Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 28

Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 28

Khoa học

Tiết 55. ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiết 1-T110)

I. MỤC TIÊU :

 - Củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng ; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.

 - Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.

 - HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - HS : VBT, mỗi nhóm 2 cốc thuỷ tinh và 1 khăn bông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Kiểm tra bài cũ :

 - Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. Điều gì xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ?

 

doc 6 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
===============================================
Lịch sử
Tiết 28. NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (Năm 1786)
(Tr.59)
I. MỤC TIÊU :
	 Sau bài học, HS hiểu :
	- Diễn biến cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
	- Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long là mở đầu cho việc thống nhất đất nước sau hơn 20 năm chia cắt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Mô tả lại một số thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI - XVII.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài : 
- Treo bản đồ, yêu cầu HS tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn.
- 1, 2 em chỉ trên bản đồ, lớp quan sát.
* Hoạt động 1 : Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh.
- Cho HS đọc sgk và TLCH :
 + Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc vào
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
khi nào ? Ai là người chỉ huy ? Mục đích của cuộc tiến quân là gì ?
 + Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc có thái độ như thế nào ?
 + Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào ?
 + Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ ra sao ?
- Chốt lại các ý kiến của HS.
* Hoạt động 2 : Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ.
- Yêu cầu HS kể những mẩu chuyện, tài liệu về anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
- Kể theo nhóm 4, cử một đại diện tham gia cuộc thi.
- Cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt nhất.
* Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS nêu phần Ghi nhớ của bài.
	- Dặn HS học bài, đọc và trả lời trước các câu hỏi của bài Quang Trung đại phá quân Thanh.
======================================
=============================================
Khoa học
Tiết 55. ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiết 1-T110)
I. MỤC TIÊU : 
	- Củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng ; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
	- Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
	- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : VBT, mỗi nhóm 2 cốc thuỷ tinh và 1 khăn bông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. Điều gì xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ?
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Trả lời các câu hỏi ôn tập.	
- Nêu câu hỏi 1, yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Trao đổi theo cặp và làm bài vào VBT-T66.
- 1 vài em nêu miệng kết quả, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Chốt ý đúng :
- 1 vài em nhắc lại.
So sánh tính chất của nước ở thể lỏng, rắn, khí.
Nước ở thể lỏng
Nước ở thể rắn
Nước ở thể khí
Có mùi không ?
Không
Không
Không
Có vị không ?
Không
Không
Không
Có nhìn thấy bằng mắt thường không ?
Có
Có
Có
Có hình dạng nhất định không ?
Không
Không
Có
- Nêu yêu cầu 2.
- Chốt ý đúng : Ngưng tụ - Đông đặc - Nóng chảy - Bay hơi.
- Nêu câu hỏi 3.
- Chốt ý đúng.
- Vẽ sơ đồ vào vở và điền từ.
- 1, 2 em trình bày, lớp nhận xét.
- 2 em nhắc lại.
- Thực hành và TLCH.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi 4.
- Chốt lại nhhững VD đúng.
- Trao đổi theo cặp, nêu ý kiến.
- Nêu câu hỏi 5, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để trả lời.
- Kết luận câu trả lời đúng.
- Quan sát, trao đổi, thảo luận theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- Chốt lại nhận xét đúng.
- Thực hành theo nhóm 4, báo cáo kết quả.
- Lớp trao đổi, thảo luận.
3. Củng cố, dặn dò :
	- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau : cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi lanh, đèn, nhiệt kế,...Quan sát cây ở các thời điểm khác nhau : sáng, trưa, chiều vào hôm trời nắng.
============================================
Đạo đức
Tiết 28. TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (T40)
I. MỤC TIÊU :
	 Học xong bài này, HS có khả năng :
	- Hiểu : Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
	- HS có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thể hiện đúng luật giao thông.
	- HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Thế nào là việc làm nhân đạo ? Em đã làm những việc làm nhân đạo nào ?
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm thông tin.
- Tổ chức cho HS đọc thông tin và trao đổi theo nhóm.
- Đọc thông tin và trao đổi các câu hỏi theo nhóm 4.
- Nhận xét, kết luận.
- Lần lượt các nhóm nêu, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (Bài tập 1).
- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm các câu hỏi : Nội dung bức tranh nói
- Quan sát và thảo luận theo nhóm đôi.
về điều gì ? Những việc làm đó đúng luật giao thông chưa ? Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông ?
- Các nhóm lần lượt trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận : + Đ : Tranh 1, 5, 6.
 + S : Tranh 2, 3, 4.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (Bài tập 2).
- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống.
- Trao đổi theo nhóm đôi tình huống được giao.
- Lần lượt các nhóm nêu, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Nhận xét, chốt ý đúng : Những việc làm trong các tình huống của BT2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người. Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
* Hoạt động tiếp nối :
	- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo. Chuẩn bị bài tập 4.
==============================================
Kĩ thuật
Tiết 28. LẮP CÁI ĐU (Tiết 2- T81)
I. MỤC TIÊU : 
	- HS biết chọn đúng, chọn đủ các chi tiết để lắp cái đu.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn tính cẩn thận và làm việc theo đúng quy trình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Cái đu đã lắp hoàn chỉnh, bộ lắp ghép MHKT.
	- HS : Bộ lắp ghép MHKT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu quy trình để lắp cái đu.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 3 : HS thực hành lắp cái đu.
a. Chọn các chi tiết để lắp cái đu :
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp cái đu theo nhóm đôi.
b. Lắp từng bộ phận :
- Thực hành theo cặp.
c. Lắp ráp cái đu :
- Quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- Quan sát hình 1 để lắp ráp hoàn thành cái đu, kiểm tra sự chuyển động của đu.
* Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả.
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá : Lắp đu đúng mẫu theo đúng quy trình. Đu chắc chắn, không bị xộc xệch. Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
- Lớp dựa vào tiêu chí để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- Nhận xét, đánh giá.
IV. Nhận xét, đánh giá :
	- Nhận xét về thái độ, tinh thần học tập, kĩ năng và sự chuẩn bị của HS.
	- Dặn HS chuẩn bị cho bài Lắp xe nôi : Xem trước nội dung.
===========================================
Địa lí
Tiết 29. NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiếp theo-T141)
I. MỤC TIÊU :
	Sau bài học, HS có khả năng :
	- Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp.
	- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở ĐBDH miền Trung.
	- Sử dụng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía.
	- Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh một số địa điểm dụ lịch ở ĐBDH miền Trung. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Giải thích vì sao người dân ở ĐBDH miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối ?
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về hoạt động du lịch.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1-T135, TLCH :
- Quan sát, trao đổi và nêu.
 + Các ĐBDH miền Trung nằm ở vị trí nào so với biển ? 
 + Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch ?
 + Kể tên những bãi biển mà em biết.
- Dựa vào SGK để nêu.
- Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm được và ảnh trong SGK về bãi biển ở ĐBDH miền Trung.
- Quan sát, nêu nhận xét.
- Hỏi : Điều kiện phát triển du lịch ở ĐBDH miền Trung có tác dụng gì đối với người dân ?
- Chốt lại các ý chính.
- Suy nghĩ và trả lời.
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu về sự phát triển công nghiệp. 
- Nêu câu hỏi : 
 + ở ĐBDH miền Trung phát triển loại 
đường giao thông nào ?
- Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam để nêu. 
 + Việc đi lại bằng tàu thuyền là điều kiện phát triển ngành công nghiệp nào ?
 + Kể tên các loại hàng hoá, sản phẩm làm từ mía đường.
- Yêu cầu HS quan sát hình 11, nêu một số công việc sản xuất đường từ cây mía.
- Quan sát và nêu.
- Hỏi : 
 + Ngoài các ngành trên, khu vực này còn phát triển ngành công nghiệp gì ?
- Đoc SGK và trả lời, kết hợp quan sát hình 12.
 + Người dân ở ĐBDH miền Trung có những hoạt động sản xuất nào ?
- Dựa vào thực tế để nêu.
* Hoạt động 5 : Tìm hiểu về lễ hội ở ĐBDH miền Trung.
- Yêu cầu HS đọc mục 5 và kể tên các lễ hội nổi tiếng ở vùng ĐBDH miền Trung.
- Đọc thầm và nêu ý kiến.
- Cho HS quan sát hình 13 và mô tả về Tháp Bà.
- Quan sát và mô tả.
- Yêu cầu HS kể các hoạt động trong lễ hội Tháp Bà.
- Kết luận các ý chính.
- Đọc SGK và kể.
* Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS đọc Ghi nhớ.
	- Dặn HS học bài, đọc trước nội dung bài Thành phố Huế.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lich_su_dia_ly_khoa_hoc_ki_thuat_lop_4_tuan.doc