Tuần 14
Thứ ngày tháng năm
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nắm:
- Phải biết ơn thầy giáo cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người.
- Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp. Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.
- Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo. Biết làm giúp thầy cô một số việc phù hợp. Nhắc nhở các bạn thực hiện tốt vai trò của người HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ các tình huống ở bài tập 1. Bảng phụ ghi các tình huống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. HĐ 1: Xử lí tình huống.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. Các nhóm đọc tình huống trong SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?
- Nếu em là các bạn em sẽ làm gì?
- Hãy đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm em.
- Yêu cầu 2 nhóm sắm vai trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- GV hỏi: Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quuyết đó? Việc làm của nhóm thể hiện điều gì? Đối với thầy cô giáo, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
- Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
- GV kết luận: Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người: “Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu chăm sóc mới là trò ngoan”
Tuần 14 Thứ ngày tháng năm ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nắm: Phải biết ơn thầy giáo cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người. Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó. Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp. Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo. Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo. Biết làm giúp thầy cô một số việc phù hợp. Nhắc nhở các bạn thực hiện tốt vai trò của người HS. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh vẽ các tình huống ở bài tập 1. Bảng phụ ghi các tình huống. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ 1: Xử lí tình huống. GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. Các nhóm đọc tình huống trong SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau: Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì? Nếu em là các bạn em sẽ làm gì? Hãy đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm em. Yêu cầu 2 nhóm sắm vai trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. GV hỏi: Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quuyết đó? Việc làm của nhóm thể hiện điều gì? Đối với thầy cô giáo, chúng ta phải có thái độ như thế nào? Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo? GV kết luận: Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người: “Thầy cô như thể mẹ cha Kính yêu chăm sóc mới là trò ngoan” HĐ 2: Thế nào là biết ơn thầy cô giáo? GV đưa ra các bức tranh thể hiện các tình huống như bài tập1, và lần lượt hỏi: Bức tranhthể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy cô giáo hay không? Vì sao? GV kết luận: tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn. Trong tranh 3, việc làm của các bạn HS chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô. Hỏi: Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo. Nếu em có mặt trong tình huống 3, em sẽ nói gì với các bạn? HĐ 3: Em có biết ơn thầy cô giáo không? Gv phát cho HS 2 tờ giấy màu xanh và vàng. Và yêu cầu HS viết vào tờ giấy xanh những việc em đã làm thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp đỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. Không nên xa lánh thầy cô, không nên ngại tiếp xúc với thầy cô giáo. Về nhà sưu tầm các câu thơ, ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về sự biết ơn thầy cô. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần 15 Thứ ngày tháng năm ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (2) HĐ 1: Báo cáo kết quả sưu tầm. GV cho HS thảo luận theo bàn. GV phát cho các nhóm 3 tờ giấy và bút, yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ đã sưu tầm được vào một tờ giấy, tên các chuyện kể sưu tầm được vào tờ giấy khác, vá ghi tên kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại. Yêu cầu các nhóm dán lên bảng các kết quả theo ba nhóm. Yêu cầu đại diện 1 nhóm đọc các câu ca dao tục ngữ. Các nhóm giải thích một số câu khó hiểu. Kết luận: Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta điều gì? (Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy côvì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người) HĐ 2: Thi kể chuyện. Lần lượt mỗi HS kể cho bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình. Các bạn khác lắng nghe và cho ý kiến. Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để thi kể chuyện. Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể chuyện. GV cử 5 HS làm ban giám khảo, phát cho mỗi thành viên ban giám khảo 3 miếng giấy màu: đỏ, vàng, cam để đánh giá (Đỏ: rất hay, Cam: hay, Vàng: bình thường). Hỏi HS: Em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao? Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì? GV kết luận: Dù chúng ta đã học lớp khác co nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ. Đối với thầy cô giáo cũ hay thầy cô giáo mới, các em phải ghi nhớ: Chúng ta luôn phải biết yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy cô. HĐ 3: Sắm vai xử lí các tình huống sau Tình huống 1: Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì? Tình huống 2: Cô giáo chủ nhiệm lớp em còn trẻ, con cô còn nhỏ, chồng cô đi công tác xa. Các em sẽ làm gì để giúp cô? GV yêu cầu các nhóm thể hiện cách giải quyết. các nhóm khác lắng nghe. Các em có tán thành cách giải quyết của nhóm bạn không? Vì sao? Tại sao các em lại chọn cách giải quyết đó? Cách giải quyết đó có tác dụng gì? GV kết luận: Các em đã nghĩ ra những việc làm thiết thực để giúp đỡ thầy cô giáo, điều đó thể hiện sự biết ơn thầy cô. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: