Giáo án dạy học Tuần 2 - Khối 4

Giáo án dạy học Tuần 2 - Khối 4

Tập đọc

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( tiếp)

I. Mục tiêu :

 - Đọc lưu loát toàn bài, thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống của truyện

- Hiểu được nội dung truyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

 II . Đồ dùng dạy - học :

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 III. Các hoạt động dạy- học:

 A. Kiểm tra bài cũ :

 Một HS đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần1)và nói ý nghĩa của truyện.

B. Dạy bài mới :

 1. Giới thiệu bài .

 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 20 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Tuần 2 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( tiếp)
I. Mục tiêu :
 - Đọc lưu loát toàn bài, thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống của truyện
- Hiểu được nội dung truyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
 III. Các hoạt động dạy- học: 
 A. Kiểm tra bài cũ : 
 Một HS đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần1)và nói ý nghĩa của truyện.
B. Dạy bài mới : 
 1. Giới thiệu bài .
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc :
HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài .
HS luyện đọc theo cặp.
 - Một , hai HS đọc cả bài .
 - GV đọc diễn cảm bài văn.
 b) tìm hiểu bài :
- Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ?
- Dế Mèn đã làm thế nào để bọn nhện phải sợ ?
- Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
- Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ?
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài .
 + GV đọc mẫu đoạn văn.
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp, GV sửa chữa, uốn nắn.
3. Củng cố , dặn dò .
1. Luyện đọc :
Đoạn 1: Bốn dòng đầu.
Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo.
Đoạn 3: Phần còn lại.
2. Tìm hiểu bài :
a) Trận địa mai phục của bọn nhện.
b) Dế Mèn ra oai với bọn nhện .
c) Kết cục câu chuyện .
3. Luyện đọc diễn cảm:
Đoạn sau : “ Từ trong hốc đá ........
....Có phá hết các vòng vây đi không”
Toán ( tiết 6 )
Các số có 6 chữ số
I. Mục tiêu :
 - Ôn lại quan hệ đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có tới 6 chữ số.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Bảng từ hoặc bảng cài .
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Số có sáu chữ số
a) Ôn về các hàng đơn vị, chục ,trăm, nghìn, chục nghìn.
b) Hàng trăm nghìn.
c) Viết và đọc các số cố sáu chữ số.
GV sử dụng bảng từ rồi gắn các thẻ số để hướng dẫn HS viết số và đọc số.
2. Thực hành:
- GV cho HS phân tích mẫu ở bài 1 ý a). Còn ý b) GV đưa hình vẽ như SGK, HS nêu kết quả cần viết vào ô trống , Cả lớp đọc số đó.
- Bai2 : HS tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.
- Bài 3 : GV cho HS đọc số.
- Bài4 : GV cho HS viết các số tương ứng vào vở.
1. Giới thiệu số có sáu chữ số.
2. Bài tập .
* Bài 1: Phân tích số theo mẫu.
* Bài 2: 
* Bài 3: Đọc số.
* Bài4 : Viết số.
Đạo đức ( tiết2)
Trung thực trong học tập ( tiếp )
( Đã soạn cùng tiết 1)
Lịch sử ( tiết 2)
Làm quen với bản đồ ( tiếp)
I. Mục tiêu :
 - Nắm được trình tự các bước sử dụng bản đồ.
- Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước .
- Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Bản đồ địa lí tự nhiên VN và bản đồ hành chính VN.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Cách sử dụng bản đồ 
* HĐ1:- Làm việc cả lớp .
 - Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí.
- Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng .
2. Bài tập 
* HĐ2: - Làm việc theo nhóm .
 Các nhóm lần lượt làm các bài tập a,b trong SGK rồi cử đại diện trình bày kết quả .
- GV hoàn thiện câu trả lời .
* HĐ3 : - Làm việc cả lớp .
 GV treo bản đồ hành chính VN rồi yêu cầu HS lên chỉ các hướng, chỉ vị trí của tỉnh mình đang sống.
Một HS nêu tên những tỉnh ( thành phố) giáp với tỉnh ( thành phố ) của mình .
3. Củng cố , dặn dò .
1. Cách sử dụng bản đồ :
- Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì .
- Xem chú giải để biết kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí.
- Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
2. Bài tập :
* Bài1 : Chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên lược đồ.
* Bài2 : Quan sát hình 2 để :
- đọc tỉ lệ bản đồ.
- Chỉ đường biên giới quốc gia của VN trên bản đồ.
- Kể tên các nước láng giềng và biển, đảo, quần đảo của VN.
- Kể tên một số con sông được thể hiện trên bản đồ.
Âm nhạc ( tiết 2)
Học hát : Em yêu hoà bình
Thể dục ( tiết3)
Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng - Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh
I. Mục tiêu :
 - Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, động tác quay phải , quay trái đúng kĩ thuật, đều, đẹp.
- HS biết chơi đúng luật, trật tự , hào hứng.
 II . Địa điểm - Phương tiện :
 - Địa điểm : Trên sân trường .
 - Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi.
 III . Nội dung và phương pháp lên lớp : 
- GV nhận lớp , phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV điều khiển cả lớp tập , sau đó chia tổ cho HS luyện tập.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và cho một tổ HS chơi thử , sau đó chơi chính thức để tính thi đua.
 - HS làm động tác thả lỏng : 
 - GV cùng HS hệ thống bài : 1-2 phút .
 - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1-2 phút .
1. Phần mở đầu : 
2. Phần cơ bản : 
 a) Đội hình đội ngũ : Ôn quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.
b) Trò chơi vận động: 
 Thi xếp hàng nhanh .
3. Phần kết thúc : 
Tự học
Hoàn thành các bài tập còn lại của buổi sáng.
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2006
Tập đọc ( tiết 4 )
Truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu :
 - Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ : Ca ngợi kho tàng truỵện cổ của đất nước ta. đó là những câu chuyện vừa nhân hậu , vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông .
- HTL bài thơ.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
 III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ : 
 Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
B. Dạy bài mới : 
 1. Giới thiệu bài .
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
- HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn thơ.
HS luyện đọc theo cặp.
 - Một , hai HS đọc cả bài .
 - GV đọc diễn cảm bài văn.
- Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
- Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
- Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người VN ta?
- Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
* Ba HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài .
- HS nhẩm HTL bài thơ rồi thi đọc .
3. Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét giờ học.
a) Luyện đọc : 
 - Đoạn 1: Từ đầu... tiên độ trì.
- Đoạn 2: tiếp ... nghiêng soi.
-Đoạn 3: Tiếp ... ông cha của mình.
- Đoạn 4: Tiếp... chẳng ra việc gì.
- Đoạn5: Phần còn lại.
b) Tìm hiểu bài : 
 C) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
“ Tôi yêu truyện cổ nước tôi 
...........có rặng dừa nghiêng soi .” 
Thể dục ( tiết4)
Động tác quay sau - Trò chơi : Nhảy đúmg, nhảy nhanh.
I. Mục tiêu :
 - Yêu cầu tập động tác đều và đúng khẩu lệnh.
- Bioết xoay đúng hướng khi học động tác quay sau.
- Chơi trò chơi đúng luật, nhanh nhẹn , trật tự .
 II . Địa điểm - Phương tiện :
 - Địa điểm : Trên sân trường .
 - Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi và kẻ sân chơi .
 III . Nội dung và phương pháp lên lớp : 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung ,yêu cầu bài học .
- Chơi trò chơi : Diệt các con vật có hại .
- GV điều khiển lớp ôn quay phải, quay trái rồi chia tổ cho HS luyện tập.
- GV làm mẫu động tác quay sau rồi cho HS tập thử, sau đó cho cả lớp cùng tập.
- GV tập hợp lớp theo đội hình trò chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi rồi cho HS chơi thử . Sau đó cho chơi chính thức để tính thi đua.
 - HS làm động tác thả lỏng : 
 - GV cùng HS hệ thống bài : 1-2 phút .
 - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1-2 phút . 
1. Phần mở đầu : 
2. Phần cơ bản : 
 a) đội hình đội ngũ : Quay phải, quay trái,quay sau.
b) Trò chơi vận động : 
Nhảy đúng, nhảy nhanh .
3. Phần kết thúc : 
Toán ( tiết 7 )
Luyện tập
I. Mục tiêu :
 Giúp HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số .
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Ôn lại hàng 
- GV cho HS ôn lại các hàng đã học ; quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề.
- GV cho HS đọc các số .
2. Thực hành :
- GV cho HS tự làm bài 1 , sau đó chữa bài.
- GV cho HS đọc số rồi xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho.
- GV cho HS tự làm bài 3. Sau đó gọi vài em lên bảng ghi số của mình, cả lớp nhận xét .
- GV cho HS tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số, tự viết các số rồi thống nhất kết quả .
3. Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét giờ học .
* GV viết số: 825 713
Cho HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào.
* Bài1: 
* Bài2: Đọc số rồi xác định hàng ứng với chữ số 5 trong mỗi số .
* Bài3: Viết số.
* Bài4: Viết tiếp vào dãy số có quy luật.
Kể chuyện ( tiết 2)
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu :
 - Kể lại bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ : Nàng tiên ốc.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện : Con người cần thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau .
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
 III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ : 
 Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Sự tích hồ Ba Bể và nêu ý nghĩa câu chuyện .
B. Dạy bài mới : 
 1. Giới thiệu bài .
 2. Tìm hiểu câu chuyện .
- GV đọc diễn cảm bài thơ .
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn thơ, rồi một HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn thơ, trả lời câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn .
3. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- GV Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện .
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò : 
GV nhận xét giờ học .
1. Tìm hiểu truyện 
- Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống?
- Bà lão làm gì khi bắt được ốc?
- Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ ?
- Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì
- Câu chuyện kết thúc thế nào ?
2. HS kể chuyện .
a) HD hs kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
b) HS kể chuyện theo cặp.
c) HS tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp.
Địa lí ( tiết2)
Dãy Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu :
 - Chỉ vị trí của dãy núi HLS trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi HLS .
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước ta.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 - Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Tranh, ảnh về dãy núi HLS và đỉnh núi Phan- xi- păng.
III. Các hoạt động dạy- học: * Bỏ yêu ... cầu BT2, GV hướng dẫn cách làm rồi HS làm vào vở BT , sau đó đọc trước lớp .
5. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học .
1. Nhận xét : 
2. Ghi nhớ : SGK trang23.
3. Luyện tập :
* Bài tập1: Nêu tác dụng của dấu hai chấm .
* Bài tập 2 : Viết một đoạn văn theo truyện : Nàng tiên ốc, trong đó có ít nhất hai lầndùng dấu hai chấm.
Chính tả ( nghe- viết ) – tiết2
Mười năm cõng bạn đi học
I. Mục tiêu :
 - Nghe- viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn .
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm , vần dễ lẫn : s/x , ăng/ ăn .
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Vở BTTV4- tập 1 .
III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ : 
 Gọi HS làm lại BT2 của tiết trước.
B. Dạy bài mới : 
 1. Giới thiệu bài .
 2. Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc bài chính tả 1 lượt .
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý các tên riêng cần viết hoa .
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc bài cho HS soát lỗi.
- GV chấm chữa 7-10 bài . trong khi đó, từng cặp HS đổi vở để soát lỗi cho nhau .
- GV nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập :
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
- HS đọc thầm lại truyện vui : Tìm chỗ ngồi , suy nghĩ , làm vào vở BT rồi chữa bài .
4. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học và dặn HS HTL hai câu đố . 
1. HS viết chính tả : 
Mười năm cõng bạn đi học .
2. Bài tập : * BT2 :
- Lát sau - rằng - phải chăng- xin bà- băn khoăn- không sao- để xem .
* BT3 :Lựa chọn
a) Dòng thơ1: chữ sáo .
Dòng thơ 2: chữ sáo bỏ dấu sắc thành chữ sao .
Tiếng Việt ( chiều )
Luyện đọc hai bài tập đọc trong tuần
I. Mục tiêu :
 - HS được luyện tập đọc hai bài đã học trong tuần .
- Luyên đọc diễn cảm hai bài đó.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 SGK 
III. Các hoạt động dạy- học: 
 1. HS mở SGK trang 15 và 19 .
 2. GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm hai bài TĐ.
3. Thi đọc thuộc lòng bài thơ : Truỵên cổ nước mình .
4. Củng cố, dặn dò .
Khoa học ( tiết 3)
Trao đổi chất ở người ( tiếp)
I. Mục tiêu :
- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quả trình trao đổi đó.
- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể.
- Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện trao đổi chất .
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Hình trang 8,9 SGK và phiếu HT.
III. Các hoạt động dạy- học: 
* Hoạt động1:
HS quan sát hình vẽ trong SGK và thảo luận theo cặp : nói tên và chức năng của từng cơ quan .
- Đại diện vài cặp trình bày kết quả , GV ghi tóm tắt lên bảng.
- GV nêu kết luận .
* Hoạt động2 :
Làm việc với lược đồ trang 9 SGK để tìm ra các từ còn thiếu cần bổ sung cho hoàn chỉnh .
- Tập trình bày mối liên hệ giữa các cơ quan trong qúa trình trao đổi chất.
- GV nêu kết luận .
1. Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người .
- Tiêu hoá.
- Hô hấp.
- Bài tiết nước tiểu.
2. Mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện trao đổi chất ở người .
Tiếng Anh
( 2 tiết )
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2006
Tập làm văn
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu :
 - HS hiểu : trong bài văn kể chuyện , việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật .
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện .
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Vở BTTV4- tập1.
III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ : 
 Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào ?
B. Dạy bài mới : 
 1. Giới thiệu bài .
 2. Phần nhận xét: 
 - Ba HS tiếp nối nhau đọc các BT 1,2,3.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò , sau đó trả lời câu hỏi : Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Phần ghi nhớ :
 Ba , bốn HS đọc ghi nhớ SGK.
GV nêu thêm VD để HS hiểu rõ hơn nội dung phần ghi nhớ.
 4. Phần luyện tập : 
 - Một HS đọc nội dung bài tập1, dùng chì gạch vào vở BT : Các chi tiết đó nói lên điều gì về chú bé ?
Gọi HS trả lời, cả lớp và GV nhận xét .
- GV nêu yêu cầu BT2, từng cặp HS trao đổi , thực hiện yêu cầu của bài.
Vài HS thi kể . Cả lớp và GV nhận xét cách kể .
5. Củng cố ,dặn dò : Nhận xét giờ học.
1. Nhận xét :
- Đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò.
- Ngoại hình đó thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt .
2. Ghi nhớ : SGK trang 24 .
3. Luyện tập :
* Bài 1 :
* Bài2: Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
Khoa học ( tiết4 )
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn . Vai trò của chất bột đường .
I. Mục tiêu :
 - HS biết sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hay thực vật.
- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiếu trong thức ăn đó.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Hình trang 10, 11 SGK.
III. Các hoạt động dạy- học: 
* Hoạt động 1 : HS xem SGK rồi trả lời 3 câu hỏi trang 10.
- Cho HS đọc mục : Bạn cần biết SGK.
- Kết luận .
* Hoạt động2 :Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Sau mỗi câu hỏi , GV nêu nhận xét và bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh.
- Kết luận .
* Hoạt động3 : HS làm vào vở BT , sau đó chữa bài và nêu kết luận .
1. Tập phân loại thức ăn .
2. Vai trò của chất bột đường.
3. Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Toán ( tiết 10 )
Triệu và lớp triệu
I. Mục tiêu :
 - Giúp HS biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu .
- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 III. Các hoạt động dạy- học: 
GV cho HS ôn lại bài cũ : viết số , nêu rõ những chữ số thuộc hàng nào, lớp nào ?
- GV hướng dẫn HS biết được lớp triệu gồm các hàng : hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu .
- GV cho HS đếm thêm triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
- Cho HS quan sát mẫu bài 2 , rồi cho HS tự làm .
- Cho HS làm trên bảng 1 ý , các ý sau làm vào vở rồi chữa bài .
- Cho HS phân tích mẫu ở bài4 .GV lưu ý HS nếu viết số ba trăm mười hai triệu , ta viết 312 sau đó thêm 6 chữ số 0 tiếp theo .
HS tự làm các phần còn lại .
1. Ôn bài cũ.
2. Giới thiệu lớp triệu :
Gồm các hàng : triệu, chục triệu, trăm triệu.
3. Thực hành :
* Bài1 : Đếm thêm triệu .
* Bài 2 : điền vào chỗ chấm.
* Bài3: Đọc số, viết số ,đếm số chữ số 0 .
* Bài4 : phân tích theo mẫu .
Kĩ thuật ( tiết 4 +5)
Khâu thường ( 2 tiết )
I. Mục tiêu :
 - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim , xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu thường.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu .
- Rèn luyện tính kiên trì , sự khéo léo của đôi tay .
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 - Tranh quy trình khâu thường .
- mẫu khâu thường và vật liệu dụng cụ cần thiết.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Tiết 1
1. Giới thiệu bài .
 2. HĐ1 : GV giới thiệu mũi khâu thường và giải thích : khâu thường còn được gọi là khâu tới , khâu luôn .
- HS quan sát mặt trái, mặt phải của mẫu khâu thường để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường .
- Cho HS đọc mục ghi nhớ .
3. HĐ2 : 
a) GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu , thêu cơ bản.
b) GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường .
- GV treo tranh quy trình , HS quan sát để nêu các bước khâu thường .
- HS quan sát hình 4 để nêu cách vạch dấu đường khâu .
- GV HD hai lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường .
- HD thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK.
- HS đọc ghi nhớ ở cuối bài.
- HS tập khâu thường cách đều mũi 1 ô trên giấy kẻ ô li . 
tiết 2
4. HĐ3 : HS thực hành khâu thường .
- HS nhắc lại kĩ thuật khâu thường.
- GV dùng tranh quy trình để nhắc lại kĩ thuật khâu thường .
- GV HD cách kết thúc đường khâu .
- HS thực hành khâu trên vải .
5. HĐ4 Đánh giá kết quả :
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành .
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm .
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên .
- GV nhận xét, đánh giá kết quả HT của HS .
IV. Nhận xét - Dặn dò .
1. Quan sát và nhận xét mẫu .
2. Thao tác kĩ thuật :
a) thao tác khâu , thêu cơ bản .
b) Thao tác kĩ thuật khâu thường .
- Vạch dấu đường khâu thường.
- Khâu theo đường vạch dấu .
3. Thực hành khâu thường.
Bước1: vạch dấu đường khâu .
Bước2 : Khâu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
4. Đánh giá kết quả thực hành .
Tiếng Việt ( chiều )
Luyện kể chuyện đã nghe , đã đọc
I. Mục tiêu :
 HS được luyện tập về kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc ở trong tuần .
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Vở BTBT và nâng cao TV4- tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học: 
 1. HS mở vở BT bổ trợ tuần 2 để làm BT.
2. GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài .
3. GV hướng dẫn HS luyện tập kể chuyện : Nàng tiên ốc .
4. Củng cố, dặn dò . 
GV nhận xét giờ học .
Toán ( chiều )
luyện tập về so sánh các số có nhiều chữ số, phân biệt hàng, lớp trong một số .
I. Mục tiêu :
 HS được luyện tập về so sánh các số có nhiều chữ số .
Có kĩ năng phân biệt hàng và lớp trong một số .
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 Vở BT bổ trợ và nâng cao toán 4 - tập1.
III. Các hoạt động dạy- học: 
 1. HS mở vở BT bổ trợ để làm bài.
2. GV cho HS nêu yêu cầu của từng bài tập rồi tự làm vào vở .
3. Gọi một số HS chữa bài , cả lớp nhận xét và bổ sung .
4. GV củng cố lại cách làm các dạng bài vừa làm .
Dặn dò .
Hoạt động tập thể
Chủ đề : Truyền thống nhà trường .
I. Mục tiêu :
 HS được HĐTT theo chủ đề trong tháng 9 .
Sơ kết các hoạt động trong tuần 2và nêu kế hoạch tuần 3.
 II . Đồ dùng dạy - học : 
 III. Các hoạt động dạy- học: 
 1. Hoạt động theo chủ đề : Truyền thống nhà trường .
GV tổ chức cho HS hát , múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về truyền thống của nhà trường.
Qua đó , giáo dục cho HS niềm tự hào về truyền thống đó , giúp HS thêm yêu trường, yêu lớp và có ý thức vươn lên trong học tập , ý thức giữ gìn trường ,lớp sạch sẽ .
2. Sơ kết tuần 2 : 
GV nhận xét các hoạt động của tuần 2 về ưu điểm và tồn tại.
Tuyên dương những thành tích mà HS đã đạt được , rút kinh nghiệm những tồn tại .
3. Phổ biến công tác tuần 3 : 
GV phổ biến theo nội dung cuộc họp bình tuần .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 Ninh Binh.doc