Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học Lớp 4 - Tuần 6

Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học Lớp 4 - Tuần 6

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 Theo chuẩn kiến thức kĩ năng

- Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.

- Biết tẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.

II.CHUẨN BỊ:

- SGK

- Một chiếc micro không dây để chơi trò phóng viên

- Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 337Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học Lớp 4 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 06
Môn : Đạo đức
Bài : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
v Theo chuẩn kiến thức kĩ năng
Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.
Biết tẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Một chiếc micro không dây để chơi trò phóng viên
Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Khởi động: 
Bài cũ: Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1)
Trẻ em có quyền gì?
Em có thể làm gì để thực hiện quyền đó?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
GV mời một nhóm lên trình bày tiểu phẩm
Yêu cầu thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu em là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
GV kết luận:Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe & tôn trọng. Đồng thời các em cũng cần phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên”
Cách chơi: Một số HS xung phong đóng vai phóng viên & phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3
GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng & có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
Hoạt động 3: Trình bày các bài viết, tranh vẽ.
GV kết luận chung: 
Trẻ em có quyền có ý kiến & 
trình bày ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
Ý kiến của trẻ em cũng cần 
được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình, đất nước & có lợi cho sự phát triển của trẻ em mới được thực hiện.
Trẻ em cũng cần biết lắng nghe 
& tôn trọng ý kiến của người khác.
Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
Dặn dò: 
Khuyến khích HS tổ chức thảo luận nhóm về các vấn đề của tổ, của lớp, của trường.
Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
Chuẩn bị bài: Tiết kiệm tiền của
Bìa màu xanh, đỏ, trắng
HS nêu
HS nhận xét
HS trình bày tiểu phẩm
HS thảo luận
HS nêu kết quả thảo luận
HS chú ý cách chơi & thực hiện trò chơi. Mỗi HS có quyền nêu ý kiến riêng của mình, nếu ý kiến đó không phù hợp với tất cả HS nhưng phù hợp với thực tế của HS đó thì GV cũng không nên bác bỏ
HS triển lãm bài viết, tranh vẽ của mình
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 06
Môn : Lịch sử
 Bài : KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG 
( NĂM 40 ) 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
v Theo chuẩn kiến thức kĩ năng
Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa) :
+ Nguyên nhân khởi nghĩa : Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước, thù nhà).
+ Diễn biến : Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa : Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Khởi động: Hát
Bài cũ: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
Nhân dân ta đã bị chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị như thế nào?
Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Thảo luận nhóm
Trước khi thảo luận nhóm, GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ & Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ.
GV đưa vấn đề sau để các nhóm thảo luận
“Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến sau:
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định.
+ Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc, bị Tô Định giết hại.
Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao?
- GV hướng dẫn HS kết luận sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc (Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng)
Hoạt động 2: 
GV treo lược đồ & giải thích: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa.
GV yêu cầu HS nêu lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa?
GV nhận xét.
Hoạt động 3: 
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử của dân tộc?
GV chốt: Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được quyền độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì được truyền thống bất khuất chống ngoại xâm.
GV giáo dục tư tưởng: Những người đầu tiên giành lại được độc lập cho dân tộc chính là những người phụ nữ Việt Nam. Như vậy, ngay từ những ngày đầu dựng nước, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn vì vậy cần phải có thái độ coi trọng & nâng cao vai trò của phụ nữ trong cuộc sống
Củng cố 
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do ai lãnh đạo?
Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Ngô Quyền & chiến thắng Bạch Đằng
HS trả lời
HS nhận xét
Các nhóm thảo luận, sau đó nêu kết quả
Làm việc cá nhân
HS quan sát lược đồ & dựa vào nội dung của bài để tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
Cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất.
Làm việc cả lớp
HS nêu
HS trả lời
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 06
Môn : Địa lý
 Bài : TÂY NGUYÊN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
v Theo chuẩn kiến thức kĩ năng
Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên.
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt : mùa mưa, mùa khô. 
 Chỉ được các cao nguyên Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam : Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh & tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Khởi động: 
Bài cũ: Trung du Bắc Bộ
Mô tả vùng trung du Bắc Bộ?
Tại sao trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng chè & cây ăn quả?
Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: 
GV chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên
Tây Nguyên nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn Nam?
GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam)
Hoạt động 2: 
GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh & tư liệu về một cao nguyên
Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc.
Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum.
Nhóm 3: cao nguyên Di Linh.
Nhóm 4: cao nguyên Lâm Đồng.
GV gợi ý:
+ Dựa vào bảng số liệu ở mục 1, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp đến cao.
+ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên (mà nhóm được phân công tìm hiểu)
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: 
Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV giúp HS mô tả cảnh mùa mưa & mùa khô ở Tây Nguyên.
Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của Tây Nguyên
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở TN
HS trả lời
HS nhận xét
Hoạt động cả lớp
HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên ở lược đồ hình 1 
HS lên bảng chỉ bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam)
Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc là cao nguyên thấp nhất trong các cao nguyên ở Tây Nguyên, bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối & đồng cỏ. Đây là nơi đất đai phì nhiêu nhất, đông dân nhất ở Tây Nguyên.
Nhóm 2: Cao nguyên Kon Tum là một cao nguyên rộng lớn. Bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng, có chỗ giống như đồng bằng. Trước đây, toàn vùng được phủ đầy rừng rậm nhiệt đới nhưng hiện nay rừng còn rất ít, thực vật chủ yếu là các loại cỏ ngắn do việc phá rừng bừa bãi.
Nhóm 3: Cao nguyên Di Linh gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông. Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng được phủ bởi một lớp đất đỏ ba-dan dày, tuy không phì nhiêu bằng ở Buôn Ma Thuột. Mùa khô ở đây không khắc nghiệt lắm, vẫn có mưa đều đặn ngay trong những tháng hạn nhất nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh.
Nhóm 4: Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, thung lũng sâu; sông, suối có nhiều thác ghềnh. Cao nguyên có khí hậu mát quanh năm nên đây là nơi có nhiều rừng thông nhất Tây Nguyên.
HS dựa vào mục 2 & bảng số liệu ở mục 2, từng HS trả lời các câu hỏi
Làm việc cá nhân
HS mô tả cảnh mùa mưa & mùa khô ở Tây Nguyên.
 Tuần 06
Môn : Khoa học
Bài : MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN 
THỨC ĂN
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
v Theo chuẩn kiến thức kĩ năng 
Kể tên một số cách bảo quản thức ăn : làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp.
Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 24,25 SGK
Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
 Điền vào bảng sau tên của 3 đến 5 loại thức ăn và cách bảo quản
 thức ăn đó ờ gia đình em 
Tên thức ăn
Cách bảo quản
1.
2.
3.
4.
5.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Khởi động
Bài cũ: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày?
Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn
Mục tiêu: HS kể tên được các cách bảo quản thức ăn
Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24,25 SGK và trả lời các câu hỏi: chỉ và nói các cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
Bước 2: 
GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp
GV nhận xét
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
Mục tiêu: HS giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV giảng: các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy chúng dễ bị hư hỏng, ôi, thiu. Muốn bảo quản thức ăn được lâu, chúng ta phải làm thế nào?
Bước 2:
GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
GV giúp HS rút ra được nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là: làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
Bước 3:
GV cho HS làm bài tập: trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm?
Phơi khô, nướng, sấy
Ướp muối, ngâm nước mắm
Ướp lạnh
Đóng hộp
Cô đặc với đường
Đáp án:
	Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a; b; c; e
	Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: d
GV sửa, nhận xét và chốt ý
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà 
Mục tiêu: HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng
Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV phát phiếu học tập cho cá nhân
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày
GV nhận xét, chốt ý 
Kết thúc tiết học, GV cần nêu rõ: những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
HS trả lời
HS nhận xét
HS trả lời
HS nhận xét
HS trả lời
HS nhận xét
Làm việc theo nhóm
HS quan sát
Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày
HS nhận xét
HS thảo luận và trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS làm bài tập bằng cách ghi thứ tự câu lựa chọn vào bảng con
HS làm cá nhân trong phiếu học tập
Đại diện nhóm trình bày
HS nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 06
Môn : Khoa học
Bài : PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU 
CHẤT DINH DƯỠNG
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
v Theo chuẩn kiến thức kĩ năng 
 Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 26,27 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Khởi động
Bài cũ: Một số cách bảo quản thức ăn
Nêu một số cách bảo quản thức ăn
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Mục tiêu: HS có thể:
Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bứu cổ.
Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên
Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn:
Quan sát các hình 1, 2 trang 26 SGK, nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bứu cổ
Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên
Bước 2: 
GV mời đại diện nhóm trình bày
GV nhận xét
Kết luận của GV:
Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương
Nếu thiếu I-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.
Hoạt động 2: Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Mục tiêu: HS nêu được tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ, các em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng?
Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Kết luận 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Thi kể tên một số bệnh
Mục tiêu: HS củng cố những kiến thức đã học trong bài
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức
GV chia lớp thành 2 đội
Bước 2: Cách chơi và luật chơi
Nếu đội 1 nói: “Thiếu chất đạm”, đội 2 phải trả lời: “Sẽ bị suy dinh dưỡng”. Tiếp theo, đội 2 lại nêu: “Thiếu I-ốt”, đội 1 phải nói được tên bệnh
Lưu ý: cũng có thể nêu tên bệnh và đội kia phải nói được bị bệnh đó là do thiếu chất gì
Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Phòng bệnh béo phì 
HS trả lời
HS nhận xét
Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát, nhận xét và thảo luận câu hỏi
Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày
Lớp bổ sung, nhận xét
Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như:
Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi-ta-min A
Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B
Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C
Để phòng các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi, cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện khám và chữa trị
Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng, rút thăm xem đội nào được nói trước
HS chơi theo hướng dẫn của GV
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lich_su_dia_ly_khoa_hoc_lop_4_tuan_6.doc