ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I. MỤC TIÊU
1. HS hiểu:
- Thế nào là hoạt động nhân đạo ?
- Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?
2. Hình thành cho HS thái độ:
- Thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
`3. Giáo dục học sinh tích cực tham gia hoạt động nhân đạo ở trường , lớp, ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK đạo đức 4( chương trình Tiểu học 2000)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Đạo đức Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo I. Mục tiêu 1. HS hiểu: - Thế nào là hoạt động nhân đạo ? - Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo? 2. Hình thành cho HS thái độ: - Thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. `3. Giáo dục học sinh tích cực tham gia hoạt động nhân đạo ở trường , lớp, ở địa phương. II. Đồ dùng dạy học - SGK đạo đức 4( chương trình Tiểu học 2000) III. Hoạt động dạy học chủ yếu Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng A.Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng? - Con đã làm gì để giữ gìn các công trình công cộng? B. Bài mới: * Giới thiêu bài: Nêu yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: Tình huống - Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiệt thòi như mất nhà cửa, thiếu nước, thiếu ăn... Các em quyên góp quần áo, đồ dùng, tiền của... chính là hoạt động nhân đạo. Hoạt động 2: Làm bài tập 1: Bài 1: - Tình huống a, c là đúng - Tình huống b là sai do: không xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ chạy theo thành tích. Hoạt động 3: Làm bài tập 3: Bày tỏ ý kiến. Ghi Đ/S theo từng nội dung cho phù hợp: + Đúng: a, d + Sai: b,c Hoạt động 4: Củng cố:. - Với hoạt động nhân đạo, chúng ta cần có thái độ như thế nào? - Vì sao phải tích cực tham gia hoạt động nhân đạo? - Con đã tham gia hoạt động nhân đạo như thế nào? Hoạt động nối tiếp: - Tổ chức cho HS hoạt động quyên góp ủng hộ những bạn HS nghèo trong trường. - Dặn HS sưu tầm các thông tin, truyện, ca dao, tục ngữ về hoạt động nhân đạo. */ Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá - GV gọi 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, cho điểm. - GV giới thiệu và ghi tên bài. * Phương pháp thực hành, trao đổi. - 2 HS đọc tình huống trong SGK, - Các nhóm thảo luận tình huống này. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - GV chốt lại: * Phương pháp thực hành, trao đổi nhóm đôi. - HS nêu yêu cầu BT1. - Các cặp HS thảo luận. - Theo từng nội dung các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét , kết luận. * Phương pháp thực hành cá nhân - 1 HS nêu nội dung bài tập. - HS tự làm bài vào VBT. - HS đọc chữa, kết hợp giải thích. - Gv chốt lại. * Có thể tổ chức thành trò chơi “ phỏng vấn” để HS phát biểu tự do. - 1 HS lên điều khiển. - GV nhận xét tiết học,phát động, dặn dò HS.
Tài liệu đính kèm: