Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 25

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 25

Tiết 2:

Tập đọc : PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

A. Mục tiêu :

- Đọc lưu loát, đúng các từ khó : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, sóc sơn, xâm lược.

- Đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và sau các cụm từ, nhấn mạnh ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm, với giộng trang trọng tha thiết.

- Hiểu các từ ngữ : Đền Hùng, Nam quốc Sơn Hà, bức hoàng phi, Ngã Ba Hạc.

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của Đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với Tổ tiên.

- GDHS lòng yêu quê hương đất nước.

B. Đồ dùng dạy học :

- Trang minh hoạ sgk, viết sẵn đoạn cần luyện đọc.

- Vở ghi, sgk.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 40 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 25
Soạn : 5/3/2008 Giảng : 2/10/3/2008
Tiết 1: 
Chào cờ
Tiết 2: 
Tập đọc : PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
A. Mục tiêu : 
- Đọc lưu loát, đúng các từ khó : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, sóc sơn, xâm lược.
- Đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và sau các cụm từ, nhấn mạnh ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm, với giộng trang trọng tha thiết.
- Hiểu các từ ngữ : Đền Hùng, Nam quốc Sơn Hà, bức hoàng phi, Ngã Ba Hạc.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của Đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với Tổ tiên.
- GDHS lòng yêu quê hương đất nước.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Trang minh hoạ sgk, viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
- Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài Hộp thư mật và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a. Luyện đọc : 
- Gọi HS đọc bài.
? Bài có thể chia thành mấy đoạn ? 
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và câu hỏi cuối bài.
? Bài văn tả cảnh gì ở đâu ? 
? Em hãy kể lại những điều em biết về các vua Hùng ? 
? Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên ở Đền Hùng ? 
? Những từ ngữ đã gợi cho em thấy phong cảnh thiên nhiên ở Đền Hùng ntn ? 
? Bài văn gợi cho em nhớ đến truyền thống nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta ? 
? Em hãy kể tóm tắt một trong các truyền thống trên ? 
? Em hiểu câu ca dao : “Dù ai đi .... mùng mười tháng ba” như thế nào ? 
? Nêu nội dung chính của bài ? 
c. Luyện đọc diễn cảm : 
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- HDHS luyện đọc diễn cảm đoạn 2, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- 2 em đọc nối tiếp bài, 1 em nêu nội dung chính, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc toàn bài, lớp theo dõi đọc thầm bài.
- Bài chia làm 3 đoạn : 
+ Đoạn 1 : Đầu đến chính giữa.
+ Đoạn 2 : Tiếp đến xanh mát.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp hai lần: 
+ Lần 1: Đọc kết hợp với luyện phát âm.
+ Lần 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ chú giải.
- Luyện đọc cặp đôi.
- Nghe – theo dõi sgk.
- Đọc như yêu cầu và lần lượt tarlời câu hỏi : 
+ Tả cảnh Đền Hùng và cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các Vua Hùng, Tổ tiên của dân tộc ta.
+ Vua Hùng là người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu Phú Thọ. Cách đây khoảng 4000 năm, vua Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương.
+ Đó là những khónm hỉa đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì cao vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc những cành hoa đại toả hương thơm ngát, những gốc cây thông già che mát giếng ngọc trong xanh.
+ Thật tráng lệ và hùng vĩ.
+ Đó là truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng, Bảng trưng, bánh giày.
+ Một số HS kể.
+ Câu ca dao nhắc nhở mọi người dù bất cứ ở đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ tổ, phải luôn nhớ về cội nguồn của dân tộc.
+ Bài văn ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của Đền Hùng và vùng đất tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
- 3 em đọc nối tiếp bài.
- Nghe – theo dõi bảng phụ.
- Luyện đọc cặp đôi.
- 3 - 5 em tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
Tiết 3: 
Toán : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ II)
A. Mục tiêu: 
Kiểm tra HS về : 
- Tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Thu thật và xử lí thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt.
- Nhận dạng, tính diện tích, tính thể tích một số hình đã học.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Chuẩn bị cho HS mỗi em một đề.
- Ôn bài ở nhà.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ : Không.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Nội dung : 
- GV phát đề HDHS làm bài.
- HS nhận đề, xem qua đề
* Đề bài : 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KÌ II - LỚP 5
Năm học 2007 – 2008
Họ và tên : ........................................
Lớp : ...........
Phần I : Mỗi bài tập dưới đây có kèm một câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, là kết quả tính,... ) 
Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp.
A. 18%
B. 30%
C. 40%
D. 60%
2. Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu ? 
A. 10
B. 20
C. 30
D. 40
3. Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn thể thao của 100 học sinh lớp 5 được thể hiện trên biểu đồ hình quạt bên. Trong 100 học sinh đó số học sinh thích bơi là : 
A. 12 học sinh
B. 13 học sinh
C. 15 học sinh
D. 60 học sinh
4. Diện tích của phần đã tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là : 
A. 14 cm2
B. 20 cm2
C. 24 cm2
D. 34 cm2
5. Diện tích của phần đã tô đậm trong hình dưới đây là : 
 o
A. 6,28 m2
B. 12,56 m2 
C. 21,98 m2 
D. 50,24 m2 
Phần II : 
1. Viết tên của mỗi hình sau vào chỗ chấm : 
.........................
..............................
.............................
.............................
2. Giải bài toán : 
Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m, chiều rộng 5,5m, chiều cao 3,8 m. Nếu mỗi người làm việc trong phòng đó cần có 6 m3 không khí thì có thể có nhiêù nhất bao nhiêu học sinh trong đó, biết rằng lớp học chỉ có một giáo viên và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2 m3 
Bài giải
......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.....................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
.............................................................................................
................................................................................................
3. Thực hành : 
- HS làm bài.
- GV quan sát nhắc nhở HS làm bài.
* Cách cho điểm : 
Phần I : (6 điểm) 
Mỗi lần khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của các bài 1, 2 , 3 được một điểm ; của các bài 4, 5 được 1,5 điểm. Kết quả là : 
1. Khoanh vào D
2. Khoanh vào D
3. Khoanh vào C
4. Khoanh vào A
5. Khoanh vào C
Phần II : (4 điểm) 
Bài 1 (1 điểm) : Viết đúng tên mỗi hình được 0,25 điểm.
Bài 2 (3 điểm) 
- Nêu câu lời giải và tính đúng thể tích của phòng học được 1 điểm.
- Nêu câu lời giải và tính đúng thể tích không khí trong phòng học được 0,5 điểm.
- Nêu câu lời giải và tính đúng số người có thể có nhiều nhất trong phòng học được 1 điểm.
- Nêu câu lời giải và tính đúng số học sinh có thể có nhiều nhất trong phòng học và nêu đáp số đúng được 0,5 điểm.
IV. Củng cố dặn dò : 
- HS nộp bài – GV thu bài của HS.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 4: 
Khoa học: ÔNTẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A Mục tiêu
Giúp HS : 
- Ôn tập và củng cố kiến thức về phần vật chất và năng lượng 
- Rèn kĩ năng quan sát , tự làm thí nghiệm 
- Rèn kĩ năng về bảo vệ môi trường , giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng
- Luôn yêu thiên nhiên , có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học , có lòng ham tìm tòi , khám phá làm thí nghiệm
B.. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập cá nhân
- Hình minh họa 1 trang 101 SGK
C. Các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS trả lời câu hỏi
? Làm thế nào để tiết kiệm điện ? 
- GV nhận xét ghi điểm 
III.. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
2. Tiến hành các hoạt động
* Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ”
? Em đã tìm hiểu về những vật liệu nào? 
- GV phát phiêú học tập , yêu cầu HS tự đọc , hoàn chỉnh những câu hỏi 
- Gv theo dõi hướng dẫn HS gặp khó khăn 
Hát 
1 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét 
- Chỉ dùng điện khi thật cần thiết. Khi không dùng nữa thì tắt ngay , vào giờ cao điểm nên hạn chế dùng điện
- Những vật liệu: sắt, gang, thép, đồng, nhôm, thuỷ tinh, cao su, xi-măng, tơ sợi...
- HS đọc và hoàn thành phiếu bài tập
PHIẾU BÀI TẬP : ÔN TẬP VỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Đồng có tính chất gì?
a. cứng, có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn.
b. Trong suốt, không gỉ, cững nhưng dễ vỡ.
c. Có màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi, và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt không gỉ, tuy có thể bị một số a xít ăn mòn.
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
2. Thuỷ tinh có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn
b. Trong suốt không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
c. Màu trắng bạc có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng , nhẹ, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. không bị gỉ ...
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng, kéo thành sợi và dẫn điện dẫn nhiệt tốt.
3. Nhôm có tính chất gì?
a. Cứng có tính đàn hồi, chịu được áp lực và lực căng lớn
b. Trong suốt không gỉ cứng nhưng dễ vỡ.
 c. Có màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi, và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt không gỉ, tuy có thể bị một số a xít ăn mòn.
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
4. Thép được dùng để làm gì?
a. Làm các đồ điện, dây điện
b. Dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, đường ray, máy móc.
 5. Sự biến đổi hoá học là gì?
a. Sự chuyển thể của một số chất từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
b. Sự biến đổi của chất này sang chất khác 
6. Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch?
a. Nước đường
b. Nước chanh pha với ... heo dãy AB, dãy A hát và dãy B gõ đệm và ngược lại.
- Cá nhân hát + gõ đệm.
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 7
Em tập lái ô tô.
- Treo bảng phụ bài TĐN số 7 lên bảng.
- Bài em tập lái ô tô viết ở nhịp gồm 8 nhịp.
- Bài tập đọc nhạc chia làm 2 câu mỗi câu có 4 nhịp trong bài có dấu lặng đen.
- HS tập nói tên nốt nhạc có trong bài.
- HS luyện tập cao độ, đọc tên nốt nhạc có trong bài từ thấp lên cao
( Đồ - rê - mi - pha - son - la )
- HS luyện tập tiết tấu có trong bài.
.
- HS đọc và gõ theo tiết tấu
- HS luyện đọc từng câu theo kiểu móc xích cho đến hết bài.
- GV chú ý sửa sai cho HS
- HS đọc cả bài vừa đọc vừa gõ tiết tấu.
- Gọi cá nhân xung phong đọc bài.
- HS đọc bài GV chú ý để sửa sai cho HS.
- HS đọc nhạc kết hợp ghép lời ca.
- Cho dãy A đọc nhạc, dãy B ghép lời và ngược lại.
- 1 HS đọc nhạc, 1 HS ghép lời
Ghi bài
Thực hiện
Ghi bài
Nghe nhắc lại
1 - 2 HS xung phong
Đọc tiết tấu
Thực hiện
Đọc nhạc ghép lời
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Cho cả lớp hát lại bài hát một lần.
- Gọi 2 em TĐN và ghép lời
- GV nhận xét
- Về nhà học thuộc bài hát và bài TĐN số 7
Tiết 2: 
Tập làm văn : TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
A. Mục tiêu : 
- Giúp HS viết tiếp lời đối thoại theo gợi ý để hoàn thành chỉnh đoạn đối thoại trong kịch.
- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
- Có ý thức học bài và làm bài.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ.
- Sách vở.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : Không.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. HDHS làm bài tập: 
Bài 1(77)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
? Các nhân vật trong đoạn trích là ai ? 
? Nội dung đoạn trích nói về điều gì ? 
? Em hãy hình dung xem dáng điệu, cử chỉ, thái độ của họ lúc đó ntn ? 
Bài 2 (78) 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi cùng viết tiếp cho hoàn chỉnh đoạn kịch.
- Nhận xét chữa bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Thái sư Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu và chấu của bà.
- Vợ ông muốn xin cho chấu lên chức câu đương. Ông đồng ý nhưng yêu cầu phải chặt một ngón chân ... người ấy sợ hãi xin ông tha cho.
- Trần Thủ Độ nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.
- 4 HS đọc nối tiếp bài : 1 em đọc yêu cầu, 1 em đọc nhận vật, 1 em đọc cảnh trí, 1em đọc thời gian.
- 1 em đọc gợi ý.
- Thảo luận nhóm đôi ( 2 em viết vào bảng phụ gắn bảng trình bày kết quả, các bạn khác theo dõi nhận xét ).
Ví dụ : 
XIN THÁI SƯ THA CHO
Lính : Bẩm Thái sư, người nhà phu nhân đã tới rồi ạ !
Trần Thủ Độ : Cho anh ta vào.
Phú nông : Dạ, con xin lạy đức ông ạ !
Trần Thủ Độ : Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không ? 
Phú nông : Dạ, bẩm quan đúng ạ !
Trần Thủ Độ : Ngươi muốn xin ta làm chức gì ? 
Phú nông : Bẩm quan, con muốn xin làm chức câu đương.
Trần Thủ Độ : Ngươi có biết chức câu đương là phải làm gì không ? 
Phú nông : Là phải bắt những kẻ có tội để tra xét ạ !
Trần Thủ Độ : Ngươi có phu nhận xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những chức câu đương khác được vì ... vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Phú nông : Bẩm quan lớn, con sợ đau lắm, xin gnài tha cho ! Con không dám xin làm chức câu đương nữa, con xin làm phú nông thôi ạ.
Trần Thủ Độ : Bây giờ ngươi còn nằng nặc xin làm chức câu đương nữa không ? 
Phú nông : Dạ ... dạ ... con không dám nữa đâu ạ ! Xin quan tha cho con về quê làm nông dân thôi ạ.
Bài 3 (78) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS luyện đọc phân vai theo nhóm.
- Gọi HS đọc phân vai.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nhấn mạnh nội dung chính của bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp theo dõi đọc thầm.
- Luyện đọc nhóm 4.
- 3 nhóm thi đọc phân vai trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
Tiết 3 : 
Toán : LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu :
Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng và giải các bài toán thực tiễn.
- Có ý thức học bài và làm bài.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Sgk, giáo án.
- Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
23 phút 45 giây + 15 phút 15 giây
23 ngày 12 giờ - 3 ngày 16 giờ 
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. HDHS làm bài tập : 
Bài 1 (134) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 (134) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
? Hãy nêu cách cộng hai số đo thời gian? 
- Nhận xét ghi điểm.
 Bài 3 (134) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Gọi HS đọc kết qủa và giải thích.
- Nhận xét chữa bài.
? Cách trừ hai số đo thời gian trong bài này có gì cần chú ý?
Bài 4(134) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS nêu phép tính của bài toán.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét trên bảng. Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Tự làm bài vào vở.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét.
a) 12 ngày = 228 giờ 
 3,4 ngày= 81,6 giờ 
 4 ngày 12 giờ= 108 giờ 
 1 giờ = 30 phút 
 2
b) 1,6 giờ = 96 phút 
 2 giờ 15 phút = 135 phút 
 2,5 phút = 150 giây 
 4 phút 25 giây = 265 giây 
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- 3HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) 2 năm 5 tháng + 13 năm 6 tháng 
 = 15 năm 11 tháng 
b) 4 ngày 12 giờ + 5 ngày 15 gờ 
 = 10 ngày 12 giờ
c) 13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút 
 = 20 giờ 9 phút
- 2 – 3 em nhận xét.
- Cộng các số đo theo từng loại đơn vị. Trong trường hợp số đo của đơn vị bé lớn hơn hệ số giữa hai đơn vị đo thì đổi sang đơn vị lớn hơn.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Thảo luận nhóm đôi cùng làm bài.
- Đại diện một số nhóm đọc kết quả va giải thích cách thực hiện, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
a) 4 năm 3 tháng – 2 năm 8 tháng 
Đổi 4 năm 3 tháng = 3 năm 15 tháng 
3 năm 15 tháng – 2 năm 8 tháng
 = 1năm 7 tháng 
b) 15 ngày 6 giờ - 10 ngày 12 giờ 
Đổi 15 ngày 6 giờ = 14 ngày 30 giờ 
14 ngày 30 giờ - 10 ngày 12 giờ 
 = 4 ngày 18 giờ 
c) 13 giờ 23 phút – 5 giờ 45 phút 
Đổi 13 giờ 23 phút = 12 giờ 83 phút 
12 giờ 83 phút – 5 giờ 45 phút 
 = 7 giờ 38 phút 
- Trừ các số đo theo từng loại đơn vị.Khi số đo của 1 đơn vị ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng của số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn sang hàng nhỏ hơn để trừ.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- Một số HS nêu phép tính của bài toán.
Phát hiện ra Châu Mĩ: 1942
Bay vào vũ trụ lần đầu: 1961
Hai sự kiện cách nhau .... năm?
 1961 –1492 = ?
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Hai sự kiện cách nhau là:
 1961- 1492 = 669 (năm)
 Đáp số : 469 năm 
- 1 số HS nhận xét, đỏi chéo vở cho nhau kiểm tra kết quả.
Tiết 4: 
Khoa học : ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( TIẾP )
A. Mục tiêu
Giúp HS : 
- Ôn tập và củng cố kiến thức vè phần vật chất và năng lượng 
- Rèn kĩ năng quan sát , tự làm thí nghiệm 
- Rèn kĩ năng về bảo vệ môi trường , giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng
- Luôn yêu thiên nhiên , có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học , có lòng ham tìm tòi , khám phá làm thí nghiệm
B. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ 2 trang 102 SGK 
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS trả lời câu hỏi
? Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị điện giật?
? Vì sao cần sử dụng điện một cách hợp lí?
? Em và gia đình đã làm gì để thực hiện tiết kiệm điện?
- GV nhận xét ghi điểm 
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Tiến hành các hoạt động
* Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi
- HS thảo luận theo cặp
- HS quan sát hình minh hoạ trang 102 
Nói tên các phương tiện máy móc có trong hình
Các phương tiện , máy móc đó lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
- Gọi HS trình bày 
- GV nhận xét KL câu trả lời đúng 
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện”
- Gv tổ chức cho HS chơi theo nhómdưới hình thức “tiếp sức”
- Chia lớp 2 đội 
Luật chơi: Khi GV hô " bắt đầu" thành viên đầu tiên của đội sẽ lên bảng viết tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện . Mỗi HS chỉ viết tên 1 dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống , chuyển phấn cho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức
Cuộc thi kết thúc sau 7 phút
- Gv tổng kết , kiểm tra số dụng cụ máy móc mà mỗi nhóm tìm được
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc
IV. Củng cố - dặn dò
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học 
Hát
- 3 HSlần lượt trả lời 
- 2 HS thảo luận 
VD: hình a: xe đạp . Muốn cho xe đạp chạy cần năng lượng cơ bắp của người : tay, chân
hình b: Máy bay: lấy năng lượng từ xăng
hình c: Tàu thuỷ: cần năng lượng gió, nước
hình d: ô tô: cần năng lượng là xăng, dầu 
hình e: bánh xe nước: năng lượng từ nước chảy
hình g: tàu hoả: năng lượng từ chất đốt.( than)
hình h: hệ thống pin mặt trời: năng lượng là ánh nắng mặt trời.
- HS chơi trò chơi tiếp sức
Tiết 5 : 
Sinh hoạt : TUẦN 25
A. Mục tiêu : 
- Giúp HS nắm được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- Đưa ra phương hướng tuần tới để HS nắm được và phấn đấu trong học tâp.
B. Nhận xét chung : 
1. Đạo đức : 
Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng thầy cô và người lớn, đoàn kết hoà nhã với bạn bè.
2. Học tập : 
- Đa số các em đều có ý thức trong học tập thể hiện như đi học đều đúng giờ, về nhà học bài và làm bài đầy đủ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Hải, Khánh, Quyết,.
- Song bên cậnh đó vẫn còn lại một số em ý thức học tập chưa cao còn đi học muộn, trong lớp chưa chú ý nghe giảng về nhà chưa chịu khó học tập như : Xôm , Lợi, Dương,.
3. Các mặt hoạt động khác: 
- Ý thức đội viên tốt.
- Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
- Tham gia lao động vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ.
C. Phương hướng tuần tới : 
- Phát huy ưu điểm đã đạt được, sửa chữa khuyết điểm còn tồn tại.
- Phát huy học tập tốt để chào mừng Ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26 / 3.
- Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của trường của lớp đề ra.
- Tiếp tục thu nộp các khoản tiền.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao lop 5.doc