Giáo án dạy học Tuần 29 - Khối 4

Giáo án dạy học Tuần 29 - Khối 4

Tập đọc

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I.Mục tiêu:

 -Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

 -Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

 -HTL hai đoạn cuối bài.

II.Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 35 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tuần 29 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ 2 ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I.Mục tiêu:
 -Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
 -Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
 -HTL hai đoạn cuối bài.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 * Trên đường đi con chó thấy gì ? Theo em, nó định làm gì ?
* Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé ?
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Gv giới thiệu.
 b). Luyện đọc:
 -GV chia đoạn.
 -Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
 -Luyện đọc từ ngữ khó: Sa Pa, chênh vênh, huyền ảo, vàng hoe, thoắt cái 
 - Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 -Cho HS đọc: Cho HS quan sát tranh.
 -GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, nhất giọng ở các từ ngữ: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá, 
 c). Tìm hiểu bài:
 ¶ Đoạn 1:
 -Cho HS đọc.
 * Hãy miêu tả những điều em hình dung được về cảnh và người thể hiện trong đoạn 1.
 ¶ Đoạn 2:
 -Cho HS đọc đoạn 2.
 * Em hãy nêu những điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn trên đường đi Sa Pa.
 ¶ Đoạn 3:
 -Cho HS đọc.
 * Em hãy miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp Sa Pa ?
 * Hãy tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
 * Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kỳ” của thiên nhiên ?
 * Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ?
 d). Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn.
 -Cho HS thi đọc diễn cảm.
 -GV nhận xét và bình chọn HS đọc hay.
 -Cho HS nhẩm HTL và thi đọc thuộc lòng.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà HTL.
* Con chó thấy một con sẻ non núp vàng óng rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần 
* Vì con sẻ tuy bé nhỏ nhưng nó rất dũng cảm bảo vệ con 
-HS lắng nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt).
-HS luyện đọc từ.
-1 HS đọc chú giải. 2 HS giải nghĩa từ.
-Từng cặp HS luyện đọc. 1 HS đọc cả bài.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
* Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, đi giữa những tháp trắng xoá  liễu rũ.
-1 HS đọc thầm đoạn 2.
* Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu:nắng vàng hoe, những em bé HMông, Tu Dí 
-HS đọc thầm đoạn 3.
* Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái là vàng rơi  hiếm quý.
* HS phát biểu tự do. Các em có thể nêu những chi tiết khác nhau.
* Vì Phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa.
* Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Tác giả ca ngợi Sa Pa.
-3 HS nối tiếp đọc bài.
-Cả lớp luyện đọc đoạn 1.
-3 HS thi đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét.
-HS HTL từ “Hôm sau  hết”.
-HS thi đọc thuộc lòng đoạn vừa học.
-Xem trước nội dung bài CT tuần 30.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:Giúp HS:
 -Ôn tập về tỉ số của hai số.
 -Rèn kĩ năng giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 140.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
 b).Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
 -GV chữa bài của HS trên bảng lớp.
 Bài 3
 -Gọi HS đọc đề bài toán.
 +Bài toán thuộc dạng toán gì ?
 +Tổng của hai số là bao nhiêu ?
 +Hãy tìm tỉ số của hai số. 
 -Yêu cầu HS làm bài.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
 -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 3.Củng cố:
 -GV tổng kết giờ học.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
+Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số ...
+Tổng của hai số là 1080.
+Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS làm bài vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Kể chuyện
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I.Mục tiêu:
 -Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng một cách rõ ràng, đủ ý, có thể phối hợp lời kể và điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
 -Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: phải mạnh dạn đi đó, đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
 -GV giới thiệu.
2.Hướng dẫn kể chuyện:
 a). GV kể lần 1:
 -GV kể lần 1 (không chỉ tranh).
 b). GV kể lần 2:
 -Kể lần 2 kết hợp với chỉ tranh.
 c). Bài tập:
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + 2.
 - Cho HS kể chuyện theo nhóm.
 - Cho HS thi kể.
 -GV nhận xét + bình chọn HS kể hay nhất.
 -GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện.
 3. Củng cố, dặn dò:
 * Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của ngựa trắng ?
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe GV kể.
-HS vừa quan sát tranh vừa nghe GV kể.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-Mỗi nhóm 3 hS, mỗi HS kể theo 2 tranh. Sau đó mỗi em kể cả chuyện trong nhóm.
-5 HS lên thi kể từng đoạn.
-2 HS lên thi kể cả câu chuyện. Sau khi kể xong, HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
-Lớp nhận xét.
* Có thể sử dụng câu tục ngữ:
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn
Buổi chiều 
Khoa học
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I.Mục tiêu : Giúp HS:
 -Nêu được các yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng. 
 -Hiểu được những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
 -Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc thực vật.
II.Đồ dùng dạy học :
 -HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng.
 -GV có 5 cây trồng theo yêu cầu như SGK.
 -Phiếu học tập theo nhóm.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu.
2.Phát triển bài:
 *Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm 
-Kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của HS.
-Tổ chức cho HS tiến hành báo cáo thí nghiệm trong nhóm.
-Yêu cầu: Quan sát cây các bạn mang đến. Sau đó mỗi thành viên mô tả cách trồng, chăm sóc cây của mình. Thư ký thứ nhất ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó vào một miếng giấy nhỏ, dán vào từng lon sữa bò. Thư ký thứ hai viết vào một tờ giấy để báo cáo.
GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
-Gọi HS báo cáo công việc các em đã làm. GV kẻ bảng và ghi nhanh điều kiện sống của từng cây theo kết quả báo cáo của HS.
-Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã có sự chuẩn bị chu đáo, hăng say làm thí nghiệm.
 *Hoạt động 2: Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm mỗi nhóm 4 HS.
-Phát phiếu học tập cho HS.
-Yêu cầu: Quan sát cây trồng, trao đổi, dự đoán cây trồng sẽ phát triển như thế nào và hoàn thành phiếu.
GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
-Gọi các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng như phiếu học tập và ghi nhanh lên bảng.
-Nhận xét, khen ngợi những nhóm HS làm việc tích cực.
 +Trong 5 cây đậu trên, cây nào sẽ sống và phát triển bình thường ? Vì sao ?
+Các cây khác sẽ như thế nào ? Vì sao cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh ?
 +Để cây sống và phát triển bình thường, cần phải có những điều kiện nào ?
-GV kết luận hoạt động.
 *Hoạt động 3:Tập làm vườn
-Hỏi: Em trồng một cây hoa (cây cảnh, cây thuốc, ) hàng ngày em sẽ làm gì để giúp cây phát triển tốt, cho hiệu quả cao ?
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét, khen ngợi những HS đã có kĩ năng trồng và chăm sóc cây.
3.Củng cố:
 +Thực vật cần gì để sống ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà sưu tầm, ảnh, tên 3 loài cây sống nơi khô hạn, 3 loài cây sống nơi ẩm ướt và 3 loài cây sống dưới nước.
-Lắng nghe.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị cây trồng trong lon sữa bò của các thành viên.
-Hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS theo sự hướng dẫn của GV.
+Đặt các lon sữa bò có trồng cây lên bàn.
+Quan sát các cây trồng.
+Mô tả cách mình gieo trồng, chăm sóc cho các bạn biết.
+Ghi và dán bảng ghi tóm tắt điều kiện sống của từng cây.
-Đại diện của hai nhóm trình bày.
-Lắng nghe.
-Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Quan sát cây trồng, trao đổi và hoàn thành phiếu.
-Đại diện của hai nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
-Lắng nghe.
-Trao đổi theo cặp và trả lời.
 +Các cây khác sẽ phát triển không bình thường và có tể chết rất nhanh
.
 +Để cây sống và phát triển bình thường cần phải có đủ các điều kiện về nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng có ở trong đất.
-Lắng nghe.
-Làm việc cá nhân.
-HS trình bày
-HS trả lời.
GĐHSY Toán
 CỦNG CỐ GIẢI TOÁN TÌM HAI SỐ 
KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I.Mục tiêu
 - Củng cố để HS biết về tỉ số của hai số.
 -Rèn kĩ năng giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số.
-Nhận xét chung ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Viết tỉ số vào ô trống:
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-Gọi 3 HS TB lên bảng làm.
-Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn
-Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
-Gọi HS đọc đề bài.
-Gọi 1 HS TB khá lên bảng giải.
-Chữa bài.
*Lưu ý HS các bước giải.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
-Gọi 1HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào vở.
-Nhận xét, chấm một số vở.
Bài 4: 
-Gọi 1HS đọc đề bài.
+Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
-Gọi 1HS khá lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
-Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài ở nhà.
-2HS lên bảng nêu.
-Nhắc lại tên bài học
-Tự làm bài vào vở lần lượt từng bài.
-Nhận xét ... 6, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ?
 -Trình bày kết quả của việc nghỉa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long .
 -GV nhận xét ,ghi điểm. 
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV nêu mục tiêu và giới thiệu bài.
 b.Phát triển bài :
 -GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến ra Bắc đánh quân Thanh .
 *Hoạt động nhóm :
 -GV phát PHTcó ghi các mốc thời gian:
 +Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)
 +Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu (1789)..
 +Mờ sáng ngày mồng 5 
 -GV cho HS dựa vào SGK để điền các sự kiện chính vào chỗ chấm cho phù hợp với các mốc thời gian trong PHT.
 -Cho HS dựa vào SGK (Kênh chữ và kênh hình) để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
 -GV nhận xét .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc, tiến quân trong dịp tết; các trận đánh ở Ngọc Hồi , Đống Đa ).
 -GV gợi ý: 
 +Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc ?
 +Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào ?Thời điểm đó có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch ?
 +Tại trận Ngọc Hồi nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào ? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta ?
 - GV chốt lại : Ngày nay, cứ đến mồng 5 tết, ở Gò Đống Đa (HN) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh .
 -GV cho HS kể vài mẩu truyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .
 -GV nhận xét và kết luận .
3.Củng cố :
 - GV cho vài HS đọc khung bài học.
 -Dựa vào lược đồ hãy tường thuật lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa.
 -Em biết thêm gì về công lao của Nguyễn Huệ- Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh ?
 -Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau: “Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung”.
 -Nhận xét tiết học.
-HS hỏi đáp nhau .
-Cả lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS nhận PHT.
-HS dựa vào SGK để thảo luận và điền vào chỗ chấm.
-HS thuật lại diễn biến trận Quang Trung ..
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời theo gợi ý của GV.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS thi nhau kể.
-3 HS đọc.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS cả lớp.
Địa lí
THÀNH PHỐ HUẾ
I.Mục tiêu:
 -HS biết Huế có thiên nhiên đẹp với những công trình kiến trúc lâu năm và là thành phố du lịch.
 -HS xác định được vị trí của Huế trên bản đồ. Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và du lịch phát triển.
 -Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1993)
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bản đồ hành chính Việt Nam
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
	Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK 
- GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
-GV giới thiệu
b. Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ 
Hoạt động1: GV treo bản đồ hành chính Việt Nam
- Huế thuộc tỉnh nào?
- Tên con sông chảy qua thành phố Huế?
- Huế tựa vào dãy núi nào và có cửa biển nào thông ra biển Đông?
ð Kết luận: Thành phố Huế thuộc tỉnh thứa Thiên – Huế, có dòng sông Hương chảy qua
Hoạt động 2:Treo bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận
- Huế được chọn làm kinh đô của nước ta thời kì nào?
-Hãy kể tên các công trình kiến trúc cổ của Huế?
Kinh thành: Nơi ở và làm việc của các vua chúa
Lăng: nơi an nghỉ của các vua sau khi chết
- Vì sao Huế được gọi là cố đô?
Cố đô: thủ đô cũ, được xây từ lâu
- Vì sao cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới?
ð Kết luận: Huế là thủ đô của nước ta dưới thời nhà Nguyễn. Nơi đây còn giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao như quần thể kinh thành Huế, các đền chùa, lăng tẩm, . . .
c.Huế – thành phố du lịch 
Hoạt động 3: GV treo bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận:
- Quan sát hình 1, Nếu đi thuyền xuôi dòng sông Hương, ta có thể tham quan những địa điểm du lịch nào?
- Quan sát các ảnh trong bài, mô tả một trong những cảnh đẹp của thành phố Huế?
- Ngoài kiến trúc cổ, Huế còn có những gì hấp dẫn khách du lịch?
ð Kết luận: Nhờ có nhiều điều kiện ( thiên nhiên, các công trình kiến trúc cổ, các nét văn hoá đặc sắc) nên Huế đã trở thành một trung tâm du lịch lớn ở miền Trung
3.Củng cố – dặn dò:
- Giải thích tại sao Huế trở thành thành phố du lịch?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
-2 HS thực hiện yêu cầu
-Lắng nghe
- HS quan sát bản đồ 
- Thừa Thiên - Huế
- Sông Hương
-Phía Tây Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) và có cửa biển Thuận An thông ra biển Đông.
-Quan sát ,Thảo luận nhóm đôi
-Đọc bảng phụ
-Thời nhà Nguyễn, cách đây hơn 200 năm
- Các công trình kiến trúc lâu năm là:cung đình, thành quách: Kinh thành Huế, thành Hoá Châu; các đền chùa: chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén; các lăng tẩm: l lăng Tự Đức, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng, . . .
- Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm 
- Vì nơi đây còn giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị
- HS đọc câu hỏi thảo luận nhóm đôi. Sau đó cử đại diện trình bày. - từ thượng nguồn sông Hương ra biển: điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu tràng Tiền, chợ Đông Ba, nhà lưu niệm Bác Hồ, thành Hoá Châu.
Chùa Thiên Mụ: ngay ven sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng với một số nhà cửa.
Cầu Tràng Tiền: bắc ngang sông Hương, nhiều nhịp
-Thiên nhiên đẹp: Sông Hương, núi Ngự Bình; Các nhà vườn; các món ăn đặc sản; nhã nhạc cung đình; dân ca Huế
-Nhận xét, bổ sung
-Trả lời theo ý hiểu.
Buổi chiều 
BD Tiếng Việt
ÔN CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu 
 -Củng cố để HS nắm được cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
 -Vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ 
+ Một bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần?
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 - Ghi tên bài, nêu mục tiêu yêu cầu tiết học.
2.2. Luyện tập
 Đề bài: Tả con mèo nhà em (lập dàn ý).
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS xác định trọng tâm của đề bài.
- Cho cả lớp lập dàn ý vào vở. 
- Gọi một số em trình bày bài viết của mình.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại cho hay hơn.
-HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Nêu yêu cầu của đề bài.
- Viết dàn ý vào vở.
- Một số em trình bày bài của mình
- Về nhà viết lại cho hay hơn.
BD Toán:
LUYỆN GIẢI TOÁN TÌM HAI SỐ
 KHI BIẾT TỔNG (HIỆU) CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu
 - Củng cố để HS biết giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. 
II.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) của hai số đó.
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
2.1. GV giới thiệu bài
-GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2.2. Luyện tập
Bài 1:
-Gọi HS đọc đề bài.
-Gọi HS lên bảng giải.
-Nhận xét chốt lại cách làm đúng.
Bài 2: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài tập.
-Gọi 2 HS khá lên bảng làm bài.
-GV theo dõi, nhận xét.
Bài 3: Viết tỉ số vào ô trống:
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
3.Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà ôn luyện cách thực hiện. 
-2 HS lên bảng nêu.
-Lắng nghe.
-HS đọc.
-2HS TB lên giải, lớp làm vào vở.
-HS đọc đề.
-HS cả lớp thực hiện vào vở.
-2HS nêu
-2 HS khá lên bảng làm bài.
-Đổi vở kiểm tra chéo cho nhau.
-Về nhà thực hiện.
 Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN-NHẢY DÂY
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
 -Ôn và học mới một số nội dung môn đá cầu.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và học mới chuyền cầu.
 -Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác dể nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 -Địa điểm : Sân trường.
 -Còi . Mỗi HS một dây nhảy và 1 quả cầu
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
-GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
-HS chạy một vòng trên sân tập 
Thành vòng tròn,đi thường.bước Thôi
-Khởi động
-Kiểm tra bài cũ : 4 hs
- Nhận xét
2.Phần cơ bản
a.Đá cầu:
*Ôn tâng cầu bằng đùi
-Hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
-Nhận xét
*Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người
-G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi
-Nhận xét
b.Ôn nhảy dây kiểu chân trước,chân sau
-Hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập
-Nhận xét
*Thi nhảy dây theo tổ
-Nhận xét, tuyên dương
3. Phần kết thúc
-HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
-Thả lỏng
-Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
-Về nhà tập luyện Tâng cầu bằng đùi
-Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
-Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
-Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * * 
 GV 
Sinh hoạt tập thể :
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu 
 - Đánh giá các hoạt động tuần 29 phổ biến các hoạt động tuần 30.
 - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
II. Hoạt động dạy - học 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
- Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
 Giới thiệu :
- Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần.
2. Đánh giá hoạt động tuần qua
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành.
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
3. Phổ biến kế hoạch tuần 30
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới:
+ Về học tập.
+ Về lao động.
+ Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
4. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt. 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó :phụ trách học tập, phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
- Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29(9).doc