Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần thứ 27

Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần thứ 27

Tập đọc

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn

I. Mục đích, yêu cầu:

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

 - Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm , kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. Trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh chân dung hai nhà bác học.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra:

 Bốn học sinh đọc truyện giờ trước theo phân vai và trả lời câu hỏi.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần thứ 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Ngày soạn: 14/3/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Giáo dục tập thể
 (Đ/C Phương – TPT soạn) 
Tập đọc
Dù sao trái đất vẫn quay
Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
	- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm , kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. Trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh chân dung hai nhà bác học.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: 
 Bốn học sinh đọc truyện giờ trước theo phân vai và trả lời câu hỏi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
- GV kết hợp hướng dẫn phát âm, đọc các tên riêng nước ngoài, cách ngắt câu dài và nghỉ hơi, giải nghĩa từ khó.
HS: Nối nhau đọc theo đoạn.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm lướt và trả lời câu hỏi.
+ ý kiến của Cô - péc – ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
- Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô - péc – ních đã chứng minh ngược lại: Chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
+ Ga – li – lê viết sách nhằm mục đích gì?
- Nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô - péc – ních.
+Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông?
- Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược lại với những lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga – li – lê phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lý khoa học.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 em nối nhau đọc 3 đoạn.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp nhận xét bạn đọc.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Toán:
Tiết 131: Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Giúp HS rút gọn phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn liên quan đén phân số.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: 
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm bài.
- 4 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) 
b) 
+ Bài 2: 
HS: Đọc đầu bài rồi tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- 1 HS lên bảng giải.
Giải:
a) Phân số chỉ 3 tổ HS là 
b) Số HS của 3 tổ là: 
32 x = 24 (bạn)
Đáp số: a) 
b) 24 bạn.
+ Bài 3: 
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- 1 em lên bảng giải.
+ Bài 4: Dành cho HS kkhá, giỏi.
HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
- GV nêu các bước giải:
	- Tìm số xăng lấy ra lần sau.
	- Tìm số xăng lấy ra cả hai lần.
	- Tìm số xăng lúc đầu có.
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Lần sau lấy ra số lít xăng là:
32.850 : 3 = 10.950 (l)
Cả 2 lần lấy ra số lít xăng là:
32.850 + 10.950 = 43.800 (l)
Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:
56.200 + 43.800 = 100.000 (lít xăng)
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm vở bài tập.
đạo đức 
Bài 12: tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo
- Thông cảm với bạn bè và những ngưòi gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II. Tài liệu và phương tiện: 
Bìa màu xanh, đỏ, vàng.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi (Bài 4 SGK).
- GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:
	b, c, e là việc làm nhân đạo.
	a, d không phải là hoạt động nhân đạo.
3. Hoạt động 2: Xử lý tình huống (Bài 2 SGK).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
HS: Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trả lời, các nhóm khác bổ sung tranh luận các ý kiến.
- GV kết luận:
+ Tình huống (a): Có thể đẩy xe lăn giúp bạn, quyên góp tiền giúp bạn mua xe.
+ Tình huống (b): Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp bà những công việc vặt
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 5 SGK).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS: Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào giấy.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận.
- GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Thể dục
(Đ/C: Hồng - GV bộ môn soạn, giảng)
Ngày soạn: 15/3/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 132: Kiểm tra định kỳ giữa kỳ II
(Kiểm tra theo đề của nhà trường ra ngày 16/3/2010)
Mĩ thuật
(Đ/C Phương- GV bộ môn soạn, giảng)
chính tả
Nhớ - viết: bài thơ về tiểu đội xe không kính
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nhớ viết đúng bài chính tả , biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
	- Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ BT2a hoặc BT2b; BT3a hoặc BT3b.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng nhóm, vở BT TV.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra:
 Gọi 2 HS lên viết bảng lớp, cả lớp viết giấy những chữ hay viết sai.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối bài.
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm lại để ghi nhớ 3 khổ thơ.
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày.
HS: Gấp SGK, nhớ lại 3 khổ thơ, tự viết bài.
- Tự soát lỗi bài viết của mình.
- GV chấm bài, nêu nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu và giải thích yêu cầu.
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV phát 3 bảng nhóm đã kẻ sẵn bảng nội dung cho các nhóm.
HS: 3 nhóm làm BT vào bảng nhóm.
- Nhóm nào xong lên treo lên bảng.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, xem tranh minh họa sau đó làm vào vở bài tập.
- GV dán 2 tờ phiếu lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
	a. Sa mạc – xen kẽ.
	b. Đáy biển – thung lũng.
HS: 2 HS lên bảng làm.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và tập viết bài.
Khoa học
Bài 53: Các nguồn nhiệt
I. Mục tiêu:
- HS kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong,
II. Đồ dùng dạy – học: 
	Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp, tranh ảnh 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
HS: Quan sát hình trang 106 SGK tìm hiều về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
- Báo cáo.
- GV ghi thành các nhóm:
Mặt trời, ngọn lửa của các vật bị đốt cháy, sử dụng điện,
3. Hoạt động 2: Các rủi ro ngy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- GV chia nhóm.
HS: Quan sát, đọc SGK và thảo luận nhóm sau đó ghi vào phiếu theo mẫu sau:
Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra
Cách phòng tránh
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất ở gia đình. Thảo luận có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- GV chia nhóm.
HS:	- Làm việc theo nhóm.
	- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV và các nhóm khác bổ sung.
5. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học
	- Về nhà học bài.
Luyện từ và câu
Câu khiến
I. Mục đích, yêu cầu: 
	- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Nhận biết được các câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III).
- Bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh, chị hoặc với thầy cô.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ, vở BT.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc bài học giờ trước, chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1, 2:
HS: 1 em đọc yêu cầu bài 1, 2.
- Cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng:
Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
- Tác dụng: Dùng để nhờ mẹ gọi.
- Dấu hiệu: Dấu chấm than ở cuối.
+ Bài 3:
- GV chia bảng lớp làm 2 phần và gọi HS lên bảng làm.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, tự đặt câu để mượn quyển vở của bạn bên cạnh viết vào vở.
- 4 – 6 em lên bảng làm, mỗi em 1 câu văn.
- Tự đọc câu văn của mình.
- GV và cả lớp nhận xét từng câu rút ra kết luận.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: 4 em nối nhau đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- 1 số em lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp chữa bài:
Đoạn a: 	Hãy gọi  vào cho ta!
Đoạn b: 	Lần sau, khi  boong tàu!
Đoạn c:	- Nhà vua  Long Vương!
	- Con đi  đây cho ta!.
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Đọc lại yêu cầu, suy nghĩ làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV cùng các nhóm khác nhận xét.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu của bài tập.
- Đặt câu khiến viết vào vở.
- Nối nhau đọc các câu đó lên.
- 1 số em lên bảng viết câu đó.
VD:	+ Cho mình mượn bút của bạn một tí!
- GV nhận xét, cho điểm những câu đúng.
+ Anh cho em mượn quả bóng của anh một lát nhé!
+ Em xin phép cô cho em vào lớp ạ!
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học và làm bài tập.
Ngày soạn: 16/3/2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia
I. Mục đích, yêu cầu: 
1. Rèn kỹ năng nói:	
- HS chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về lòng dũng cảm theo gợi ý SGK.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ tàng; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe: 
	- Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: 
 Một em kể lại câu chuyện giờ trước.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
- GV viết đề bài lên bảng, gạch chân dưới những từ q ... n xét giờ học. 
	- Về nhà học bài. 
Khoa học
Bài 54: Nhiệt cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất
- Nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
II. Đồ dùng dạy – học: 
	Hình trang 108, 109 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc bài học giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
HS: 3 – 5 em làm giám khảo, theo dõi ghi lại các câu trả lời của các nhóm.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- GV lần lượt đưa ra các câu hỏi.
- Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước.
- Câu nào cũng yêu cầu đại diện cả 4 nhóm trả lời.
- Mỗi thành viên trong nhóm ít nhất được trả lời 1 câu.
*Tiến hành:
- GV lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi.
- Khống chế thời gian cho mỗi câu.
(Câu hỏi và đáp án SGV/ 182 – 183).
=> Kết luận: “Bạn cần biết” trang 108 (SGK).
3. Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
- GV nêu câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?
HS:  gió sẽ ngừng thổi, trái đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó nước trên trái đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái đất sẽ trở thành 1 hành tinh chết không có sự sống.
=> Kết luận như mục “Bạn cần biết” trang 109 SGK.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tập làm văn
Miêu tả cây cối (kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK (hoặc đề bài do giáo viên lựa chọn).
- Bài viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), điễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên rõ ý.
II. Đồ dùng dạy – học: 
ảnh 1 số cây cối trong SGK, giấy viết dàn ý.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. GV viết 4 đề bài lên bảng cho HS lựa chọn để làm bài.
+ Đề 1: tả một cây có bóng mát.
+ Đề 2: Tả một cây ăn quả.
+ Đề 3: Tả một cây hoa.
+ Đề 4: tả một luống rau hoặc vườn rau.
3. Học sinh suy nghĩ làm bài vào giấy hoặc vở.
- HS: Viết bài ra nháp.
- Viết bài vảo vở.
- GV theo dõi, bao quát lớp, nhắc nhở về thời gian.
4. GV thu bài chấm.
- HS nộp bài.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về nhà tập viết lại bài.
Ngày soạn: 18/3/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu
Cách đặt câu khiến
I. Mục đích, yêu cầu: 
- HS nắm được cách đặt câu khiến.
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến; bước đầu biết đặt các câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp ; biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học.
II. Đồ dùng dạy – học: 
Bảnh nhóm, vở BT.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
 Một HS nêu nội dung cần ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS biết cách chuyển câu kể thành câu khiến theo 4 cách như SGK.
HS: Cả lớp làm bài vào vở.
- 3 – 4 HS lên bảng làm vào bảng nhóm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng (SGV).
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc nội dung bài.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- Nối tiếp nhau đọc kết quả.
- GV nhận xét, cho điểm những em đặt đúng.
Câu kể:
Câu khiến
Nam đi học.
- Nam đi học đi!
- Nam phải đi học!
- Nam hãy đi học đi!
- Nam đi học nào!
+ Bài 2: Tương tự bài 1.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 1 số HS làm vào giấy sau đó lên dán trên bảng.
- GV và cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng.
a. Với bạn:
- Ngân ơi cho tớ mượn cái bút nào!
- Tớ mượn cậu cái bút nhé!
- Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé!
- Ngân cho tớ mượn bút của cậu với!
b. Với bố của bạn:
- Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ!
- Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ!
c. Với một chú:
- Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ!
- Xin chú chỉ cho cháu nhà bạn Oanh ở đâu ạ!
+ Bài 3, 4: Tương tự như trên.
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
5. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài.
địa lí
Bài 25: người dân và hoạt động sản xuất 
ở đồng bằng duyên hải miền trung 
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này HS biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyền hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản,
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ dân cư Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
 Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Dân cư tập trung khá đông đúc:
* Hoạt động 1: Làm việccả lớp hoặc từng cặp HS:
- GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung, chỉ trên bản đồ bằng các ký hiệu hình tròn thưa hay dày.
HS: Cả lớp nghe và so sánh, nhận xét ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn.
- Nếu so sánh với đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng.
- GV yêu cầu HS quan sát H1, H2 và trả lời câu hỏi 1.
HS: Quan sát H1, H2 và nêu nhận xét trang phục của phụ nữ Kinh.
+ Nêu nhận xét trang phục của phụ nữ Kinh ?
HS:  mặc áo dài, cổ cao.
2. Hoạt động sản xuất của người dân:
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
HS: 1 số em đọc ghi chú các ảnh từ H3 đến H8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS quan sát.
- Kết quả HS phải ghi được là:
+ Trồng trọt: Trồng lúa, mía
+ Chăn nuôi: Gia súc (bò)
+ Nuôi, đánh bắt thủy sản: Đánh bắt cá, nuôi tôm.
+ Ngành khác: Làm muối.
HS: 2 em đọc lại các kết quả.
- GV yêu cầu:
HS: Đọc bảng tên hoạt động sản xuất và một số điều kiện cần thiết để sản xuất, sau đó 4 nhóm lên trình bày, ghi tên 4 hoạt động sản xuất phổ biến của nội dung trong vùng.
- Một số HS đọc lại kết quả và nhận xét.
- GV kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Toán
Tiết 135: Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Tính được diện tích hình thoi.
- Giáo dục ý thức tự giác thực hành làm bài tập.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS chữa bài giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 2 em lên bảng làm.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Diện tích hình thoi là:
 = 114 (cm2)
b. Đổi 7 dm = 70 cm.
Diện tích hình thoi là:
 = 1050 (cm2)
+ Bài 2: 
HS: Đọc đầu bài, cả lớp theo dõi.
- 1 em lên bảng tóm tắt và giải.
- Cả lớp làm vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm.
Bài giải:
Diện tích miếng kính là:
14 x 10 = 140 (cm2)
Đáp số: 140 cm2.
+ Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi.
a. Học sinh quan sát hình vẽ, suy nghĩ để tìm ra cách xếp hình. Từ đó xác định độ dài 2 đường chéo của hình thoi.
- Độ dài 2 đường chéo là 4cm và 6cm.
b. Diện tích hình thoi đó là:
(4 x 6) : 2 = 12 (cm2)
- GV chữa bài, chấm điểm cho HS.
+ Bài 4: 
HS: Chuẩn bị giấy gấp hình thoi và nêu nhận xét:
+ Bốn cạnh đều bằng nhau.
+ Hai đường chéo vuông góc với nhau.
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- GV gọi vài học sinh nhắc lại các đặc điểm của hình thoi.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm vở bài tập.
Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả cây cối
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Biết rút kinh nghiệm về bài văn tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,).
- Tự sửa chữa được các lỗi mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nhận được cái hay của bài được thầy cô khen.
II. Đồ dùng dạy – học: 
 	Bảng, phấn màu, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Nhận xét chung về kết quả bài viết của lớp:
*GV viết đề bài đã kiểm tra lên bảng.
HS: 1 – 2 em đọc lại đề bài.
- GV nêu những ưu điểm chính:
+ Xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục, ý diễn đạt.
- Những thiếu xót hạn chế:
+ Viết chữ xấu, sai nhiều lỗi câu quá dài
*Thông báo điểm số cụ thể và trả bài cho HS.
HS: Cả lớp nghe GV nhận xét.
2. Hướng dẫn HS chữa bài:
- Hướng dẫn từng học sinh sửa lỗi:
+ GV yêu cầu HS sả lỗi vào vở BTTV.
HS: Đọc lời phê của cô, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài, viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý) và sửa lỗi.
+ GV theo dõi kiểm tra HS làm việc.
- Đổi bài cho bạn để soát lỗi.
- Hướng dẫn chữa lỗi định chữa lên bảng.
- 1 – 2 em lần lượt lên chữa từng lỗi.
- Cả lớp tự sửa trên nháp.
+ GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
- Trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HS: Chép vào vở.
3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay của HS hoặc sưu tầm được.
HS: Trao đổi thảo luận tìm ra cái hay.
- Viết lại đoạn văn, bài văn của mình theo cách hay hơn.
4. Củng cố – dặn dò:
	- GV khen ngợi những em làm tốt.
	- Nhận xét giờ học, về nhà đọc lại các bài học thuộc lòng để chuẩn bị kiểm tra.
sinh hoạt cuối tuần
Sơ kết tháng
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình trong tuần,trong tháng vừa qua để có hướng sửa chữa trong tuần tiếp theo.
- Rèn thói quen, ý thức tự giác thực hiện mọi việc.
II. Chuẩn bị:
III. Tiến hành:
1. GV nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm của lớp:
	a. Ưu điểm:
	- Một số em có ý thức học tập tốt và viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.
 - Đi học đúng giờ, tham gia lao động đầy đủ, tích cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài như Thuý, Dũng, Ngần,
b. Nhược điểm:
- Nhận thức rất chậm, lười học điển hình là những em: Lãm, Tuệ, Hà,
- Hay nói chuyện riêng trong giờ, không chú ý nghe giảng như: Huy.
- Một số em viết chữ quá xấu, sai nhiều lỗi chính tả như em: Ngà, Hương, Lãm.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân chưa sạch điển hình là em Lãm.
2. Phương hướng:
	- Phát huy những ưu điểm sẵn có.
	- Khắc phục nhược điểm còn tồn tại, chấm dứt tình trạng lười học bài cũ ở nhà và quền sách vở, đồ dùng học tập.
3. Sinh hoạt Đội:
- Tổng kết công tác Đội trong tháng.
4. Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch trong tuần
Ngày 22 tháng 3 năm 2010
Ban giám hiệu duyệt
Ngọc Văn Thưởng
Tuần 28
Ngày soạn: 21/3/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Giáo dục tập thể
(Đ/C Phương - TPT soạn)
Tập đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(165).doc