Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 24

Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 24

Khoa học

Tiết 47. ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (T94)

I. MỤC TIÊU :

 Sau bài học, HS biết :

 - Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.

 - Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - GV + HS : Hình trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Kiểm tra bài cũ :

 - Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào ? Có thể làm cho bóng của một vật thay đổi bằng cách nào ?

B. Bài mới :

* Giới thiệu bài :

* Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật.

- Cho HS quan sát hình 1- 4, trả lời các câu hỏi ở mục Quan sát và trả lời và mục Liên hệ thực tế và trả lời. - Quan sát, trao đổi theo nhóm và ghi lại kết quả.

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
Tiết 24. ÔN TẬP (T53)
I. MỤC TIÊU :
	Học xong bài này, HS biết :
	- Nội dung từ bài 7 đến bài 19 trình bày 4 giai đoạn : Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
	- Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Băng thời gian (TBDH).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Kể tên các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Ôn tập các giai đoạn lịch sử.
- Yêu cầu HS nhắc lại các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 7- 19.
- Treo băng thời gian lên bảng, mời HS lên bảng viết các giai đoạn lịch sử tương ứng
- Nêu câu hỏi 1.
- Cùng HS nhận xét, chốt ý đúng :
Nhà Lý, Trần, Hậu Lê : đóng đô ở Thăng Long, tên nước là Đại Việt.
- 1 vài em nhắc lại, lớp bổ sung.
- HSG lên bảng viết, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
* Hoạt động 2 : Ôn tập các sự kiện lịch sử.
- Nêu câu hỏi 2.
- Thảo luận nhóm 4.
- Cùng HS thống nhất ý kiến :
- Đại diện nhóm nêu miệng, lớp nhận xét.
Phiếu học tập
Thời gian
Tên sự kiện
Năm 938
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Năm 981
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
Năm 1010
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Năm 1075 - 1077
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
Năm 1226
Nhà Trần thành lập
Năm 1258 ; 1285 ; 1287-1288.
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
Năm 1428
Chiến thắng Chi Lăng.
* Hoạt động 3 : Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Nêu yêu cầu 3.
- Theo dõi, giúp đỡ HSY.
- Tự suy nghĩ chuẩn bị cho bài kể, viết vào nháp.
- Tập kể theo nhóm đôi.
- Từng em kể, lớp trao đổi.
- Cùng HS nhận xét, bình chọn và khen CN kể hấp dẫn.
* Củng cố, dặn dò :
	- Nhắc HS ghi nhớ các giai đoạn lịch sử và các sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học. Dặn HS đọc và chuẩn bị các câu hỏi của bài Trịnh - Nguyễn phân tranh.
========================================
Khoa học
Tiết 47. ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (T94)
I. MỤC TIÊU : 
	Sau bài học, HS biết :
	- Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.
	- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV + HS : Hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào ? Có thể làm cho bóng của một vật thay đổi bằng cách nào ?
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật.
- Cho HS quan sát hình 1- 4, trả lời các câu hỏi ở mục Quan sát và trả lời và mục Liên hệ thực tế và trả lời.
- Quan sát, trao đổi theo nhóm và ghi lại kết quả.
- Cùng HS nhận xét, bổ sung chốt ý đúng. 
- Kết luận : (Mục Bạn cần biết).
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật. 
- Nêu câu hỏi :
- Trao đổi theo nhóm đôi, phát biểu ý
 + Tại sao có 1 số loài cây chỉ sống ở nơi rừng thưa, các cánh đồng,được chiếu nhiều ánh sáng, còn 1 số loài cây lại chỉ sống được ở nơi rừng rậm, hang động ?
kiến.
 + Kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng, một số cây cần ít ánh sáng.
 + Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt.
- Kết luận : Tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao.
* Củng cố, dặn dò :
- Lắng nghe.
	- Cho HS đọc mục Bạn cần biết. 
	- Dặn HS học bài và chuẩn bị khăn tay cho bài Ánh sáng cần cho sự sống (tiếp).
===============================================
Đạo đức
Tiết 24. GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 2-T34)
I. MỤC TIÊU : 
	Củng cố, luyện tập cho học sinh :
	- Hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ.
	- Biết những việc cần làm dể giữ gìn các công trình công cộng.
	- Tôn trọng giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : Phiếu bài tập 4, thẻ xanh đỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Em đã làm gì để giữ gìn các công trình công cộng ?
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Báo cáo kết quả điều tra (BT 4). 
- Yêu cầu các nhóm tổng hợp kết quả điều tra đã giao tuần trước. 
- Các nhóm tổng hợp theo phiếu điều tra của nhóm mình.
- 
- Từng nhóm báo cáo về tình trạng hiện nay của các công trình công cộng.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp trao đổi về cách bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng.
- Nhận xét, kết luận về việc cần giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
* Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến (BT3).
- Nêu từng ý kiến.
- Cùng HS nhận xét, trao đổi và thống
- Giơ thẻ : Đỏ - Đ
 Xanh - S
 Không giơ thẻ - phân vân.
nhất từng nội dung.
- Kết luận : a - Đ
 b, c - S.
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ.
* Hoạt động tiếp nối : 
- 3 em đọc, lớp đọc thầm.
	- Thực hiện việc bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
=============================================
Kĩ thuật
Tiết 24. CHĂM SÓC RAU, HOA (T62)
I. MỤC TIÊU :
	- HS biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
	- Biết cách làm một số công việc chăm sóc rau, hoa : tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
	- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV+HS : Cây trồng trong vườn trường ; Dầm xới, ô doa, rổ đựng cỏ.
III. Các hoạt động dạy học :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây.
- Yêu cầu HS :
 + Nêu các công việc chăm sóc cho cây.
- 1, 2 em nêu.
 + Nêu mục đích, cách tiến hành của từng công việc chăm sóc rau, hoa.
- Trao đổi theo nhóm 4, nêu miệng.
- Đại diện các nhóm nêu, lớp nhận xét,
- Nhận xét, chốt ý đúng. 
trao đổi.
- Làm mẫu từng công việc.
- Mời HS làm lại từng công việc.
1. Tưới nước cho cây :
a. Mục đích :
- Cung cấp nước, hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất thuận lợi cho cây phát triển.
b. Cách tiến hành :
- Tưới bằng vòi phun hoặc bình có vòi hoa sen, tưới nhẹ nhàng, vừa phải.
- Quan sát.
- Mỗi công việc 2 em thực hiện.
2. Tỉa cây :
a. Mục đích :
- Giúp cho cây đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng.
b. Cách tiến hành :
- Tỉa cây cong queo, sâu bệnh.
3. Làm cỏ :
a. Mục đích :
- Nhổ cỏ dại để đảm bảo lượng chất cho cây trồng.
b. Cách tiến hành :
- Dùng dầm xới đào sâu nhổ cả rễ cây cỏ. Nhổ nhẹ tránh làm ảnh hưởng tới gốc cây.
4. Vun xới đất cho cây :
a. Mục đích :
- Làm cho đất tơi xốp, giúp cho cây không đổ.
b. Cách tiến hành :
- Vun nhẹ nhàng tránh xa gốc cây không để ảnh hưởng tới cây.
- Yêu cầu HS nhắc lại từng nội dung.
- Dựa vào SGK để nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS đọc nội dung Ghi nhớ của bài. 
	- Dặn HS chuẩn bị để giờ sau thực hành : Dầm xới, ô doa.
==============================================
Khoa học
Tiết 48. ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (Tiếp -T96)
I. MỤC TIÊU : 
	Sau bài học, HS có thể nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Phiếu ghi câu hỏi thảo luận.
	- HS : Khăn sạch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Điều gì xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng ? Lấy ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau ?
B. Bài mới :
* Khởi động : Chơi trò chơi Bịt mắt bắt dê.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Nêu câu hỏi : 
 + Những bạn bị bịt mắt cảm thấy thế nào ?
 + Các bạn bị bịt mắt có dễ dàng bắt được "dê" không ? Tại sao ?
- Giới thiệu bài.
- Cả lớp cùng chơi.
- Nêu ý kiến.
* Hoạt động 1 : Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người.
- Yêu cầu HS nêu VD về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người.
- Cho HS phân loại các ý kiến theo 2 nhóm :
 + Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.
 + Vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ con người.
- Nêu miệng.
- Các nhóm trao đổi theo nhiệm vụ được giao.
- Kết luận : Mục Bạn cần biết.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.	 
- Phát phiếu câu hỏi cho các nhóm :
- Các nhóm thảo luận ghi vào phiếu.
 + Kể tên một số ĐV mà bạn biết ? Chúng cần ánh sáng để làm gì ?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
 + Kể tên 1 số ĐV kiếm ăn vào ban ngày, ban đêm.
 + Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các ĐV đó ?
 + Trong chăn nuôi, người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng ?
- Kết luận : (Mục Bạn cần biết).
* Củng cố, dặn dò : 
- Nghe và nhắc lại.
	- Nhắc HS học bài, chuẩn bị tranh ảnh các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt, về các cách đọc viết ở nơi ánh sáng hợp lí, không hợp lí.
=========================================
Địa lí 
Tiết 24. THÀNH PHỐ CẦN THƠ (T131)
I. MỤC TIÊU :
	Học xong bài này, HS biết :
	- Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
	- Vị trí địa lí của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
	- Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV+HS : Bản đồ hành chính VN ; Lược đồ thành phố Cần Thơ, tranh ảnh về Cần Thơ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Kể tên một số ngành công nghiệp chính, một số nơi vui chơi giải trí của TPHCM.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vị trí, giới hạn của TP Cần Thơ.
- Cho HS quan sát lược đồ TP Cần Thơ và thực hiện các yêu cầu ở mục 1.
- Quan sát, chỉ vị trí và nêu.
- Treo bản đồ hành chính VN, mời HS lên bảng chỉ vị trí của TP Cần Thơ.
- 2 em lên chỉ, lớp quan sát, nhận xét.
- Kết luận : Cần Thơ là thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu những dẫn chứng chứng tỏ Cần Thơ là trung tâm văn hoá, kinh tế, khoa học của ĐBSCL.
- Yêu cầu HS quan sát hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ trên lược đồ và nêu nhận xét.
- Hỏi : Hệ thống kênh rạch này tạo điều kiện gì cho kinh tế của Cần Thơ ?
- Yêu cầu HS nêu dẫn chứng chứng tỏ TP Cần Thơ là trung tâm văn hoá, khoa học của ĐB sông Cửu Long.
- Hỏi : 
 + Các viện nghiên cứu, các trường đào tạo và các cơ sở sản xuất phục vụ cho ngành nào ?
 + Ở CÇn Th¬ cã thÓ ®Õn nh÷ng n¬i nµo ®Ó tham quan du lÞch ?
- KÕt luËn : Nhê cã vÞ trÝ ®Þa lÝ thuËn lîi, CÇn Th¬ ®· trë thµnh trung t©m kinh tÕ, v¨n ho¸, khoa häc quan träng.
* Cñng cè, dÆn dß :
- Quan s¸t vµ nªu. 
- §äc SGK vµ TLCH.
- §äc SGK, kÕt hîp quan s¸t h×nh 2- 5 vµ TLCH, ph¸t biÓu ý kiÕn. 
- Suy nghÜ vµ nªu ý kiÕn.
- L¾ng nghe.
	- Cho HS đọc phần Ghi nhớ.
	- Dặn HS học bài, xem và chuẩn bị trước các bài tập của bài Ôn tập.
=================================================
Mĩ thuật
Tiết 24. VẼ TRANG TRÍ : 
TÌM HIỂU VỀ CHỮ NÉT ĐỀU (T56)
I. MỤC TIÊU :
	- HS làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó.
	- HS biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn.
	- HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ :
	- GV : Bảng mẫu chữ nét thanh, nét đậm ; giấy thủ công có ô vuông ; chữ mẫu.
	- HS : Sưu tầm kiểu chữ nét đều, giấy, vở, com pa, thước, chì, màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu kiểu chữ nét đều và nét thanh, nét đậm.
- Quan sát.
- Hỏi : 
 + Chữ nét đều có đặc điểm gì?
 + Chữ nét đều có những kiểu nào ?
- Quan sát và nêu ý kiến.
 + Chữ nét thanh nét đậm có đặc điểm gì ?
* Hoạt động 2 : Cách kẻ chữ nét đều.
- Cho HS quan sát hình 4 và5 , nêu cách kẻ chữ R- Q - D - S - B - P.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Nêu cách kẻ chữ : Tìm chiều cao, chiều dài, kẻ các ô vuông, phác khung hình, tìm chiều dày của nét, vẽ phác chữ bằng chì, tẩy nét phác, vẽ màu.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Thực hành.
- Quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Thực hành vẽ vào vở :
Bác Hồ, Thi đua
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- Cùng HS nhận xét, khen CN có bài tốt.
* Dặn dò : 
- Cá nhân trưng bày sản phẩm, lớp nhận xét, bình chọn bạn có bài đẹp, đúng.
	- Dặn HS chuẩn bị cho bài sau : quan sát quang cảnh trường em.
==========================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lich_su_dia_ly_khoa_hoc_ki_thuat_lop_4_tuan.doc