổn định:Kiểm tra sĩ số

2. Bài cu : Ở Vương quốc Tương Lai .

 - Kiểm tra 2 nhóm HS đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai

 -Tin –tin và Mi –tin đến đâu và gặp những ai?

 -Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai?

 3. Bài mới : Nếu chúng mình có phép lạ .

 - Giới thiệu bài :

 Vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ mơ ước những gì . Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi . Chúng ta hãy đọc để xem đó là những mơ ước gì . (quan sát tranh)

 

doc 53 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8, 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2005
Tập đọc (tiết 15)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu ý nghĩa của bài Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .
- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng nhịp thơ .(học sinh yếu). Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi , thể hiện niềm vui , niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .(h s trung bình ,khá ,giỏi)
	-Biết ước mơ về tương lai tốt đẹp .Giúp đỡ mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định:Kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ : Ở Vương quốc Tương Lai .
	- Kiểm tra 2 nhóm HS đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai
 -Tin –tin và Mi –tin đến đâu và gặp những ai?
 -Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai?
 3. Bài mới : Nếu chúng mình có phép lạ .
 - Giới thiệu bài :
	Vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ mơ ước những gì . Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi . Chúng ta hãy đọc để xem đó là những mơ ước gì . (quan sát tranh)
 - Các hoạt động : 
Hoạt động của GV
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
-Gv nhận xét.
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
Hoạt động của hs.
-1 hs đọc toàn bài thơ.
-5 em tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ . 
-Phát hiện từ khó và đọc đúng.
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?(hs yếu)
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?(hs trung bình)
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ . Những điều ước ấy là gì ?
-Em hiểu câu” ước không còn mùa đông”,”hóa trái bom thành trái ngon” như thế nào?(hs khá ,giỏi)
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ ?.
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ ? Vì sao ?
Làm việc cá nhân
- Đọc cả bài .
- Câu :” Nếu chúng mình có phép la”ï được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ , lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ .
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết .
- Đọc cả bài .
- Khổ 1 : Muốn cây mau lớn để cho quả .
- Khổ 2 : Trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc .
- Khổ 3 : Trái đất không còn mùa đông .
- Khổ 4 : Trái đất không còn bom đạn , những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
+ Ước không còn mùa đông . ( Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu , không còn thiên tai , không còn những tai họa đe dọa con người )
+ Ước hóa trái bom thành trái ngon . ( Ước thế giới hòa bình , không còn bom đạn , chiến tranh )
- Đó là những ước mơ lớn , những ước mơ cao đẹp : ước mơ về một cuộc sống no đủ , được làm việc , không còn thiên tai , thế giới chung sống hòa bình .
- Phát biểu tự do và giải thích vì sao em thích ước mơ đó .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm bài thơ.
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 4 em đọc tiếp nối nhau 5 khổ thơ .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
+ Nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
+ Thi học thuộc lòng từng khổ , cả bài .
 4. Củng cố : 
	- Hỏi : Bài thơ có ý nghĩa gì ? ( Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn )
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ .Đọc bài “Đôi giày ba ta màu xanh”.Tìm hiểu:tìm câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày?
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2005
Chính tả (tiết 8)
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU : 
	-Hiểu nội dung bài Trung thu độc lập .
-Nghe – viết đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập . Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r / d / gi để điền vào ô trống , hợp với nghĩa đã cho 
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ghi sẵn nội dung BT2 a hoặc b .
	- Bảng lớp viết nội dung BT3a hoặc b + một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1. Bài cũ : Gà Trống và Cáo .
	- Mời 1 em đọc cho hai bạn viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ bắt đầu bằng ch / tr học ở tiết trước .
 2.Bài mới : Trung thu độc lập
 Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết
- Đọc đoạn văn cần viết trong bài Trung thu độc lập .
-Anh chiến sĩ tưỡng tượng một đất nước trong tương lai ra sao
-Tìm những từ khó viết phân tích từ khó?
-Lưu ý hs cách trình bày.
-Đọc hs viết bài
- Đọc toàn bài cho HS soát lại .
- Chấm , chữa bài 
- Nêu nhận xét .
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động lớp .
-1 hs đọc đoạn văn.
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
-Hs trả lời.
-Hs tự tìm và phân tích từ khó.
- Đọc thầm lại đoạn văn , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày .
- Viết bài vào vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT 
- Nhận xét:yên tĩnh ,bỗng nhiên, ngạc nhiên ,biểu diễn, buột miệng ,tiếng đàn,
- Hỏi HS về nội dung truyện vui và đoạn văn .
- Bài 3 : ( lựa chọn )
+ Tổ chức cho HS chơi trò chơi Thi tìm từ nhanh :
@ Mời 3 , 4 em tham gia , mỗi em được phát 3 mẩu giấy , ghi lời giải , ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Hs tự điền vào nháp.1 em làm bảng lớp
.
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đánh dấu mạn thuyền : Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông , tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm , không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì .
- Chú dế sau lò sưởi : Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô-da ao ước trở thành nhạc sĩ . Về sau , Mô-da đã trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành Viên .
- Đọc yêu cầu BT , làm bài vào vở , bí mật lời giải .
@ 2 em điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên , tính điểm theo các tiêu chuẩn : lời giải đúng / sai , nhanh / chậm .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã được luyện tập 
v Rút kinh nghiệm:
Kể chuyện (tiết 8)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
 - Hiểu truyện , trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
 - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông , phi lí . Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
 - Có ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số sách , báo , truyện viết về ước mơ .
	- SGK .
	- Bảng lớp viết đề bài .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Ổn định: Hát . 
 2 Kiểm: Lời ước dưới trăng .
	- Kiểm tra 1 em kể 1 , 2 đoạn truyện Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to , trả lời các câu hỏi SGK .
 3. Bài mới : Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Mỗi em chắc đều biết một vài chuyện nói về ước mơ . Có những ước mơ cao đẹp , chắp cánh cho con người bay xa . Cũng có những ước mơ viển vông , phi lí , chỉ mang lại kết quả buồn chán . Tiết KC hôm nay tạo điều kiện để các em được kể cho nhau nghe những câu chuyện đó.
 b) Các hoạt động :
Hoạt động của Gv
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài
- Gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để HS không kể chuyện lạc đề : được nghe , được đọc , ước mơ đẹp , viển vông , phi lí .
- Nói : Theo gợi ý , có 2 truyện vốn đã có trong SGK . Ngoài ra , còn có thêm các truyện khác ngoài SGK . Các em hãy chọn kể những truyện này để được cộng thêm điểm .
- Lưu ý HS : 
+ Phải kể có đầu có cuối , đủ 3 phần : mở đầu , diễn biến , kết thúc .
+ Kể xong câu chuyện , cần trao đổi với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện 
+ Với những truyện khá dài , có thể chỉ kể 1 , 2 đoạn .
Hoạt động của hs
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc đề bài .
- 3 em nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý SGK . Cả lớp theo dõi .
- Đọc thầm lại gợi ý 1 .
- Suy nghĩ , trả lời câu hỏi : Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ cao đẹp hay về một ước mơ viển vông , phi lí ? Nói tên truyện em lựa chọn .
- Đọc thầm lại gợi ý 2 , 3 .
Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Thi kể chuyện trước lớp . Mỗi em kể chuyện xong , cùng các bạn trao đổi , đối thoại về nhân vật , chi tiết , ý nghĩa truyện .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn chọn được truyện hay , bạn kể chuyện hấp dẫn , bạn đặt được câu hỏi hay .
 4. Củng cố : 	- Giáo dục HS có ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người .
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học . 
	- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe ; xem trước để chuẩn bị nội dung cho BT kể chuyện tiết sau .
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2005
Luyện từ và câu (tiết 15)
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. MỤC TIÊU :
- Nắm quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài .
	- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người , tên địa lí nước ngoài phổ biến , quen thuộc .
	- Giáo dục HS có ý ... än tình cảm của bài hát .
	- Giáo dục HS yêu quê hương , đất nước .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc .
	- Một số tranh , ảnh minh họa nội dung bài hát .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Một số nhạc cụ gõ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập 2 bài hát : Em yêu hòa bình , Bạn ơi lắng nghe !
	 Oân tập bài Tập đọc nhạc số 1 .
	- 2 em hát lại 2 bài hát đã ôn tập .
	- 2 em đọc lại bài Tập đọc nhạc số 1 .
 3. Bài mới : (27’) Học hát bài : Trên ngựa ta phi nhanh .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Cho HS xem tranh , ảnh và hỏi : Trong bức tranh , ảnh có những cảnh gì ?
	- HS miêu tả cảnh trong tranh . GV nhận xét đó chính là hình ảnh đất nước tươi đẹp hòa quyện với con người tạo thành bức tranh sinh động trong bài hát mà các em sẽ được học : Trên ngựa ta phi nhanh .
	- Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Phong Nhã . 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Dạy hát bài Trên ngựa ta phi nhanh .
MT : Giúp HS hát đúng được bài hát .
PP : Trực quan , làm mẫu , thực hành .
- Dạy hát từng câu , đánh đàn theo giai điệu .
- Đệm đàn cho HS hát .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nghe bài hát từ băng nhạc 2 lần .
- Đọc lời ca theo sự hướng dẫn của GV .
- Luyện hát theo nhóm , cá nhân .
Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm .
MT : Giúp HS hát đúng bài hát và kết hợp gõ đệm theo .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Đàn cho HS hát .
Hoạt động lớp .
- Thực hành hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca và theo phách .
 4. Củng cố : (3’)
	- Cả lớp hát lại bài hát 2 lần .
	- Cho HS kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Phong Nhã .
	- Nghe lại bài hát từ băng nhạc 1 lần .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Về nhà học thuộc lời và tập biểu diễn bài hát .
Thể dục (tiết 15)
KIỂM TRA : QUAY SAU , ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , 
VÒNG TRÁI , ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP
I. MỤC TIÊU :
	- Kiểm tra động tác : quay sau , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp 
	- Thực hiện cơ bản đúng động tác theo khẩu lệnh .
	- Có ý thức rèn luyện thân thể .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được kiểm tra . 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu và phương pháp kiểm tra : 1 – 2 phút 
- Điều khiển lớp ôn tập động tác quay sau , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 phút .
- Chơi trò chơi Làm theo hiệu lệnh : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác đội hình đội ngũ qua kiểm tra .
PP : Trực quan , thực hành .
- Tập họp HS theo đội hình hàng ngang , thứ tự từ tổ 1 , 2 , 3, 4 .
- Kiểm tra theo tổ dưới sự điều khiển của GV . HS nào làm chưa tốt , kiểm tra lần 2 , lần 3 .
- Đánh giá theo mức độ thực hiện động tác của HS .
b) Trò chơi “Ném trúng đích” : 4 – 5 phút 
- Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , nhắc lại luật chơi .
- Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua giữa các tổ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp cùng chơi .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã kiểm tra và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Nhận xét , đánh giá kết quả kiểm tra và công bố kết quả : 2 – 3 phút .
- Giao bài tập về nhà : Oân các nội dung đội hình đội ngũ đã học , nhắc những em chưa hoàn thành kiểm tra phải tích cực ôn tập để đạt mức hoàn thành ở lần kiểm tra sau : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp : 1 – 2 phút .
Thể dục (tiết 16)
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY 
TRÒ CHƠI “NHANH LÊN , BẠN ƠI”
I. MỤC TIÊU :
	- Học động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .
	- Trò chơi Nhanh lên , bạn ơi ! . Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động , nhiệt tình .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , phấn trắng , thước dây , 4 cờ nhỏ , cốc đựng cát .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , kiểm tra sĩ số , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
- Điều khiển HS khởi động : 2 – 3 phút .
- Cho HS chơi tại chỗ : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hiện được động tác vươn thở , động tác tay và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút .
- Động tác vươn thở : 3 – 4 lần , mỗi lần 2 x 8 nhịp :
+ Lần 1 : Nêu tên động tác , làm mẫu , phân tích , giảng giải từng nhịp để HS bắt chước . Tiếp theo , hướng dẫn cách hít vào , thở ra : 2 – 3 lần .
+ Lần 2 : Vừa hô nhịp chậm , vừa quan sát , nhắc nhở hoặc tập cùng các em .
+ Lần 3 : Hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác .
+ Lần 4 : Cho 1 em hô để cả lớp tập , GV sửa chữa sai sót cho HS .
- Động tác tay : 4 lần 2 x 8 nhịp .
+ Nêu tên động tác , vừa làm mẫu , vừa giải thích cho HS bắt chước .
+ Cho vài em tập tốt ra làm mẫu .
+ Cả lớp cùng tập .
+ Nhận xét , đánh giá .
b) Trò chơi “Nhanh lên , bạn ơi !” : 4 – 6 phút .
- Tập họp HS theo đội hình chơi , nhắc lại cách chơi .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Chơi thử 1 lần .
- Cả lớp cùng chơi có phân thắng thua và đưa ra hình thức thưởng , phạt sao cho vui , ngộ nghĩnh .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Tập một số động tác thả lỏng : 1 – 2 phút .
Mĩ thuật (tiết 8)
Tập nặn tạo dáng :
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nhận biết được hình dáng , đặc điểm của con vật .
	2. Kĩ năng: Biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích .
	3. Thái độ: Giáo dục HS thêm yêu mến các con vật .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Tranh , ảnh một số con vật quen thuộc .
	- Hình gợi ý cách nặn trong bộ ĐDDH .
	- Sản phẩm nặn con vật của HS .
	- Đất nặn hoặc giấy màu , hồ dán .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Đất nặn , giấy nháp để lót .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ tranh đề tài : Phong cảnh quê hương .
	- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Tập nặn tạo dáng : Nặn con vật quen thuộc .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nêu được đặc điểm một số con vật quen thuộc .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Dùng tranh , ảnh các con vật , đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về nội dung bài :
+ Đây là con vật gì ?
+ Hình dáng , các bộ phận của con vật như thế nào ?
+ Nhận xét về đặc điểm nổi bật của con vật .
+ Màu sắc của nó như thế nào ?
+ Hình dáng của con vật khi hoạt động thay đổi như thế nào ?
- Hỏi thêm một số em :
+ Em thích nặn con vật nào ?
+ Em sẽ nặn con vật đó trong hoạt động nào ?
- Gợi ý cho HS đặc điểm nổi bật của con vật mà các em chọn để nặn .
Hoạt động lớp .
- Kể thêm những con vật khác mà em biết ; miêu tả hình dáng , đặc điểm chính của chúng .
Hoạt động 2 : Cách nặn con vật .
MT : Giúp HS nắm quy trình nặn một con vật .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Dùng đất nặn mẫu và yêu cầu HS chú ý quan sát cách nặn mẫu của GV .
- Quy trình năën :
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại :
@ Nặn các bộ phận chính của con vật .
@ Nặn các bộ phận phụ .
@ Ghép dính các bộ phận .
@ Tạo dáng và sửa chữa hoàn chỉnh con vật .
+ Nặn con vật với với các bộ phận chính gồm thân , đầu , chân  từ một thỏi đất , sau đó thêm các chi tiết cho sinh động .
- Lưu ý HS những thao tác khó như : ghép dính các bộ phận , sửa , nắn để tạo dáng cho hình con vật sinh động hơn .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS nặn được con vật mình đã chọn .
PP : Trực quan , thực hành , giảng giải .
- Yêu cầu HS chuẩn bị đất nặn , giấy lót bàn để làm bài tập thực hành .
- Nhắc HS nên chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn .
- Khuyến khích các em có năng khiếu , nặn nhanh , có thể nặn nhiều con vật rồi sắp xếp thành Gia đình con vật hoặc thành đàn các con vật trong rừng hay nuôi ở nhà .
- Đến từng bàn quan sát , gợi ý hoặc hướng dẫn bổ sung giúp các em tạo dáng và sắp xếp hình nặn thành đề tài .
Hoạt động cá nhân , nhóm .
- Nặn theo nhóm .
- Dọn dẹp vệ sinh sau khi nặn , rửa và lau tay sạch sẽ .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS nắm được ưu , nhược điểm con vật mình đã nặn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Đến từng bàn gợi ý HS nhận xét và chọn một số sản phẩm đạt và chưa đạt để nhận xét , rút kinh nghiệm chung cho cả lớp .
- Gợi ý HS xếp loại một số sản phẩm và khen ngợi những em làm đẹp .
Hoạt động lớp .
- Bày sản phẩm của mình theo nhóm .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS thêm yêu các con vật .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Quan sát hoa lá .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 8 den tuan 10.doc