Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 19

Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 19

Khoa học

Tiết 37. TẠI SAO CÓ GIÓ ? (T74)

I. MỤC TIÊU :

 Sau bài học, HS biết :

 - Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

 - Giải thích tại sao có gió.

 - Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - GV : Hộp đối lưu, nến, diêm .(TBDH).

 - HS : Hình trong SGK ; chong chóng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Kiểm tra bài cũ :

- Yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm đã làm để chứng minh không khí cần cho sự sống.

- 2 em mô tả lại, lớp nhận xét.

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
Tiết 19. NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN (T42)
I. MỤC TIÊU : 
	Học xong bài này, HS biết :
	- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV.
	- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Giới thiệu bài : 
*Hoạt động 1 : Tình hình đất nước cuối thời Trần.
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ đầu đến "từ quan.", TLCH : 
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
 +Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
 +Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao ?
 +Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
 +Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?
 +Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Kết luận : (ý 1 phần Ghi nhớ).
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Nhà Hồ thay thế nhà Trần.	
- Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi :
- Đọc thầm đoạn còn lại và trả lời trước lớp từng câu hỏi.
 +Hồ Quý Ly là người như thế nào ?
 +Hồ Quý Ly đã làm gì ?
 +Hành động truất ngôi vua của Hồ
Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ? 
 +Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược ? 
- Kết luận : ( ý 2 phần Ghi nhớ).	
* Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học, dăn HS đọc và trả lời trước các câu hỏi của bài Chiến thắng Chi Lăng vào VBT-T23.
- 1 em đọc Ghi nhớ, lớp đọc thầm.
===========================================
Khoa học
Tiết 37. TẠI SAO CÓ GIÓ ? (T74)
I. MỤC TIÊU :
	Sau bài học, HS biết :
	- Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
	- Giải thích tại sao có gió.
	- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Hộp đối lưu, nến, diêm ...(TBDH).
	- HS : Hình trong SGK ; chong chóng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm đã làm để chứng minh không khí cần cho sự sống.
- 2 em mô tả lại, lớp nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : 
* Hoạt động 1 : Chơi chong chóng. 
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu kiểm tra chong chóng.
- Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo kết quả.
- Tổ chức cho HS chơi ở sân lớp.
- Nhóm trưởng điều khiển chơi.
- HD HS tìm hiểu : Khi nào chong chóng quay, không quay, quay nhanh, quay chậm ?
- Mỗi nhóm đứng thành 2 hàng, đứng quay mặt vào nhau, giơ tay cầm chong chóng lên cao (Nếu không có gió thì chạy). Bạn còn lại quan sát...
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích : Tại sao chong chóng quay, quay nhanh hay chậm?
- Cùng HS nhận xét, trao đổi.
- Kết luận : Khi ta chạy, không khí xung quanh chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.
- Trao đổi cả lớp.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió.
- Tổ chức cho HS đọc mục Thực hành trong SGK.
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm đọc và thảo luận cách làm.
- Tổ chức cho HS trình bày theo các câu hỏi ở mục Thực hành và câu hỏi : Thí nghiệm chứng minh điều gì ?
- Kết luận : Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, trao đổi.
 * Hoạt động 3 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
- Cho HS quan sát tranh trong SGK.
- Quan sát, kết hợp đọc mục Bạn cần biết (T75).
- Yêu cầu HS giải thích : Tại sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
- Kết luận : Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
* Củng cố - dặn dò :
- Cho HS đọc mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh, các cấp gió và thiệt hại do giông bão gây ra.
- Lần lượt đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét, trao đổi.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
========================================
 Đạo đức
Tiết 19. KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU : 
 - Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
 - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
 - Có thái độ yêu quý, kính trọng người lao động.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :	
* Giới thiệu bài : 
* Hoạt động 1 : Thảo luận lớp (truyện Buổi học đầu tiên).
- Kể chuyện Buổi học đầu tiên.
- Lắng nghe.
- Tổ chức HS trao đổi 2 câu hỏi trong SGK-T28.
- Kết luận : Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
- Trao đổi cả lớp, 1 vài em trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi (Bài tập1).
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Kết luận : Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ty, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ, đều là những người lao động trí óc hoặc chân tay.
- Lắng nghe.
- Trao đổi nhóm đôi.
- 1 vài em phát biểu, giải thích.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( Bài tập 2).
- Tổ chức cho HS xem tranh và thảo luận theo nhóm.
- Kết luận : Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Quan sát tranh, thảo luận, làm bài vào VBT-T27 và nêu ý kiến.
* Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân (Bài tập 3).
- HD HS làm bài.
- Kết luận : Các việc làm : a ; c ; d ; đ; e ; g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động. Các việc làm b ; h là thiếu kính trọng người lao động.
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ (T28-SGK).
* Hoạt động tiếp nối : 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tập 5, 6 (T30-SGK).
- Làm bài vào VBT-T28.
- 1 vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
============================================
Kỹ thuật 
Tiết 30. LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU HOA (T44)
I. MỤC TIÊU : 
	- HS biết ích lợi của việc trồng rau, hoa.
	- Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : Sưu tầm tranh ảnh một số loại cây rau, hoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị sưu tầm tranh của HS.
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài :
2. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
a. ích lợi của rau :
- Tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh và trả lời các câu hỏi :
- Quan sát hình 1 trong SGK và tranh sưu tầm, dựa vào thực tế để trả lời.
 + Nêu ích lợi của việc trồng rau ?
 + Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào ?
 + Rau còn được sử dụng để làm gì ?
b. Ích lîi cña hoa :
- Tæ chøc cho HS quan s¸t tranh ¶nh vµ tr¶ lêi c¸c c©u hái : 
 + Nªu Ých lîi cña viÖc trång hoa ?
 + Gia ®×nh em th­êng sö dông nh÷ng lo¹i hoa nµo vµ sö dông vµo nh÷ng dÞp nµo ?
- Quan s¸t h×nh 2 trong SGK vµ tranh s­u tÇm, dùa vµo thùc tÕ ®Ó tr¶ lêi.
- Yêu cầu HS liên hệ ở địa phương mình về trồng và sử dụng rau, hoa.
- Kết luận về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Cho HS đọc Ghi nhớ (T45-SGK).
- Liên hệ thực tế và phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
* Hoạt động 2 : Điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm các yêu cầu : 
- Đọc SGK và liên hệ thực tế, thảo luận nhóm đôi, nêu ý kiến.
 + Nêu điều kiện khí hậu của nước ta có ảnh hưởng đến rau, hoa.
 + Liên hệ ở địa phương em.
- Kết luận về điều kiện để trồng rau, hoa có kết quả.
- Lắng nghe.
3. Nhận xét, dặn dò :
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn chuẩn bị cho tiết sau : Tìm hiểu về các loại hạt giống và các loại dụng cụ để trồng rau, hoa.
============================================
Khoa học
Tiết 38. GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO (T76)
I. MỤC TIÊU : 
	Sau bài học, HS biết :
	- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
	- Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV + HS : Hình SGK. Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh, các cấp gió và thiệt hại do giông bão gây ra. Sưu tầm những bản tin thời tiết có liên quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu câu hỏi : Tại sao có gió ? Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?
- 2 em trả lời, lớp nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số cấp gió.
- Cho HS đọc thông tin về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi.	
- Cho HS đọc mục Bạn cần biết (T76-SGK).
- Cả lớp đọc.
- Cho HS quan sát hình trong SGK và đọc kênh chữ:
- Cả lớp quan sát và đọc.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Các cặp đố nhau từng cấp gió và tác động của cấp gió.
- Tổ chức cho HS thảo luận trước lớp.
- 1 em lên điều khiển lớp trao đổi, trình bày và nhận xét.
- Kết luận về các cấp gió và tác động của cấp gió.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Thảo luận về sự thiệt hai của bão và cách phòng chống bão.	 
- Tổ chức cho HS quan sát và đọc SGK, thực hiện các yêu cầu ở mục Liên hệ thực tế và trả lời.
- Lớp quan sát hình 5, 6 và tranh ảnh sưu tầm được ; đọc mục Bạn cần biết và thực hiện các yêu cầu.
- Cùng HS nhận xét, trao đổi.
- 1 vài em phát biểu ý kiến, lớp bổ sung.
- Kết luận : (Mục Bạn cần biết).
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Trò chơi Ghép hình vào chữ.
- Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm cử 2 bạn lên chơi.
- Các nhóm thực hiện các yêu cầu.
- HD HS cách chơi : Chọn chữ phù hợp để gắn vào từng hình. Nhóm nào gắn được nhiều hình và chữ đúng, đẹp là thắng cuộc.
- Lắng nghe.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Các nhóm cùng chơi.
- Cùng HS nhận xét, khen nhóm thắng cuộc.
* Củng cố, dặn dò :
- Cho HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS sưu tầm tranh ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch và bầu không khí bị ô nhiễm.
===========================================
Địa lý
Tiết 19. ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (T116)
I. MỤC TIÊU : 
	Học xong bài này, HS biết : 
	- Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam : sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau.
	- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	- GV + HS : Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam ; tranh ảnh trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
A. Kiểm tra bài cũ : 
	- Nêu điều kiện để Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước.
B. Bài mới :
1. Đồng bằng lớn nhất nước ta : 
- Yêu cầu HS đọc mục 1, TLCH : 
 + ĐBNB nằm ở phía nào của đất nước và do phù sa của các sông nào bồi đắp nên ?
 + ĐBNB có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai) ?
- Cho HS quan sát hình 1 + 2 và bản đồ, thực hiện yêu cầu ở trang 116.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Quan sát và thực hiện yêu cầu.
- 2 em lên bảng chỉ bản đồ.
- Kết luận : ĐBNB nằm ở phía nam nước ta. Đây là đồng bằng lớn nhất của đất nước, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
- Lắng nghe.
2. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt :
- Cho HS quan sát hình 2, thực hiện các yêu cầu ở trang 117.
- Quan sát và thực hiện các yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc đoạn đầu của mục 2, TLCH : 
 + Sông Mê Công có đặc điểm gì ?
 + Vì sao ở nước ta sông Mê Công được gọi là sông Cửu Long ?
- Cho HS chỉ trên bản đồ vị trí các sông lớn, một số kênh rạch và một số cửa của sông Cửu Long.
- Yêu cầu HS đọc 2 đoạn cuối của mục 2, TLCH : 
 + Vì sao ở ĐBNB người ta không đắp đê ven sông ?
 + Sông ở ĐBNB có đặc điểm gì ?
 + Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân ở đây đã làm gì ?
- Giảng thêm : Nhờ có Biển Hồ ở Cam- pu- chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hoà. Nước lũ dâng cao từ từ, ít gây thiệt hại về nhà cửa và cuộc sống nên người dân không đắp đê ven sông để ngăn lũ. Mùa lũ là mùa người dân được lợi về đánh bắt cá. Nước lũ ngập đồng bằng còn có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất và lam đất thêm màu mỡ do được phủ thêm phù sa.
- Đọc thầm và TLCH.
- 3 em lên bảng chỉ bản đồ, lớp quan sát, nhận xét.
- Đọc thầm,tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐBBB và ĐBNB về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
	- Nhận xét, giờ học.
	- Dặn HS đọc và trả lời trước các câu hỏi của bài 18.
===================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lich_su_dia_ly_khoa_hoc_ki_thuat_lop_4_tuan.doc