Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 17

Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 17

Khoa học

Tiết 33. ÔN TẬP HỌC KÌ I (T68)

I. MỤC TIÊU :

 Giúp HS củng cố về hệ thống kiến thức :

 - Tháp dinh dưỡng cân đối.

 - Một số tính chất của nước, không khí ; thành phần chính của không khí.

 - Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

 - Vai trò của nước trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

 - HS có khả năng : Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.

 - GD ý thức bảo vệ môi trường, biết ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - GV : Hình vẽ tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn thiện (TBDH).

 - HS : Giấy, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Kiểm tra bài cũ :

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
=========================================
Lịch sử
Tiết 17. ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU :
	 Giúp HS ôn tập, hệ thống các kiến thức lịch sử :
- Các giai đoạn lịch sử : Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lí, thời Trần.
	- Các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Hỏi : Vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc Mông- Nguyên ?
- 2 em trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Ôn tập :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Hệ thống các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu.
- Tổ chức cho HS thảo luận về các giai đoạn lịch sử, các triều đại, các sự kiện lịch sử.
- Tóm tắt lại các ý chính.
- Thảo luận nhóm 5, lần lượt trình bày.
1. Các giai đoạn lịch sử từ năm 938- 1400 : 
 +Buổi đầu độc lập : 938- 1009.
 +Nước Đại Việt thời Lý : 1009- 1226.
 +Nước Đại Việt thời Trần : 1226 - 1400.
2. Các triều đại :
Thời gian
Triều đại
Tên nước
Kinh đô
968-980
Nhà Đinh
Đại cồ Việt
Hoa Lư
981- 1008
Nhà Tiền Lê
1009- 1226
Nhà Lý
Đại Việt
Thăng Long
1226- 1400
Nhà Trần
3. Các sự kiện lịch sử tiêu biểu :
- Năm 968 : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- Năm 981 : Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
- Năm 1010 : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
- Năm 1075-1077 : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.
- Năm1226 : Nhà Trần thành lập ; Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. 
* Hoạt động 2 : Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học.	
- Nêu chủ đề cuộc thi.
- HD HS kể :
 + Kể về sự kiện lịch sử : Sự kiện gì, xảy ra lúc nào, ở đâu, diễn biến, ý nghĩa,..
 + Kể về nhân vật : Tên nhân vật, nhân vật đó sống ở đâu, thời kì nào, có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc,...
- Theo dõi, giúp đỡ những HS yếu.
- Theo dõi.
- Kể theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Lần lượt từng em kể, lớp nghe và nhận xét.
- Cùng cả lớp bình chọn cá nhân kể hay, hấp dẫn, đúng.
* Củng cố, dặn dò :
	- Nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS ôn tập lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 14 để chuẩn bị Kiểm tra định kì học kì I.
=========================================
Khoa học
Tiết 33. ÔN TẬP HỌC KÌ I (T68)
I. MỤC TIÊU : 
	Giúp HS củng cố về hệ thống kiến thức :
	- Tháp dinh dưỡng cân đối.
	- Một số tính chất của nước, không khí ; thành phần chính của không khí.
	- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	- Vai trò của nước trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
	- HS có khả năng : Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
	- GD ý thức bảo vệ môi trường, biết ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - GV : Hình vẽ tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn thiện (TBDH).
	- HS : Giấy, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu câu hỏi : Không khí gồm những thành phần nào ?
- 2 em trả lời, lớp nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- Tổ chức cho hs hoạt động nhóm đôi.
- Phát hình vẽ Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Các nhóm thi đua hoàn thiện Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Cho HS trình bày sản phẩm.
- Yêu cầu HS cử Ban giám khảo.
- Dán hình đã làm xong lên bảng. 
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện làm Ban giám khảo.
- Cùng ban giám khảo chấm bài của các nhóm.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi bốc thăm với nội dung 2 câu hỏi (T69-SGK).
- Lần lượt bốc thăm và trả lời.
- Lớp nhận xét, trao đổi.
- Nhận xét chung.
- Cho HS nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Kết luận : Chốt lại ý chính.
- 1 vài em trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi, bổ sung.
* Hoạt động 2 : Triển lãm.	
- Tổ chức hoạt động theo nhóm có sự chuẩn bị cùng chủ đề.
- Yêu cầu các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm mình.
- Đại diện các nhóm kiểm tra và cùng trao đổi lựa chọn chủ đề giới thiệu.
- Các nhóm trao đổi về cách trình bày sản phẩm của mình đẹp và khoa học.
- Nhóm cử đại diện tự thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm.
- Cùng ban giám khảo nhận xét đánh giá theo tiêu chí chung : Nội dung, trình bày, thuyết minh và trả lời câu hỏi của Ban giám khảo.
- Chốt lại và cho điểm theo nhóm.
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm.
* Hoạt động 3 : Vẽ tranh cổ động.
- Nêu đề tài, HD HS lựa chọn đề tài.
- Tự lựa chọn 1 trong 2 đề tài để vẽ theo nhóm bốn.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo đề tài đã chọn để vẽ.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn để thực hiện yêu cầu của gv.
- Tổ chức cho HS trình bày.
- Các nhóm treo sản phẩm và cổ động tranh do nhóm vẽ.
- Các nhóm khác bình luận tranh của nhóm bạn.
- Cùng HS nhận xét, ghi điểm.
* Củng cố, dặn dò :
	- Nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS ôn lại các bài từ 1-32 và chuẩn bị giấy kiểm tra cho giờ sau KTĐK.
=================================================
Đạo đức
Tiết 17. YÊU LAO ĐỘNG ( Tiếp -T23)
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố cho hs thấy được giá trị của lao động.
	- HS tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
	- HS biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
	- GD cho HS tình yêu lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : Viết, vẽ về một công việc mà em yêu thích.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng ghi nhớ của bài.
- 2, 3 em đọc.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá chung.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Làm bài tập 5.
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi.
- Đọc và thực hiện yêu cầu.
- Trao đổi theo nhóm đôi.
- Cho HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, nhắc nhở HS cÇn ph¶i cè g¾ng, häc tËp rÌn luyÖn ®Ó thùc hiÖn ®­îc ­íc m¬ nghÒ nghiÖp t­¬ng lai cña m×nh.
- Mét sè em tr×nh bµy, líp th¶o luËn theo ­íc m¬ cña b¹n tr×nh bµy.
* Ho¹t ®éng 2 : Giíi thiÖu vÒ c¸c bµi viÕt, tranh ¶nh.
- Tæ chøc cho hs lµm viÖc c¸ nh©n.
- Tõng em chuÈn bÞ bµi cña m×nh ®· chuÈn bÞ ë nhµ ®Ó tr×nh bµy tr­íc líp.
- Cho HS trình bày trước lớp.
- Từng em trình bày, giới thiệu bài viết, vẽ của mình.
- Cùng HS thảo luận, nhận xét bài giới thiệu của từng em, khen những CN trình bày bài tốt.
- Nêu ý kiến của mình thông qua bài giới thiệu của bạn.
- Kết luận : 
	+ Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
	+ Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
* Hoạt động tiếp nối :
	Làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
=============================================
Kĩ thuật
Tiết 17. CẮT, KHÂU, THÊU 
CÁC SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiếp - T42)
I. MỤC TIÊU :
	- HS hoàn thành sản phẩm tự chọn của mình với các cách khâu thêu đã học.
	- HS tự đánh giá đợc sản phẩm của mình làm ra và đánh giá bài của bạn.
	- HS yêu thích sản phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : Các sản phẩm đang thực hành, bộ cắt may khâu thêu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
A. Kiểm tra bài cũ : 
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và độ hoàn thành sản phẩm của tiết học trước.
B. Bài mới :
* Hoạt động 2 : Thực hành (Tiếp).
- Quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Tiếp tục hoàn thành sản phẩm của tiết học trước.
* Dặn dò :
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS tiếp tục hoàn thành sản phẩm ở tiết sau để trưng bày sản phẩm.
===========================================
 Khoa học
Tiết 34. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
(Chuyên môn ra đề)
Địa lí
Tiết 17. Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố luyện tập những kiến thức cơ bản:
	+ Hệ thống những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở HLS, trung du Bắc Bộ , Tây Nguyên, và hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB.
- Chỉ được dãy núi HLS , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt , thành phố Hà Nội trên bản đồ.
- Có ý thức yêu quí, gắn bó hơn với quê hương, đất nước Việt Nam.
II - Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN ( TBDH ) 
- Phiếu học tập ( Lược đồ trống VN phô tô nhỏ ) 
 - Lược đồ trống VN ( TBDH )
III - Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ :
 Gv nêu 3 câu hỏi sgk / 112.
3 hs trả lời
- Gv cùng hs nx ghi điểm
B, Giới thiệu bài mới : Nêu mục tiêu bài
1, Hoạt động 1 : Vị trí miền núi và trung du
* Mục tiêu : - Xác định vị trí miền núi và trung du trên bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 	- Điền tên dãy núi HLS , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lược đồ.
* Cách tiến hành:
? Chúng ta đã học về những vùng nào ?
- Dãy HLS ( với đỉnh Phan- xi păng ) ; Trung du bắc bộ ; Tây Nguyên, và thành phố Đà Lạt.
GV treo bản đồ, yêu cầu hs lên chỉ
1 số hs lên chỉ, lớp qs nx trao đổi, bổ sung
Gv nx, tuyên dương hs làm tốt
GV phát phiếu ( lược đồ trống )
Hs tự điền, 2,3 hs lên dán bảng
 - Lớp nx,bổ sung
Gv nx chung.
2, Hoạt động 2 : Đặc diểm thiên nhiên và hoạt động sản xuất.
* Mục tiêu: - Hs nêu đặc điểm địa hình và khí hậu ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên. - Hs nêu đặc điểm về con người và hoạt động ở HLS và Tây Nguyên.
* Cách tiến hành :
Đọc câu hỏi 2 và gợi ý sgk / 97
- Cả lớp đọc thầm
Gv chia nhóm 4 để thảo luận chuyên sâu vào 1 đặc điểm của từng vùng.
- N1,2 : Địa hình và khí hậu ở HLS và Tây Nguyên
- N3,4 : Dân tộc, trang phục, lễ hội, ở HLS và Tây Nguyên
- Con người và các hoạt động sinh hoạt, sản xuất ở HLS và TN.
Trình bày :
Lần lượt từng đặc điểm
Lớp nx, bổ sung 
 Gv nx chốt ý chung.
 * Kết luận : Cả 2 vùng đều có những đặc điểm đặc trưng riêng về thiên nhiên, con người với cách sinh hoạt động sản xuất .
3, Hoạt động 3 : Vùng trung du bắc bộ.
* Mục tiêu : - Nêu đặc điểm địa hình ở Trung du bắc bộ. Những việc làm của người dân để phủ xanh đất trống đồi trọc.
* Cách tiến hành : 
- Tổ chức thảo luận nhóm đôi 
Mỗi bàn là 1 nhóm
? Trung du bắc bộ có đặc điểm địa hình như thế nào ?
- Là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
? Tại sao phải bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ ?
- Rừng bị khai thác cạn kiệt, diện tích đất trống đồi trọc tăng lên.
-Trồng rừng che phủ đồi, ngăn chặn tình trạng đất bị xấu đi.
? Những biện pháp để bảo vệ rừng ? 
Trồng rừng nhiều hơn nữa, trồng cây công ngiệp dài ngày cây ăn quả.
- Dừng hành vi khai thác rừng phá rừng bừa bãi.
* Kết luận : Cần được bảo vệ, không khai thác bừa bãi, tích cực trồng rừng.
4. Hoạt động 4: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở ĐBBB.
	* Mục tiêu: - Hs xác định được vị trí ĐBBB và Hà Nội trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Nêu được đặc điểm về HĐSX của người dân ở ĐBBB.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs xác định vị trí ĐBBB, Hà Nội trên bản đồ:
- Hs quan sát và chỉ trên bản đồ.
? Trang phục, lễ hội của người dân ở ĐBBB có đặc điểm gì?
- Hs thảo lận N2 trả lời.
? Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB? Nêu thứ tự công việc trong quá trình sx lúa gạo?
- Hs thảo luận trước lớp. Lớp trưởng điều khiển.
? Vì sao Hà Nội là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá khoa học hàng đầu của nước ta?
- Hs trao đổi và trả lời.
	* Kết luận: Gv tóm tắt lại ý chính.
5, Củng cố, dặn dò:
- Gv nx tiết học. Học thuộc nội dung ôn tập chuẩn bị tiết sau KTĐK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lich_su_dia_ly_khoa_hoc_ki_thuat_lop_4_tuan.doc