Thứ hai
Ngày soạn :
Ngày dạy :
SING HOẠT TẬP THỂ
(tiêt 7)
I. Mục tiêu :
Học sinh nắm được nội dung hoạt động trong tuần .
Thực hiện tốt và có hiệu quả các nội dung công việc trong tuần .
II. Các hoạt động :
1 . Hoạt động 1 : chào cờ .
- Giáo viên cho học sinh tập trung ra ngoài sân trường .
- Nghe phổ biến nội dung các hoạt động trong tuần .
2 . Hoạt động 2 : trong lớp.
- Giáo viên giao công việc cho học sinh thực hiện từng nội dung công việc (lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách theo dõi và ghi lại các nội dung để cuối tuần báo cáo .
- Giáo viên nhắc lại nội dung hoạt động trong tuần .
- Cho học sinh nhắc lại nội dung công việc của tổ mình .
3 . Hoạt động 3 : trò chơi (văn nghệ).
Giáo viên cho học sinh hát mọt hai bài .
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 4 Năm học 2007 – 2008 Tuần 04 Thứ Môn Tên bài dạy Tiết Giảm tải 2 24/9 Chào cờ - SHTT Sinh hoạt đầu tuần 7 Tập đọc Một người chính trực 7 Toán So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên 16 Bài 2, 3 bỏ câu b Khoa học Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn 7 Đạo đức Vượt khó học tập (tiết 2) 4 3 25/9 Thể dục Đi đều, vòng phải, VT, Đl, TC (Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau) 7 Tập đọc Tre Việt Nam 8 Chính tả Nhớ viết : Những hạt thóc giống 4 Toán Luyện tập 17 Mỹ thuật Vẽ trang trí : Họa tiết trang trí dân tộc 4 4 26/9 Kể chuyện Một nhà thơ chân chính 4 Toán Yến, tạ, tấn 18 LT&C Từ ghép và từ láy 7 Lịch sử Nước Aâu Lạc 4 Phàn chữ nhỏ bỏ (ở vùng núi nhau) Kỹ thuật Khâu thường 4 5 27/9 LT&C Luyện tập về từ ghép và từ láy 8 Tập làm văn Cốt truyện 7 Toán Bảng đơn vị đo khối lượng 19 Khoa học Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vaatj và đạm thực vật 4 Địa lý Hoạt động sản xuất ở Hoàng Liên Sơn 4 Yc HS biết hàng thổ cẩm để làm gì (bỏ) 6 28/9 Thể dục Đội hình đội ngũ . TC (Bỏ khăn) 8 Tập làm văn Luyện tập xây dựng cốt truyện 8 Toán Giây thế kỷ 20 Aâm nhạc Học hát : Bạn ơi lắng nghe, giới thiệu hình nốt trắng, BT tiết tấu 4 SHTT Sinh hoạt cuối tuần 8 GDNGLL GD ATGT bài “Đi xe đạp an toàn” Thứ hai Ngày soạn : Ngày dạy : SING HOẠT TẬP THỂ (tiêt 7) Mục tiêu : Học sinh nắm được nội dung hoạt động trong tuần . Thực hiện tốt và có hiệu quả các nội dung công việc trong tuần . Các hoạt động : 1 . Hoạt động 1 : chào cờ . - Giáo viên cho học sinh tập trung ra ngoài sân trường . - Nghe phổ biến nội dung các hoạt động trong tuần . 2 . Hoạt động 2 : trong lớp. - Giáo viên giao công việc cho học sinh thực hiện từng nội dung công việc (lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng). - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách theo dõi và ghi lại các nội dung để cuối tuần báo cáo . - Giáo viên nhắc lại nội dung hoạt động trong tuần . - Cho học sinh nhắc lại nội dung công việc của tổ mình . 3 . Hoạt động 3 : trò chơi (văn nghệ). Giáo viên cho học sinh hát mọt hai bài . TẬP ĐỌC (Tiết 7 ) MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành. Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh học bài đọc SGK. - Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Hai học sinh nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi 2,3,4 trong SGK. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS a. Giới thiệu bài: Một người chính trực. b.Luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông. +Đoạn 2: Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được. +Đoạn 3: Phần còn lại +Kết hợp giải nghĩa từ: - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Đoạn này kể chuyện gì ? (Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua ) Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? (Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu lập thái tử Long Cán lên làm vua.) Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? (Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. ) Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? (Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.) Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? (Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành nhưng không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử. ) Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành Vì những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được những điều tốt cho dân cho nước. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm: “Một hôm tiến cử Trần Trung Tá . ” Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. Hs đọc đoạn 1. HS đọc đoạn 2. HS đọc đoạn 3. 4 học sinh đọc HS thi đọc. 4. Củng cố: Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? 5. Tổng kết dặn dò: Nhận xét tiết học. TOÁN TIẾT 16 : SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I - MỤC TIÊU: Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về : Cách so sánh hai số tự nhiên . Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: 100 – 99 + số 100 có mấy chữ số? + Số 99 có mấy chữ số? + Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau? Số nào có nhiều chữ số lớn hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: + GV nêu ví dụ: 25136 và 23894 + Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó? Cho HS so sánh từng cặp số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải như SGK và kết luận 23894 > 25136 GV kết luận: Hai số có số chữ số bằng nhau và từng cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau. + GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét Nhận xét : Trong dãy số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,số đứng trước bé hơn số đứng sau. Trên tia số : Số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn (VD: 2 < 5) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định GV đưa bảng phụ có viết nhóm các số tự nhiên như trong SGK Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn & theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng con. Tìm số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó? Vì sao ta xếp được thứ tự các số tự nhiên? GV chốt ý. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: HS làm bài rồi chữa bài Bài tập 2: HS làm bài rồi chữa bài Bài tập 3: HS làm bài rồi chữa bài HS nêu HS nêu HS nêu HS làm việc với bảng con Ta xếp được thứ tự các số tự nhiên vì bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Củng cố Nêu cách so sánh hai số tự nhiên? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập Làm bài trong VBT MÔN:KHOA HỌC BÀI 7 :TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ? I-MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết: -giải thích được lí do tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. -Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Hình trang 16,17 SGK. -Các phiếu ghi tên hay ảnh các loại thức ăn. -Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, cá, tôm, cua(nếu có điều kiện ). III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Bài cũ: -Thiếu vi-ta-min ta sẽ như thế nào? -Thiều chất khoáng ta sẽ như thế nào? -Thiếu xơ và nước ta sẽ như thế nào? Mỗi ngày ta cần uống bao nhiêu nứơc? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Bài “Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn” Phát triển: Hoạt động 1:Giải thích về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món -Thảo luận nhóm: Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món? -Gv đưa ra các câu hỏi phụ: +Nhắc lại tên thức ăn các em thường ăn. +Nếu ngày nào cũng ăn cùng 1 món em thấy thế nào? +Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng không? +Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt cá mà không ăn rau quả? +Điều gì xảy ra nếu ta ăn cơm với thịt mà không có rau,? Kết luận: Mỗi loại thức ăn chỉ chứa một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. Aên phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn v ... ung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo, Yêu cầu tập trung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II – ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN Trên sân trường vệ sinh sân trường sạch, đảm bảo an toàn tập luyện . Chuẩn bị một còi, 1-2 chiếc khăn tay. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Phần mở đầu : 6 – 10’ - Giáo viên tập hợp học sinh phổ biến nội dung tiết học . Nhắc lại nội qui tập luyện chấn chỉnh đội hình đội ngũ, trang phục của học sinh . - Trò chơi “Diệt con vật có hại” : 2-3’ - Đứng tại chỗ vỗ tay hát : 1-2’ 2. Phần cơ bản : 18 – 22’ a) Đội hình đội ngũ :10 – 12’ - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. 3-4’ - Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. Giáo viên quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ tập tốt : 3’ - Tập hợp cả lớpdo giáo viên điều khiển củng cố : 2’ b) Trò chơi “Bỏ khăn” : 6-8’ - Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi , giải thích cách chơi. Luật chơi . - Giáo viên làm mẫu sau đó cho học sinh làm thử. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. - Giáo viên quan sát, nhận xét, biểu dương học sinh . 3. Phần kết thúc : 4 – 6’. Cho học sinh xếp thành vòng tròn lớn vừa đi vừa làm động tác thả lỏng : 2-3’. Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài : 1-2’. Giáo viên nhận xét tiết học : 1-2’. TẬP LÀM VĂN TIẾT8 : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN . I- MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật , chủ đề câu chuyện . II.CHUẨN BỊ: Tranh minh họa cho cốt truyện: nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm Tranh minh họa cho cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm Bảng phụ viét sẳn đề bài. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Bài cũ: Luyện tập phát triển cốt truyện Kể lại câu chuyện “Ba lưỡi rìu” đã viết lại ở nhà. GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hướng dẫn xây dựng cốt truyện Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của đề bài - Treo bảng phụ đề bài. - Xác định yêu cầu của đề bài. * Đề bài yêu cầu điều gì ? * Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? (gạch chân yêu cầu đề bài) - GV nhấn mạnh: Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho ở trên (ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, nàng tiên), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. Vì là xây dựng một cốt truyện (bộ khung cho câu chuyện) nên các em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể. Hoạt động 2: Lựa chọn chủ đề cho câu chuyện Cho HS dựa vào gợi ý (SGK) để chọn lựa chủ đề. - GV nhấn mạnh: Từ đề bài đã cho, em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK đã gợi ý sẵn 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tượng, tạo lập cốt truyện theo 1 trong 2 hướng đã nêu. Hoạt động 3:Thực hành xây dựng cốt truyện - Cho HS thảo luận theo nhóm. - Nhóm kể chuyện theo chủ đề sự hiếu thảo, cần tưởng tượng, trả lời những câu hỏi sau: Người mẹ ốm như thế nào? Người con chăm sóc mẹ như thế nào? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì? Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào? Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào? - Nhóm kể chuyện theo chủ đề tính trung thực, cần tưởng tượng, trả lời những câu hỏi sau: Người mẹ ốm như thế nào? Người con chăm sóc mẹ như thế nào? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì? Bà tiên cảm động trước tình cảm hiếu thảo của người con, nhưng muốn thử thách lòng trung thực của người con như thế nào? Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào? - Kể lại câu chuyện theo chủ đề đã chọn. - Nhận xét và tính điểm. - HS đọc lại đề bài. - Tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện. - Bà mẹ ốm, người con của bà và một bà tiên. * 1 HS đọc to gợi ý 1, cả lớp đọc thầm. * 1 HS đọc to gợi ý 2, cả lớp đọc thầm. * HS trong mỗi tổ thực hiện kể chuyện theo gợi ý 1 và 2 - HS thực hiện theo nhóm. Ốm rất nặng Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ ngày đêm. Phải tìm một loại thuốc rất khó kiếm trong rừng sâu; hoặc: phải tìm một bà tiên sống trên ngọn núi rất cao, đường đi lắm gian truân. Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đói khát, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý; hoặc: quyết trèo lên đỉnh núi cao cho bằng được để mời bà tiên Bà tiên cảm động về tình yêu thương, lòng hiếu thảo của người con nên đã hiện ra giúp. Ốm rất nặng Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ ngày đêm. Nhà nghèo, không có tiền mua thuốc. Người con vừa đi vừa lo nghĩ vì không có tiền mua thuốc cho mẹ chợt thấy một vật gì như chiếc tay nải ai làm rơi bên vệ đường. Người con mở tay nải ra thấy có nhiều tiền ở bên trong. Người con rất muốn lấy, ngay lúc đó, có một bà cụ đến xin lại, người con đắn đo & quyết định trả lại cho bà cụ. Bà cụ mỉm cười nói với người con: con rất trung thực, thật thà. Ta muốn thử lòng con nên vờ làm rớt chiếc tay nải. Nó là phần thưởng ta tặng con để con mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. - Mỗi tổ chọn 1 bạn lên kể theo chủ đề của mình. Củng cố – Dặn dò: - Nhắc nhở cách xây dựng cốt truyện. Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được: Các nhân vật của truyện. Chủ đề của truyện Biết tưởng tượng ra diễn biến của truyện sao cho hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa - Về nhà viết lại vào vở cốt truyện của mình đã được xây dựng. - Chuẩn bị bài: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. TOÁN TIẾT 20 : GIÂY , THẾ KỈ I - MỤC TIÊU: Giúp HS : Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ . Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây Bảng vẽ sẵn trục thời gian (như trong SGK) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Bảng đơn vị đo khối lượng GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Giới thiệu về giây GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút & giới thiệu về giây GV cho HS quan sát đồng hồ, yêu cầu HS chỉ kim giờ, kim phút. Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây. Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức là 60 giây. GV ghi 1 phút = 60 giây Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ. Vậy 1 giờ = phút? GV chốt: + 1giờ = 60 phút + 1 phút = 60 giây GV tổ chức hoạt động để HS có cảm nhận thêm về giây. Ví dụ: cho HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là mấy giây? (hướng dẫn HS đếm theo sự chuyển động của kim giây để tính thời gian của mỗi hoạt động nêu trên) Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỉ GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu vài HS nhắc lại Cho HS xem hình vẽ trục thời gian & nêu cách tính mốc các thế kỉ: + Ta coi 2 vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm (1 thế kỉ) + GV chỉ vào sơ lược tóm tắt: từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. (yêu cầu HS nhắc lại) + Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ 2. (yêu cầu HS nhắc lại) Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy? GV lưu ý: người ta dùng số La Mã để ghi thế kỉ (ví dụ: thế kỉ XXI) Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: HS đọc đề bài, tự làm rồi chữa bài. Bài tập 2: HS làm bài rồi chữa bài. Yêu cầu HS trình bày bài một cách đầy đủ. VD: Bác Hồ sinh năm 1980, Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX Bài tập 3: HS làm đầy đủ yêu cầu của đề bài. HS chỉ 1 giờ = 60 phút Vài HS nhắc lại HS hoạt động để nhận biết thêm về giây Vài HS nhắc lại HS quan sát HS nhắc lại Thế kỉ thứ XX Thế kỉ thứ XXI HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa Củng cố 1 giờ = phút? 1 phút = giây? Tính tuổi của em hiện nay? Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập Làm bài trong VBT SING HOẠT TẬP THỂ (tiết 8) I. Mục tiêu : - Giúp học sinh biết tự đánh giá , nhận xét hành vi của mình, của bạn trong tuần . - Qua hoạt động này giúp học sinh có thể tự điều chỉnh hành vi của mình . - Phát huy tính thi đua tích cực cho học sinh . II. Các hoạt động : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 : Báo cáo . - Giáo viên yêu cầu các tổ báo cáo hoạt động của mình trong tuần . Hoạt động 2 : Nhận xét . - Giáo viên nhận xét chung khen thưởng những tổ có thành tích tốt nhắc nhở tổ có kết quả chưa tốt . - Giáo viên tặng hoa thi đua cho các tổ đạt loại tốt . Hoạt động 3 : Tổ chức trò chơi(văn nghệ). - Giáo viên cho học sinh hát một số bài theo chủ điểm . - Giáo viên nhận xét tiết sinh hoạt . - Các tổ trưởng đại diên cho tổ mình báo cáo các hoạt động của tổ mình về những việc làm được chưa được trong tuần cho giáo viên nắm . - Lớp trưởng đại diện lớp đánh giá nhận xét chung tình hình của lớp và xếp loại thi đua cho các tổ . Cho học sinh khác phát biểu ý kiến nếu có . - Cả lớp cùng hát .
Tài liệu đính kèm: