Mĩ thuật
Tiết 26. THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT :
XEM TRANH CỦA THIẾU NHI (T61)
I. MỤC TIÊU :
- HS bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
- HS biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV+HS : Sưu tầm tranh về các đề tài, tranh của thiếu nhi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra một số học sinh chưa hoàn thành bài vẽ tiết học trước.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Xem tranh.
a. Thăm ông bà - Tranh sáp màu của Thu Vân.
- Cho HS quan sát tranh và TLCH :
+ Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu ? - Quan sát, trao đổi, nêu ý kiến.
+ Trong tranh có những hình ảnh nào ? Miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc, qua đó thể hiện điều gì ?
Địa lí Tiết 26. DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (T135) I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Dựa vào bản đồ, lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung. - Duyên hải miền trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển. - Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên. - Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - GV+HS : Lược đồ, ảnh trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đặc điểm của dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam giúp HS xác định được vị trí của dải ĐBDH miền Trung. - Cho HS quan sát lược đồ (Hình 1), thực hiện yêu cầu ở trang 135. - Yêu cầu HS đọc ND mục 1, nêu đặc điểm của dải ĐBDH miền Trung. - Cho HS quan sát hình 2+3, đọc tên các đầm, phá ở Thừa Thiên- Huế. - Kết luận : Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm, phá. - Cả lớp quan sát trên bản đồ. - Quan sát và nêu miệng. - Đọc thầm, phát biểu ý kiến. - Quan sát và đọc tên. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự khác biệt của khí hậu giữa khu vực phía bắc và phía nam. - Cho HS quan sát hình 1, thực hiện yêu cầu ở mục 2 (T136). - Yêu cầu HS đọc ND mục 2, nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐBDH miền Trung. - Giải thích vai trò "bức tường" chắn gió của dãy Bạch Mã và nối rõ thêm sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và phía nam. - Yêu cầu HS mô tả đoạn đường vượt núi trên đèo Hải Vân. - Nói cho HS biết về gió tây nam (gió Lào) và gió đông bắc, những đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ĐBDH miền Trung. - Quan sát và thực hiện yêu cầu. - Đọc thầm, phát biểu ý kiến. - Lắng nghe. - 1, 2 em thực hiện, lớp theo dõi. - Lắng nghe. * Củng cố, dặn dò : - Cho HS đọc ND phần Ghi nhớ. - Dặn HS học bài, đọc và trả lời các câu hỏi cuối bài Người dân và hoạt động sản xuất ở ĐBDH miền Trung. ============================================= Hát nhạc Tiết 26. HỌC BÀI HÁT : CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN (T35) Nhạc và lời : Phạm Tuyên (Đ/C Nhâm soạn) ============================================= Mĩ thuật Tiết 26. THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT : XEM TRANH CỦA THIẾU NHI (T61) I. MỤC TIÊU : - HS bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc. - HS biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh thiếu nhi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV+HS : Sưu tầm tranh về các đề tài, tranh của thiếu nhi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra một số học sinh chưa hoàn thành bài vẽ tiết học trước. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Xem tranh. a. Thăm ông bà - Tranh sáp màu của Thu Vân. - Cho HS quan sát tranh và TLCH : + Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu ? - Quan sát, trao đổi, nêu ý kiến. + Trong tranh có những hình ảnh nào ? Miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc, qua đó thể hiện điều gì ? + Màu sắc của bức tranh như thế nào? b. Chúng em vui chơi - Tranh sáp màu của Thu Hà. - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và tranh sưu tầm, TLCH : + Tranh vẽ đề tài gì ? - Quan sát, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. + Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh ? + Hình ảnh nào là hình ảnh phụ ? + Các dáng hoạt động như thế nào ? + Màu sắc trong tranh như thế nào ? c. Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game 22 - Tranh sáp màu của Phương Thảo. - Cho HS quan sát tranh trong sgk, kết hợp tranh sưu tầm, TLCH : + Tranh có tên là gì ? Tranh của ai ? + Trong tranh có những hình ảnh nào ? Hình ảnh nào chính, phụ ? + Bạn Thảo vẽ tranh về đề tài nào ? Các hoạt động diễn ra ở đâu ? Màu sắc của tranh như thế nào ? Em có nhận xét gì về tranh này ? - Quan sát, trả lời câu hỏi. * Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá. - Khen những HS tích cực phát biểu. * Dặn dò : - Dặn HS sưu tầm tranh và tập nhận xét về cách vẽ hình, vẽ màu ; chuẩn bị cho bài Vẽ cây : giấy A4, màu vẽ, bút chì. ========================================== ============================================== Khoa học Tiết 52. VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT (T104) I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có thể : - Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại, đồng, nhôm,...) và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông,...) - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu. - Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Xoong, nồi, lót tay,... - HS : 2 cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, giấy báo, dây chỉ, len, sợi, nhiệt kế. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu một số ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi. Giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế lại thay đổi khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khác nhau. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém. - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm 1. - Làm thí nghiệm theo nhóm 4. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Giúp HS nêu nhận xét : Các kim loại đồng nhôm dẫn nhiệt tốt còn gọi là vật dẫn nhiệt ; gỗ, nhựa,... dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách điện. - 1, 2 em nêu ý kiến. - Hỏi : Tại sao vào hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh hơn là khi tay ta chạm vào ghế gỗ ? - Thảo luận và nêu ý kiến. * Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí. - Tổ chức cho HS đọc phần đối thoại. - 1 em đọc to, lớp đọc thầm. - Cho HS đọc sgk và tiến hành thí nghiệm. - Làm thí nghiệm theo nhóm 4. - Yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. - Kết luận : Không khí dẫn nhiệt kém nên sẽ giúp giữ ấm nước nóng lâu hơn. * Hoạt động 3 : Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt. - Tổ chức cho HS thi kể tên và nói về công dụng của vật cách nhiệt. - Khen HS kể được nhiều vật cách nhiệt. - Nêu miệng nối tiếp. * Củng cố, dặn dò : - Dặn HS học bài, chuẩn bị cho bài Các nguồn nhiệt : diêm, nến, bàn là, kính lúp, tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt. ====================================== ============================================ Kĩ thuật Tiết 26. CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT (T74) I. MỤC TIÊU : - HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. - Sử dụng được cờ-lê, tua-vít, để lắp tháo, các chi tiết. - Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV+HS : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ. - Lần lượt giới thiệu từng nhóm chi tiết chính. - Tổ chức cho HS gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng từng chi tiết, dụng cụ. - Chọn 1 số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng và nêu đúng số lượng các loại chi tiết đó. - Giới thiệu và HD cách sắp xếp các chi tiết trong hộp. - Cho HS tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ. - Quan sát. - Làm việc theo nhóm đôi với bộ lắp ghép. - Quan sát và nêu. - Theo dõi ở bộ lắp ghép của mình. - Kiểm tra theo nhóm đôi. * Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ- lê, tua- vít. a. Lắp vít : - HD thao tác lắp vít. - Gọi HS lên bảng thao tác lắp vít. b. Tháo vít : - Thao tác mẫu. - Theo dõi, HD thêm. c. Lắp ghép một số chi tiết : - Thao tác mẫu mối ghép a. - Thao tác mẫu cách tháo các chi tiết và xếp vào hộp. - Quan sát. - 2 em lên bảng thao tác, lớp theo dõi. - Cả lớp tập lắp vít. - Quan sát và trả lời câu hỏi trong SGK. - Thực hành tháo vít. - Quan sát, gọi tên và nêu số lượng chi tiết của mối ghép. - Quan sát. * Hoạt động 3 : HS thực hành. - Tổ chức học sinh thực hành theo nhóm. - Thực hành theo nhóm đôi. - Yêu cầu HS gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép ở hình 4a, b, c, d. - Các nhóm gọi tên và đếm, tự chọn và lắp 2- 4 chi tiết. * Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập. - Cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn : Các chi tiết lắp đúng kĩ thuật, quy trình ; các chi tiết lắp chắc chắn, không xộc xệch. - Trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Nhận xét, đánh giá. - Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. - Tháo và sắp xếp. IV. Nhận xét, dặn dò : - Dặn chuẩn bị bộ lắp ghép và đọc trước bài Lắp cái đu. ==================================== ========================================== Đạo đức Tiết 26. TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T37) I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS có khả năng : - Thế nào là hoạt động nhân đạo. Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. - Biết thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn. - Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - HS : Thẻ xanh, đỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là lịch sự với mọi người ? Nêu VD. - Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng ? Em đã làm gì để giữ gìn các công trình công cộng ? B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1: Thảo luận thông tin trong SGK. - Yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1, 2 trong SGK. - Kết luận : Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo. - Đọc thầm, thảo luận nhóm đôi. - Đại diện 1 số nhóm trình bày, lớp trao đổi, bổ sung. * Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1). - Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận các tình huống. - Kết luận : Việc làm trong tình huống a, c là đúng. Việc làm trong tình huống b là sai : vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật, mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân. - Thảo luận theo nhóm đôi. - Lần lượt các nhóm trình bày, trao đổi trước lớp. - Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung. * Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3). - Nêu từng ý. - Kết luận : ý kiến a, d đúng ; ý kiến b, c sai. - Mời HS đọc phần Ghi nhớ. * Hoạt động tiếp nối : - Giơ thẻ : + Đúng : Thẻ đỏ. + Sai : Thẻ xanh. + Phân vân : Không giơ thẻ - 2 em đọc, lớp đọc thầm. - Tham gia hoạt động nhân đạo : Giúp đỡ HS trong lớp có hoàn cảnh khó khăn ; sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ,... về các hoạt động nhân đạo. ==================================== ======================================== Khoa học Tiết 51. NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (Tiếp theo- T102) I. MỤC TIÊU : - Hs nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt. - Hs giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn và nómg lạnh của chất lỏng. II. ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC : - HS : Chuẩn bị theo nhóm : 1 phích nước sôi, 2 chậu, 1 cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh (TBDH). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Làm thí nghiệm đo nhiệt độ của nước và đọc nhiệt độ. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt. - Yêu cầu HS nêu dự đoán trước khi làm thí nghiệm. - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm. - Cho HS so sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán ban đầu. - Yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm. - Cho HS lấy ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi và cho biết sự nóng lên hoặc lạnh đi có ích hay không, nêu vật nhận nhiệt, vật toả nhiệt. - Giúp HS rút ra nhận xét : Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt sẽ lạnh đi. - Cả lớp dự đoán, ghi vào nháp. - Làm thí nghiệm 1 theo nhóm 4. - So sánh và ghi vào nháp. - Lần lượt các nhóm trình bày. - 1 vài em nêu ví dụ, lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên. - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm 2. - 1 nhóm làm thí nghiệm, lớp quan sát, trao đổi kết quả thí nghiệm. - Yêu cầu HS giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế lại thay đổi khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khác nhau. - 1 vài em nêu ý kiến. - Hỏi : Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm ? - Kết luận : Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. * Củng cố, dặn dò : - 1, 2 em giải thích. - Nghe và nhắc lại. - Dặn HS học bài, chuẩn bị cho bài 52 : 2 cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, giấy báo, dây chỉ, len, sợi, nhiệt kế. ========================================== =========================================== Lịch sử Tiết 26. CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG (T55) I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết: - Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay. - Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hoá. - Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau. - Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Bản đồ hành chính Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Do đâu vào đầu TK XVI , nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ? Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến gây ra hậu quả gì ? B. Bài mới : * Giới thiệu bài : Sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam. * Hoạt động 1 : Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang. - Tổ chức cho HS đọc toàn bài và TLCH : + Ai là lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong ? + Chính quyền chúa Nguyễn có biện pháp gì giúp dân khẩn hoang ? + Đoàn người khẩn hoang đã đi đến những đâu ? + Người đi khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến ? - Kết luận : Từ cuối thế kỉ XVI, công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ. - Cả lớp đọc thầm, trao đổi, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến. * Hoạt động 2 : Kết quả của cuộc khẩn hoang. - Yêu cầu HS so sánh tình hình đất đai của Đàng Trong trước và sau cuộc khẩn hoang. - Hỏi : Em có nhận xét gì về kết quả cuộc khẩn hoang ? Cuộc sống chung giữa các dân tộc phía Nam đem lại kết quả gì ? - Kết luận : Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt. * Củng cố, dặn dò : - Trao đổi theo nhóm đôi và nêu ý kiến. - 1 vài em nêu nhận xét. - Lắng nghe. - Cho HS đọc ghi nhớ. - Dặn HS học bài, đọc và trả lời các câu hỏi của bài Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII. =======================================
Tài liệu đính kèm: