Giáo án Đạo đức 4 - Học kì II - Trường Tiểu học Hợp Thanh B

Giáo án Đạo đức 4 - Học kì II - Trường Tiểu học Hợp Thanh B

I.MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng:

1- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.

2- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- SGK Đạo đức 4

- Phấn màu

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 37 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1900Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 - Học kì II - Trường Tiểu học Hợp Thanh B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Tiết 19 : Kính trọng và biết ơn người lao động ( T1)
I.Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
1- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
2- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
II.Đồ dùng dạy- học:
- SGK Đạo đức 4
- Phấn màu
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định tổ chức
B. Bài mới
- GV giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp (truyện Buổi học đầu tiên SGK)
1. GV đọc truyện (hoặc kể chuỵên).
 2. Yêu cầu HS thảo luận theo 2 câu hỏi trong SGK.
3. Kết luận : Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất 
* Hoạt động 2: (Bài tập 1 SGK)
- Nêu yêu cầu bài tập
- Cho các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- GV Kết luận: 
- Nông dân, bác sĩ, người lái xe ôm, giám đốc công ty, nha khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (trí óc hoặc chân tay)
- Những người ăn xin, những kẻ buôn ma tuý, buôn bán phụ nữ không phải là những người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm(BT 2, SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh.
GV ghi lại trên bảng theo 3 cột ( cuối trang)
- GV kết luận:
Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (BT 3, SGK)
- GV nêu yêu cầu bài tập 
Kết luận :
- Các việc làm (a), (c), (d), (đ), (e), (g) là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
- Các việc (b), (h) là thiếu kính trọng người lao động. 
- GV mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
*Hoạt động tiếp nối 
- Dặn HS chuẩn bị bài tập 5,6 (SGK)
- HS ngh e .
- HS thảo luận theo 2 câu hỏi trong SGK.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện từng nhóm trình bày
 Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- HS làm bài tập.
- HS trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi, bổ sung.
- 1,2 HS đọc
STT
Người lao động
ích lợi mang lại cho xã hội
Đạo đức
Tiết 20 : Kính trọng và biết ơn người lao động ( T2)
I.Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
1- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
2- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
II.Đồ dùng dạy- học:
- SGK Đạo đức 4
- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai (BT4)
- Phấn màu
- HS sưu tầm ca dao, tục ngữ, tranh vẽnói về người lao động
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
+ Tại sao phải kính trọng và biết ơn người lao động?
+ Nêu những việc em đã làm thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động.
- GV nhận xét.
B. Bài mới
- GV giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Đóng vai ( Bài tập 4)
- GV chia lớp thành 6 nhóm, giao cho 2 nhóm một thảo luận và đóng vai 1 tình huống.
- GV phỏng vấn các nhóm đóng vai
- Thảo luận cả lớp:
+ Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
- GV kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống
* Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (BT5,6)
- GV cho HS trình bày sản phẩm theo nhóm 6.
- GV nhận xét chung.
- Gọi 1,2 HS đọc ghi nhớ
*Hoạt động tiếp nối 
- Thực hiện kính trọng, biết ơn người lao động.
2 HS trả lời.
HS nhận xét
- HS thảo luận, đóng vai.
- HS phát biểu
HS trình bày.
HS nhận xét
- 1,2 HS đọc
Đạo đức
Tiết 21 : Lịch sự với mọi người ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu: 
HS hiểu: thế nào là lịch sự với mọi ngời, vì sao cần phải lịch sự với mọi ngời.
Hs biết c xử lịch sự với những ngời xung quanh.
HS có thái độ tự trọng, tôn trọng ngời khác, tôn trọng nếp sống văn minh, đồng tình 
với những ngời biết c xử lịch sự và không đồng tình với những ngời c xử bất lịch sự.
II.Đồ dùng dạy- học:
Phấn màu
Một số dụng cụ để đóng vai
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
- Ghi nhớ của bài trớc.
- GV nhận xét.
B . Bài mới
- Gv giới thiệu và ghi tên bài.
1.Hoạt động 1 :Thảo luận lớp Chuyện ở tiềm may ( trang 31 SGK).
- GV yêu cầu HS đọc truyện rồi thảo luận theo câu hỏi 1,2 SGK.
Kết luận : 
- Trang là ngời lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi ngời, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may.
- Hà nên biết tôn trọng ngời khác và c xử cho lịch sự.
- Biết c xử lịch sự sẽ đợc mọi ngời tôn trọng, quí mến.
2.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi ( Bài tập 1, SGK ).
- GV chia nhóm 4, yêu cầu HS thảo luận
- GV nhận xét và kết luận :
Các hành vi, việc làm(b), (d) là đúng.
Các hành vi, việc làm (a),(c),(e) là sai.
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm Bài tập 3 SGK.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy cũng các bạn trong nhóm thảo luận để nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi
Kết luận:
Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở:
+ Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy.
+ Biết lắng nghe khi ngời khác đang nói.
+ Chào hỏi khi gặp gỡ.
+ Cảm ơn khi đợc giúp đỡ.
+ Xin lỗi khi làm phiền ngời khác.
+ Biết dùng lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ ngời khác giúp đỡ.
+ Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà ngời khác.
+ Ăn uống từ tốn, không rơi vãi không vừa nhai vừa nói.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
4. Hoạt động nối tiếp.
- HS su tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gơng về c xử lịch sự với bạn bè và mọi ngời.
- Gv nhận xét tiết học.
2 HS đọc thuộc ghi nhớ.
HS nhận xét.
- HS đọc truyện rồi thảo luận theo câu hỏi 1,2 SGK.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
HS thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp tranh luận.
- Gv chia nhóm bốn, HS thảo luận.
Các nhóm nhận xét 
GV nhận xét chung.
-1,2 HS đọc ghi nhớ. 
Đạo đức
Lịch sự với mọi người ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu: 
HS hiểu: thế nào là lịch sự với mọi người, vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
Hs biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
HS có thái độ tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh, đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II.Đồ dùng dạy- học:
Phấn màu
Một số dụng cụ để đóng vai
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
- KT Ghi nhớ của bài trước.
- GV nhận xét
B . Bài mới
- Gv giới thiệu và ghi tên bài.
1.Hoạt động 1 :Bày tỏ ý kiến (BT 2 SGK)
Trong những ý kiến dưới đây, em đồng ý với những ý kiến nào?
a) Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi.
b) Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.
c) Phép lịch sự giúp mọi người gần gũi với nhau hơn.
d) Mọi người đều phải cư sử lịch sự, không phân biệt già trẻ, nam nữ, giàu nghèo.
đ) Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
GV nhận xét và đưa ra kết luận
Các ý kiến (c) (d) là đúng.
Các ý kiến (a) (b) ( đ) là sai.
2.Hoạt động 2:Đóng vai (BT 4)
Gv chia nhóm bốn, HS thảo luận, đóng vai.
Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và đóng vai theo những tình huống sau:
a) Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ.Chẳng may Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh.
Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?
b) Thành và mấy bạn Nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vao người một bạn gái đi ngang qua.
Thành và các bạn nam nên làm gì trong tình huống đó?
GV nhận xét chung.
GV đọc câu ca dao và giải thích ý nghĩa.( Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau)
3. Hoạt động nối tiếp.
-Yêu cầu HS thực hiện cư sử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Gv nhận xét tiết học.
2 HS đọc thuộc ghi nhớ.
HS nhận xét.
HS thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi SGK và câu hỏi gợi ý của giáo viên.
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp tranh luận.
GV nhận xét và đưa ra kết luận
1, 2 nhóm lên đóng vai
Các nhóm nhận xét , có thể đua cách giải quyết khác.
Đạo đức
 Giữ gìn các công trình công cộng (T1)
I. Mục tiêu 
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Hiểu:
- Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
- Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
- Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
2. Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II. Đồ dùng dạy- học
Tranh minh hoạ tình huống và bài tập 1.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là lịch sự với mọi người?
- Vì sao phải lịch sự với mọi người?
- Kể một số việc em đã làm thể hiện sự lịch sự.
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hoạt động 1.
- Nêu nội dung tranh?
- Gọi HS đọc tình huống
- Thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu em là bạn Thắng trong tình huống trên, em sẽ làm gì ? vì sao ? 
- GV nhận xét, kết luận: Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
- Ghi nhớ: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
3. Hoạt động 2 (Bài tập 1).
- Quan sát tranh và nhận xét về các hành vi, việc làm trong tranh là đúng hay sai, vì sao ?
- Kết luận:
+ Tranh 1,3 : sai
+ Tranh 2,4 : đúng
4. Hoạt động 3: Xử lý tình huống (Bài tập 2).
- GV nêu yêu cầu: Thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống sau đây:
- GV kết luận về từng tình huống:
a. Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt )
b. Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
5. Hoạt động 4.
- Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4) và có bổ xung thêm về lợi ích của các công trình công cộng
TT
Tên công trình
Lợi ích
Tình trạng hiện tại
Biện pháp giữ gìn
6. Củng cố dặn dò.
- Đọc và nêu lại ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học
2 HS trả lời.
HS nhận xét.
- HS quan sát tranh vẽ trang 34, nêu nội dung tranh.
- HS đọc tình huống dưới tranh.
- HS đọc câu hỏi rồi thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi đó.
- Các nhóm trình bày ý kiến của mình.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS quan sát các hình vẽ và nêu nội dung từng tranh.
- HS thảo luận nhóm 4 và cho biết hành v ... uật giao thông?
- GV đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiêu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
2.Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
- Gọi 2 HS đọc thông tin trong SGK, 
- Yêu cầu Các nhóm thảo luận thông tin này để tìm ra :
 +Nguyên nhân của những tình trạng trên
 +Những ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người
- GV chốt lại câu trả lời của các nhóm.
- Cho học sinh đọc mục Ghi nhớ SGK
3.Hoạt động 2: Làm bài tập 1:
Bài 1: - GV nhận xét , kết luận.
- Tình huống b, c, đ, g là đúng
- Tình huống a, d, e, h là sai vì tất cả 
những việc làm trên đều dẫn tới làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước
4.Hoạt động 4: Củng cố:.
- Để bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm, chúng ta cần có thái độ như thế nào?
- Vì sao phải tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường?
- Hãy kể những việc đã làm để bảo vệ môi trường
- Dặn HS sưu tầm các thông tin, truyện, ca dao, tục ngữ về hoạt động bảo vệ môi trường.
- 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc 
- Các nhóm thảo luận thông 
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- học sinh đọc 
- HS nêu yêu cầu BT1.
- Các cặp HS thảo luận-> giơ thẻ bày tỏ ý kiến
- Theo từng nội dung các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
đạo đức
 Bảo vệ môi trường (Tiết2)
I. Mục tiêu 
1. HS hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.
2. Biết bảo vệ , gìn giữ môi trường.
3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ, tranh minh hoạ.
- Giấy vẽ.
III. Hoạt động dạy- học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc ghi nhớ.
- Nêu một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm ?
- Nêu một số việc làm góp phần bảo vệ môi trường?
- GV đánh giá.
B. Bài mới:
1.Giới thiêu bài: - GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hoạt động 1: Bài tập 2
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm nhận một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết
- GV nhận xét câu trả lời.
3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến(BT3)
- GV chốt lại và kết luận các ý kiến đúng.
a) Chỉ bảo vệ các loài vật có ích 
--> Không tán thành. 
b) Việc phá rừng ở các nước khác không liên quan gì đến cuộc sống của em. --> Không tán thành.
c) Tiết kiệm điện, nước và các đồ dùng là một biện pháp để bảo vệ môi trường. –
-> Tán thành.
d) Sử dụng, chế biến lại các vật đã cũ là một cách bảo vệ môi trường.
--> Tán thành.
e) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người --> Tán thành.
4 Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- GV nhận xét , kết luận.
a) --> Nói với mẹ không nên đặt bếp than ở đó vì nó làm mất mĩ quan căn phòng, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ mọi người bởi khói than rất độc hại.
b) --> Nói để anh vặn nhỏ lại vì tiếng nhạc to quá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân em, đến những người trong gia đình và cả mọi người xung quanh.
c) --> Cùng tham gia một cách tích cực và làm các việc phù hợp với khả năng của mình.
--> KL: Bảo vệ môi trường phải là ý thức và trách nhiệm của mọi người, không loại trừ riêng ai.
5. Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
- Kể một số việc mình đã làm để bảo vệ môi trường.
- Kể về thực trạng môi trường ở địa phương mình và cho biết người dân ở đó đã làm những việc gì với môi trường?
 - GV nhận xét về chung về các thực trạng đó.
6.Hoạt động 5: Vẽ tranh bảo vệ môi trường
- GV nêu yêu cầu : Mỗi HS vẽ 1 bức tranh có nội dung về bảo vệ môi trường 
- Trình bày ý tưởng và ý nghĩa của bức vẽ?
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò:
- 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trình bày; Nhóm khác bổ sung
- HS đọc yêu cầu của bài 3 
- Các nhóm thảo luận các ý kiến này, bày tỏ thái độ về các ý kiến đó và giải thích lí do
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu BT4.
- Các cặp HS thảo luận nhóm đôi bày tỏ ý kiến của nhóm mình về các tình huống đó và giải thích lí do.
- Theo từng tình huống, các nhóm trình bày ý kiến, giải thích lí do.
- Các nhóm khác nhận, xét bổ sung.
- Nhiều HS nối tiếp nhau phát biểu.
- HS tranh 
- Một số HS trưng bày tranh, trình bày ý tưởng và ý nghĩa của tranh mình vẽ.
- HS nhận xét.
đạo đức
Tiết kiệm điện
I. Mục tiêu 
HS nhận thức được: Cần phải tiết kiệm điện như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm điện.
HS biết tiết kiệm điện trong sinh hoạt hàng ngày.
Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí điện.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ, tranh minh hoạ..
- Tranh ảnh liên quan đến việc tiết kiệm điện hoặc lãng phí điện.
III. Hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc ghi nhớ.
? Tại sao phải bảo vệ môi trường?
? Nêu một số việc làm góp phần bảo vệ môi trường?
- GV đánh giá.
B. Bài mới:
1.Giới thiêu bài: - GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hoạt động 1: 
- GV treo tranh ảnh, GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và nêu việc làm nào thể hiện tiết kiệm điện hoặc không tiết kiệm điện.
- GV nhận xét câu trả lời.
3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến(BT3)
+ Tại sao phải tiết kiệm điện?
+ Gia đình, trường học, địa phương em đã có đủ điện dùng chưa?
+ Gia đình, địa phương đã có ý thức tiết kiệm điện chưa?
+ Bản thân em đã làm gì để tiết kiệm điện?
->Điện không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền 
của để xây dựng các nhà máy thủy điện. Rất nhiều nơi hiện nay vẫn chưa có điện để dùng.Tiết kiệm điện vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa có điện cho nhiều người khác.Mỗi người hãy biết tiết kiệm điện, tắt bớt các nguồn điện khi không dùng đến.
4 Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm điện.
- GV nêu yêu cầu : Mỗi nhóm vẽ 1 bức tranh có nội dung về tiết kiện điện
- Trình bày ý tưởng và ý nghĩa của bức vẽ?
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò:
? Tại sao phải tiết kiệm điện ?
? Nêu một số việc làm góp phần tiết kiệm điện?
- GV nhận xét tiét học.
- 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trình bày; Nhóm khác bổ sung
- Vài HS trình bày, HS khác theo dõi, bổ sung.
- HS vẽ tranh 
- Các nhóm trưng bày tranh, trình bày ý tưởng và ý nghĩa của tranh mình vẽ.
- HS nhận xét.
- HS trả lời các câu hỏi củng cố bài.
đạo đức
 Dành cho địa phương (Tiết1)
I. Mục tiêu 
Từ các kiến thức đã học, học sinh liên hệ với địa phương mình.
II. Đồ dùng dạy- học
III. Hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiêu bài: - GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Liên hệ
- GV nêu câu hỏi
+ Con đang sống ở phường nào?
+ ở phường con có công trình công cộng nào?
+ Mọi người ở địa phương con đã làm gì để bảo vệ các công trình công cộng đó?
+ Môi trường ở khu phố con như thế nào? ( trong lành, sạch sẽ không)
+ Con đã làm gì để bảo vệ môi trường?
Bảo vệ môi trường là một việc làm cần thiết, nó đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những làm sạch cho nhà mình các con còn phải làm sạch đường làng, ngõ xóm nơi mình sống nữa.
3.Kể chuyện: Lý Thường Kiệt
+ ở phường con có di tích lịch sử nào?
+ Con biết gì về Lý Thường Kiệt.
GV kể chuyện về nhân vật LTK.
-> Chúng ta tự hào vì có những anh hùng đã xả thân vì đất nước.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS kể.
+ Đền thờ Lý Thường Kiệt ở phố Nguyễn Huy Tự.
- HS dựa vào bài lịch sử đã học để giới thiệu.
đạo đức
 Dành cho địa phương (T2)
I. Mục tiêu 
Từ các kiến thức đã học, học sinh liên hệ với địa phương mình.
III. Hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiêu bài: - GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Liên hệ
- GV nêu câu hỏi
+ Gia đình con đang sống ở đâu?
+ Phường Bạch Đằng thuộc quận nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2.
+ ở quận HBT con biết những công trình công cộng nào?
+ Có di tích lịch sử nào?
+ Có hoạt động nhân đạo nào?
+ Mọi người đã làm gì để bảo vệ, giữ gìn những CTCC, di tích lịch sử?
+ Bản thân con đã làm gì?
->CTCC là tài sản chung của xã hội. Tất cả mọi người không phân biệt già, trẻ,gái, trai đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
+ ở quận ta đã có rất nhiều các hoạt động nhân đạo như: hiến máu, quyên góp, ủng hộ người nghèo, đồng bào bị lũ, xây nà tìn nghĩa cho các bà mẹ VN anh hùng. Đó là những hành động rất cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái.
3.Kể chuyện: Hai Bà Trưng
+ Con biết gì về Hai Bà Trưng.
GV kể chuyện về nhân vật LTK.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiét học.
- Dặn HS thực hiện bảo vệ CTCC và các hoạt động nhân đạo.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm 2.-> trình bày.
- 1 vài HS nêu.
- HS dựa vào bài lịch sử đã học để giới thiệu.
đạo đức
 Thực hành kĩ năng 
cuối học kì II và cuối năm
I. Mục tiêu 
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cuối học kì II của HS.
- Học sinh đồng tình với những hành động, hành vi tốt; phe phán với những hành vi không tốt.
II. Đồ dùng dạy- học
giấy, màu vẽ.
Các tấm thẻ.
III. Hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi đầu bài.
2.Xử lí tình huống
- GV đưa các tình huống, yêu cầu HS nêu các giải quyết.
Con sẽ làm gì, nếu:
a)Con nhìn thấy một bạn vứt vỏ hộp sữa ra sân trường.
b)Giờ tan học các bạn đi xe hàng ba.
c)Trong buổi đi tham quan, Nam khắc tên mình len cây.
d)Thấy mẹ Lan đi mua đồng nát, Nam cười trêu chọc bạn.
3.Nêu ý kiến
- Gv nêu các ý kiến
Những việc làm dưới đây đúng hay sai? Vì sao?
a)Sáng nay, lớp có buổi lao động. Trời lạnh, Lan không muốn chui ra khỏi chăn nên nhờ bạn xin phép nghỉ với lí do bị ốm.
b)Lâm nói trống không với bác lao công.
c)Trong rạp chiếu phim, mấy bạn vừa xem vừa cười đùa.
d)Sơn để dành tiền giúp đỡ các bạn học 
sinh nghèo.
e)Tan trường, học sinh không về ngay mà tụ tập dưới lòng đường.
- GV cho HS giải thích lí do và nhận xét câu trả lời.
4.Vẽ tranh: Những việc làm tốt quanh em
- GV nêu chủ đề
+ Con muốn gửi tới các bạn thông điệp gì?
- GV nhận xét, khen ngợi.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiét học.
- Dặn HS: Thực hiện các việc làm tốt ở nhà, ở trường, ở địa phương.
- Thảo luận nhóm 4, phát biểu
- HS giơ các tấm thẻ: đỏ ( Đúng), xanh (Sai), trắng ( không biết, còn phân vân) để nêu ý kiến của mình
- HS giải thích.
- HS vẽ tranh -> giới thiệu về nội dung bức tranh.

Tài liệu đính kèm:

  • docKỲ 2.doc