Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 22 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 22 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Toán

 Luyện tập chung

I. Mục tiêu

- rút gọn được phân số.

- quy đồng được mẫu số hai phân số.

II. Hoạt động dạy học

. KTBC.

- GỌI 1 HS CHỮA BÀI SỐ 4 SGK/117

- CHẤM 1 SỐ VBT

2.BÀI MỚI.

GIỚI THIỆU BÀI NÊU, YÊU CẦU BÀI HỌC HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP.

BÀI 1.

- GỌI HS NÊU YÊU CẦU.

- GỌI 1 SỐ EM NÊU LẠI CÁCH RÚT GỌN PHÂN SỐ.

- NHẬN XÉT, CHỮA BÀI.

BÀI 2.

- GỌI HS NÊU YÊU CẦU.

- NHẬN XÉT, KẾT LUẬN KẾT QUẢ.

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 22 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- rút gọn được phân số.
- quy đồng được mẫu số hai phân số.
II. Hoạt động dạy học
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ktbc.
- Gọi 1 HS chữa bài số 4 SGK/117
- Chấm 1 số VBT
2.bài mới.
Giới thiệu bài nêu, yêu cầu bài học Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.
- Gọi Hs nêu yêu cầu.
- Gọi 1 số em nêu lại cách rút gọn phân số. 
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2. 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
 ? Vì sao em biết phân số và bằng phân số ? 
Bài 3.
- Gọi HS nêu yêu cầu quy đồng mẫu số các phân số.
- Cho HS tự làm bài. 
- Nhận xét,chữa bài chung.
- HS nêu y/c bài tập.
- Gọi 1 HS trả lời miệng, nhận xét, 
chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò.
- Gọi hs nêu lại cách rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
- Nhận xét giờ học.
-2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.
; =
- Nhận xét, chữa bài.
-1 em làm trên bảng lớp.
Các PS bằng PS là và vì:
.
=> Vậy: = = .
-HS tự làm bài.
-3 HS làm trên bảng lớp 3 phần..
a. và 
Ta có: 
Vậy QĐMS của và được và 
b. và 
Ta có: ; 
Vậy QĐMS của và được và 
c.tương tự.
-HS nhận xét chữa bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.
Khoa học
Âm thanh trong cuộc sống.
I. Mục tiêu
- Hs nêu được ví dụvề lợi ích của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng đẻ giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường... )
II. Đồ dùng :
 GV: 5 vỏ chai nước ngọt, đài cát xét.
III.các Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Âm thanh có thể truyền qua những môi trường nào, cho VD?
+ Cuộc sống của chúng ta sẽ ntn nếu không có âm thanh?
2.Bài mới.
- giới thiệu bài : Nêu yêu cầu bài học và ghi tên bài mới.
Hoạt động1: Vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
Mục tiêu: Quan sát hình minh hoạ SGK và ghi lại vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
- Cho hs thảo luận.
- Gọi đại diện trình bày, bổ sung
+ Vậy âm thanh có vai trò như thế nào với cuộc sống?
* Kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta, nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện, thưởng thức âm nhạc....
 Hoạt động 2 Em thích và không thích những âm thanh nào?
Mục tiêu: Hãy nói cho các bạn biết em thích và không thích những loại âm thanh nào ? vì sao?
- Hướng dẫn hs chia 1 tờ giấy thành 2 cột và liệt kê các loại âm thanh theo yêu cầu: Thích, không thích nghe.
- Yêu cầu hs làm việc cá nhân.
- Gọi hs trình bày, bổ sung.
* Kết luận: Có những loại âm thanh khiến người ta thấy thoải mái, thư giãn khi nghe, nhưng cũng có những âm thanh gây khó chịu vì quá to, gắt
- Ta cần tránh gây ra những âm thanh khiến người nghe khó chịu.
Hoạt động 3 ích lợi của việc ghi lại được âm thanh.
+ Em thích nghe bài hát nào? lúc muốn nghe bài hát đó, em làm ntn?
- Bật đài cho hs nghe một số bài hát thiếu nhi.
-Vì sao ta nghe được những bài hát đó?
-Vậy việc ghi lại âm thanh có lợi gì?
- Hiện nay có những cách ghi âm nào?
- Gọi 2-3 em đọc mục Bạn cần biết.
Hoạt động nối tiếp.
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi " Người nhạc công tài hoa": Đổ nước vào chai với mức khác nhau, dùng bút chì gõ nhẹ vào chai để tạo ra những âm thanh khác nhau và nêu mối liên hệ giữa mức nước trong chai với âm thanh được 
phát ra.
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau: Âm thanh trong cuộc sống (đọc trước bài và trả lời câu hỏi của bài).
- 2 hs trả lời, lớp nhận xét.
+ Rất tĩnh lặng và buồn chán.
- Quan sát hình minh hoạ SGK và ghi lại vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
- Lần lượt trình bày kết quả:
+ Âm thanh giúp con người giao lưu văn hoá, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình cảm, trò chuyện...
+ Âm thanh giúp con người nghe được các tín hiệu đã được quy định: tiếng trống trường, tiếng còi xe...
+ Âm thanh giúp con người thư giãn, thêm yêu cuộc sống: nghe tiếng chim, tiếng hát, tiếng mưa rơi, gió thổi...
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lần lượt trình bày ý kiến:
+ Thích nghe nhạc, nghe tiếng chim hót, nghe tiếng mẹ... vì những âm thanh đó làm cho em thấy thoải mái, vui vẻ...
+ Không thích nghe tiếng còi ô tô rú, tiếng máy cưa gỗ... vì nó chói tai, gây cảm giác khó chịu...
+ Hs trả lời theo ý thích của bản thân.
- Lắng nghe.
+ Vì những bài hát đã được ghi âm lại và phát ra qua loa đài.
+ giúp ta nghe lại được âm thanh đã phát ra từ nhiều thời gian trước, giúp ta không phải nói đi nói lại nhiều lần một điều gì đó.
+ Người ta có thể dùng băng, đĩa trắng để ghi lai âm thanh.
- 2-3 em đọc, lớp đọc thầm.
* Hoạt động nhóm
- Chơi theo nhóm theo hướng dẫn của GV, nêu kết luận:
+ Chai chứa nhiều nước sẽ cho âm thanh trầm hơn.
Tập đọc
Sầu riêng.
I. Mục tiêu
-bươc đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. ( trả lời được các câu hỏi trong sgk )
II.Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ktbc.
- Gọi Hs đọc bài “ Bè xuôi sông La” và trả lời câu hỏi SGK.
- Biểu điểm: Đọc đúng, thuộc, diễn cảm: 8 điểm; Trả lời đúng: 2 điểm.
2. Bài mới. 
+Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ.
- Tổng hợp ý kiến và giới thiệu bài.
+ Hướng dẫn luyện đọc.
- G đọc mẫu, chia đoạn.
- Gọi Hs đọc nối tiếp ( 3 lượt ); 
G kết hợp :
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
 + Giải nghĩa từ ( Như chú giải SGK )
- Luyện đọc trong cặp.
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- G đọc mẫu
+ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
- Yêu cầu hs đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
-Miêu tả những nét đặc sắc của: Hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng.
- Tổng hợp những nét đặc sắc của cây sầu riêng.
-Tìm những câu văn nói lên tình cảm của nhà văn đối với cây sầu riêng?
- GV: Qua những câu văn này, tác giả rất trân trọng, yêu quý và tự hào về cây sầu riêng- đặc sản của miền Nam quê nhà.
 + Bài văn miêu tả cây gì? nó có gì 
đặc sắc? 
- Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung,
 ghi bảng.
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gọi 3 em đọc nối tiếp.
- Treo bảng phụ, đọc mẫu, hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn "Sầu riêng là...kì lạ."
- Yêu cầu Hs luyện đọc theo nhóm 3.
- Gọi hai nhóm thi trước lớp
- Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố, dặn dò.
- Qua bài học, em hiểu thêm điều gì?
- Nhận xét giờ học, dặn Hs luyện đọc và chuẩn bị bài sau: Chợ tết.
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát, nêu nội dung tranh minh hoạ.
- Theo dõi đọc
- Mỗi lượt 4 em đọc nối tiếp.
Đoạn 1: Từ đầu đến ....kì lạ.
Đoạn 2: Tiếp theo đến ....tháng năm ta.
Đoạn 3: còn lại.
- 2 HS một cặp luyện đọc.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Là đặc sản của Nam Bộ.
- Thảo luận nhóm và trình bày kết quả:
-Hoa sầu riêng: trổ vào cuối năm, cánh nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ, ...mỗi cuống ra một trái.
- Quả sầu riêng: lủng lẳng như những tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa...vị ngọt đến đam mê.
- Dáng cây rất lạ, thân khẳng khiu cao vút...tưởng như lá héo.
+ Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm..., hương vị quyến rũ đến kì lạ, tôi cứ nghĩ mãi...vị ngọt đến đam mê.
- 2-3 nêu.
tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. 
- 2-3 em nhắc lại nội dung.
- 3 đọc, nêu giọng đọc phù hợp từng đoạn.
- 2 em đọc trước lớp, lớp nhận xét 
- Luyện đọc theo nhóm 3.
- 2 nhóm thi đọc, lớp nhận xét, chấm điểm.
-Hiểu giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng và tình cảm trân trọng, yêu quý, tự hào của tác giả đối với cây sầu riêng.
Chính tả ( nghe-viết)
 Sầu riêng.
I. Mục tiêu:
- HS nghe-viết đúng bài chính tả,trình bày đúng đoạn văn trích trong bài
- Làm đúng các bài tập 3 .( kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh) hoặc 
BT 2 a/ b. 
II. Đồ dùng dạy học.
GV : Bảng phụ, phấn màu 
III.các Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ktbc:
- Yêu cầu HS viết, đọc : rộng rãi, dở dang, giang sơn, vất vả, ngỡ ngàng. 
- Biểu điểm: đúng đủ đạt 10 điểm.
2.Bài mới: 
+Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
+ Hướng dẫn nghe - viết:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
 " Hoa sầu riêng ...tháng năm ta."
- Đoạn văn miêu tả bộ phận nào của cây
 sầu riêng?
- Hoa sầu riêng, quả sầu riêng được tác giả miêu tả ntn?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : trổ, lác đác, li ti, lủng lẳng.
- Nhắc nhở hs cách trình bày đoạn văn.
- G đọc cho HS viết bài.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
+Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2: 
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Cho hs chơi trò chơi tiếp sức.
- Kết luận kết quả. Gọi HS đọc kết qủa đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm lại BT ở trongVBT, CBB: Chợ tết.( Đọc kỹ đoạn viết nhiều lần)
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp.
- 2 em đọc các từ.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Tả hoa, quả sầu riêng.
- Hoa đậu từng chùm...
- Quả trông giống như tổ kiến.
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó.
- Nghe. 
- Viết vở.
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì.
- Đổi vở soát lỗi.
- Đáp án: nắng - trúc xanh - cúc - lóng lánh - nên – vút - náo nức.
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
Luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1,mục iii) ; viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? 
II. các Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. ktbc:
- Gọi Hs đặt câu kiểu câu kể Ai thế nào? Xác định vị ngữ của câu đó ?
- Nêu ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
2. Bài mới. 
+GTB: Nêu mục tiêu bài học.
+ Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Nhận xét:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1,2/ 20.
- Gọi hs đọc đoạn văn.
+ Tìm những câu kể Ai thế nào trong đoạn văn?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp để làm BT2 vào VBT.
- Gọi Hs nêu ý kiến, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
- Chủ ngữ của các câu trên cho ta biết gì?
- Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do từ, cụm từ loại nào tạo thành?
=>KL: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ? đều là các sự vật có đặc điểm được nói đến ở vị ngữ.
*ghi nhớ: ( SGK )
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Y/c HS đặt câu, phân tích ý nghĩa cấu tạo của chủ ngữ?
3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1:
-  ... ..
-2 em đọc. Lớp đọc thầm.
Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2011
Tập làm văn
 Luyện tập miêu tả các bộ phậncủa cây cối.
I. Mục tiêu:
- Hs thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận
 của cây cối ở một số đoạn văn mẫu.
- Viết được 1 đoạn văn miêu tả lá, thân hoặc gốc cây.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : tranh minh hoạ 1 số cây .
III. các Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. bài cũ:
+ Khi miêu tả cây cối, ta cần lưu ý gì?
- Gv nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới :
+ GTB: Nêu yêu cầu giờ học.
+ Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập1:
- Gọi 2 Hs đọc yêu cầu, nội dung.
-Yêu cầu hs làm bài theo nhóm đôi.
+ Tác giả miêu tả cái gì?
+ TG đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lấy VD minh hoạ?
- Gọi hs trình bày, nhận xét sửa lỗi.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
 - Gọi hs đọc lại kết quả đúng.
+ Những hình ảnh sao sánh, nhân hoá có tác dụng gì?
G: Những hình ảnh so sánh, nhân hoá làm cho lá, thân cây gốc cây trở nên sống động, có hồn, có nét đặc sắc hơn.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc đề bài , G ghi bảng.
- Yêu cầu Hs xác định trọng tâm: 
+ Bài yêu cầu miêu tả gì? 
+ Em chọn tả bộ phận nào của cây?
+ Khi miêu tả, ta cần lưu ý gì?
- G treo tranh minh hoạ một số cây, gợi ý hs cách quan sát, miêu tả.
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân.
- Gọi hs nối tiếp trình bày.
- Nhận xét, cho điểm hs.
- Đọc bài tham khảo.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn hs về hoàn thành bài văn, chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả các bộ phận của cây cối.( Quan sát kỹ các bộ phận của cây mình định tả).
 Miêu tả loài cây : tả cây sầu riêng, bãi ngô.
 ( chú ý phân biệt loài cây này với loài 
cây khác)
Miêu tả 1 cái cây: chú ý tả đặc điểm để phân biệt cây này với cây khác cùng loại.
a. Đoạn tả lá bàng
- tả sự thay đổi màu sắc của lá theo 4 mùa.
- hình ảnh so sánh: như những ngọn lửa xanh, đỏ như đồng.
Tả lá 1 loại cây.
b. Đoạn tả cây sồi
- tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông – mùa xuân.
- hình ảnh so sánh: như một con quái vật...
- nhân hoá làm cho cây sồi như có tâm hồn và tình cảm con người
- Tả một cái cây cụ thể.
- 2 em đọc
- Tự viết vào VBT dựa vào gợi ý.
- Hs lần lượt nêu.
- Quan sát tranh minh hoạ cây.
- Làm bài cá nhân vào VBT
- 3 - 4 em trình bày.
- Lớp nhận xét về cấu tạo dàn ý, cách quan sát, dùng hình ảnh, trình tự miêu tả.
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết cách so sánh hai phân số.
-Bài 1(a,b), 2(a,b), 3.
II. các Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Gọi 1HS chữa bài tập số 2 SGK/ 122, nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
- Chấm 1 số VBT.
-Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: 
- GTB: Nêu mục tiêu bài học.
- Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:a,b
- Gọi Hs nêu yêu cầu, cách so sánh hai phân số .
- Cho HS làm vào vở, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.
- Gọi 1 số em nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Nhận xét, chữa bài chung.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Hai cách so sánh là những cách nào ?
- Gợi ý cách làm: có thể lấy 1 làm số trung gian để so sánh hoặc thực hiện quy đồng mẫu số để so sánh.
- Cho HS làm vào vở, 2 em làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, kết luận 2 cách làm và kết quả 2 cách.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gv viết mẫu , hướng dẫn hs làm bài.
+ Em có nhận xét gì về TS và MS của 2 ps trên ?
+ MS của ps nào lớn hơn ? Vậy ps nào lớn hơn ?
+ Khi so sánh 2 ps có cùng tử số ta so sánh ntn?
- Cho HS làm bài vào vở, 2 em làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
- Gọi HS nêu kết luận về cách so sánh 2 phân số cùng tử số.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu, so sánh phân số với 1.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà xem lại các BT đã làm CBB: Luyện tập chung CB trước các BT ở SGK.
-1 HS lên bảng chữa bài.
-Hs nêu yêu cầu.
-2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.
a. b. 
 Vì nên .
-Hs nêu yêu cầu và trả lời.
-2 em làm trên bảng lớp.
a. và :
*C1: QĐMS của và đượcvà 
Vì < nên < .
*C2:Ta có: 1
=>Vậy < .
b. và .
*C1: QĐMS của và được và 
Vì > nên > 
*C2:Ta có: >1; <1
=>Vậy > .
-Hs nêu yêu cầu.
-1 số hs trả lời.
-2 em làm trên bảng lớp.
b. và : > vì (MS 11<14)
 và : và vì (MS 9<11)
- 2 ps có cùng TS, ps nào có MS bé hơn thì lớn hơn và ngược lại.
-2 hs nêu.
Chiều Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
Đạo đức
 Lịch sự với mọi người (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết ý nghĩacủa việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
II.Đồ dùng dạy học
 - Gv: Phiếu học tập . Một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, một số câu tục ngữ, ca dao về lao động.
 - HS: SGK, VBT, sưu tầm các câu chuyện về chủ dề bài học. 
III. các Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là lịch sự với mọi người?
+ Vì sao cần phải lịch sự với mọi người?
- Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới.
- Giới thiệu và ghi tên bài .
Hoạt động 1 :Bày tỏ ý kiến.
- Nêu yêu cầu thảo luận: Đưa ra ý kiến nhận xét cho mỗi trường hợp sau và giải thích lí do.
1.Trung nhường ghế trên xe buýt cho một phụ nữ mang bầu.
2. Một ông lão ăn xin nhà Nhàn, Nhàn cho ông 1 ít gạo rồi quát" Thôi đi đi!"
3. Lâm hay kéo tóc các bạn nữ trong lớp.
4. Trong giờ ăn cơm, Vân vừa ăn vừa cười đùa, nói chuyện.
- Yêu cầu hs thảo luận, trình bày.
- Kết luận kết quả.
+ Những biểu hiện nào thể hiện phép 
lịch sự?
Kết luận: Bất kể lúc nào, khi ăn, nói, đi đứng...cũng cần phải giữ phép lịch sự.
Hoạt động 2 :Thi"Tập làm người lịch sự".
- Phổ biến luật thi: Mỗi nhóm thảo luận đóng vai tình huống theo gợi ý của GV, sau đó biểu diến trước lớp.
+ Nhân vật bố, mẹ, hai đứa con và mâm cơm.
+ Nhân vật hai bạn học sinh và quyển sách bị rách.
+ Nhân vật bà cụ già, một bạn nhỏ và một cái làn.
- Nhận xét kết quả, tuyên dương nhóm làm tốt.
Hoạt động3 :Tìm hiểu ý nghĩa một số câu
ca dao, tục ngữ.
+ Em hiểu ý nghĩa câu ca dao, tục ngữ sau đây ntn?
1. Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
2. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
3. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
- Nhận xét câu trả lời của hs.
- Kết luận chung.
 Hoạt động kết thúc
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK.
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau: Giữ gìn các công trình công cộng( đọc bài và làm các BT ra vở BT).
- 2 HS trả lời.
* Thảo luận cặp đôi.
- Trao đổi, trả lời: 
- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, bổ sung.
1. Đúng, vì người mang bầu không thể đứng lâu được, nhường ghế là hành động lịch sự.
2. Sai, vì ông lão cũng là người lớn tuổi, cần được tôn trọng.
3. Sai, vì đó là việc làm thể hiện sự không tôn trọng bạn nữ.
4. Chưa đúng, vì chỉ nên cười nói nhỏ để tránh gây bắn thức ăn vào người khác khi cười nói.
+ Chào hỏi người lớn tuổi, nhường nhịn em bé, nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ trên xe, không cười đùa quá to
 khi ăn...
* Thảo luận nhóm
- Thảo luận tình huống và đóng vai xử lí.
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
- Tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
 Hoạt động cả lớp
- đọc và nêu ý hiểu các câu tục ngữ:
1. Cần lựa lời khi nói chuyện với người khác để cuộc giao tiếp thoải mái, dễ chịu.
2. Nói năng cũng quan trọng nên phải học hỏi để nói năng sao cho lịch sự, làm cho người nghe thoải mái, thiện cảm.
3. Lời chào có tác dụng và ảnh hưởng rất lớn đến người khác, có khi còn giá trị hơn cả một mâm cỗ đầy.
-1 số hs đọc.
Sáng Thứ bảy ngày 29 tháng 1 năm 2011
Kĩ thuật
 Trồng cây rau, hoa
I. Mục tiêu:
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số loại cây giống rau, hoa.
- một số chậu để trồng cây.
- Dầm xới, cuốc .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Những điều kiện ngoại cảnh nào có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cây rau và hoa ?
- Nhận xét,ghi điểm.
2. Dạy học bài mới: 
a. Hướng dẫn Hs tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con.
- Em hãy nêu các công việc chuẩn bị cho việc trồng rau, hoa?
- Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
- Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
- Gv hướng dẫn Hs quan sát hình SGK.
- Em hãy nêu các bước trồng cây con?
- Phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây nhằm mục đích gì?
- Yêu cầu Hs nhắc lại các bước 
b, Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Gv hướng dẫn hs cách trồng cây con theo các bước trong Sgk. Vữa làm mẫu, Gv vừa giải thích các yêu cầu kĩ thuật.
3, Củng cố, dặn dò: 
- Gv nhận xét giờ học.
- Nhắc Hs chuẩn bị cho giờ sau thực hành.
Hoạt động học
- 2 Hs nêu.
- Hs đọc nội dung trong SGK.
- Chọn cây con đem trồng, chuẩn bị đất trồng.
- Để cây nhanh bén rễ và phát triển tốt.
- Làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ, gạch vụn, sỏi và san phẳng mặt luống.
- Hs quan sát hình SGK.
- Xác định vị trí trồng cây, đào hốc, trồng cây, tưới nước.
- Giúp cây không bị nghiêng ngả và không bị héo.
- 3 Hs nhắc lại.
- Hs theo dõi ghi nhớ.
Sinh hoạt lớp: Tuần 22
I. Mục tiêu
- Hs tự đánh giá ưu khuyết điểm qua tuần học.
- Xếp loại thi đua các cá nhân và các tổ.
- Đề ra phương hướng rèn luyện cho tuần sau.
II. Hoạt động chính.
1.Lớp trưởng nhận xét.
- Lớp trưởng công bố điểm thi đua của các tổ.
- Phổ biến những hoạt động trong tuần tới.
2.Giáo viên nhận xét chung.
+Nề nếp: Duy trì tương đối tốt các mặt nề nếp, đi học đều đặn, ra vào lớp đúng giờ, vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp .................................................................... .
+ Học tập: ý thức tự giác học tập chưa cao, còn nhiều em chưa làm bài, học bài trước khi đến lớp, sách vở đồ dùng học tập chưa được giữ gìn cẩn thận................................. 
- Nhiều bạn có tiến bộ trong học tập: ....................................... ............................................
+Lao động vệ sinh: Có ý thức giữ gìn vệ sinh, tài sản chung. Lao động trực nhật đều đặn, tích cực. Còn có hiện tượng vứt rác ra sân trường.
+ Các hoạt động khác: Tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
+ Tuyên dương: .............................................................................
+Phê bình: .......
3.Phương hướng tuần tới.
Phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt còn yếu kém, những đôi bạn cùng tiến tiếp tục giúp đỡ nhau trong mọi mặt.
Ngày tháng 1 năm 2011 
Xác nhận của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop4 T22 cktkn.doc