Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 4

Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 4

MÔN : ÂM NHẠC – TUẦN

BÀI 3 : Mời Bạn Vui Múa Ca

NGÀY THỰC HIỆN :

I/. MỤC TIÊU :

1/. Kiến thức :

Hát đúng giai điệu và lời ca

2/. Kỹ năng :

HS biết biểu diễn và vận động phụ họa lời ca

HS biết chơi trò: Cưỡi ngựa qua bài đồng dao “Ngựa ông đã về”

3/. Thái độ :

Giúp học sinh yêu thích môn học

II/. CHUẨN BỊ :

1/. Giáo viên

Nhạc cụ, thanh phách, song loan

Một vài thanh que để giả làm ngựa và roi ngựa

GV nắm vững trò chơi

2/. Học sinh

Sách hát

III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 40 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
MÔN 	: ÂM NHẠC – TUẦN 
BÀI 3 : Mời Bạn Vui Múa Ca
NGÀY THỰC HIỆN : 
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức : 
Hát đúng giai điệu và lời ca
2/. Kỹ năng :
HS biết biểu diễn và vận động phụ họa lời ca
HS biết chơi trò: Cưỡi ngựa qua bài đồng dao “Ngựa ông đã về”
3/. Thái độ :
Giúp học sinh yêu thích môn học
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên
Nhạc cụ, thanh phách, song loan
Một vài thanh que để giả làm ngựa và roi ngựa
GV nắm vững trò chơi
2/. Học sinh
Sách hát
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
1/. ỔN ĐỊNH (1’)
2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (4’)
“ Mời Bạn Vui Múa Ca”
Kiểm tra 2 nhóm, mỗi nhóm 6 em lên hát
Cá nhân 2 em lên hát và nêu tên tác giả
Nhận xét
3/. Bài mới : “ Mời Bạn Vui Múa Ca”
Giới thiệu bài : Để các em có thể nắm vững hơn về giai điệu và tiết tấu bài hát tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại bài hát “ Mời bạn vui múa ca” à ghi tựa 
HOẠT ĐỘNG 1 (15’)
Ôn Bài Hát
Mục tiêu : HS hát đúng giai điệu bài hát và biết vận động phụ họa
Phương pháp : Thực hành, quan sát
ĐDDH : Phách, song loan
Cho cả lớp ôn lại bài hát
2 dãy thi đua hát vừa gõ phách và song loan
HS – GV nhận xét
GV hướng dẫn HS hát kết hợp với vận động phụ họa
GV làm mẫu trước (2 lần)
Cho cả lớp cùng hát và biểu diễn
Cho từng tổ lên biểu diễn
GV nhận xét
* Nghỉ giữa tiết. 
HOẠT ĐỘNG 2 (10’)
Chơi trò chơi
Mục tiêu : HS biết chơi trò cưỡi ngựa
Phương pháp : Trò chơi
ĐDDH : Các thanh que
GV giới thiệu tên trò chơi
Tập các em đọc câu đồng dao đúng tiết tấu 
Nhong Nhong ngựa ông đã về cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn
Giáo viên chia lớp thành từng nhóm vừa đọc lời đồng dao vừa chơi trò cưỡi ngựa.
Chim ca líu lo, hoa như chào đón
- GV nhận xét cách chơi của các em
HOẠT ĐỘNG 3 : Củng cố
Phương pháp : Trò chơi
GV cho các em trò chơi âm nhạc. Các em sẽ hát theo ký hiệu 5 âm a – ô – u – I – e nhóm nào hát hay, đúng, thắng
à GV nhận xét
- Mời đại diện 1 em lên hát và vận động phụ họa theo bài hát
5/. DẶN DÒ: (2’)
Về nhà tập lại bài hát
Chuẩn bị tiết sau ôn tập 2 bài hát : Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca
Nhận xét tiết học
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hát
2 nhóm thực hiện
2 em hát và nêu lên tác giả Phạm Tuyên
Cả lớp cùng hát
2 dãy biểu diễn
HS quan sát
Cà lớp cùng thực hiện
Cả tổ đứng lên hát va 2vận động phụ họa
HS lắng nghe và tập đọc theo GV
- Các nhóm thực hiện theo sự điều động của GV
Mời 1 em thực hiện
ĐDDH
Các ghi nhận lưu ý : 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
MÔN	: ĐẠO ĐỨC – TUẦN
BÀI 	: Gọn Gàng Sạch Sẽ ( Thực hành)
NGÀY THỰC HIỆN:
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức: 
Học sinh hiểu được thế nào là gọn gàng, sạch sẽ. Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ .
2/. Kỹ năng : 
Học sinh biết vệ sinh cá nhấn , đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
3/. Thái độ : 
 Giáo dục Học sinh biết ý thức vệ sinh cá nhân: 
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên : - Vở Bài Tâïp Đạo Đức
Bài hát “ Rửa mặt như mèo”
Tranh /vở bài tập đạo đức .
Lược chải đầu.
2/. Học sinh : Vở bài tập đạo đức 
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
1/. Ổn Định : (1’)
2/. Kiểm tra bài Cũ (4’)
+ Thế nào là đầu tóc gọn gàng
+ Thế nào là quần áo sạch sẽ?
+ 1 Học sinh tự nhận xét về mình?
Nhận xét: - Ghi điểm.
Nhận xét tập chấm – Tuyên dương.
3/. Bài Mới : Tiết 2 (25’)
Giới thiệu bài 
Các em đã biết nhận xét thế nào lá gon gàng sạch sẽ . Bài hôm nay cô sẽ dạy các em thực hành “ Gọn gàng , sạch sẽ”.
- Giáo viên ghi tựa.
HOẠT ĐỘNG 1 : (10’)
Thực hành 
Mục tiêu :Các em biết những việc làm để giữ gọn gàng, sạch sẽ.
Phương pháp: Thảo luận , trực quan 
ĐDDH:Vở bài tập đạo đức 
Giáo viên yêu cầu Học sinh mở VBT/ 9.
Bài 3; Nhìn tranh cà trò chuyện về tranh theo 3 câu hỏi ?
+ Bạn đang làm gì?
+ Bạn có Gọn gàng , sạch sẽ không ?
+ Con có muốn làm như bạn không?
- Giáo viên treo từng tranh lên bảng.
Tổ 1: Tranh 1,2?
+ Ta nên chọn tranh nào?
Vậy ở nhà, trước khi đi học em có chải đầu không?
+ Chải đầu có lợi ích gì?
Tổ 2: Tranh 3 , 4?
+ Em có thích 2 bạn trong tranh không? vì sao?
+ Mỗi ngày , em tắm gội mấy lần?
Tổ 3: Tranh 5 ,6?
+ Tranh nào em cho là đúng ?Vì sao?
Tổ 4: Tranh 7 , 8?
+ Em có chọn tranh 7,8 không? Vì sao?
- Yêu cầu: Học sinh vận dụng làm BT3
è Tranh : 1, 3 ,4 ,5 7, 8 là những hành động đúng mà các em cần noi theo để giữ cho bản thân luôn luôn Gọn gàng và sạch sẽ
- Treo tranh : BT4
- Tranh vẽ gì?
+ Em có muốn làm như các bạn trong tranh không ?
è Vậy lớp ta từng đôi bạn hãy thực hiện như các bạn trong tranh nhé.
- Chọn đôi bạn làm tốt nhất.
- Giáo viên nhận xét và bổ xung.
Nhận xét: Tuyên dương
Chuyển ý :Các em học rất ngoan , tích cực phát biểu xây dựng bài. Cô sẽ dạy các em đọc thơ.
* Nghỉ giữa tiết. 
HOẠT ĐỘNG 2 (10’)
Biết cách chỉnh sửa quần áo gọn gàng, sạch sẽ
Mục tiêu : Học sinh biết hát bài “ Rửa mặt như mèo” và đọc được 2 câu thơ như SGK
Phương pháp :Thực hành 
ĐDDH:Bài hát “rửa mặt như mèo” 
Giáo viên bắt nhịp cho Học sinh hát bài “ rửa mặt như mèo”
( Bài này Học sinh đã học ở mẫu giáo).
àGiáo viên nhận xét :
- Giáo viên hướng dẫn Học sinh đọc thơ.
Giáo viên đọc mẫu.
‘ Đầu tóc các em chải gọn gàng.
Áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu”
Hướng dẫn Học sinh đọc.
Luyện đọc 2 câu thơ.
è Giáo viên nhận xét: Tuyên dương.
4/. CỦNG CỐ: (5’)
Hai Học sinh xung phong lên bảng sửa soạn cho mình thật Gọn gàng , sạch sẽ.
+ 1 Học sinh xung phong đọc thơ.
+ 1 Học sinh hát bài “ Rửa mặt như mèo”
à Nhận xét : Tuyên dương
5/. DẶN DÒ(2’)
Thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Đọc lại 2 câu thơ cho thuộc.
Chuẩn bị: Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập 
Nhận xét tiết học 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Hát 
- Học sinh trả lời, được cắt ngắn.
- Không dơ, ẩm mốc.
- Học đôi bạn 
- Học sinh trò chuyện cử đại diện trình bày.
Đại diện trình bày
Bạn đang chải đầu để gọn gàng.
- Tranh số 1
- Có chải đầu
- Chài đầu gọn , sạch
Bạn tắm gội sạch.
Bạn so gương xem đầu tóc 
- Em thích vì 2 bạn biết cách giữ sạch sẽ, gọn gàng 
- Mỗi ngày em tắm 3 lần
Bạn đang cắt móng tay.
Bạn chơi đùa lấm lem cả quần áo.
 Tranh số 5 là đúng 
Bạn cột giày cho gọn.
- Bạn rửa tay cho sạch trước khi ăn cơm.
- Chọn tranh số 7 và tranh số 8.
- Sửa sang đầu tóc cho nhau.
- Em muốn 
- Đại diện Học sinh diễn tả hành động.
Học sinh nhận xét bổ sung cho bạn
Lần1: Vỗ tay.
Lần 2 : Đôi bạn
- Học sinh ngôi nghe.
- Học sinh đọc 
- Cá nhân đọc, đọc đồng thanh.
 Học sinh thực hiện trước lớp.
ĐD
Các ghi nhận lưu ý : 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
MÔN 	: KỸ THUẬT – TUẦN 
BÀI 	: Vẽ Hình Tam giác 
NGÀY THỰC HIỆN: 
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức : 
Học sinh nhận biết được hình tam giác.
2/. Kỹ năng :
Biết cách vẽ hình tam giác . Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên.
3/. Thái độ :
Giáo dục Học sinh yêu thích hội hoạ, yêu thích cảnh vật thiên nhiên qua các hoạt động học.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên
Một số tranh vẽ có hình dạng r / SGK. Thước ê ke, khăn qảng đỏ.
2/. Học sinh
Vở tập vẽ, màu , bút chì.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
1/. ỔN ĐỊNH (1’)
2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (4’)
Màu Và Vẽ Màu Vào Hình Đơn Giản (4’)
GV nhận xét bài vẽ ,Tuyên dương bài vẽ đẹp.
Nhận xét chung.
3/. Bài mới (25’)
Giới thiệu bài “ Vẽ Hình Tam Giác”
Treo tranh: Thuyền và biển .
+ Bức tranh này vẽ gì ?
+ Để giúp thuyền đi nhanh người ta cần gì?
+ Hình chiếc thuyền , cánh buồm được vẽ bởi hình gì?
à Để vẽ được bức tranh thuyền và biển ta cần phải biết vẽ hình tam giác . Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con cách vẽ hình tam giác qua bài :Vẽ Hình Tam Giác .
Giáo viên ghi tựa.
HOẠT ĐỘNG 1 :
Giới thiệu hình tam giác .
Mục tiêu : HS nhận diện được hình tam giác 
Phương Pháp : Trực quan, đàm thoại
ĐDDH : Mẫu hình tam giác.
Thao tác 1:
GV Treo tranh, vở tập vẽ 1 và đồ dùng dạy học (thước ê ke) và hỏi ?
+ Tranh vẽ gì?
+ Thước ê ke này có hình dạng gì?
+ Khăn quảng đỏ có hình dạng gì?
è Các vật , hình ảnh các em vừa quan sát đều có dạng hình r.
Thao tác 2
Vẽ lên bảng từng nét.
+ Cô vừa vẽ nét gì?
+ 3 Nét thẳng tạo ra hình gì?
+ Hình tam giác vừa vẽ giống hình ảnh gì?
yx 
ppppp
Vậy hình cánh buồm,dãy núi, hình con cá được tạo bởi hình gì?
è Chốt ý: Ở hoạt động 1 cố đã giới thiệu cho các em một số hình được tạo bởi hình r.
Qua hoạt động 2 cô sẽ hướng dẫn các em các hình vẽ hình tam giác.
* Nghỉ giữa tiết. 
HOẠT ĐỘNG 2 : 
Hướng dẫn vẽ
Mục tiêu : HS biết cách vẽ hình r
Phương pháp : Trực quan, giảng dạy,
ĐDDH: Bảng con , bút chì
GV hướng dẫn cách vẽ : Hình r có 3 cạnh ta sẽ vẽ như sau:
+ Vẽ từng nét.
+ Vẽ từ trên xuống .
+ Vẽ từ trái sang phải.
( Vẽ theo chiều mũi tên)
Giáo viên vẽ thêm một số hình r khác để Học sinh quan sát.
è Cố vừa hướng dẫn các em cách vẽ hình tam giác . Sang hoạt động 3 các em sẽ vận dụng các hình vẽ tam giác để tạo thành 1 bức tranh sinh động.
HOẠT ĐỘNG 3 (12’) 
Thực hành ( 20”)
Mục tiêu :Thực hành cách vẽ hình tam giác
 Phương pháp : Thực hành
ĐDDH: Vở vẽ, mẫu hình tam giác.
GV gợi ý qua tranh vẽ :
*- Tranh 1: Vẽ cảnh bầu trời , ông mặt trời , cây, nước ca ... n dương
5. DẶN DÒ : (1’)
Làm bài : - trong SGK
Chuẩn bị : Bài số 6
Nhận xét tiết học 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hát 
- Làm bảng con:
4 > 3	5 > 2
2 = 2 4 = 4
3 > 1 1 < 2
- Số 1, 2, 3, 4, 
- Số 1, 2, 3, 4, 5.
- Số 5, 4, 3, 2 ,1.
- Số 1, 2, 3, 4, 
- Dùng từ: “ lớn hơn” “ bé hơn” hoặc dấu .
- Dùng từ “ bằng nhau” hoặc dấu =
3 Bông hoa 
2 Bông hoa .
Thêm vào bình hai , 1 bông hoa hoặc bớt bình hoa số một ,1 bông hoa .
Học sinh sửa bài .
Số 1.
Số 1 ,2
Số 1, 2, 3 ,4. 
Học sinh tự làm à nêu kết quả.
Học sinh tham gia trò chơi .
Hết mỗi bài hát.
ĐDDH
Các ghi nhận lưu ý : 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
MÔN 	: TOÁN – TUẦN 
BÀI 	: số 6 
NGÀY THỰC HIỆN: 
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức : 
Có khái niệm ban đầu về số 6.
2/. Kỹ năng :
Biết đọc, viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6.
3/. Thái độ :
Giáo dục Học sinh yêu thích môn học.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên
SGK – Tranh minh hoạ / SGK – Mẫu vật – bộ thực hành 
2/. Học sinh
SGK – Vở bài tập – Bộ thực hành
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
1/. ỔN ĐỊNH (1’)
2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)
a- Kiểm tra miệng 
Đếm xuôi các số từ 1 à 5.
Đếm ngược các số từ 5 à 1.
Những số nào bé hơn 5
Giáo viên nhận xét: Ghi điểm.
Yêu cầu : Viết bảng con :
So sánh các số : 4.5	3 2
33 4 1 
13 2 2 
Nhận xét bảng 
Nhận xét bải cũ:
3/. Bài mới : Số 6
a- Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG 1 : (10’)
Số 6 
Mục tiêu: Hiểu, biết được số 6.
Phương pháp : Trực quan, đàm thoại 
ĐDDH: SGK , Quả cam.
Giáo viên treo tranh /SGK và hỏi?
+ Tranh vẽ gì?
+ Các bạn đang chơi trò chơi gì?
+ Các bạn chơi có vui không ?
+ Có bao nhiêu bạn đang vui chơi?
Các bạn chơi vui như thế thì có một bạn đến xin chơi . Bây giờ có tất cả làm bao nhiêu bạn cùng vui chơi ?
Đính mẫu vật quả cam .
+ Quan sát và cho biết có tất cả bao nhiêu quả cam?
+ Cô đính thêm bao nhiêu quả cam ?
+ Vậy cô có tất cả bao nhiêu quả cam ?
Đính mẫu vật con cá.
+ Quan sát và cho biết có tất cả bao nhiêu con cá?
+ Cô bắt theo một con cá nữa và thả vào thì cô được mấy con cá?
è Cô có 6 bạn cùng vui chơi, 6 quả cam, 6 con cá.
Để ghi lại các mẫu vật có số lượng là 6 cô dùng chữ số mấy?
Giáo viên ghi tựa bài.
b-Giới thiệu số 6:
- Đính mẫu và nói :
- Số 6 in gồm có 2 nét : Nét cong hở trái và một nét cong kín.
- Viết mẫu và nêu quy trình viết.
- Quy trình viết số 6 : Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết nét cong hở phải cao 1 đơn vị, lia bút viết tiếp nét cong kín . điểm kết thúc trùng với nửa nét cong hở phải .
c – Đếm và nêu thứ tự dãy số :
- Giáo viên yêu cầu Học sinh lấy que tính để thực hiện đếm xuôi: 1 à 6 .
Cô vừa giới thiệu đến các em dãy số từ bé đến lớn , từ 1 à 6.
Cô hướng dẫn các con đếm ngược từ 6 à 1.
Cô vừa giới thiệu đến các con dãy số từ lớn à bé , Từ 6 à1, .
Giáo viên trong dãy số từ 1 à 6 số nào là số lớn nhất ?
+ Những số nào là số bé hơn 6?
+Số 6 lớn hơn những số nào?
d- phân tích số:
Giáo viên hướng dẫn Học sinh dùng que tính . để tính.
Giáo viên làm mẫu.
VD: 6 gồm 5 và 1 sau đó bắt chéo tay và hỏi ? 6 gồm mấy và mấy.
+ Bạn nào có cách tích khác.?
Giáo viên nhận xét: Ghi bảng .
6 gồm 1 và 5
6 gồm 5 và 1
6 gồm 4 và 2
6 gồm 2 và 4
6 gồm 2 và 3
- Chuyển ý: Cô vừa giới thiệu các em khái niệm số 6. Trước khi qua hoạt động 2 cô mời lớp trưởng cho các bạn thư giãn.
* Nghỉ giữa tiết. 
HOẠT ĐỘNG 2 (12’) Luyện tập .
Mục tiêu : Làm đúng chính xác các bài tập ở vở bài tập . Rèn tính chính xác , khoa học .
Phương pháp : Thực hành , trò chơi.
ĐDDH : Vở toán in.
Bài 1:Viết số 6.
Giáo viên yêu cầu : đề ( hoặc Học sinh nêu).
à Giáo viên kiểm tra – nhận xét.
Bài 2: Viết “theo mẫu” (Dạng bài Học sinh đã được làm quen ở các tiết trước nên về nhà làm)
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống - về trái.
Giáo viên treo mẫu – hướng dẫn .
+ Đếm số ô vuông và ghi số tương ứng dưới ô trống. ở các cột à ghi chữ số trương ứng với số ô vuông.
=> Nhận xét của giáo viên: Tuyên dương.
Bài 4: Điều dấu > ; < = 
Yêu cầu : Học sinh làm bảng con .
Giáo viên nhận xét bảng con :
4/. CỦNG CỐ :(5‘)
Những số nào ( lớn) bé hơn số 6?
Sốù 6 lớn hơn những số nào ?
Số 6 liền sau số nào?
=> Nhận xét :
5. DẶN DÒ : (1’)
Làm bài tập về nhà 
Chuẩn bị : Bài số 7
Nhận xét tiết học 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hát 
- Học sinh đếm từ số 1, 2, 3, 4, 5.
- Học sinh đếm từ số 5, 4, 3, 2 ,1.
- Số 1, 2, 3, 4, 
- Làm bảng con:
4 2
3 = 3 4 > 1
1 < 3 2 = 2
Các bạn đang vui chơi.
Bịt mắt 
Có 5 bạn ( 1, 2, 3, 4, 5)
- Có 6 bạn ( 1, 2, 3, 4, 5 , 6)
3 Học sinh nhắc lại
 có 5 quả cam ( 1, 2, 3, 4, 5)
Cô đính thêm 1 quả cam.
- 6 quả cam ( 1, 2, 3, 4, 5, 6 )
3 Học sinh nhắc lại 
5 con cá. (1, 2, 3, 4, 5)
6 con cá. ( 1, 2, 3, 4, 5 , 6)
( 3 Học sinh nhắc lại)
Chữ số 6.
-Cá nhân , đồng thanh đọc to
Viết bảng con 2 chữ
Học sinh đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6 
( 3 Học sinh nhắc lại)
Học sinh đếm 6, 5, 4, 3, 2 ,1
3 Học sinh nhắc lại 
Số 6 là số lớn nhất.
Những số 1, 2, 3, 4, 5 bé hơn số 6
Số 6 lớn hơn những số 1, 2, 3, 4, 5.
6 gồm có 1 và 5 .
Học sinh tính ngẫu nhiên và nêu .
VD: 6 gồm 4 và 2 
 6 gồm 2 và 4 .
Học sinh đồng thanh đọc.
 Học sinh viết vở số 6.
( 1 hàng )
Học sinh nêu yêu cầu để 
Làm ở nhà .
Học sinh về nhà làm .
Thi đua 2 nhóm thực hiện . Nhóm nào nhanh, đúng à Thắng
Học sinh yêu cầu dựa vào ký hiệu dấu > ; < = .
Học sinh làm bảng con 2 cột.
6 > 5	6 > 2
6 > 4 6 > 1
6 > 3 6 > 2
2 cột còn lại về nhà làm.
Học sinh nêu .
số 5
ĐDDH
Các ghi nhận lưu ý : 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
MÔN 	: TOÁN – TUẦN 
BÀI 	: Luyện Tập
NGÀY THỰC HIỆN : 
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức : 
Giúp học sinh củng cố khái niệm ban đầu về bằng nhau
So sánh các số trong phạm vi 5 (với việc sử dụng các nhóm từ “lớn hơn” “bé hơn” “bằng nhau” và dấu > , < , =)
2/. Kỹ năng :
Biết so sánh các số trong phạm vi 5, biết dùng các nhóm từ từ “lớn hơn” “bé hơn” “bằng nhau” và dấu > , < , = khi so sánh
3/. Thái độ :
Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên
Vở bài tập, SGK, trò chơi
2/. Học sinh
Vở bài tập – Phiếu học tập
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
1/. ỔN ĐỊNH (1’)
2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (4’)
Bằng Nhau, Dấu =
Giáo viên phát phiếu học tập. 
Điền dấu > , < , = vào 
	5 5	2 .. 4	3 .. 3
	3 4	4 .. 4	5 .. 3
	1 1	3 .. 1	2 .. 2
Để so sánh 2 nhóm đồ vật có số lượng như nhau ta dùng từ gì để so sánh ?
à Nhận xét chung
3/. Bài mới (25’)
Luyện tập
- Giới thiệu bài : Ở các tiết học trước, các em đã được học phép so sánh các số trong phạm vi 5 với việc dùng các nhóm từ “lớn hơn” “bé hơn” “bằng nhau” và biết dùng dấu “>, < , =” trong tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em củng cố lại các kiến thức đó qua bài “Luyện tậ” – ghi tựa
HOẠT ĐỘNG 1 (5’): Ôn Kiến Thức
Mục tiêu : Củng cố kiến thức
Phương pháp : đàm thoại, trò chơi
ĐDDH : Nội dung trò chơi
+ Để so sánh 2 nhóm đồ vật có số lược khác nhau ta làm sao
+ Để so sánh 2nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau ta làm thế nào
+ Đếm xuôi từ 1 à 5
+ Đếm ngược từ 5 à 1
Trò chơi “câu cá”
Luật chơi : GV bỏ vào chận cá, các con cá mang số 1 , 2, 3, 4, 5. Yêu cầu HS các nhóm câu cá rồi xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. Nhóm nào thực hiện nhanh, chính xáx à thắng
Nhận xét, tuyên dương
* Nghỉ giữa tiết. 
HOẠT ĐỘNG 2 : (20’)
 Thực hành
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa ôn để thực hiện chính xác các bài tập
Phương pháp :Thực hành, trò chơi, bộ thực hành
Đồ dùng dạy học : Vở bài tập
Bài 1: Điền > , < , = vào chỗ chấm
yêu cầu HS nêu cách làm
yêu cầu HS làm bài cột 1 , 2
Bài 2 : Viết (theo mẫu)
Hướng dẫn quan sát tranh à ghi số tương ứng với tranh rồi viết kết quả so sánh
Bài 3 : Làm cho bằng nhau
Gợi ý : Lựa chọn để thêm vào 1 số hình vuông màu trắng, màu xanh sao cho sau khi thêm vào, ta được số hình vuông xanh bằng số hình vuông trắng.
Yêu cầu học sinh xếp hình trên bộ thực hành
à Nhận xét
HOẠT ĐỘNG 3: (4’)
 Củng cố 
Mục tiêu : Củng cố nội dung bài học
Phương pháp : Trò chơi
ĐDDH : Nội dung trò chơi
Trò chơi : Nối số tạo hình
Luật chơi : HS thi đua nối tiếp sức (mỗi HS chỉ nối 1 lần) theo thứ tự từ lớn đến bé nhóm nào nối nhanh, đúng à Thắng
Nhận xét, tuyên dương
Yêu cầu HS đếm xuôi, ngược từ 1 à 5, từ 5 à 1
4. DẶN DÒ : (1’)
Làm bài tập/ SGK 24
Chuẩn bị : Luyện tập chung
Nhận xét tiết học
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hát
HS thực hiện phiếu học tập
Bằng nhau với dấu =
Viết bảng con
- Ta dùng từ “lớn hơn”, “bé hơn” và dấu > , <
Ta dùng từ “bằng nhau” và dấu =
3 HS đếm
3 HS đếm
HS tham gia trò chơi tiếp sức
2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS
- Thời gian : 2 ‘
Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm
HS làm
Thi đua sửa bài tiếp sức 
(1 nhóm/3 bạn)
	3 > 2	4 < 5	2 < 3
	1 < 2	4 = 4	3 < 4
	2 = 2	4 < 3	2 < 4
HS làm vào vở
5 bút chì so với 4 vở à ngược lại
	5 > 4	4 < 5
3 áo so với 3 quần
	3 = 3
5 nón so với 5 em bé
	5 = 5
HS sửa bảng lớp
HS thực hiện xếp hình
Thi đua tiếp sức 2 bạn sửa bài
HS thi đua theo nhóm (2 nhóm/1 nhóm/5 em)
Thời gian : Hết 1 bài hát
2 HS đếm
ĐDDH
Các ghi nhận lưu ý : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 1 TUAN 4.doc