Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 16

Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 16

Khoa học

Tiết 31 . KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?(T64)

I. MỤC TIÊU :

 Sau bài học, HS có khả năng : - Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách : Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí ; Làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra.

 - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.

 - GD HS có ý thức giữ gìn bầu không khí trong sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- HS : Bóng bay, bơm tiêm, bơm xe đạp.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Kiểm tra bài cũ :

- Nêu câu hỏi gọi HS trả lời : Làm thế nào để biết có không khí ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật ? - 2, 3 em trình bày.

- Cùng lớp nhận xét, ghi điểm.

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
Tiết 16 . CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN ( T 40, 41)
I. MỤC TIÊU :
	Học xong bài này, HS biết:
	- Dưới thời Trần, 3 lần quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta.
	- Quân dân nhà Trần : nam, nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.	- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
 - GD HS lòng tự hào dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV + HS : Kênh chữ và kênh hình SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu câu hỏi mời HS trả lời : Vì sao nhà Trần được gọi là "triều đại đắp đê" ?
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 em trả lời, lớp theo dõi.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài : 
* Hoạt động 1: Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ đầu đến "...hai chữ "Sát Thát" và thảo luận trả lời câu hỏi : Tìm những sự việc cho thấy Vua tôi
- 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- HS thảo luận theo bàn, sau đó trình bày trước lớp.
nhà Trần rất quyết tâm chống giặc?
- Kết luận : Cả 3 lần xâm lược nước ta, quân Mông Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của Vua tôi nhà Trần.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động2 : Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến	
- Tổ chức hs thảo luận nhóm 4 các câu hỏi :
- Các nhóm đọc sgk thảo luận theo nhóm.
 +Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp, lớp bổ sung.
 +Cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng long có tác dụng như thế nào?
 +Em có nhận xét gì về kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần?
 +Kết quả của cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
 +Vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang?
 - Mời một số HS kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản.
- Một số em kể trước lớp.
- Kể tóm tắt lại.
- Kết luận : Nhờ đồng lòng quyết tâm chống giặc mà vua tôi nhà Trần đã chiến thắng quân Mông- Nguyên xâm lược.
- Lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài, 1 em đọc phần Ghi nhớ. 
 	- Dặn HS học bài, tìm đọc lại truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" ; đọc và trả lời các câu hỏi của bài "Nước ta cuối thời Trần".
=================================================
Khoa học
Tiết 31 . KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?(T64)
I. MỤC TIÊU :
	 Sau bài học, HS có khả năng :	 - Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách : Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí ; Làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
 - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
 - GD HS có ý thức giữ gìn bầu không khí trong sạch. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- HS : Bóng bay, bơm tiêm, bơm xe đạp.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu câu hỏi gọi HS trả lời : Làm thế nào để biết có không khí ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật ?
- 2, 3 em trình bày.
- Cùng lớp nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài : 
* Hoạt động 1 : Phát hiện màu, mùi, vị của không khí. 
- Cho HS quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi : Trong cốc có chứa gì ? 	 
- Quan sát và trả lời câu hỏi của GV.
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện sờ, ngửi, nhìn, nếm trong chiếc cốc và lần lượt trả lời câu hỏi : 
 + Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ?
- 1 vài em lên bảng thực hiện và lần lượt trả lời câu hỏi của GV, lớp theo dõi.
 + Dùng lưỡi nếm, mũi ngửi, em nhận thấy không khí có vị gì, mùi gì ?
 + Có khi ta ngửi thấy mùi hương thơm, mùi khó chịu có phải là mùi của không khí không ? Cho VD.
- Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không vị.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí.
- Chia nhóm, yêu cầu HS chơi thổi bóng theo nhóm 6. Nêu luật chơi : Cùng có số bóng, cùng thổi. Nhóm nào thổi xong trước, bóng đủ căng không bị vỡ - thắng.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS thi thổi bóng trong 3 - 5 phút.
- Nhận xét tuyên dương nhóm thổi nhanh.
- Cho HS thảo luận : Mô tả các hình dạng của quả bóng vừa thổi.
- Nhóm trưởng điều khiển. Đếm số bóng báo cáo.
- Các nhóm thảo luận lần lượt trả lời câu hỏi.
 + Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy ?
- Lớp nhận xét, bổ sung.
 + Qua đó rút ra không khí có hình dạng nhất định không ?
 + Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định.
- Kết luận : Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.	
- 1 vài em nêu.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí.
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát hình vẽ T65, thực hiện các yêu cầu và trả lời các câu hỏi ở mục Quan sát và trả lời + Liên hệ thực tế và trả lời.
-Đọc SGK, quan sát hình vẽ và thực hiện theo yêu cầu.
- 1 vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò :
	- 2 em đọc mục Bạn cần biết.
	- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau theo nhóm : lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, gỗ để kê lọ, nước vôi trong.
 ===================================================
Đạo đức
Tiết 16 . YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1-T23)
I. MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh có khả năng :
	- Bước đầu biết giá trị của lao động.
	- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
	- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
 - GD HS yêu lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 ,2 em đọc, hát những bài thơ, bài hát sưu tầm nói về công lao của thầy, cô giáo.
- 2, 3 em thực hiện, lớp theo dõi.
- Cùng hs nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a.
- Đọc cho HS nghe truyện.
- Theo dõi.
- Gọi HS đọc truyện.
- Tổ chức thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK 
- 1, 2 em đọc, lớp theo dõi.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng câu, lớp nhận xét, trao đổi.
- Cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
- Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở, ...đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- 2, 3 em đọc, lớp đọc thầm.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm BT 1.
- Chia nhóm, tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm thảo luận làm vào VBT-T24.
- Lần lượt các đại diện nhóm nêu miệng.
- Cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
* Hoạt động 3 : Đóng vai bài tập 2. 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong SGK. 
- Các nhóm chọn tình huống, chọn bạn đóng vai và thảo luận theo tình huống đã đóng.
- 1 số nhóm lên đóng vai.
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- Nhận xét và chốt cách cư xử đúng, hay.
* Hoạt động tiếp nối : 
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau : Xem trước BT 3, 4, 5, 6 ở SGK - T26.
=====================================================
Kĩ thuật
Tiết 28. CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
	- Ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học.
	- HS chọn sản phẩm và vận dụng các các cách khâu, thêu đã học để thực hành.
	- Yêu thích sản phẩm khâu thêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : Chuẩn bị các vật liệu dụng cụ cho sản phẩm đã chọn, bộ cất may khâu thêu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- GVkiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của HS.
B. Bài mới : 
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : HS chọn sản phẩm.
- Cho HS giới thiệu những sản phẩm đã chuẩn bị.
- Lần lượt giới thiệu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm các sản phẩm đã lựa chọn.
- Lần lượt nêu.
* Hoạt động 2 : Thực hành.
- Quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Cá nhân thực hành.
* Dặn dò :
	- Dặn HS giữ gìn sản phẩm để giờ sau tiếp tục hoàn thành và đánh giá ; chuẩn bị bổ sung những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho sản phẩm.
=======================*****=========================
Khoa học
Tiết 32. KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?(T66)
I. MỤC TIÊU : 
	Sau bài học, HS biết :
	- Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
	- Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí có những thành phần khác.
 - GD HS luôn có ý thức giữ bầu không khí trong lành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : Chuẩn bị theo nhóm nến, đĩa thuỷ tinh, lọ thuỷ tinh, nước.
 - GV : Nước vôi trong, ống nhựa, cốc thuỷ tinh.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS nêu các tính chất của không khí.
- 2 em nêu, lớp theo dõi.
- Cùng HS nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động1 : Xác định thành phần chính của không khí.	 
- Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi nhóm.
- Nhóm trưởng báo cáo sự chẩn bị của nhóm mình.
- Gọi HS đọc phần thí nghiệm.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm (GV giúp đỡ hs làm thí nghiệm).
- Các nhóm làm thí nghiệm như gợi ý trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời : Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc ?
- Giảng : Phần không khí mất đi chính là chất duy trì sự cháy, đó là ô-xi.
- 1 vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- Lắng nghe. 
- Hỏi : Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ?
- 1 vài em phát biểu, lớp bổ sung.
- Làm lại thí nghiệm và hỏi HS :Không khí gồm mấy thành phần chính ?
- Giảng : Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí.
- 1 vài em phát biểu, lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
- Kết luận : (Mục Bạn cần biết SGK - T 66).
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.	
- Tổ chức HS quan sát lọ nước vôi trong.
- Cả lớp quan sát.
- Dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần. 
- Quan sát.
- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích hiện tượng xảy ra.
- Một số HS trình bày kết quả thí nghiệm mà mình quan sát được.
- GVgiải thích thêm : Trong không khí còn có hơi nước ví dụ hôm trời nồm...
- Cho HS quan sát hình 4, 5 SGK : Kể tên các thành phần khác có trong không khí ?
- 1 vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung. 
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm : Khép cửa để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào, nhìn rõ những hạt bụi.
- 1 em thực hiện, lớp quan sát và nêu ý kiến.
- Kết luận: Không khí gồm 2 thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,...
3. Củng cố, dặn dò :
 - Hỏi : Không khí gồm những thành phần nào ?
 - 1, 2 em đọc mục Bạn cần biết SGK-T66, 67.
	- Dặn HS về học bài và chuẩn bị trước các câu hỏi của bài Ôn tập.
 =====================================================
===========================================
§Þa lÝ
TiÕt 16. THỦ ĐÔ HÀ NỘI (T109)
I. MỤC TIÊU :
	Học xong bài này, HS biết :
	- Xác định vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam.
	- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
	- Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá, khoa học.
	- GD HS lòng tự hào về thủ đô Hà Nội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Bản đồ hành chính Việt Nam.
	- HS : Sưu tầm tranh ảnh về thủ đô Hà Nội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS kể tên một số nghề thủ công của người dân Đồng bằng Bắc Bộ.
- 2 em trả lời, lớp theo dõi.
- Cùng HS nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Hà Nội - thành phố lớn ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ.	
- Treo bản đồ yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ trong SGK.
- Cả lớp quan sát.
- Yêu cầu HS chỉ vị trí thủ đô Hà Nội và trả lời câu hỏi :
 + Hà Nội giáp với những tỉnh nào ? 
 + Từ Hà Nội đến các tỉnh và nơi khác bằng phương tiện gì ? 
- Lần lượt HS lên bảng chỉ.
- Một số em trả lời câu hỏi, lớp bổ sung. 
- Kết luận : HN là thủ đô của cả nước. Từ HN có thể đến nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau. HN được coi là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
* Hoạt động2 : Hà Nội thành phố cổ đang ngày càng phát triển.	
- Yêu cầu HS đọc mục 2 và quan sát tranh ảnh SGK, thảo luận nhóm đôi để trả lời một số câu hỏi sau :
- Thảo luận nhóm 2 tìm câu trả lời.
- 1 số nhóm nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
+Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào ?
+Lúc đó Hà Nội có tên gọi là gì ?
+Hà Nội còn có những tên gọi nào khác ?
+Khu phố cổ có đặc điểm gì ?( ở đâu, tên, nhà cửa, đường phố)
-Kết luận : HN có nhiều phố đẹp, hiện đại, nhiều phường làm nghề thủ công và buôn bán tấp nập.
*Hoạt động 3 : Hà Nội Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.	 
- Yêu cầu HS đọc mục 3 ở SGK và quan sát tranh ảnh trả lời một số câu hỏi sau :
 + Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là : Trung tâm chính trị ; trung tâm kinh tế lớn ; trung tâm văn hoá, khoa học.
- Đọc và quan sát tranh SGK.
- 1số em trả lời câu hỏi, lớp bổ sung.
 + Kể tên một số trường ĐH, viện bảo tàng...ở Hà Nội.
 + Kể tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
* Củng cố, dặn dò : 
	- 1, 2 em đọc nội dung Ghi nhớ của bài.
	- Nhận xét tiết học. Dặn HS ôn tập để chuẩn bị KTĐK CKI.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lich_su_dia_ly_khoa_hoc_lop_4_tuan_16.doc