I.Mục tiêu: Môn Đạo Đức lớp Bốn nhằm giúp học sinh:
1.Về kiến thức:
Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi HS lớp 4 trong các mối quan hệ của các em với ông bà, cha mẹ; với các thầy cô giáo; với lao động;với những người gặp khó khăn; hoạn nạn; với những người khi giao tiếp; trong việc giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện luật giao thông trong việc thực hiện quyền được có ý kiến; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân.
2.Về kĩ năng :
Từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày.
3.Về tình cảm thái độ:
-Yêu thương ông bà, cha mẹ; kính trọng biết ơn thầy cô giáo và những người lao động ; thôngcảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; tôn trọng mọi người khi giao tiếp
-Có ý thức trung thực vượt khó trong học tập ,tiết kiệm trong cuộc sống
_có ý thức tôn trọng các quy định về giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện lụât giao thông
Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh GV:Ngô Thị Xuân Sanh Tổ: Bốn *************************** CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC LỚP 4 I.Mục tiêu: Môn Đạo Đức lớp Bốn nhằm giúp học sinh: 1.Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi HS lớp 4 trong các mối quan hệ của các em với ông bà, cha mẹ; với các thầy cô giáo; với lao động;với những người gặp khó khăn; hoạn nạn; với những người khi giao tiếp; trong việc giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện luật giao thông trong việc thực hiện quyền được có ý kiến; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân. 2.Về kĩ năng : Từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày. 3.Về tình cảm thái độ: -Yêu thương ông bà, cha mẹ; kính trọng biết ơn thầy cô giáo và những người lao động ; thôngcảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; tôn trọng mọi người khi giao tiếp -Có ý thức trung thực vượt khó trong học tập ,tiết kiệm trong cuộc sống _có ý thức tôn trọng các quy định về giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện lụât giao thông II.Nội dung môn Đạo Đức lớp Bốn: 1.Nội dung chương trình : 1. Chương trình môn đạo đức lớp 4 bao gồm 14 bài, đề cập đến các chuẩn mực hành vi trong các mối quan hệ : *Quan hệ với bản thân -Trung thực trong học tập -Vượt khó trong học tập -Biết bày tỏ ý kiến -Tiết kiệm tiền của -Tiết kiệm thời giờ *Quan hệ với gia đình Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ *Quan hệ với nhà trường :Kính trọng và bết ơn thầy cô gáo *Quan hệ với cộng đồng, xã hội -Yêu lao động -Kính trọng, biết ơn người lao động -Lịch sự với mọi người -Giữ gìn các công trình công cộng -Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo -Tôn trọng luật giao thông *Quan hệ với môi trường tự nhiên: Bảo vệ môi trường 2. Nội dung môn đạo đức lớp 4 kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo gịuc bổn phận của học sinh 3.Nội dung chương trình không chỉ giáo dục không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục các em có trách nhiệm đối với chính bản thân mình. 4.Thông qua các bài đạo đức lớp 4, học sinh còn được giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đặt mục tiêu 5.Tổng thời lượng dành cho môn Đạo đức lớp 4 là 35 tiết/năm, được phân phối như sau: 14 bài x 2 tiết = 28 tiết Dành cho địa phương: 3 tiết Ôn tập HKI : 1 tiết Kiểm tra HKI : 1 tiết Ôn tập cuối năm : 1 tiết Kiểm tra cuối năm : 1 tiế Cộng: 35 tiết Trong chương trình có 3 tiết để các địa phương sử dụng dạy những vấn đề cần thiết của lớp, trường , địa phương. Nội dung, phương thức, thời điểm, quy mô dạy học các tiết học nàydo Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT hoặc nhà trường quy định. III.Phương pháp, hình thức dạy học môn Đạo Đức: 1. Phương pháp kể chuyện 2. Phương pháp đàm thoại 3. Phương pháp thảo luận nhóm 4. Phương pháp đóng vai 5. Phương pháp trò chơi 6. Phương pháp dự án IV.Đánh giá kết quả học tập môn Đạo Đức: 1.Đánh giá kết quả học tập môn đạo đức của HS phải toàn diện về tất các mặt: kiến thức , thái độ, kĩ năng, và hành vi ứng xử của các em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. 2. HÌnh thức đánh giá là nhận xét . -Nhận xét dựa trên các chứng cứ. -Các chứng cứ có thể thu thập được bằng nhiều cách : kiểm tra miệng, quan sát các hoạt động học tập của HS, quan sát các hành vi ứng xử trong cuộc sống hằng ngày của HS, đánh giá sản phẩm hoạt động của HS . - Lực lượng tham gia đánh giá bao gồm : GV, HS, tập thể HS, cha mẹ HS, phụ trách Đội. 3. Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của HS phải nhằm mục tiêu : -Giúp cho HS, cha mẹ HS thấy rõ được năng lực học tập của HS. -Động viên, khuyến khích HS học tập, tạo không khí học tập thoải mái, tráng gây áp lực ganh đua về điểm số. -Giúp GV thấy năng lực học tập của mỗi HS để có phương pháp tác động phù hợp. Tam Mĩ Đông, ngày13 /9/2010 Người viết chuyên đề Ngô Thị Xuân Sanh THIẾT KẾ BÀI DẠY Bài 12:Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo(t1) Tam Mĩ Đông, ngày12/4/2010 Người soạn giáo án Ngô Thị Xuân Sanh
Tài liệu đính kèm: