Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài: Nhớ ơn tổ tiên

Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài: Nhớ ơn tổ tiên

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh biết được ai cũng có tổ tiên, ông bà; biết được trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình, dòng họ.

2. Kĩ năng: Học sinh biết làm những việc thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

3. Thái độ: Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên + học sinh: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện. về biết ơn tổ tiên.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 4 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài: Nhớ ơn tổ tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 5: ĐẠO ĐỨC 	 
NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh biết được ai cũng có tổ tiên, ông bà; biết được trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình, dòng họ. 
2. Kĩ năng: 	Học sinh biết làm những việc thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
3. Thái độ: 	Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên + học sinh: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện... về biết ơn tổ tiên. 
III. Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1’
A. ÔĐTC: 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 
4’
B. KTBC: Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1) 
Câu hỏi: Những vệc làm nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn tổ tiên?
a, Lau dọn bàn thờ giúp mẹ.
b, Lười học.
c, Cùng gia đình đi thăm mộ ông bà nhân dịp tiết thanh minh.
d, Chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức
- Nhận xét, ghi điểm.
- 1 học sinh chọn đáp án. 
- Nhận xét.
1’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
Giờ học đạo đức tuần trước, sau khi học bài Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1) các em đã biết được rằng: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể, thiết thực và phù hợp với khả năng của mình. Giờ đạo đức ngày hôn nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về chủ đề này qua bài “Nhớ ơn tổ tiên” (t 2) 
- Học sinh nghe
30’
2. Hoạt động: 
15’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương (BT 4 SGK)
- Mục tiêu: Giáo dục học sinh ý thức hướng về cuội nguồn.
- Hoạt động nhóm (chia 2 dãy) 4 nhóm 
- Cách tiến hành: 
1/ Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì không?
-> Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 
- Và để tìm hiểu sâu hơn về ngày giỗ tổ Hùng Vương. 
- Chia nhóm. 2 phút để hệ thống lại những kiến thức và thông tin các em đã sưu tầm được..
- Sau đây cô mời các nhóm sẽ trình bày những sưu tầm và hiểu biết của nhóm mình về ngày giỗ Tổ Hùng Vương? 
- Nhận xét, tuyên dương.
- 3 nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung 
2/ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu? 
- Hàng năm, nhân dân ta đều tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 (âm lịch) ở đền Hùng.
- Việc nhân dân ta tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm thể hiện điều gì? 
- Lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các vua Hùng. 
Kết luận: Bác Hồ đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước." Ngày nay, cứ vào ngày 10/3 (âm lịch), nhân dân ta lại làm lễ giỗ Tổ Hùng Vương ở khắp nơi. Long trọng nhất là ở đền Hùng - Tỉnh Phú Thọ. 
- Ngoài ra: 
+ Đền Đô: Nơi thờ 11 vị vua triều Lý
+ Lăng Bác: Nơi đặt di hài của Chủ tịch HCM, người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
+ Nghĩa trang Trường Sơn: Nơi yên nghỉ, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ Quốc.( Nghĩa trang liệt sĩ Lộc Bình)
+ Đền thờ thành hoàng làng: Nơi thờ phụng người sáng lập hoặc người có công với làng. 
10’
* Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Mục tiêu: Biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống đó.
- Hoạt động lớp 
- Cách tiến hành:
- Nhóm đôi (3 phút) 
- Thảo luận
- Trình bày: Khoảng 3-5 em 
- Em có tự hào về các truyền thống đó không? Vì sao? 
- Học sinh trả lời (vì tổ tiên là người đã cho chúng ta sự sống, chúng ta phải biết ơn công lao của tổ tiên)
- Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? 
-> Học tập tốt
- Nhận xét, bổ sung 
® Với những gì các em đã trình bày cô tin chắc các sẽ là những người con, người cháu ngoan của gia đình, dòng họ mình. 
5’
C. Củng cố - Dặn dò:
* Củng cố: Trò chơi 
- Tìm ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên. 
- Thi đua 3 nhóm, nhóm nào tìm được nhiều hơn ® thắng 
- Tuyên dương 
1’
* Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Học bài. Chuẩn bị: Bài 5: “Tình bạn”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_5_bai_nho_on_to_tien.doc