Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 11 đến 14

Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 11 đến 14

I - MỤC TIÊU

1. HS hiểu :

- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép ; nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.

- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình.

2. HS có các kĩ năng :

- Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại. Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.

3. HS có thái độ :

- Tôn trọng, từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại.

- Đồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện điện thoại.

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 11 đến 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC 2 Thứ ngày tháng năm 2007
 Mời các bạn ngồi xuống. 
 Tôi muốn đề nghị các bạn giơ tay phải. Nếu là lời đề nghị lịch sự thì HS trong lớp sẽ làm theo. Còn nếu lời đề nghị chưa lịch sự thì các bạn sẽ không thực hiện động tác được yêu cầu Ai không thực hiện đúng luật chơi sẽ phải chịu một hình thức phạt do lớp đề ra. 
2. HS thực hiện trò chơi. 
3. GV nhận xét, đánh giá. 
Chú ý : HS cần được luân phiên nhau làm chủ trò. 
Kết luận chung : Biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác. 
ĐẠO ĐỨC 2 Thứ ngày tháng năm 2007
Bài 11
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI
I - MỤC TIÊU 
1. HS hiểu : 
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép ; nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng. 
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình. 
2. HS có các kĩ năng : 
- Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại. Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự. 
3. HS có thái độ :
- Tôn trọng, từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại.
- Đồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện điện thoại.
 II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Băng ghi âm một đoạn hội thoại . 
- Bộ đồ chơi điện thoại. 
- Vở bài tập Đạo đức 2 . 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động 1 : Thảo luận lớp
 Mục tiêu : Giúp HS biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự.
 Cách tiến hành
 1. GV mở cho HS nghe đoạn băng hội thoại hoặc mời hai HS lên đóng vai hai bạn đang nói chuyện điện thoại.
 Nội dung đoạn hội thoại : SGV 
2. Đàm thoại 
- Khi điện thoại reo, bạn Vinh làm gì và nói gì ? 
- Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế nào ? 
- Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của hai bạn không ? Vì sao ? 
- Em học được điều gì qua đoạn hội thoại trên ? 
3. GV kết luận : Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn. 
Hoạt động 2 : Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại 
Mục tiêu : HS biết sắp xếp các câu hội thoại một cách hợp lí. 
Cách tiến hành 
1. GV viết các câu trong đoạn hội thoại nào đó lên 4 tấm bìa lớn, mỗi câu viết vào một tấm bìa. 
Ví dụ : A tô, tôi xin nghe. Cháu chào bác ạ. Cháu là Mai.
- Cháu xin phép được nói chuyện với bạn Ngọc. 
- Cháu cầm máy chờ một lát nhé ? 
- Dạ, cháu cảm ơn bác. 
2. GV mời 4 HS cầm 4 tấm bìa đó đứng thành hàng ngang và lần lượt từng em đọc to các câu trên tấm bìa của mình. Sau đó yêu cầu một số HS lên sắp xếp lại vị trí các tấm bìa cho hợp lí. Các em cấm các tấm bìa sẽ đi chuyển theo sự sắp xếp của bạn. 
3. GV kết luận về cách sắp xếp đúng nhất. Hỏi thêm HS : 
- Đoạn hội thoại trên diễn ra khi nào ? 
- Bạn nhỏ trong tình huống đã lịch sự khi nói điện thoại chưa ? Vì sao ? 
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 
 Mục tiêu : HS biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại. 
Cách tiến hành : 
1. HS thảo luận nhóm theo câu hỏi : 
- Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại. 
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ? 
2. Đại diện từng nhóm trình bày. 
3. Các nhóm tranh luận.
4. GV kết luận :
 Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn; nhấc và đặt máy nhẹ nhàng, không nói to, nói trông không.
 Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
ĐẠO ĐỨC 2 Thứ ngày tháng năm 2007
Bài 11
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (Tiếp)
I - MỤC TIÊU 
1. HS hiểu : 
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép ; nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng. 
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình. 
2. HS có các kĩ năng : 
- Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại. Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự. 
3. HS có thái độ :
- Tôn trọng, từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại.
- Đồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện điện thoại.
 II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Băng ghi âm một đoạn hội thoại . 
- Bộ đồ chơi điện thoại. 
- Vở bài tập Đạo đức 2 . 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 Tiết 2
 Hoạt động 1: Đóng vai
 Mục tiêu : HS thực hành kỹ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống.
 Cách tiến hành
 1. HS thảo luận và đóng vai theo cặp (ngồi cạnh nhau).
 Tình huống : Bạn Nam gọi điện cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ.
 Tình huống 2 : Một người gọi nhầm số máy nhà Nam.
 Tình huống 3 : Bạn Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác
2. Mời một số cặp lên đóng vai.
3. Thảo luận lớp về cách ứng xử trong đóng vai của các cặp.
 Cách trò chuyện qua điện thoại như vậy đã lịch sự chưa ? Vì sao ? 
4. GV kết luận : Dù ở trong tình huống nào, em cũng cần phải cư xử lịch sự.
 Hoạt động 2 : Xử lí tình huống
 Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận hộ điện thoại.
Cách tiến hành GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận xử lí một tình huống : Em sẽ làm gì trong các tình huống sau ? Vì sao ? 
a) Có điện thoại gọi cho mẹ khi mẹ vắng nhà. 
b) Có điện thoại gọi cho bố, nhưng bố đang bận. 
c) Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo. 
2. Các nhóm thảo luận. 
3. Đại diện một nhóm trình bày cách giải quyết trong mỗi tình huống. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
4. GV yêu cầu HS liên hệ : Trong lớp chúng ta, em nào đã gặp tình huống tương tự ? 
- Em đã làm gì trong tình huống đó ? Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ? Em sẽ ứng xử thế nào nếu gặp lại những tình huống như vậy ? 
 Kết luận chung : Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác. 
ĐẠO ĐỨC 2 Thứ 2 ngày 12 tháng 3 năm 2007
Bài 12 
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC ( Tiết 1)
I - MỤC TIÊU 
1. HS biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó. 
2. HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen. 
 3. HS có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. 
II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Truyện Đến chơi nhà bạn .
- Tranh ảnh hoặc băng hình minh hoạ truyện Đến chơi nhà bạn 
- Đồ đùng để chơi đóng vai.
- Vở bài tập Đạo đức 2 . 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động 1 : Thảo luận, phân tích truyện (hoặc băng hình) 
Mục tiêu . HS bước đầu biết được thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà bạn. 
Cách tiến hành 
1. GV kể chuyện có kết hợp với sử dụng tranh minh hoạ hoặc cho HS xem băng hình .
2 . Thảo luận lớp : Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì ? 
- Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào ? Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ? 
3. GV kết luận : Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác : gõ cửa hoặc bấm chuông,lễ phép chào hỏi chủ nhà... 
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
Mục tiêu : HS biết được một số cách cư xử khi đến chơi nhà người khác. 
Cách tiến hành 
1. GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu làm bằng những miếng bìa nhỏ. Trong đó, mỗi phiếu có ghi một hành động, việc làm khi đến nhà người khác và yêu cầu các nhóm thảo luận rồi đơn theo hai cột : Những việc nên làm và Những việc không nên làm
- Gợi ý nội dung phiếu :
- Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi đến chơi.
- Gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi vào nhà.
- Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà.
- Nói năng lễ phép, rõ ràng.
- Tự mở cửa vào nhà.
- Tự do chạy nhảy, đi lại khắp nơi trong nhà.
- Cười nói, đùa nghịch làm ồn.
- Xin phép chủ nhà khi muốn xem hoặc sử dụng các đồ vật trong nhà.
- Ra về mà không chào hỏi.
- Tự mở đài, mở ti vi.
- Tự do hái quả trong vườn.
 2. Các nhóm làm việc.
 3. Đại diện từng nhóm trình bày.
 4. Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.
 5. HS tự liên hệ : Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào ? Những việc nào còn chưa thực hiện được ? Vì sao ? 6. GV kết luận về cách cư xử khi đến nhà người khác.
 Lưu ý : Hoạt động này cũng có thể tổ chức dưới đồng thi tiếp sức giữa các nhóm.
 Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ
 Mục tiêu : HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến có liên quan đến cách cư xử khi đến nhà người khác.
 Cách tiến hành
1. GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ :
Vỗ tay nếu tán thành. Giơ cao tay phải nếu không tán thành. Ngồi xoa hai bàn tay nếu lưỡng lự hoặc không biết.
- Nội dung các ý kiến : 
a) Mọi người cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. 
b) Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, họ hàng, hàng xóm là không cần thiết. 
c) Chỉ cần cư xử lịch sự khi đến nhà giàu. 
d) Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. 
2. Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS giải thích tí do sự đánh giá của mình. Trao đổi cả lớp. 
3. GV kết luận :
+ Ý kiến a, d là đúng ;
+ Ý kiến b, c là sai vì đến nhà ai cũng cần phải cư xử lịch sự. 
ĐẠO ĐỨC 2 Thứ ngày tháng năm 2007
Bài 12 
 LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC ( Tiếp )
I - MỤC TIÊU 
1. HS biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó. 
2. HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen. 
 3. HS có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. 
II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Truyện Đến chơi nhà bạn .
- Tranh ảnh hoặc băng hình minh hoạ truyện Đến chơi nhà bạn 
- Đồ đùng để chơi đóng vai.
 - Vở bài tập Đạo đức 2 . 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Tiết 2 
Hoạt động 1 : Đóng vai 
 Mục tiêu : HS tập cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. 
Cách tiến hành 
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống. 
 Tình huống : Em sang nhà bạn và thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp mà em rất thích. Em sẽ... 
Tình huống 2 : Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình mà em thích xem nhưng khi đó nhà bạn lại không bật ti vi. Em sẽ...
Tình huống 3 : Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang bị mệt. Em sẽ... 
2. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
3. Các nhóm lên đóng vai.
4. Lớp thảo luận, nhận xét.
5. GV kết luận về cách cư xử cần thiết trong mỗi tình huống : 
Tình huống 1 : Em cần hỏi muộn. Nếu được chủ nhà cho phép mới lấy ra chơi và phải giữ gìn cẩn thận.
 Tình huống 2 : Em có thể đề nghị chủ nhà, không nên tự  ... âu đố về chủ đề đến chơi nhà người khác.
 Ví dụ : Trẻ em có cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác không ?
- Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác ?
- Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác ?
 Tổ chức cho từng hai nhóm một đố nhau. Khi nhóm này nêu tình huống, nhóm kia phải đưa ra cách ứng xử phù hợp. Sau đó đổi lại : nhóm kia lại hỏi và nhóm này phải trả lời. Mỗi câu đố hoặc trả lời đúng sẽ được điểm hoặc được gắn sao hoặc hoa. . . Nhóm nào nhiều điểm (sao, hoa) hơn sẽ thắng.
 + GV và hai nhóm còn lại sẽ đóng vai trọng tài, chấm điểm các nhóm cả về câu đố và câu trả lời.
 2. HS tiến hành chơi.
 3. GV nhận xét, đánh giá.
 Kết luận chung : Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý.
ĐẠO ĐỨC 2 Thứ ngày tháng năm 2007
Bài 13 
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
I - MỤC TIÊU 
1. HS hiểu : 
- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. 
- Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. 
- Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ. 
2. HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân. 
3. HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật. 
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Tranh minh hoạ cho Hoạt động 1- tiết 1 
- Phiếu thảo luận nhóm cho Hoạt động 2 - tiết 1. 
- Vở bài tập Đạo đức 2 . 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 
Tiết 1
 Hoạt động 1 : Phân tích tranh 
Mục tiêu : Giúp HS nhận biết được một hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật. 
 Cách tiến hành 
1. GV cho cả lớp quan sát tranh và sau đó thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh. 
 Nội đung tranh : Một số HS đang đẩy xe cho một bạn bị bại liệt đi học. GV hỏi : 
- Tranh vẽ gì ? 
- Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật ?
- Nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì ? Vì sao ? 
2. Từng cặp HS (hoặc nhóm) thảo luận. 
3. Đại điện các nhóm trình bày, bổ sung ý kiến... 
4. GV kết luận : Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập. 
 Hoạt động 2 : Thảo luận cặp đôi hoặc nhóm 
Mục tiêu : Giúp HS hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật. 
Cách tiến hành . GV yêu cầu các cặp hoặc nhóm thảo luận nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
 2. Từng cặp hoặc nhóm thảo luận.
 3. HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp bổ sung, tranh luận ...
 4. GV kết luận :
 Tuỳ theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau như đẩy xe lăn cho người bị liệt, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc da cam, dẫn người mù qua đường, vui chơi cùng bạn bị câm điếc ...
 Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến
 Mục tiêu : Giúp HS có thái độ đúng đối với việc giúp đỡ người khuyết tật.
 Cách tiến hành
1. GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
a) Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.
b) Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh.
c) Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em. 
d) Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn, thiệt thòi của họ. 
2. Cả lớp thảo luận 
3. GV kết luận : Các ý kiến a, c, d là đúng ; Ý kiến b là chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ. 
Hướng dẫn thực hành ở nhà : Sưu tầm tư liệu (bài hát, bài thơ, câu chuyện, tấm gương, tranh ảnh...) về chủ đề giúp đỡ người khuyết tật. 
ĐẠO ĐỨC Thứ 2 ngày 2 tháng 4 năm 2007
Bài 13 
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Tiếp)
I - MỤC TIÊU 
1. HS hiểu : 
- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. 
- Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. 
- Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ. 
2. HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân. 
3. HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật. 
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Vở bài tập Đạo đức 2 . 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 
 Tiết 2 Hoạt động 1 : Xử lí tình huống 
Mục tiêu : Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật. 
Cách tiến hành 
1. GV nêu tình huống : 
+ Đi học về đến đầu làng thì Thuỷ và Quân gặp một người bị hỏng mắt. Thuỷ chào : "Chúng cháu chào chú ạ !". Người đó bảo : "Chú chào các cháu. Nhờ các cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với". Quân liền bảo : "Về nhanh để xem hoạt hình trên ti vi, cậu ạ". 
+ Nếu là Thuỷ, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ? 
2. HS thảo luận nhóm. 
3. Đại diện các nhóm trình bày và thảo luận lớp. 
4. GV kết luận : Thuỷ nên khuyên bạn : cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.
Hoạt động 2 : Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật 
Mục tiêu : Giúp HS củng cố, khắc sâu bài học về cách cư xử đối với người khuyết tật. 
Cách tiến hành 
1.GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được. 
2. HS trình bày tư liệu.
3. Sau mỗi phần trình bày, GV tổ chức cho HS thảo luận.
4. GV kết luận : Khen ngợi HS và khuyến khích HS thực hiện những việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
 Kết luận chung : Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ.
ĐẠO ĐỨC 2 Thứ ngày tháng năm 2007
Bài 14
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (Tiết 1 )
 I - MỤC TIÊU
1. HS hiểu :
 - Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người.
 - Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
2. HS có kĩ năng :
- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích.
 - Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
 3. HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích ; không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
I - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Tranh, ảnh, mẫu vật các loài vật có ích để chơi trò chơi đố vui Đoán xem con gì 
- Vở bài tập Đạo đức .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ Yếu 
 Hoạt động 1 : Trò chơi đố vui Đoán xem con gì 
 Mục tiêu : HS biết ích lợi của một số loài vật có ích. 
Cách tiến hành 
1.GV phổ biến luật chơi : Tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ thắng cuộc. 
2. GV giơ tranh, ảnh hoặc mẫu vật các loài vật như : trâu, bò, cá heo, ong, voi, ngựa, lợn, gà, chó, mèo, cừu,... và yêu cầu HS trả lời :
+ Đó là con gì ? Nó có ích gì cho con người ? 
3. GV ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật lên bảng. 
4. GV kết luận : Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống con người. 
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
Mục tiêu : Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích. 
Cách tiến hành 
1. GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi : 
a) Em biết những con vật có ích nào ? 
b) Hãy kể những ích lợi của chúng. 
c) Cần làm gì để bảo vệ chống ? 
2. HS thảo luận nhóm. 
3. Đại diện từng nhóm lên báo cáo. 
4. GV kết luận : Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sông trong môi trường trong lành. 
- Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có lợi ích cụ thể, mà còn mang lại cho chúng ta niềm .vui và giúp ta biết thêm nhiều điều hì diệu. 
Hoạt động 3 : Nhận xét đúng sai 
Mục tiêu : Giúp HS phân biệt các việc làm đúng, sai khi đối xử với loài vật 
Cách tiến hành
1. GV đưa các tranh nhỏ cho các nhóm HS, yêu cầu quan sát và phân biệt các việc làm đúng, sai.
 Tranh 1: Tịnh đang chăn trâu.
 Tranh 2 : Bằng và Đạt dùng súng cao su bắn chim.
 Tranh 3 : Hương đang cho mèo ăn.
 Tranh 4 : Thành đang rắc thóc cho gà ăn.
 2. HS thảo luận nhóm.
 3. Các nhóm trình bày.
 4. GV kết luận
 - Các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ, chăm sóc các loài vật
 - Bằng và Đạt trong tranh 2 đã có hành động sai : bắn súng cao su vào loài vật có ích. 
ĐẠO ĐỨC 2 Thứ ngày tháng năm 2007
Bài 14
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (Tiếp)(Tiết 2)
 I - MỤC TIÊU
1. HS hiểu :
 - Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người.
 - Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
2. HS có kĩ năng :
- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích.
 - Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
 3. HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích ; không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
I - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Tranh, ảnh, mẫu vật các loài vật có ích để chơi trò chơi đố vui Đoán xem con gì 
- Vở bài tập Đạo đức .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ Yếu 
 Hoạt động 1 : HS thảo luận nhóm
 Mục tiêu : Giúp HS biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.
 Cách tiến hành
 1. GV đưa yêu cầu : Khi đi chơi vườn thú, em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng. Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây :
 a) Mặc các bạn, không quan tâm.
 b) Đứng xem, hùa theo trò nghịch của bạn.
 c) Khuyên ngăn các bạn.
 d) Mách người lớn.
 2. HS thảo luận nhóm.
 3. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
4. GV kết luận : Em nên khuyên ngăn các bạn và nên các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích. 
Hoạt động 2 : Chơi đóng vai 
Mục tiêu : HS biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích. 
Cách tiến hành 
1. GV nêu tình huống : 
- An và Huy là đôi bạn thân. Chiều nay tan học về, Huy rủ : 
- An ơi, trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi ? 
+ An cần ứng xử như thế nào trong tình huống đó ? 
2. HS thảo luận nhóm để tìm cách ứng xử phù hợp và phân công đóng vai. 
3. Các nhóm HS lên đóng vai. 
4. Lớp nhận xét. 
5. GV kết luận : Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây, phá tổ chim vì : 
- Nguy hiểm, dễ bị ngã, có thể bị thương. 
- Chim non sống xa mẹ, dễ bị chết.
Hoạt động 3 : Tự liên hệ 
Mục tiêu : HS biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích. 
Cách tiến hành 
1. GV nêu yêu cầu : "Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa ? Hãy kể một vài việc làm cụ thể ". 
2. HS tự liên hệ. 
3. GV kết luận : Khen những HS đã biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở HS trong lớp học tập các bạn. 
* Kết luận chung : Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế, cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_2_bai_11_den_14.doc