Giáo án dạy học Khối 4 - Tuần thứ 27

Giáo án dạy học Khối 4 - Tuần thứ 27

Tiết 2 : Tập đọc

Dù sao trái đất vẫn quay (SGK/tr 85).

1-Mục tiêu : - HS đọc lơưu loát, trôi chảy toàn bài, giọng kể rõ ràng,chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu các từ ngữ trong bài.

+ Nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

- Giáo dục ý thức bảo vệ cuộc sống, bảo vệ chân lí.

2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc.

3 .Hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Kiểm tra: Đọc bài : Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.

TLCH trong bài.

B. Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài: (qua tranh)

b, Nội dung chính:

HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc .

GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn , đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu khó khó, từ khó, giảng từ mới.

VD : Thiên văn học là ngành học nghiên cứu về vấn đề gì?

Giọng đọc : nhấn mạnh các từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của hai nhà khoa học : trung tâm, đứng yên, bác bỏ, sai lầm, tà thuyết.

+ Đoạn 1 : tám dòng dầu.

+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi.

+ Đoạn 3 : Phần còn lại.

GV đọc toàn bài.

HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài.

GV tổ chức cho HS đọc, thảo luận về nội dung từng câu hỏi trong bài.

Câu hỏi 1 :

- Ga-li-nê viết sách nhằm mục đích gì?

- Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông?

Câu hỏi 3:

- Nêu ý nghĩa của bài đọc?

HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.

GV cho HS luyện đọc theo đoạn, đọc toàn bài.

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Khối 4 - Tuần thứ 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 27	
Thứ hai ngày 17 tháng 3 năm 2008.
Sáng: Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2 : Tập đọc
Dù sao trái đất vẫn quay (SGK/tr 85).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, giọng kể rõ ràng,chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu các từ ngữ trong bài.
+ Nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Giáo dục ý thức bảo vệ cuộc sống, bảo vệ chân lí.
2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3 .Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Đọc bài : Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
TLCH trong bài.
HS đọc đoạn, bài.
HS nhận xét cách đọc của bạn.
HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài: (qua tranh)
b, Nội dung chính:
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc .
GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn , đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu khó khó, từ khó, giảng từ mới.
VD : Thiên văn học là ngành học nghiên cứu về vấn đề gì?
Giọng đọc : nhấn mạnh các từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của hai nhà khoa học : trung tâm, đứng yên, bác bỏ, sai lầm, tà thuyết...
+ Đoạn 1 : tám dòng dầu.
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
GV đọc toàn bài.
HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
GV tổ chức cho HS đọc, thảo luận về nội dung từng câu hỏi trong bài.
Câu hỏi 1 :
- Ga-li-nê viết sách nhằm mục đích gì?
- Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông?
Câu hỏi 3: 
- Nêu ý nghĩa của bài đọc?
HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.
GV cho HS luyện đọc theo đoạn, đọc toàn bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn.
*Sửa lỗi phát âm : Cô-péc-níc, Ga-li-lê, hành tinh,...
-....nghiên cứu các vật thể trong vũ trụ.
*Câu: Dù sao trái đất vẫn quay! (đọc với giọng phẫn nộ, thể hiện thái độ bực tức).
HS đọc theo cặp lần hai, nhận xét cách đọc.
HS đọc toàn bài.
HS nghe GV đọc, tham khảo cách đọc.
HS đọc từng đoạn, đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- ...thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ.....
-..nhằm ủng hộ tư tưởng của Cô-péc-níc.
-...cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
- Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời...dù họ biết việc làm của họ sẽ làm nguy hại đến tính mạng..
- Mục 1.
HS luyện đọc theo đoạn ,đọc diễn cảm đoạn “ Chưa đầy một thế kỉ...vẫn quay!”
** Thi đọc diễn cảm toàn bài.
HS nghe, bình chọn giọng đọc hay, đọc đúng.
3. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục.
 - Nhận xét giờ học. – Chuẩn bị bài :Con sẻ.
Tiết 3: Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Toán
 Luyện tập chung (SGK/tr 139) 
I .Mục tiêu: - Củng cố rút gọn, nhân phân số, tìm một phân số của một số, cộng, trừ phân số.
- Rèn kĩ năng thực hành, giải bài toán có liên quan.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : Chấm, chữa bài tiết trước.
B. Bài mới : 
a, GV nêu yêu cầu giờ học:
b, Nội dung chính :
HS thực hiện yêu cầu.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
GV tổ chức cho học sinh thực hiện lần lượt các bài tập trong SGK, chữa bài,củng cố rút gọn, nhân phân số, tìm một phân số của một số, cộng, trừ phân số.
Bài 1 : Rút gọn các phân số:
- Những phân số nào bằng nhau:
GV cho HS làm trong vở, chữa bài trên bảng.
Bài 2 : GV cho HS đọc, phân tích đề, làm trong vở, đổi vở chữa bài, củng cố lập phân số, tìm phân số của một số.
Bài 3 : Cách tiến hành như bài 2. củng cố nhân phân số.
GV cho HS lên bảng làm theo các cách khác nhau.
Bài 4 : Cách thực hiện như bài 3, củng cố tìm phân số của một số, dạng toán tìm tổng của nhiều số.
VD : 
a, ==
Vậy : =
3 tổ chiếm số phần học sinh của lớp là :
3 : 4 =( số học sinh)
3 tổ có số học sinh là :
32 x =24 (học sinh)
Hải còn đi tiếp số phần đường nữa là :
1 - =(quãng đường)
Hải còn phải đi tiếp số km đường là :
15 x = 5 (km)
Lần thứ hai lấy số lít xăng là :
32850 x=10950 (lít)
Tổng số có lít xăng là : 
10950 + 32850 + 56200 = 100000(lít)
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Ôn bài. - Chuẩn bị bài : Kiểm tra
Chiều : Tiết 1 : Khoa học
Các nguồn nhiệt (SGK/tr 106)
1.Mục tiêu: - Học kể tên và nêu được vai trò của nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
- Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt.
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống. 
2. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ các nguồn nhiệt như SGK/tr106.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: Nội dung bài 52.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học từ kiểm tra bài cũ.
b, Nội dung chính: 
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
 HĐ 1 : Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng
GV cho HS quan sát hình, tranh minh hoạ, nói về các nguồn nhiệt trong cuộc sống.
- Những vật nào là nguồn toả nhiệt xung quanh?
- Hãy nói về vai trò của chúng.
- Bạn còn biết những nguồn nhiệt nào khác?
- Nhà bạn thường sử dụng những nguồn nhiệt nào?
- Mặt trời, ngọn lửa đang cháy (đốt củi, rơm, than..)
- đun nấu, sấy khô, sưởi ấm.
VD : mặt trời (hình1) toả nhiệt làm nước biển bốc hơi, những hạt trắng nhỏ đọng và khô lại là muối.
- Nguồn lửa từ khí ga (bếp ga), bàn là là quần áo...
GV kết luận : Các nguồn nhiệt có vai trò trong cuộc sống : đun nấu, sưởi ấm....
HĐ 2 : Tìm hiểu những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
GV cho HS quan sát hình minh hoạ, liên hệ thực tế, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi trong bài.
- Nêu những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
- Để đảm bảo an toàn, chúng ta phải làm gì?
- Để sử dụng tiết kiệm nguồn nhiệt ta phải là gì?
- Chơi gần bếp lửa, ngã vào sẽ bị bỏng; là quần áo để quên hoặc không đúng cách dễ bị cháy quần áo....
- Không để lửa đun quá to, khi đun bếp không để ngọn lửa gần vật dễ bốc cháy....
- Sử dụng nguồn nhiệt vừa đủ, tắt bếp khi không dùng, đậy phích kín giữ cho nước nóng...
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ thực tế.
- Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Nhiệt cần cho sự sống.
Tiết 2 : Tiếng Việt**
Luyện tập về câu kể Ai là gì?
1. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học về câu kể mẫu Ai là gì?
- Rèn kĩ năng xác định câu kể theo mẫu, đặt câu, viết đoạn văn có câu kể Ai là gì?
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4, Bài tập TV nâng cao.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ 2 : Định hướng nội dung: 
- Luyện tập về câu kể Ai là gì ? 
- Vận dụng làm bài tập đặt câu, viết đoạn văn có câu kể theo mẫu.
HĐ 3: Tổ chức cho HS thực hành luyện đọc: 
Bài 1 : Đoạn văn sau có mấy câu kể Ai làm gì ?
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể vừa tìm.
“ Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” 
Thấm nhuần lời dạy của Bác, hôm nay, trường Tiểu học Lê Hồng long trọng tổ chức buổi lễ ra quân trồng cây. Người tham gia trồng cây đầu tiên là cô hiệu trưởng. Tiếp đến là các thầy cô và các bạn học sinh trong toàn trường....
Bài 2 : Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu sau theo mẫu Ai làm gì?
a, Bác Hồ.....
b, Lý Thường Kiệt....
c, Kim Đồng.............
- Mỗi câu trên dùng để làm gì?
Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn nói về một người thâm của gia đình em, trong đó có sử dụng mẫu câu kể Ai là gì?
GV cho 2 HS viết vào bảng nhóm,chữa bài.
Một HS đọc bài, một HS nêu câu kể theo mẫu, một HS xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu kể đó (Có thể cho HS đặt câu tìm chủ ngữ, vị ngữ- đối với học sinh yếu).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- Câu kể Ai là gì để giới thiệu hoặc nhận định ...
HS thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
Đoạn văn có ba câu kể mẫu Ai làm gì?
VD : “ Mùa xuân / là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân	
Người tham gia trồng cây đầu tiên/ là cô hiệu trưởng. 
Tiếp đến/ là các thầy cô và các bạn học sinh trong toàn trường....
(Chủ ngữ, vị ngữ được tách bằng một dấu gạch chéo.)
HS viết câu vào trong vở, chữa bài.
a, Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. (nhận định)
b, Lý Thường Kiệt là một tướng tài đời Lý. (nhận định)
c, Kim Đồng là một thiếu niên dũng cảm.(nhận định)
VD : Bố em là công nhân nhà máy điện Phả Lại. Bố em là một thợ sửa máy lành nghề. Bố thường vắng nhà từ thứ hai đến thứ bảy. Chủ nhật bố về, bố thường dạy em học. Lúc rảnh rỗi, bố và em đi thăm ông bà. Bà em bảo : Bố là em người tuyệt vời nhất. Em rất hãnh diện vì bố là bố của em.
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Lịch sử
Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII (SGK/tr 57)
I - Mục tiêu : - HS biết : ở thế kỉ XVI- XVII , nước ta nổi lên ba thành thị lớn là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương mại. 
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tư liệu qua kênh chữ, kênh hình.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, biết tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc.
II - Hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Kiểm tra : Nội dung bài 22.
2. Bài mới: a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học .
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Tìm hiểu một số thành thị : Phố Hiến, Thăng Long, Hội An.
GV cho HS đọc thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu :
- Xác định vị trí của Phố Hiến, Thăng Long, Hội An trên bản đồ.
- Mô tả các thành thị ở thế kỉ XVI-XVII.
HS thực hành trên bản đồ.
HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận và trình bày theo từng nội dung.
Thành thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu á
Lớn bằng thị trấn ở một số nước châu á
- Thuyền bè ghé bờ khó khăn.
- Ngày phiên chợ,người đông đúc, buôn bán tấp nập, nhiều phố phường
Phố Hiến
- Các cư dân từ nhiều nước đến ở
Trên 2000 nóc nhà
Nơi buôn bán tấp nập
Hội An
Các nhà buôn Nhật Bản cùng một số dân cư địa phương lập nên.
Phố cảng đẹp, lớn nhất ở Đàng Trong
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
HĐ 2 : Tìm hiểu hoạt động buôn bán và sự phát triển của kinh tế.
GV cho HS thảo luận, TLCH.
- Nhận xét chung về quy mô buôn bán của các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII.
- Theo em, hoạt động buôn bán ...nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
- ...quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất...
-...phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và thủ công nghiệp, đặc biệt là thương mại.
** Kết luận : (SGK/tr 58).
3 ...  khi đã sửa lỗi. VD : 
** Lỗi ngữ pháp : VD : Vườn nhà bà em trồng rất nhiều loại cây. Cây na, cây ổi, cây xoài. Nhưng em thích nhất là cây ổi trồng cạnh bờ ao.
***Lỗi trình bày : Các đoạn văn liền mạch, không tách đoạn theo nội dung.
d, Giới thiệu bài văn tham khảo (Bài văn đạt điểm khá giỏi của lớp hoặc của HS năm trước).
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học.
* Kết quả : Giỏi : Trung bình : 
 Khá :	 Yếu: 
HS đọc lại bài, thực hiện yêu cầu của GV, chữa bài trong VBT, nêu lỗi viết trong bài, cách sửa lỗi, giúp bạn cùng sửa lỗi.
- Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả.
- Thân bài : Tả theo thời kì phát triển hoặc tả từng bộ phận.
- Kết bài : Nêu cảm nghĩ cây được miêu tả.....
VD : Vườn nhà bà em trồng rất nhiều loại cây : nào na, nào ổi, nào xoài. Nhưng em thích nhất là cây ổi trồng cạnh bờ ao.
Chia đoạn theo bố cục bài văn : Mở bài, thân bài, kết luận.
HS đọc bài văn tham khảo.
HS chọn một đoạn văn trong bài , viết lại cho hay hơn.
 C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tinh thần học tập, thái độ trong giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau : Ôn tập.
Tiết 2: Toán
 Luyện tập (SGK/tr 143).
I .Mục tiêu: - Củng cố tính diện tích hình thoi.
- Rèn kĩ năng thực hành tính diện tích hình thoi, ghép và tính diện tích hình.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : - Nêu cách tính diện tích hình thoi.
- Chữa lại bài tập 2.
B. Bài mới : 
a, GV nêu yêu cầu giờ học 
b, Nội dung chính :
- ....tích hai đường chéo chia hai.
HS thực hành.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
GV tổ chức cho học sinh thực hiện lần lượt các bài tập trong SGK, chữa bài, củng cố khắc sâu cách tính diện tích hình thoi.
Bài 1 : Tính diện tích hình thoi :
GV cho HS làm trong vở, chữa bài, củng cố tính diện tích hình thoi, đổi đơn vị đo độ dài.
Bài 2 : GV cho HS đọc, phân tích đề, làm trong vở, đổi vở chữa bài, củng cố tính diện tích hình thoi.
Bài 3 : GV cho HS thực hành ghép hình, nêu độ dài hai đường chéo của hình thoi, tính diện tích hình thoi.
Bài 4 : GV cho HS thực hành gấp hình, kiểm tra các yếu tố của hình thoi.
VD :
a, Diện tích hình thoi là :
(19 x 12) : 2 = 114 (cm2)
 	ĐS : 114 (cm2)
Diện tích miếng kính là:
(14 x 10) : 2= 70 (cm2)
ĐS : 70 (cm2)
Hai đường chéo của hình thoi là 4 cm và 6 cm.
Diện tích hình thoi là : 
 (4 x 6) : 2 = 12 (cm2)
ĐS : 12 (cm2)
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. 
- Ôn bài. - Chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
Tiết 3: Khoa học 
Nhiệt cần cho sự sống (SGK/tr 104)
1.Mục tiêu: - Học sinh nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau, nêu vai trò của nhiệt đối với đời sống trên trái đất.
- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát hình ảnh tư liệu , liên hệ thực tế, tìm hiểu nội dung bài học.
- Giáo dục ý thức học tập, ham hiểu biết khoa học, vận dụng kiến thức khoa học trong cộc sống.
2. Chuẩn bị : Tranh ảnh minh hoạ cho bài học.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: Nội dung bài 53.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
HĐ 1 : Trò chơi Ai nhanh, ai đúng?
GV cho HS quan sát hình minh hoạ SGK, đọc thông tin, thảo luận, thi theo nhóm.
* Luật chơi : GV đọc câu hỏi, nhóm nào có tín hiệu trước (phất cờ) được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được ghi hai điểm, nếu đội thứ nhất trả lời sai, đội tiếp theo được quyền trả lời, nếu đúng được ghi nửa số điểm.....
1. Kể tên ba cây (con) sống ở xứ lạnh (nóng)
2. Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm ở vùng nào?
3. Thực vật phong phú nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng nào?
4. Vùng có nhiều loại động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào?
5. Một số động vật có sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
............(SGV/tr183).
- Loài vật sống ở xứ lạnh như gấu Bắc Cực, chim cánh cụt, hải cẩu.
-...nhiệt đới.
-....Ôn đới.
-...Nhiệt đới.
00 C
HĐ 2 : Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong bài, thảo luận, nêu kết luận.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không có mặt trời?
- ...gió sẽ ngừng thổi, Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá....
** GV kết luận : (thông tin bạn cần biết / tr108, 109.
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ thực tế về vai trò của nhiệt trong cuộc sống, cách chống rét, chống nóng cho vật nuôi.
- Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Ôn tập.
Tiết 4: Sinh hoạt
 Sinh hoạt lớp
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của lớp tuần 27, đề ra 
phương hướng hoạt động tuần 28.
- Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
- Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh .
2. Văn nghệ : Kể chuyện Tấm gương người tốt, việc tốt, kể chuyện đạo đức Bác Hồ (tiếp).
 3. Nội dung: 
A, Lớp trưởng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8-3.
- Thực hiện tốt bảo vệ của công, giữ gìn trường lớp xanh- sạch- đẹp.
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể 
do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài có hiệu quả, các tổ trưởng điều hành giờ sinh hoạt tốt.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
- Tham gia tích cực hoạt động tập thể do tổ, khối tổ chức.
* Tồn tại:
- Kết quả khảo sát chất lượng môn toán chưa cao, còn 7 HS chưa đạt yêu cầu, kĩ năng kết hợp các nội dung thực hành còn hạn chế, HS còn nhầm lẫn dạng toán, danh số, chưa biết cách trả lời câu hỏi.
- Một số học sinh lười học, không chú ý nghe cô giáo giảng bài: Sơn, Thành, Tiến , Hương.
b, Phương hướng: 
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 26-3, chuẩn bị thi HSG khối 4, thi VSCĐ cấp huyện.
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất 
lượng mũi nhọn.
- Ôn tập tích cực chuẩn bị thi chất lượng cuối kì.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Chiều : Tiết 1: Toán **
Luyện tập : Phép chia phân số.
1. Mục tiêu: - Giúp HS tiếp tục củng cố về nhân, chia phân số.
- Rèn kĩ năng thực hành nhân, chia phân số với phân số, nhân, chia phân số với số tự nhiên và giải bài toán có liên quan đến phép nhân, chia phân số.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Tham khảo sách 500 bài tập cơ bản và nâng cao toán 4.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 2 : Định hướng nội dung luyện tập.
- Nêu cách thực hiện nhân, chia phân số.
- Vận dụng làm các bài tập liên quan đến nhân, chia các phân số.
HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
*Bài 1: Tính
a) : : : 
b) : : : 
*Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm để có:
a) x ... = 1 b) ... x = 1
c) x ... = 1 d) ... x = 1
- GV theo dõi giúp HS yếu làm bài, trình bày bài.
4.Tổ chức cho HS chữa bài
*Bài 1:- Gọi HS lên bảng làm từng phần.
- GV kết hợp cho HS làm miệng (nói cách làm).
- GV củng cố cho HS: Cách chia hai phân số và xác định phân số đảo ngợc.
*Bài 2:
- GV yêu cầu HS lên bảng làm.
- GV cùng lớp nhận xét, chốt đáp án đúng
- Củng cố:
+Nêu cách tìm số chia chưa biết ?
+Lưu ý cách trình bày khoa học cho HS.
*Bài 3: Cho HS nêu cách làm
-GV cùng lớp nhận xét rút ra kết luận:Tích của một phân số với phân số đảo ngợc của chính nó bằng 1.
*Bài 4: Gọi HS nhắc lại cách tính chiều rộng HCN khi biết diện tích và chiều dài.
Sau đó tính chu vi hình chữ nhật đã cho.
-GV chấm, nhận xét một số bài.
-Chốt lại lời giải đúng.
5. Củng cố, dặn dò:
-Hệ thống nội dung bài.
-Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.
HS nghe, xác định yêu cầu cần thực hiện, thực hành giải toán.
- Nhân tử số với tử số, mẫu số với mẫu số.
HS thực hành, chữa bài.
HS làm trong vở, chữa bài trên bảng, củng cố nhân, chia phân số.
- HS lần lượt làm các bài tập GV giao.
- HS làm xong bài này thì tự kiểm tra rồi chuyển sang bài tập khác.
- HS khá giúp đỡ HS yếu.
*Bài 2: Tìm x
 : x = : x = 
*Bài 4: Diện tích hình chữ nhật là m2. Chiều dài là m. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét. Hoàn thành bài theo kết quả đúng.
a) : = x = 
-HS nêu miệng và giải thích.
-Lớp đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
 : x = : x = 
 x = : x = : 
 x = x = 
- HS nêu cách làm.
- Lớp theo dõi, đối chiếu cách làm.
- Rút ra nhận xét.
- Lớp tự tóm tắt và giải bài toán.
- Đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
*Chiều rộng hình chữ nhật là:
 : = (m)
Chu vi hình chữ nhật là:
 ( + ) x 2 = (m)
 Đáp số: m
Tiết 2 : Ngoại ngữ 
 ( Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 26 – 3
1. Mục tiêu:- Giúp HS biết lựa chọn và hát được các bài hát theo chủ đề : Chào mừng ngày 26 – 3.
 - Rèn kĩ năng biểu diễn tự tin trước tập thể, kĩ năng hợp tác trong hoạt động văn nghệ, kĩ năng nhận xét, đánh giá.
2. Chuẩn bị: Một số tặng phẩm nhỏ cho HS, hoa điểm cho ban giám khảo đánh giá.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
*Văn nghệ theo chủ đề : Hát mừng mẹ và cô.
GV cho HS nêu tên các bài hát theo chủ đề : VD :
+ Theo bước chân anh Kim Đồng.
+ Tiến lên đoàn viên.
+ Bác Hồ –Người cho em tất cả.
+ Em là búp măng non.
......
GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
BGK được lựa chọn từ các tổ, đánh giá các tiết mục theo màu hoa, tổng kết cuộc thi , trao phần thưởng, động viên, khuyến khích tinh thần chuẩn bị của HS và tinh thần tập thể trong hoạt động.
** Kể chuyện gương thiếu niên dũng cảm.
HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chương trình, cùng tham gia.
HS hát bài hát yêu thích, có thể nêu cảm nhận về bài hát đó.
VD : Kim Đồng là một thiếu niên dũng cảm....
HS đọc thơ về anh Kim Đồng :
Chú bé loắt choắt
Cái sắc xinh xinh....
HS nhận xét , đánh giá các tiết mục tham gia biểu diễn, HS có thể tham gia phỏng vấn nhanh các tiết mục văn nghệ
VD : Vì sao bạn lựa chọn bài hát này? - Bài hát muốn nói với chúng ta điều gì?...
HS kể về anh Kim Đồng, về Lý Tự Trọng, ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 27(9).doc