Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 8

Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 8

LỊCH SỬ

TIẾT 8 : ÔN TẬP

 A.- MỤC TIÊU : Học xong bài này ,HS biết :

 - Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước –Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.

 - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên bằêng và trục thời gian. -Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.

 B.- CHUẨN BỊ :

 1-GV : - Băng và hình vẽ trục thời gian.

 -Một số tranh ảnh , bản đồ phù hợp với yêu cầu của mục 1.

 2-HS : SGK

 C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 

doc 34 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 8
 Thứ hai 
 Ngày dạy: 12/10 / 2009
LỊCH SỬ
TIẾT 8 : ÔN TẬP
 A.- MỤC TIÊU : Học xong bài này ,HS biết :
 - Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước –Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
 - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên bằêng và trục thời gian.	 -Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.
 B.- CHUẨN BỊ :
 1-GV : - Băng và hình vẽ trục thời gian. 
 -Một số tranh ảnh , bản đồ phù hợp với yêu cầu của mục 1.
	2-HS : SGK
 C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
6’
8’
12’
I.- Ổn định tổ chức : Sinh hoạt đầu tiết – Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ học tập.
II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS :
-- Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh tan quân giặc?
(TB)
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán , Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?(K)
III.- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu : Trong các bài học trước , các em đã tìm hiểu về giai đoạn lịch sử nước ta từ lúc các vua Hùng dựng nước đến khi thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Bài học hôm nay giúp các em hệ thống lại các kiến thức cơ bản về giai đoạn lịch sử trên.
2-Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 
- Treo băng thời gian lên bảng ,yêu cầu HS ghi nội dung của mỗi giai đoạn vào giấy nháp.
- Gọi một số HS nêu kết quả trước lớp
Hướng dẫn HS thảo luận ,thống nhất ý kiến.
3-Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
- Từng nhóm 4 em theo bàn thảo luận ,nêu rõ các sự kiện lịch sử ở các mốc thời gian sau :
 Khoảng 700 năm TCN , cuối thế kỉ III TCN , năm 40 , năm 248 , năm 542 , năm550,năm 722 , năm 766 , năm 905 , năm 931 , năm 938?
- Gọi các nhóm nối tiếp nhau nêu rõ từng sự kiện.
- Hướng dẫn HS nhận xét , thống nhâùt ý kiến.
4-Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 
- Chia lớp ra 3 nhóm , giao việc cho từng nhóm : 
 + Nhóm 1 : Kể lại đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang ( sản xuất , ăn , mặc ,ở , ca hát , lễ hội )
 + Nhóm 2 : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào?Nêu diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa?
 + Nhóm 3 :Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
-Cho các nhóm thảo luận rồi cử đại diện trình bày.
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét , thống nhất ý kiến.
-Hát 
- Lấy sách vở chuẩn bị học tập
2 HS trả lời :
- Ông dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng rồi nhử giăc vào bãi cọc để đánh úp.
- Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương , đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Nghe giới thiệu bài.
-Làm bài tập: Ghi nội dung mỗi giai đoạn lịch sử
 + Khoảng 700năm TCN: Vua Hùng lập nhà nước Văn Lang.
 + Năm 179 TCN : Triệu Đà chiếm nước Aâu Lạc
 + Từ 179 TCN đêùn 938 : Nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Thảo luận nhóm theo bàn , nêu được : 
+700năm TCN :Vua Hùng lập nước Văn Lang. + Cuôùi TK III TCN : Thục Phán lập nước Aâu Lạc
+ Năm 40 : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Năm 248 : Khởi nghĩa của Bà Triệu.
+ Năm 542 : Khởi nghĩa của Lý Bí ( Lý Bôn ) 
+ Năm 550 : Khởi nghĩa của Triệu Quang Phục .
+ Năm 722 : Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
+ Năm 766 : Khởi nghĩa của Phùng Hưng .
+ Năm 905 : Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
+ Năm 931 : Khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ. 
+ Năm 938 : Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
-Các nhóm nhận nhiệm vụ, họp nhóm thảo luận thống nhất ý kiến rồi cử đại diện trình bày trước lớp.
- Cả lớp cùng nhận xét ,xác định ý kiến đúng.
3’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
- Gọi vài HS nêu lại các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc.
-Dặn HS đọc kĩ các bài đã học để nắm chắc kiến thức.Đọc trước bài “ Đinh Bộ Lĩnh dẹp lọan 12 sứ quân “
- Nhận xét tiết học.
-HS nêu
-Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC 
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
 A.- MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
 1/ Đọc trơn cả bài , đọc đúng nhịp thơ.
 Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên ,vui tươi ,thể hiện niềm vui , niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp 
 2/ Hiểu ý nghĩa của bài : Bài thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu , nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
 3/ Qua đó giáo dục các em ý thức mơ tưởng xây dựng cuộc sống tốt đẹp , no đủ ,hoà bình.
 B.- CHUẨN BỊ :
 1-GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
 2-HS : SGK 
 C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
10’
10’
10’
I.- Ổn định tổ chức : Sinh hoạt đầu tiết – Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ học tập.
II.- Kiểm tra bài cũ : 2 nhóm HS :
- Nhóm 1 ( gồm 8 HS ) : Đọc phân vai màn 1 của vở kịch “ Ở Vương quốc tương lai “ ,trả lời câu hỏi 2 trong SGK.
- Nhóm 2 ( gồm 6 HS ) : Đọc màn 2 , trả lời câu hỏi 3 ,
- Nhận xét cho điểm từng em.
III.- Dạy bài mới :
 1 / Giới thiệu : Đọc bài Nếu chúng mình có phép lạ các em sẽ biết thêm về những ước mơ tốt đẹp của thiếu nhi.
- Cho HS quan sát tranh minh họa ở SGK. 
 1/Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài.
a) Luyện đọc :
- Cho 4 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ của bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ dễ đọc sai.
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ và nhấn giọng .
 + Khổ 1 : Nếu chúng mình có phép lạ 
 Bắt hạt giống nảy mầm nhanh.
 Chớp mắt / thành cây đầy quả.
 Tha hồ / hái chén ngon lành.
 + Khổ 4 : Nếu chúng mình có phép lạ.
 Hoá trái bom / thành trái ngon.
 Trong ruột không còn thuốc nổ.
 Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc thầm , đọc lướt bài thơ,trả lời các câu hỏi 
 + Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
 + Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
 + Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau :
 > Ước “ không còn mùa đông “?
 > Ước “ hoá trái bom thành trái ngon “?
 + Em thấy những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ là những ước mơ như thế nào?
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
-Cho HS đọc nối tiếp bài thơ.
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ
- Cho cả lớp nhẩm HTL bài thơ. 
-Cho HS thi đọc thuộc lòng
- Nhâïn xét , khen những em đọc hay.
-Hát 
-Lấy sách vở chuẩn bị học tập
-Nhóm 1 đọc phân vai màn 1 + trả lời câu hỏi.
- Nhóm 2 đọc phân vai màn 2 + trả lời câu hỏi.
- Nghe giới thiệu bài.
- Quan sát tranh minh họa ,nêu nhận xét.
- 4 HS đọc 5 khổ thơ ( HS thứ 4 đọc 2 khổ thơ 4+5 )
- Luyện đọc các từ : giống , phép , xuống ,sao , trời
- Mỗi em đọc một khổ ,nối tiếp nhau đến hết bài 
- Cả lớp theo dõi.
- Theo dõi nắm cách đọc diễn cảm của GV.
- Đọc thầm, đọc lướt bài thơ ,thảo luận tìm ý trả lời các câu hỏi ,nêu được :
 + câu : Nếu chúng mình có phép lạ.
 nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết 
 + Khổ 1: Các bạn ước muốn cây mau lớn để cho quả 
 + Khổ 2 : Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc
 + Khổ 3 : Các bạn ước trái đất không còn mùa đông.
 + Khổ 4 :Các bạn ước trái đất không còn bom đạn , những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
 + ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu ,không còn thiên tai , không còn tai hoạ đe dọa con người.
+ước thế giới hoà bình ,không còn bom đạn , chiến tranh.
+ Đó là những ước mơ lớn , ,những ước mơ cao đẹp , ước mơ về một cuộc sống no đủ ,ước mơ được làm việc ,ước không còn thiên tai , thế giới chung sống trong hoà bình.
 + HS phát biểu tuỳ ý và liù giải được lí do mình thích.
-4 HS nối tiếp đọc bài thơ.
- Luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ 1 và 4.
- Cả lớp nhẩm thuộc lòng bài thơ.
-4 HS đọc thuộc lòng.
- Lớp nhận xét.
3’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
-Em hãy nêu ý nghĩa bài thơ?
-Dặn HS tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, đọc trước bài “Đôi giày ba ta màu xanh “ để chuẩn bị cho bài học sau.
 - Nhận xét tiết học 
- Bài thơ nói về các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. 
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------- 
----------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN 
LUYỆN TẬP 
 A.- MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về : 
 - Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng ,phép trừ ; tính chu vi hình chữ nhật , giải toán có lời văn.
 - Rèn cho HS đức tính cẩn thận , chính xác.
 B.-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	1-GV : SGK,SGV
	2-HS : SGK
 C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
32’
I.- Ổn định tổ chức : Sinh hoạt đầu tiết – Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ học tập.
II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS :
-Nêu tính chất kết hợp của phép cộng? (TB)
- Viết công thức biểu diễn tính chất kết hợp của phép cộng? (TB)
III.- Dạy bài mới :
 1 / Giới thiệu : Nêu đề bài và mục tiêu bài học.
 2/ Hướng dẫn luyện tập.
Bài 2 :
- Bài tập yêu cầu các em làm gì? (HSTB )
- Hướng dẫn thêm : Muốn tính tổng bằng cách thuận tiện nhất các em nên áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.Khi tính ,các em có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau và thực hiện cộng các số hạng có tổng là các số tròn chục,tròn trăm,
- Cho HS làm bài tập rồi hướng dẫn HS chữa bài như trên 
Bài 3 :
Cho HS nêu yêu cầu bài tập rồi tự làm bài và chữa bài.
Bài 4 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS tóm tắt đề toán và giải.
- Chấm bài ,nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5 :
- Cho HS đọc to đề bài , xác định công thức tính chu vi hình chữ nhật P = ( a + b ) x 2.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
-Hát
-Lấy sách vở chuẩn bị học tập
2 HS trả lời :
- Khi thực hiện một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- ( a + b ) + c = a + ( b + c ) .
- Nghe giới thiệu , ghi đề bài.
- Tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
-Theo dõi nắm cách tính rồi tính giá trị các biểu thức. 
 Trình bày cách tính và kết quả.
- Nhận xét , chữa bài như trên.
-Làm bài tập 3 :
a)x - 306 = 504 b) x + 254 = 680
 x = 504 + 306 x = 680 – 254
 x = 810 x = 426.
- Làm bài tập 4 :
Số dân tăng thêm sau hai năm là :
79 + 71 = 150 ( người )
Số dân của xã sau hai năm là : 
5256 + 150 = 5406 ( người )
Đáp số  ... ệc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hành vi ,việc làm lãng phí tiền của 
 B.- CHUẨN BỊ :
 GV - Tranh minh họa SGK ,phiếu học tập. 
 HS - Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa với 3 màu xanh , đỏ , trắng.
 C.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
10’
15’
2’
I.- Ổn định tổ chức 
II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS :
-- Tiền của là gì? 
- Ta cần phải sử dụng tiền của như thế nào? -
II.- Dạy bài mới :
 1-Giới thiệu : Hôm nay , các em tiếp tục luyện tập về chủ đề “ Tiết kiệm tiền của “
2-Hoạt động 1 : HS làm việc cá nhân ( Bài tập 4 SGK)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và đề bài của bài tập 4
- Giao nhiệm vụ : Bài tập này nêu ra 10 việc làm bình thường. Em hãy đọc kĩ và xét xem việc làm nào là tiết kiệm tiền của , việc làm nào là phung phí tiền của? Giải thích thêm?
- Cho HS làm bài tập.
- Mời một số HS chữa bài tập và giải thích.
-Kết luận : 
Các việc làm tiết kiệm tiền của : (a) ,(b) ,(g) ,(h) ,(k).
Các việc làm lãng phí tiền của : ( c) , (d) , (đ) , (e) , (i).
- Em hãy tự liên hệ bản thân em với những việc làm trên.
- Nhận xét , khen những em đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày.
3-Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( bài tập 5,SGK )
- Chia 3 nhóm ,giao cho mỗi nhóm một tình huống trong bài tập 5.
- Cho HS thảo luận xử lí tình huống
 + Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa?
 + Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
 + Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
- Nêu kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống 
4-Hoạt động 3 : Kết luận chung 
- Gọi 2 HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
Hát 
2 HS trả lời :
- Tiền bạc,của cải là mồ hôi ,công sức của rất nhiều người laođộng.
- Ta cần phải sử dụng tiền của tiết kiệm ,không nên phung phí.
- Nghe giới thiệu bài.
- 1 HS đọc bài tập 4 trang 13 SGK.
- Nghe hướng dẫn cách làm bài rồi làm bài tập.
- 3 HS trình bày bài làm.
- Cả lớp trao đổi , nhận xét.
- HS tự liên hệ.
-Các nhóm nhận nhiệm vụ ,thảo luận.
- Cả lớp theo dõi rồi góp ý.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ ở SGK.
2’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
- Vì sao các em cần phải tiết kiệm tiền của?
-Dặn HS thực hành tiêùt kiệm tiền của ,sách vở, đồ dùng , đồ chơi ,điện , nước ,trong cuộc sống hằng ngày 
- Nhận xét tiết học.
-HS nêu
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------- 
-----------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu 
Ngày dạy : 16/10/2009
TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN 
 A.- MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
 - Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian .
 - Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
 -Giáo dục HS tự tin và sáng tạo
 B.- CHUẨN BỊ :
 GV : Bảng phụ ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể. 
 HS : SGK,vở TLV
 C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
30’
I.- Ổn định tổ chức 
II.- Kiểm tra bài cũ : Hỏi HS :
- Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian
- Hãy kể lại câu chuyện em đã kể hôm trước.
III.- Dạy bài mới :
 1 / Giới thiệu : Trong tiết học trước ,các em đã luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.Tiết học này giúp các em luyện tập phát triển câu chuyện từ một trích đoạn kịch ( Ở Vương quốc Tương L ai ) theo hai cách khác nhau : phát triển theo trình tự thời gían và phát triển theo trình tự không gian.
 2/ Hướng dẫn HS làm bài :
Bài tập 1 :
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Giao việc : Các em đọc lại trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai và kể lại câu chuyện ấy theo thứ tự thời gian.
-Treo bảng phụ ,giới thiệu một mẫu chuyển thể.
- Gọi vài HS đọc bài mẫu.
- Cho HS suy nghĩ làm bài.
- Cho HS thi kể.
- Nhận xét , tuyên dương những em kể hay.
Bài tập 2 : 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Giao việc : Bài tập đưa ra tình huống là trong cùng thời gian bạn Tin-tin thăm một nơi ,bạn Mi –tin thăm một nơi. Em hãy kể lại câu chuyện theo hướng đó.
- Cho HS suy nghĩ làm bài.
- Cho HS thi kể.
- Nhận xét , tuyên dương những em kể hay.
Bài tập 3 :
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3 
 - Giao việc : Bài tập yêu cầu các em so sánh cách kể chuiyện trong bài tập 2 có gì khác ví cách kể chuyện trong bài tập 1.
- Cho HS làm bài 
- Nêu nhận xét.
Hát 
1 HS trả lời nêu được :
-Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó.
- 1 HS kể chuyện.
- Nghe giới thiệu bài.
- 1 HS đọc bài tập 1.
- Xem mẫu rồi làm bài.
- 1 HS khá kể.
- Cả lớp nhận xét.
- Một số HS thi kể.
- 1 HS đọc to , cả lớp lắng nghe.
- Tập kể theo cặp.
- Một vài em thi kể.
- Lớp nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS làm bài nêu được : 
a)Về trình tự sắp xếp các sự việc : có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
b) Từ ngữ nối kết đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi.
3’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
- Em hãy nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện?
- Dặn HS về nhà viết lại vào vở một hoặc hai đoạn văn hoàn chỉnh. Chuẩn bị bài sau “Luyện tập phát triển câu chuyện “ 
- Nhận xét tiết học.
-Kể chuyện theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian.
-Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------- 
----------------------------------------------------------------------------------
MÔN : TOÁN 
TIẾT 40 : HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. 
 A.- MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
 - Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra 4góc vuông có chung đỉnh.
 - Biết dùng ê-ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc .
 B.- CHUẨN BỊ :
 1-GV: Ê-ke , thước thăûng.SGK
 2-HS : Ê-ke , thước thăûng.SGK 
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
14’
16’
3’
I.- Ổn định tổ chức 
II.- Kiểm tra bài cũ : 
- Vẽ 1 góc vuông ,1 góc nhọn , 1 góc tù ,1 góc bẹt.
- Đọc tên các góc đó.
III.- Dạy bài mới :
 1 / Giới thiệu : Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc.
 2/ Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc :
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi : Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì? (HSTB) 
-Các góc A ,B,C,D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? (K)
- Thực hiện : Kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM ,kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN.
-Nêu : Ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại C.
- Hãy cho biết góc BCD,góc DCN,góc NCM,góc BCM là loại góc gì? (HS TB) 
- Các góc này có chung đỉnh nào? ( HSG) 
- Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
- Dùng ê-ke vẽ góc vuông có đỉnh O ,cạnh OM và ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau ( như hình vẽ SGK ) 
- Cho HS nhận xét như trên để nêu được : Hai đường thẳng OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O 
- Cho HS liên hệ tìm trong đồ dùng học tập của mình và những hình ảnh xung quanh đểtìm hai đường thẳng vuông góc với nhau.
 3/ Thực hành.
Bài 1 :
-Vẽ lên bảng hai hình a và b như SGK.
- Bài tập yêu cầu các em làm gì? ( HSK)
- Cho HS thực hiện làm bài tập , rồi kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Nêu kết luận chung.
Bài 2 :
- Cho 1 HS đọc đề bài.
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD như SGK.
- Cho HS quan sát rồi ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau lên bảng con. 
- Kiểm tra kết quả và hướng dẫn HS chữa bài.
Bài 3 :
- Cho 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS tự làm bài rồi trình bày bài trước lớp.
- Hướng dẫn HS nhận xét ,xác nhận ý đúng.
- Chấm bài , đánh giá một số HS.
Bài 4 :
- Cho 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS tự làm bài rồi trình bày bài trước lớp.
- Hướng dẫn HS nhận xét ,xác nhận ý đúng.
-Chấm bài , đánh giá một số HS.
IV-Củng cố, dặn dò:
-Hai đường thảng vuông góc tạo thành mấy góc vuông?
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn về nhà hoàn chỉnh bài tập,chuẩn bị bài”Hai đường thẳng song song”
Hát 
- Cả lớp vẽ các góc lên bảng con.
- Một số HS đứng tại chỗ nêu tên từng góc.
VD: Góc nhọn đỉnh O ;cạnh OA , OB
- Nghe giới thiệu bài.
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
-đều là góc vuông.
- Theo dõi các thao tác của GV :
A B
D C M
 N
- Quan sát các thao tác của GV ,nêu được các góc vuông được tạo thành.
 M
 _____________
 o N
-Tìm nêu những hình ảnh như : hai đường mép liền nhau của quyển vở ,hai cạnh liên tiếp của bảng đen.
- Làm bài tập 1 :
- Dùng ê-ke kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không.
- Thực hiện theo yêu cầu bài tập.
- Làm bài 2 
- 1 HS đọc đề bài.
- Viết tên các cập cạnh vuông góc với nhau lên bảng con : 
AB và AD ; DA và DC ;CD và CB ; BA và BC 
- Làm bài 3 :
-Dùng ê-ke kiểm tra các hình trong SGK ,sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào vở.
-Hình ABCDE có các cặp cạnh vuông góc
với nhau là AE và ED ; ED và DC.
-Hình MNPQR có các cặp cạnh vuông 
góc với nhau là MN và NP ; NQ và PQ.
- Làm bài tập 4 :
 a) AB vuông góc với AD
 DA vuông góc với DC
 b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là : BA và BC ; CB và CD 
-HS nêu
-Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------ 
------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I/Tổng kết công tác tuần qua:
1/Những mặt làm được:
- Đảm bảo sĩ số,truy bài đầu buổi có chất lượng
- Bồi dưỡng đội học sinh giỏi & đội đố vui của lớp
- Dụng cụ học tập đầy đủ,có học bài và làm bài tập đầy đủ
- Lao động vệ sinh sạch sẽ,trực trường đầy đủ nghiêm túc
- Nộp các khoảng tiềntheo qui định của nhà trường đầy đủ
2/Những mặt chưa làm được:
-Đội đố vui và đội học sinh giỏi của lớp chất lượng chưa cao
-Công tác chăm sóc công trình măng non chưa tốt lắm
II/Phương hướng tuần đến:
-Tiếp tục bồi dưỡng đội đố vui và đội học sinh giỏi của lớp
-Tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc công trình măng non có hiệu quả.
-Tăng cường kiểm tra bài, vở học sinh.
-Tập các bài hát,múa theo qui định của Đội
 -------------------------------------------------------------
3’
IV.- Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét về sự chuẩn bị ,tinh thần thái độ và kết quả học tập của học sinh .
- Dặn HS về nhà đọc trước bài “ Khâu đột mau “ và chuẩn bị dụng cụ , vật liệu theo hướng dẫn ở SGK
-Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 8 2009.doc