Giáo án Đạo đức Khối 5 - Chương trình cả năm - Hồ Thị Hường

Giáo án Đạo đức Khối 5 - Chương trình cả năm - Hồ Thị Hường

Bài 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 1)

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học này học sinh biết :

 - Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.

- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.

 - Học sinh có ý thức tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

 - Bảng phụ chép sẵn BT1

 - Thẻ mùa dùng cho HĐ3 - tiết 1

 - Vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.

 

doc 46 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Khối 5 - Chương trình cả năm - Hồ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2008
đạo đức
Bài 1: em là học sinh lớp 5 (Tiết 2)
I - mục tiêu
	Sau bài học này học sinh biết :
	- Rèn kỹ năng đạt mục tiêu.
- Học sinh biết học tập theo các tấm gơng ; Động viên học sinh có ý thức phấn đấu vơn lên về mọi mặt để xứng đáng là học sinh lớp 5.
- GD học sinh tình yêu và trách nhiệm đối với trờng lớp.
	II - tài liệu và phơng tiện
	- Các bài hát về chủ đề Trờng học
	- Các truyện nói về tấm gơng học sinh lớp 5.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HĐ1 : Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
- Giáo viên cho học sinh trình bày các kế hoạch của học sinh.
- Gv nhận xét chung và kết luận : Để xứng đáng là học sinh lớp 5, chúng ta cần phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
HĐ2 : Kể chuyện về các tấm gơng học sinh lớp 5 gương mẫu.
- Giáo viên cho học sinh kể (đã chuẩn bị).
- Giáo viên có thể giới thiệu thêm vài tấm gương khác.
* GV kết luận : Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
HĐ3 : Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trờng em
- Giáo viên cho học sinh thực hiện.
* Nhận xét và kết luận : (SGV) 
- Học sinh trình bày kế hoạch của mình theo nhóm bàn.
- Nhóm trao đổi, góp ý kiến.
- Lớp trao đổi, nhận xét.
Học sinh kể về các tấm gương trong lớp hoặc trờng hay su tầm qua báo chí.
- Cả lớp thảo luận về tấm gương đó.
- Học sinh giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
- Học sinh hát, múa, đọc thơ về chủ đề trường em.
Tuần : 3
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2008
đạo đức
Bài 2: có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 1)
I - mục tiêu
	Sau bài học này học sinh biết :
	- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. 
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
	- Học sinh có ý thức tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II - tài liệu và phương tiện
	- Bảng phụ chép sẵn BT1
	- Thẻ mùa dùng cho HĐ3 - tiết 1
	- Vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HĐ1 : Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức
- Cho học sinh đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện (trên bảng phụ)
- Gọi 1 hoặc 2 em đọc to truyện.
- Cho học sinh thảo luận 3 câu hỏi trong SGK.
* GV : Đức vô ý đá quả bóng vào bà Đoan ... Qua câu chuyện của Đức, chúng ta cần rút ra điều cần ghi nhớ (SGK - tr7)
HĐ2 : Làm bài tập 1 - SGK
- Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu của BT. 
- Học sinh thảo luận nhóm bàn.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
* GV : Biết suy nghĩ trước hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi ; làm việc gì thì làm đến nơi, đến chốn ... là những biểu hiện của người có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
HĐ3 : Bày tỏ thái độ (BT2 - SGK)
- Giáo viên quy định : Tán thành - giơ thẻ màu xanh ; không tán thành - giơ thẻ màu đỏ.
- Giáo viên lần lượt nêu từng ý trong BT2.
* GV : + Tán thành : ý kiến (a), (đ)
	 + Không tán thành ý kiến (b), (c), (d)
HĐ nối tiếp : Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo nội dung của BT3.
- Học sinh đọc to, rõ ràng.
- Trả lời 3 câu hỏi trong SGK.
- 1 - 2 em học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Biểu hiện của những người có trách nhiệm : (a), (b), (d), (g)
- không phải là biểu hiện của những người có trách nhiệm : (c), (đ), (e)
- Học sinh bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ (đã quy định)
- Học sinh giải thích ý kiến của mình. 
Tuần : 4
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2008
đạo đức
Bài 2: có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 2)
I - mục tiêu
	Sau bài học này học sinh biết :
	- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Biết xử lí tình huống phù hợp với các tình huống trong BT3.
	- Học sinh có có thể tự liên hệ với bản thân, kể về việc làm của mình và tự rút ra bài học.
II - tài liệu và phương tiện
	- Vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
	- Bảng phụ chép BT3 - trang 8
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HĐ1 : Xử lí tình huống (BT3 - SGK - trang 8)
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (theo bàn)
- Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập (Giáo viên treo bảng phụ)
* Giáo viên kết luận : Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết.Người có trách nhiệm câng phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
HĐ2 : Liên hệ bản thân
- Giáo viên gợi ý cho hs nhớ lại một việc làm của mình chứng tỏ đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
- Định hướng cho học sinh rút ra bài học liên hệ.
* GV kết luận : Khi giải quyết công việc ... 
	...và sẵn sàng lamg lại cho tốt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại phần ghi nhớ - SGK trang 7
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện trình bày kết quả thảo luận, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi với bạn bên cạnh mình.
- Một số em trình bày trước lớp.
- Lớp đánh giá, tự rút ra bài học cho bản thân.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
Tuần : 5
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2008
đạo đức
Bài 3: có chí thì nên (Tiết 1)
I - mục tiêu
	Sau bài học này học sinh biết :
	- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình ; biết để tìm ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
	- Học sinh có ý thức vượt khó khăn vươn lên để trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội
II - tài liệu và phương tiện
	- Một số mẩu chuyện về các tấm gương vượt khó (ở địa phương hoặc trên đài báo ... như Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung ...)
	- Thẻ màu dùng cho HĐ3 - tiết 1.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HĐ1 : Tìm hiểu thông tin
- Giáo viên cho học sinh đọc thông tin trong SGK.
* GV : Từ tấm gương Trần Bảo Đông ta thấy : Dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tập tốt, vùă giúp đỡ gia đình.
HĐ2 : Xử lí tình huống
- Giáo viên đưa ra hai tình huống (VD như SGV - tr23), chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ thảo luận một trong hai tình huống trên.
* GV : Trong những tình huống trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản ... Biết vượt khó để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
- Học sinh đọc.
- Thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HĐ3 : Làm bài tập 1 - 2 SGK
* Bài tập 1 : Cho học sinh thảo luận nhóm đôi để học sinh phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó.
- Cho học sinh giơ thẻ (Thẻ đỏ : biểu hiện ý chí - thẻ xanh : không có ý chí)
* BT 2 cũng tiến hành tương tự.
* GV : Các em đã biết phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và cuộc sống.
- Cho học sinh đọc phần Ghi nhớ- SGK
HĐ nối tiếp
Sưu tầm một vài mẩu chuyện về những gương học sinh "có chí thì nên" hoặc trên sách báo, ở lớp, ở trường, ở địa phương.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Học sinh giơ thẻ đồng thời thể hiện ý kiến của mình (Giáo viên hỏi tại sao?)
- Học sinh đọc Ghi nhớ - SGK tr10
Tuần : 6
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2008
đạo đức
Bài 3: có chí thì nên (Tiết 2)
I - mục tiêu
	Sau bài học này học sinh biết :
	- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình ; biết để tìm ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
	- Học sinh có ý thức vượt khó khăn vươn lên để trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội
II - tài liệu và phương tiện
	- Một số mẩu chuyện về các tấm gương vượt khó (ở địa phương hoặc trên đài báo ... như Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung ...)
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HĐ1 : Làm BT3 - SGK (tr11)
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ.
- Giáo viên ghi tóm tắt kết bảng. (Theo mẫu SGV - tr25).
* Giáo viên cho học sinh hiểu được hoàn cảnh khó khăn (bản thân, gia đình, thiên tai ...). 
HĐ2 : Tự liên hệ bản thân
- Cho học sinh trao đổi những kho khăn của mình, sau đó điền theo mẫu bên:
* GV : Lớp ta có vài bạn có hoàn cảnh khó khăn, nhưng bạn đã nỗ lực cố gắng tự mình vượt khó khăn. Chúng ta cần hết sức động viên, giúp đỡ để bạn cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn.
- Trong cuộc sống mỗi người đều có khó khăn riêng, chúng ta cần phải có ý chí vượt lên.
- Sự động viên, thông cảm là hết sức cần thiết để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
- Học sinh đọc BT
- Thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được.
- Đại diện trình bày kết quả.
- Phát hiện những trường hợp các bạn trong lớp mình (trường mình hoặc địa phương mình ) gặp khó khăn để mọi người có kế hoạch giúp đỡ.
- Học sinh phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu :
Stt
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
1
2
3
Tuần : 7
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2008
đạo đức
Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 1)
I - mục tiêu
	Sau bài học này học sinh biết :
	- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
	- Học sinh luôn biết ơn tổ tiên ; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II - tài liệu và phương tiện
	- Các tranh ảnh, bài báo ... nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
	- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện ... nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HĐ1 : Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ.
- Giáo viên mời 1 - 2 em đọc truyện Thăm mộ.
Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi trong SGK :
* GV : Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể ... oạt động 3 : Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hòa bình (Củng cố bài)
- Cho học sinh treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề Em yêu hòa bình của mình trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và nhắc nhở học sinh tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, phù hợp với khả năng của mình.
- Học sinh giới thiệu trước lớp các tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được. (cá nhân hoặc theo nhóm)
- Học sinh thảo luận về cách vẽ.
- Các nhóm vẽ tranh.
- Đại diện nhóm giới thiệu về tranh vẽ của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Học sinh treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề Em yêu hòa bình của mình trước lớp.
- Cả lớp xem tranh và nêu câu hỏi bình luận.
- Học sinh trình bày các bài thơ,bài hát ... về chủ đề Em yêu hòa bình.
.
Tuần : 28
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2009
đạo đức
Bài 13: em tìm hiểu về liên hợp quốc (Tiết 1)
I - mục tiêu
	Sau bài học này, học sinh có hiểu biết :
	- Về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
	- Có nhận thức đúng đắn về tổ chức Liên Hợp Quốc.
	- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II - tài liệu và phương tiện
	- Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc	ở địa phương và ở Việt Nam. 
- Thông tin tham khảo ở phần phụ lục (trang 71 - SGV)
	- Micro không dây để chơi trò chơi Phóng viên.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HĐ1 : Tìm hiểu thông tin (Tr. 40 - 41, SGK)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các thông tin trong SGK và hỏi : Ngoài các thông tin trong SGK, em còn biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc ?
? Em hãy nêu những điều em biết về Liên Hợp Quốc?
- Giáo viên kết luận : (Gợi ý SGV - 57)
Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ (bài tập-SGK)
- Chia lớp thành nhiều nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
- Giáo viên kết luận : 
+ Các ý kiến đúng : (c), (d)
+ Các ý kiến sai : (a), (b), (đ)
- Cho học sinh đọc Ghi nhớ - SGK
Hoạt động nối tiếp
- Tìm hiểu về tân một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam ; về một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em.
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
- Học sinh trao đổi, thảo luận.
- Trả lời các nội dung giáo viên nêu ra.
- Các em khác nhận xét và bổ sung.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày (Mỗi nhóm trình bày một ý kiến)
- Các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh đọc Ghi nhớ - SGK trang 42
Tuần : 29
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2009
đạo đức
Bài 13: em tìm hiểu về liên hợp quốc (Tiết 2)
I - mục tiêu
	Sau bài học này, học sinh có hiểu biết :
	- Về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này ; biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam...
	- Có nhận thức đúng đắn về tổ chức Liên Hợp Quốc.
	- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II - tài liệu và phương tiện
	- Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc	ở địa phương và ở Việt Nam. 
- Thông tin tham khảo ở phần phụ lục (trang 71 - SGV)
	- Micro không dây để chơi trò chơi Phóng viên.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HĐ1 : Chơi trò chơi Phóng viên (BT2 - SGK)
- Giáo viên phân công một số học sinh thay nhau đóng vai phóng viên (có thể là phóng viên báo TNTP, phóng viên đài Phát thanh, truyền hình ...) về tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc. Ví dụ :
? Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào ?
? Trụ sở của Liên Hợp Quốc đóng ở đâu ? ...
- Giáo viên nhận xét các câu trả lời của các bạn.
Hoạt động 2 : Triển lãm nhỏ (Củng cố bài)
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm học sinh trưng bày tranh, ảnh, bài báo ... về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được.
- Giáo viên khen các nhóm đã có sự chuẩn bị rất tốt.
- Nhắc nhở học sinh tích cực học tập và thực hiện tốt các nội dung đã được học.
- Học sinh tham gia trò chơi.
- Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của bạn đưa ra, nếu không trả lời được có thể đưa bạn kế bên trình bày giúp.
- Cho học sinh triển lãm các bức tranh, ảnh, bài bái treo xung quanh lớp học.
- cả lớp cùng đi xem, nghe và giới thiệu.
..
Tuần : 30
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2009
đạo đức
Bài 14: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 1)
I - mục tiêu
	Sau bài học này, học sinh biết :
	- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho con người.
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
	- Học sinh có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II - tài liệu và phương tiện
	- Tranh, ảnh, băng hình ... về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rùng cây ...) hoặc cacnhr tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HĐ1 : Tìm hiểu thông tin (trang 44 - SGK)
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem ảnh và đọc các thông tin trong bài (mỗi em đọc 1 thông tin)
- Giáo viên nhận xét và kết luận :
- Cho học sinh đọc phần Ghi nhớ - SGK
Hoạt động 2 : làm BT1 - SGK
- Giáo viên nêu yêu cầu BT.
- Giáo viên kết luận : (Gợi ý SGV - tr.60)
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ (BT3 - SGK)
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Giáo viên kết luận :
+ Các ý kiến (b), (c) là đúng.
+ ý kiến (a) là sai.
* Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
Hoạt động nối tiếp 
- Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc địa phương em.
- Học sinh đọc.
- Thảo luận theo nhóm các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện lên trình bày ; các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Học sinh đọc Ghi nhớ - SGK
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Mời một vài em trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ; các nhóm khác nhận xét và bổ sung. 
(Rừng cây, than đá ...)
Tuần : 31
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2009
đạo đức
Bài 14: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 2)
I - mục tiêu
	Sau bài học này, học sinh biết :
	- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho con người.
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
	- Học sinh có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II - tài liệu và phương tiện
	- Tranh, ảnh, băng hình ... về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rùng cây ...) hoặc cacnhr tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HĐ1 : Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên ( BT2 - SGK)
- Giáo viên cho học sinh giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết.
- Giáo viên kết luận :
+ Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. (Giáo viên có thể sử dụng thêm một số tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên của nước ta như mỏ than Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu, mỏ Apatit Lào Cai ...)
Hoạt động 2 : Làm BT4 - SGK
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Giáo viên kết luận :
+ Các ý (a), (đ), (e) là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ Các ý (b), (c), (d) là không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổ hại đến thiên nhiên.
Hoạt động 3 : Làm BT 5 - SGK
- Giáo viên chia nhóm và giao việc cho từng nhóm.
- Giáo viên kết luận : Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
- Học sinh giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết. (có thể kèm theo tranh, ảnh minh họa)
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện lên trình bày ; các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện lên trình bày ; các nhóm khác thảo luận và nhận xét, bổ sung ý kiến.
Tuần : 32
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2009
đạo đức
Dành cho địa phương (Tiết 1)
I - mục tiêu
	Sau bài học này, học sinh biết :
	- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho con người.
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
	- Học sinh có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II - tài liệu và phương tiện
	- Tranh, ảnh, băng hình ... về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rùng cây ...) hoặc cacnhr tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Tuần : 33
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2009
đạo đức
Dành cho địa phương (Tiết 2)
I - mục tiêu
	Sau bài học này, học sinh biết :
	- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho con người.
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
	- Học sinh có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II - tài liệu và phương tiện
	- Tranh, ảnh, băng hình ... về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rùng cây ...) hoặc cacnhr tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Tuần : 34
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2009
đạo đức
Dành cho địa phương (Tiết 3)
I - mục tiêu
	Sau bài học này, học sinh biết :
	- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho con người.
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
	- Học sinh có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II - tài liệu và phương tiện
	- Tranh, ảnh, băng hình ... về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rùng cây ...) hoặc cacnhr tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Tuần : 35
Ngày soạn : Thứ ngày tháng năm 2009
đạo đức
Thực hành cuối học kỳ II và cả năm
I - mục tiêu
	Sau bài học này, học sinh biết :
	- Cách thức hợp tác với người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác. 
- Hợp tác với người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày.
	- Học sinh có ý thức hợp tác với những người xung quanh trong công việc.
II - tài liệu và phương tiện
	- Phiếu học tập cho hoạt động 3 
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_khoi_5_chuong_trinh_ca_nam_ho_thi_huong.doc