Khoa học
Tiết 44. ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (Tiếp - T88)
I. MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS có thể :
- Nhận biết được một số loại tiếng ồn.
- Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
- Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV+HS : Hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu vai trò của âm thanh đối với con người và ích lợi của việc ghi lại âm thanh. Nêu VD.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn.
- Cho HS quan sát hình 1- 3 theo nhóm và ghi lại kết quả. - Làm việc theo nhóm 4 : quan sát, ghi lại và phân loại tiếng ồn do đâu gây ra.
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, kết luận : Hầu hết các tiếng ồn đều do con người gây ra như : tiếng xe chạy, họp chợ, máy nổ, công trường, nhà máy, súc vật kêu, nước chảy, gió thổi,. - Đại diện các nhóm báo cáo.
- Lớp trao đổi và phân loại tiếng ồn.
- Lắng nghe.
========================================== Địa lí Tiết 22. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (Tiếp - T124) I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước. - Nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó. - Chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ. - Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh. - Tôn trọng những nét văn hoá đặc trưng của người dân ĐBNB. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV+HS : Tranh, ảnh trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu những nguyên nhân để ĐBNB trở thành vùng công nghiệp phát triển nhất cả nước. - Tổ chức cho HS quan sát hình 4 - 8 trong sgk, kết hợp đọc mục 3 và TLCH : - Quan sát, đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. + Nguyên nhân nào làm cho ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh ? + Kể tên một số ngành công nghiệp ở ĐBNB. + Kể tên các sản phẩm công nghiệp ở ĐBNB. - Kết luận : Nhờ có nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên ĐBNB đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh - Lắng nghe. nhất nước ta với một số ngành nghề chính như : khai thác dầu khí ; chế biến lương thực, thực phẩm. * Hoạt động 2 : Mô tả về chợ nổi trên sông. - Yêu cầu HS đọc mục 4 và quan sát hình 9 trong SGK, TLCH : + Phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân ở ĐBNB là gì ? - Đọc thầm, quan sát và TLCH, phát biểu ý kiến. + Các hoạt động mua bán, trao đổi...của người dân thường diễn ra ở đâu ? + ĐBNB có các chợ nổi nổi tiếng nào ? - Nêu yêu cầu : Mô tả những hoạt động mua bán, trao đổi ở chợ nổi trên sông của người dân ở ĐBNB. - Mô tả theo cặp và mô tả trước lớp. - Kết luận : Chợ nổi trên sông là một nét văn hoá độc đáo của ĐBNB, cần được tôn trọng và giữ gìn. * Củng cố, dặn dò : - Đọc phần Ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài ; đọc và trả lời các câu hỏi cuối bài của bài Thành phố Hồ Chí Minh. ======================================== =============================================== Khoa học Tiết 44. ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (Tiếp - T88) I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có thể : - Nhận biết được một số loại tiếng ồn. - Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. - Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV+HS : Hình trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu vai trò của âm thanh đối với con người và ích lợi của việc ghi lại âm thanh. Nêu VD. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn. - Cho HS quan sát hình 1- 3 theo nhóm và ghi lại kết quả. - Làm việc theo nhóm 4 : quan sát, ghi lại và phân loại tiếng ồn do đâu gây ra. - Tổ chức cho HS trình bày trước lớp. - Nhận xét, kết luận : Hầu hết các tiếng ồn đều do con người gây ra như : tiếng xe chạy, họp chợ, máy nổ, công trường, nhà máy, súc vật kêu, nước chảy, gió thổi,... - Đại diện các nhóm báo cáo. - Lớp trao đổi và phân loại tiếng ồn. - Lắng nghe. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. - Yêu cầu HS nêu tác hại của tiếng ồn và cách phòng chống. - Trao đổi theo cặp. - Tổ chức cho HS trình bày trước lớp. - Kết luận : Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khoẻ của5 con ngườiVì vậy cần có các biện pháp phòng chống tiếng ồn - Đại diện các nhóm trả lời, lớp trao đổi. - Lắng nghe. * Hoạt động 3 : Nói về các việc nên và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. - Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm. - Làm việc theo nhóm đôi : trao đổi và ghi ra những việc nên và không nên làm. - Cho HS trình bày trước lớp. - Nhận xét, chốt ý và khen nhóm thảo luận sôi nổi. - Đại diện các nhóm trình bày, lớp trao đổi, bổ sung. * Củng cố, dặn dò : - Đọc mục Bạn cần biết. - Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài ; HD chuẩn bị cho bài sau : Hộp kín, tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm ván,... ============================================ Kĩ thuật Tiết 22. TRỒNG CÂY RAU, HOA(T58) I. MỤC TIÊU : - HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng. - Trồng được cây rau, hoa trên luống. - Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV+HS : Hình trong SGK. - GV : Cây hoa, cuốc, ô doa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con. - Yêu cầu HS đọc mục 1 và 2 trong SGK, nêu các công việc cần chuẩn bị trước khi trồng cây con. - Đọc thầm và căn cứ vào hiểu biết thực tế, phát biểu ý kiến. - Kết luận : Trước khi trồng cây con cần chọn cây giống và làm đất. - Lắng nghe. - Cho HS quan sát các hình trong SGK, nêu các bước trồng cây con. - Quan sát và nêu. - Chốt lại các bước trồng cây con. - Lắng nghe. * Hoạt động 2 : GVhướng dẫn thao tác kĩ thuật. - Tổ chức HD tại bồn hoa của lớp theo các bước đã nêu trên. - Theo dõi và thực hành theo. IV. Nhận xét, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ các bước trồng cây con vừa học để vận dụng, chuẩn bị cho giờ sau thực hành : Cây hoa, cuốc, dầm xới, ô doa. ============================================ Đạo đức Tiết 22. LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiếp -T31) I. MỤC TIÊU : - Củng cố cho HS hiểu thế nào là lịch sự với mọi người, vì sao cần phải lịch sự với mọi người. - Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh. - Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và ngược lại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Thẻ xanh, đỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Nhắc lại nội dung Ghi nhớ của bài. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2). - Nêu từng ý kiến. - Suy nghĩ, lựa chọn và giơ thẻ : - Kết luận : + Các ý kiến c, d là đúng. + Các ý kiến a, b, đ là sai. + Đồng ý : Thẻ đỏ. + Không đồng ý : Thẻ xanh. + Lưỡng lự : Không giơ thẻ. * Hoạt động 2 : Đóng vai (Bài tập 4). - Cho hs thảo luận và đóng vai theo nhóm 4. - Nhóm trao đổi và đóng vai, đưa luôn cách giải quyết trong khi đóng vai. - Tổ chức cho HS đóng vai trước lớp. - Một nhóm lên đóng vai,lớp theo dõi, trao đổi cách xử lý tình huống. - Cùng HS nhận xét, đánh giá các cách giải quyết . * Kết luận chung : - Đọc cho HS nghe câu ca dao cuối bài, mời HS giải thích ý nghĩa. - HSG nêu ý kiến, lớp bổ sung. * Hoạt động nối tiếp : Thực hiện cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống. ======================================= Khoa học Tiết 43. ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (T86) I. MỤC TIÊU : Sau bài học HS có thể: - Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống (giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe ; dùng để làm tín hiệu (tiếng trống, tiếng còi xe)...). - Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - HS : Mỗi nhóm 5 chai hoặc cốc giống nhau. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - TLCH : Âm thanh lan truyền qua những đâu ? Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên hay yếu đi ? Nêu ví dụ minh hoạ. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : - Nêu vấn đề : Các em sẽ tưởng tượng điều gì nếu không có âm thanh ? - Suy nghĩ nêu ý kiến của mình. * Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống. - Tổ chức cho hs quan sát các hình trong SGK-T86, ghi lại vai trò của âm thanh. - Quan sát theo nhóm đôi, ghi lại và báo cáo kết quả. - Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung. - Kết luận : Âm thanh rất cần cho con người. Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu... - Lắng nghe. * Hoạt động 2 : Nói về những âm thanh ưa thích và âm thanh không ưa thích. - Yêu cầu : Nêu những âm thanh mà em thích, những âm thanh em không thích ? - Suy nghĩ, nêu ý kiến của mình. - Ghi tổng hợp thành 2 cột âm thanh thích và không thích lên bảng. - Trao đổi, thống nhất ý kiến. * Hoạt động 3 : Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh. - Đặt vấn đề : Em thích nghe bài hát nào? Do ai trình bày ? - Nêu tên bài hát mình thích nghe và tên ca sĩ trình bày. - Cho HS trao đổi về ích lợi của việc ghi lại âm thanh. - Trao đổi nhóm đôi, phát biểu ý kiến. - - - Lớp trao đổi, bổ sung. - Kết luận : Âm thanh được ghi lại và phát ra, lưu giữ được lâu dài và phát đi xa. * Hoạt động 4 : Trò chơi Làm nhạc cụ. - Tổ chức HD cho HS chơi trò chơi theo nhóm 5 : Đổ nước vào chai theo hình 6, gõ các chai. - Theo dõi, cùng HS nhận xét, khen nhóm biểu diễn tốt. - Kết luận : Khi gõ, chai rung động phát ra âm thanh. Chai nhiều nước khối lượng lớn sẽ phát ra âm trầm hơn. - Các nhóm chơi theo HD của GV. - Biểu diễn trước lớp. - Các nhóm khác quan sát, nhận xét bài biểu diễn của nhóm bạn và thảo luận kết quả. - Lắng nghe. * Củng cố, dặn dò : - Đọc mục Bạn cần biết. - Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài, chơi trò chơi ở nhà và đọc trước bài : Tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống. ========================================== Lịch sử Tiết 22. TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ (T49) I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục ; tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê. - Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, nền nếp hơn. - Coi trọng sự tự học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV+HS : Hình trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu những nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu tổ chức giáo dục thời Hậu Lê. - Yêu cầu HS đọc 4 dòng đầu, nêu nhận xét về việc tổ chức dạy học ở 3 thời Lý, Trần, Hậu Lê. - Đọc và nêu ý kiến. - Cho HS đọc phần còn lại, TLCH : + Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào ? - Đọc 5 dòng tiếp theo, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. + Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì ? + Chế độ thi cử thời Hậu Lê như thế nào ? - Kết luận : Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo (Kết hợp cho HS quan sát H1). - Lắng nghe và quan sát. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê. - Yêu cầu HS đọc đoạn " Cứ ba năm có tài." và TLCH : Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ? - Kết luận : Nhà Lê đã tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu (Kết hợp cho HS quan sát H2). - Nói thêm : Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới vấn đề học tập. Sự phát triển giáo dục đã góp phần quan trọng đến việc xây dựng Nhà nước và nâng cao trình độ dân trí, văn hoá người Việt. - Đọc thầm tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến. - Lắng nghe và quan sát. - Lắng nghe. * Củng cố, dặn dò : - Cho HS đọc Ghi nhớ của bài. - Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài, đọc và chuẩn bị trước các câu hỏi cuối bài của bài Văn học và khoa học thời Hậu Lê. ================================================
Tài liệu đính kèm: