TUẦN 3:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Đạo đức
Bài 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
A. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
B. Đồ dùng dạy học:
- 1, 2 mẩu chuyện về những người có trách nhiệm hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa.
- Bảng phụ chép sẵn BT 1. Thẻ màu.
C. Các hoạt động dạy học:
tuần 3: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Đạo đức Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình A. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. B. Đồ dùng dạy học: - 1, 2 mẩu chuyện về những người có trách nhiệm hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa. - Bảng phụ chép sẵn BT 1. Thẻ màu. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức:(2’) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 1.HĐ 1: Tìm hiểu truyện: Chuyện của bạn Đức. (5’) * Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích, đưa ra quyết định đúng. * Cách tiến hành: - Đức đã gây ra chuyện gì? - Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào ? - Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt ? - GV nhận xét, kết luận. - GV ghi ghi nhớ lên bảng. 2.HĐ 2 : Bài tập 1. (15’) * Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm. * Cách tiến hành: - GV nhận xét, kết luận: Những biểu hiện của người sống có trách nhiệm: a. Trước khi làm gì cũng suy nghĩ... b. Làm việc gì cũng làm đến nơi đến chốn. d. Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi. g. Không làm theo những viẹc xấu. 3.HĐ 3: Bày tỏ thái độ (BT 2). (15’) * Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến sai. * Cách tiến hành: - GV nêu từng ý kiến ở BT 2. - Yêu cầu HS giải thích tại sao tán thành hoặc tại sao phản đối ý kiến đó. - GV nhận xét, kết luận. + Tán thành ý kiến a, đ. + Không tán thành ý kiến b, c, d. IV. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn chuẩn bị bài ở tiết 2. Chuẩn bị trò chơi phóng viên (BT 3) - Hát + báo cáo sĩ số. - 1 HS đọc to chuyện. Lớp đọc thầm. - 1 HS đọc to 3 câu hỏi trong SGK. - Lớp thảo luận nhóm 2(2’). Trả lời. - Vô ý đá quả bóng vào bà Doan. - Đức cảm thấy có lỗi, ăn không ngon,.. - Các nhóm nêu hướng giải quyết. - HS đọc tiếp nối ghi nhớ. - Hs nêu yêu cầu BT 1. - Thảo luận nhóm. Báo cáo kết quả. - HS nêu yêu cầu BT 2. - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu. Xanh: sai Đỏ: đúng. Tiết 3: Tập đọc Lòng dân (Phần I) A. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc đúng một văn bản kịch: + Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc tương đối đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài. + Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. - Hiểu nội dung ý nghĩa phần I của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ. - Giáo dục tình quân dân. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức:(1’) II. Kiểm tra bài cũ:(4’) - Đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu. - Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc đó? - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 1. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: (10’) - GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch. + Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật. + Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của nhân vật và tình huống kịch: . Giọng cai và lính: Hống hách, xấc xược. . Giọng dì Năm và chú cán bộ: Đoạn đầu (Tự nhiên), đoạn sau (dì Năm khéo léo giả vờ than vãn, nghẹn ngào). . Giọng An: Giọmg một đứa trẻ đang khóc. - GV chia đoạn luyện đọc: + Đoạn 1: Từ đầu Chồng tui. Thằng này là con. + Đoạn 2: Tiếp theorục rịch tao bắn. + Đoạn 3: Phần còn lại. - GV sửa lỗi kết hợp giải nghĩa từ trong SGK. G/nghĩa thêm: Tức thờiđồng nghĩa với vừa xong. b) Tìm hiểu bài:(10’) - Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? - Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? - Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? - GV nêu ý kiến: Chi tiết kết thúc phần 1 của vở kịch là hấp dẫn nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm – thắt nút. - Vở kịch mang nội dung ý nghĩa gì? c) Luyện đọc diễn cảm:(12’) - GV treo bảng phụ viết đoạn 2. Đọc mẫu. Hướng dẫn đọc diễn cảm theo cách phân vai. - GV nhận xét, đánh giá. IV. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu về nhà luyện đọc diễn cảm vở kịch. Chuẩn bị phần II của vở kịch Lòng dân. - Hát. - 2, 3 em đọc thuộc lòng & TLCH. - 1 HS đọc lời mở đầu. Giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian - tình huống diễn ra vở kịch. - Lắng nghe. - Quan sát tranh minh hoạ. - HS luyện đọc tiếp nối đoạn theo nhóm 3. - Luyện đọc theo cặp. - 1, 2 HS đọc lại đoạn kịch. - Lớp đọc thầm màn kịch & TLCH. - Bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm. - Vội đưa áo cho chú thay..., ngồi chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì. - Cá nhân lần lượt nêu ý kiến. - Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ. - Lắng nghe. - HS đọc phân vai theo nhóm 5. - HS nhắc lại ý nghĩa của vở kịch. Tiết 4: Toán Bài 11: Luyện tập A. Mục tiêu: - Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số. - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số. B. Đồ dùng dạy học: - SGK ; VBT. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức:(1’) II. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Thực hiện phép tính: - Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số? - GV nhận xét, chữa.Ghi điểm. III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 1. Luyện tập: (31’) * Bài 1:Chuyển các hỗn số sau thành phân số. - GV nhận xét, chữa. - Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số? * Bài 2: So sánh các hỗn số. - GV nhận xét, chữa. * Bài 3: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính. - GV nhận xét, chữa. IV. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn ôn tập và chuẩn bị bài: Luyện tập chung. - Hát. - 2 HS lên bảng tính. - 1, 2 em dưới lớp trả lời miệng. - HS nêu yêu cầu BT 1. - Lớp làm vào vở. Cá nhân lên bảng chữa. - 1, 2 em nhắc lại. - HS nêu yêu cầu BT 2. - Lớp làm vào vở. Cá nhân lên chữa. a.vì b. vì c. vì d. vì - HS nêu yêu cầu BT 3. - Lớp thảo luận nhóm vào PBT. a. b. c. d. Tiết 5: Mĩ thuật Vẽ tranh: Đề tài “Trường em” A. Mục tiêu: - Bước đầu biết tìm, chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh. - Biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài: Trường em. - HS yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường của mình. B. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh, ảnh về nhà trường. Bộ đồ dùng dạy học Mĩ thuật lớp 5. - HS chuẩn bị chì, tẩy, màu, giấy A4. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức:(1’) II. Kiểm tra bài cũ:(1’) III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 1.HĐ 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. (5’) - GV giới thiệu tranh, ảnh về nhà trường. - GV nhận xét, bổ xung thêm một số nội dung có thể vẽ về chủ đề : Trường học. - Lưu ý : Để vẽ được tranh về đề tài nhà trường, cần chú ý nhớ lại các hình ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn được nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng. 2.HĐ 2 : Cách vẽ tranh. (5’) - GV treo bộ đồ dùng dạy học Mĩ thuật lớp 5. Gợi ý cách vẽ : + Chọn hình ảnh để vẽ tranh về trường của em (Vẽ cảnh nào ? Có những hoạt động gì ?) + Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho cân đối. + Vẽ rõ nội dung của hoạt động (Hình dáng, tư thế,...Hay phong cảnh chính) + Vẽ màu theo ý thích (có đậm, nhạt) - GV vẽ mẫu lên bảng từng bước. - Lưu ý: + Không nên vẽ quá nhiều hình ảnh. + Hình vẽ cần đơn giản, không nhiều chi tiết rườm rà. + Cần phối hợp màu sắc chung cho cả bức tranh... - GV cho HS xem một số tranh. 3.HĐ 3: Thực hành. (20) - Vẽ một bức tranh về đề tài : Trường em. - GV hướng dẫn, nhắc nhở HS. 4.HĐ 4: Nhận xét, đánh giá.(5’) - GV chọn một số bài dán lên bảng. - Hướng dẫn HS nhận xét về: + Cách chọn nội dung. + Cách sắp xếp hình ảnh. + Cách vẽ màu. - GV nhận xét, xếp loại từng bài. IV. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ học. - Yêu cầuvề nhà hoàn thiện bài vẽ. Chuẩn bị bài Vẽ theo mẫu. - Hát. - HS KT đồ dùng học tập theo cặp. - Quan sát. - HS nhớ lại các hình ảnh về nhà trường. Nêu các nội dung có thể vẽ tranh. - Quan sát. - Lắng nghe. - Quan sát hình tham khảo ở SGK. - Quan sát. - HS xem tranh. - HS nêu yêu cầu bài thực hành. - Lớp thực hành trên giấy A4 hoặc trên VBT. - Lớp quan sát, nhận xét. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1: Toán Bài 12: Luyện tập chung. A. Mục tiêu: - Củng cố về chuyển một phân số thành phân số thập phân. Chuyển hỗn số thành phân số. - Củng cố cách chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo (Tức là số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo một tên đơn vị đo). B. Đồ dùng dạy học: - PHT BT 3. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức:(2’) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 1. Luyện tập: (35’) * Bài tập 1(Tr.15). Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân. - GV nhận xét, chữa. * Bài tập 2: Chuyển các hỗn số sau thành phân số. - GV nhận xét, chữa. * Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm. - Hướng dẫn: 10 dm = 1 m 1 dm = m 3 dm = m Bài 4: Viết các số đo độ dài (theo mẫu): M: 5m7dm = 5m + m = 5m - Giáo viên cho họ sinh nhận xét để nhận ra: Có thể viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị, đo ưới dạng hỗn số với 1 tên đơn vị đo. Bài 5: (Nếu còn thời gian) 2. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét tiết học. - Hướng dẫn ôn tập và chuẩn bị bài 13: Luyện tập chung. - Hát + báo cáo sĩ số. - HS nêu yêu cầu BT 1. - Lớp tự làm bài, chữa bài. - HS nhắc lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân. - HS nêu yêu cầu BT 2. - Lớp tự làm bài, chữa bài. - Hs nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. - HS nêu yêu cầu của bài. - Lớp thảo luận nhóm vào PHT. a. 1 dm = m b. 1g = kg 3 dm = m 8g = kg 9dm = m 25g = kg c. 1 phút = giờ 6 phút = giờ = giờ 12phút = giờ = giờ - Chủ nhiệm nêu yêu cầu. Lớp làm bài tập vào nháp. Chữa. 2m3dm = 2m + m = 2m 4m37dm = 4m + m = 4m 1m53cm = 1m + m - Học sinh đọc bài tập 3m27cm = 300 cm + 27 cm = 327 cm. 3m27cm = 30dm + 2dm + 7cm = 32dm + dm = 32dm 3m27cm = 3m + m = 3m Tiết 2 : Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ nhân dân A.Mục tiêu: - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ Nhân dân, biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam. - Tích cực hoá vốn từ cho học sinh (qua việc sử dụng từ đặt câu). B. Đồ dùng dạy học : ... ớc ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. (13’) - Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh? - Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? - GV treo H.1 phóng to. Yêu cầu HS lên chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7 - GV gắn bảng sơ đồ: Nhiệt đới Gần biển. Trong vùng có gió mùa. Mưa nhiều. Gió, mưa thay đổi theo mùa Khí hậu nhiệt đới gió mùa Nóng Vị trí - GV nhận xét, kết luận: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa. 2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau. (12’) - GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. - Tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam? (về nhiệt độ, về các mùa) - Chỉ trên H.1 miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm? - GV nhận xét, kết luận. 3. ảnh hưởng của khí hậu. (6’) - Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất? - GV treo ảnh về hậu quả do lũ lụt, hạn hán gây ra. - Lũ lụt, hạn hán gây ra những thiệt hại gì cho đời sống và sản xuất? - GV nhận xét, kết luận. IV. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài: Sông ngòi. - Hát. - 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng,... - 2 HS lên chỉ bản đồ. - HS quan sát quả địa cầu. - Cá nhân tiếp nối lên chỉ vị trí của Việt Nam. - Khí hậu nóng. - Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. - Tháng 1: Đại diện cho gió mùa Đông Bắc. - Tháng 7: Đại diện cho gió Tây Nam hoặc Đông Nam. - Quan sát. - HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã. - HS đọc SGK, quan sát bảng số liệu. - Thảo luận theo cặp. Cá nhân phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét. + Miền Bắc : Mùa hạ nóng, nhiều mưa ; mùa đông lạnh, ít mưa... + Miền Nam : Khí hậu nóng quanh năm... - Cá nhân tiếp nối lên chỉ lược đồ. - Khí hậu nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển xanh tốt nhưng lại hay mưa lớn gây ra lũ lụt, bão ; khi ít mưa lại gây ra cảnh hạn hán... - Quan sát. - HS phát biểu ý kiến. - HS đọc kết luận cuối bài. Tiết 4 : Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói : - HS tìm được một câu chuyện về người có việc làm tốtgóp phần xây dựng quê hương, đất nước. Bước đầu biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu chuyện. Biết trao đổi với cá bạn về ý nghĩa của câu chuyện. - Kể chuyện tự nhiên, chân thực. 2. Rèn kĩ năng nghe : - Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ những việc làm tốt thể hện ý thức xây dựng quê hương, đất nước. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức:(1’) II. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta? - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 1. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. (3’) - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng. - GV treo tranh minh họa những việc làm tốt. - Lưu ý: Phải là những câu chuyện em tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi. 2. Gợi ý kể chuyện. (5’) - GV lưu ý HS 2 cách kể chuyện trong gợi ý 3: + Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc. + Giới thiệu người có việc làm tốt: Người ấy là ai? Người ấy có hành động, lời nói gì đẹp? Em nghĩ gì về lời nói, hành động của người ấy? 3. HS thực hành kể chuyện. (22’) a) Kể chuyện theo cặp. - GV đến từng nhóm hướng dẫn. b) Thi kể chuyện trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá. IV. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu về nhà kể chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai. - Hát. 1, 2 HS lên kể trước lớp. - HS đọc đề bài trong SGK. - Lớp quan sát. - HS đọc tiếp nối 3 gợi ý trong SGK. - HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể. - HS kể chuyện theo cặp. Nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện. - Cá nhân thi kể chuyện trước lớp. Tự nói suy nghĩ về nhân vật. Hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1: Tập làm văn Luyện tập tả cảnh. A. Mục tiêu: - Bước đầu biết hoàn chỉnh đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn. - Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết BT 1. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức:(2’) II. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Kiểm tra, chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa (giờ trước). III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 1. Bài tập 1(Tr.34) - Nhắc HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài: Tả quang cảnh sau cơn mưa. - GV nhận xét, kết luận. - GV treo bảng phụ viết : + Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt tới rồi tạnh ngay. + Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa. + Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa. + Đoạn 4 : Đường phố và con người sau cơn mưa. - Yêu cầu HS hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết thêm vào những chỗ có dấu (...). - Nhắc HS chú ý viết dựa trên nội dung chính của từng đoạn. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài tập 2: - Yêu cầu HS chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn. - GV nhận xét, chấm điểm. IV. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa. - Chuẩn bị bài : Luyện tập tả cảnh trường học. - Hát + báo cáo sĩ số. - 1, 2 HS . - HS đọc nội dung BT. - Lớp đọc thầm 4 đoạn văn để xác định nội dung chính của mỗi đoạn. - Cá nhân nêu nội dung từng đoạn. Lớp nhận xét. - HS làm vào VBT. - HS tiếp nối đọc bài làm. Lớp nhận xét. - HS đọc yêu cầu . - Lớp làm bài vào vở. - Cá nhân tiếp nối đọc bài viết của mình. Lớp nhận xét. Tiết 2: Toán Bài 15: Ôn tập về giải toán. A. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 (Bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó). - Rèn kĩ năng giải toán. B. Đồ dùng dạy học: - Giấy ghi đề bài BT1, BT2. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức:(1’) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 1.Bài toán 1(Tr.17) (3’) - GV dán giấy ghi nội dung BT 1. - GV hỏi phân tích đề toán. - Gợi ý HS nhớ lại cách giải. Ta có sơ đồ: ? 121 Số lớn ? Số bé - GV củng cố cách tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó. 2.Bài toán 2. (3’) - Gv hỏi phân tích đề toán. Ta có sơ đồ: Số bé Số lớn ? 192 ? - GV củng cố cách tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 3.Thực hành. (30’) * Bài 1: a)Ta có sơ đồ: Số bé Số lớn ? ? 80 b) Ta có sơ đồ: * Bài 2: - GV hỏi phân tích đề toán. Ta có sơ đồ: ? l Loại I Loại II 12 l ? l * Bài 3: - GV hỏi phân tích bài toán. Hướng dẫn cách giải. - GV nhận xét, chữa. IV. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu về nhà làm lại các bài tập. - Chuẩn bị bài: Ôn tập và bổ xung về giải toán. - Hát. - HS đọc đề toán. - HS nhớ lại cách giải. - Lớp giải vào PBT theo nhóm. - Các nhóm dán bảng, trình bày kết quả. Bài giải Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 5 + 6 = 11 (phần) Số bé là: 121 : 11 5 = 55 Số lớn là: 121 – 55 = 66 Đáp số: 55 và 66. - Vài HS nhắc lại. - HS đọc đề bài toán. - HS nêu cách giải bài toán. - Lớp giải vào nháp. Cá nhân lên bảng. Bài giải Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 2 = 3 (phần) Số bé là: 192 : 2 3 = 288 Số lớn là: 288 + 192 = 480 Đáp số: 288 và 480 - Vài HS nhắc lại. - HS đọc đề bài. - Lớp tự giải vào vở. 2 HS lên chữa. a. Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 7 + 9 = 16 (phần) Số bé là: 80 : 16 7= 35 Số lớn là: 80 – 35 = 45 Đáp số: 35 và 45. b. Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là : 9 – 4 = 5 (phần) Số thứ nhất là: 55 : 5 9 = 99 Số thứ hai là: 99 – 55 = 44 Đáp số: 99 và 44. - HS đọc đề bài toán. - Lớp tự giải và chữa bài. Bài giải Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần) Số lít nước mắm loại I là: 12 : 2 3 = 18 (l) Số lít nước mắm loại II là: 18 – 12 = 6 (l) Đáp số: 18 l và 6 l. - HS đọc đề bài toán. - Lớp thảo luận nhóm. Giải vào bảng nhóm. Bài giải Nửa chu vi vườn hoa hình chữ nhật là 120 : 2 = 60 (m) ? m Ta có sơ đồ: 60 m Chiều rộng Chiều dài ? m Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 5 + 7 = 12 (phần) a)Chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật là: 60 : 12 5 = 25 (m) Chiều dài vườn hoa hình chữ nhật là: 60 – 25 = 35 (m) b)Diện tích vườn hoa là: 35 25 = 875 (m2) Diện tích lối đi là: 875 : 25 = 35 (m2) Đáp số: a. 25 m và 35 m. b. 35 m2 Tiết 3 : Âm nhạc ôn tập bài hát Reo vang bình minh A. Mục tiêu: - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài “Reo vang bình minh”. Tập hát lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca và hát kết hợp vận động phụ hoạ. - HS thể hiện tương đối đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 1. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức:(2’) II. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Gọi HS xung phong hát bài: Reo vang bình minh. - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 1.HĐ 1: Ôn tập bài hát “Reo vang bình minh”. (15’) - GV uốn nắn, sửa chữa những sai sót. - Lưu ý: + Đoạn a: Câu 1 (Reo vang...hoa lá) Câu 2 (Cây rung....hồn ta) Giọng vui tươi, rộn ràng. Hát gọn tiếng, rõ lời, lấy hơi đúng chỗ. + Đoạn b : Câu 3 (Líu líu....tươi sáng) Câu 4(La la.... muôn năm) Thể hiện tính chất sinh động, linh hoạt. Hát nẩy, gọn, âm thanh trong sáng, không ê a. - Hướng dẫn HS tập hát lĩnh xướng. - Cho HS hát kết hợp gõ đệm. 2.HĐ 2: Học bài TĐN số 1. (17’) - GV treo bảng phụ. Đọc mẫu. - GV giới thiệu hình tiết tấu. IV. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu về nhà ôn bài hát và TĐN. - Chuẩn bị bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh. - Hát. - 1, 2 em. - Lớp hát đồng thanh 1, 2 lần. - Đoạn a: 1 HS hát. - Đoạn b: Tất cả hoà giọng. - Lần 2: Hát và vỗ tay theo phách. - Một nửa lớp hát. Còn lại vỗ đệm. - Lắng nghe. - HS làm quen với cao độ : Đ R M S. - HS luyện đọc tên nốt theo thứ tự và không theo thứ tự. - HS luyện đọc tiết tấu. - HS đọc cả bài và ghép lời ca. Vỗ tay theo hình tiết tấu. Tiết 4 : Sinh hoạt lớp - GV nhận xét chung về tuần học. - Đánh giá cụ thể về từng mặt hoạt động. - Khen ngợi, biểu dương những HS học tốt. Nhắc nhở những HS cần cố gắng. - Nêu kế hoạch hoạt động tuần 4. Chuẩn bị trung thu.
Tài liệu đính kèm: