Giáo án dạy Lớp 4 Tuần 25

Giáo án dạy Lớp 4 Tuần 25

Tập đọc: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. Mục đích, yêu cầu:

 - HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời của nhân vật, phù hợp với nội dung , diễn biến sự việc.

 - Hiểu nghĩa từ mới: bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1. Bài cũ: 3 HS đọc thuộc lòng bài “Đoàn thuyền đánh cá”

 - Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp ntn?

 2. Bài mới: * Giới thiệu bài:

 a. Luyện đọc: - 1 HS đọc mẫu.

 - HS đọc nối tiếp theo đoạn hai lượt, kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ mới: bài ca man rợ, nín thít ( T giải thích ); gườm gườm, làu bàu ( HS nêu chú giải )

 - HS luyện đọc theo cặp – 1 HS đọc lại bài.

 - T đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 21 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1208Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 4 Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
Tập đọc: 	KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời của nhân vật, phù hợp với nội dung , diễn biến sự việc.
 - Hiểu nghĩa từ mới: bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu.
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: 3 HS đọc thuộc lòng bài “Đoàn thuyền đánh cá”
 - Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp ntn?
 2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
 a. Luyện đọc: - 1 HS đọc mẫu.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn hai lượt, kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ mới: bài ca man rợ, nín thít ( T giải thích ); gườm gườm, làu bàu ( HS nêu chú giải )
 - HS luyện đọc theo cặp – 1 HS đọc lại bài.
 - T đọc diễn cảm toàn bài.
 b. Tìm hiểu bài:
 * HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi số 1
 -  hắn đập tay xuống bàn quát mọi người im, hắn quát bác sĩ Ly “ có câm mồm không?”, hắn rút soạt dao ra lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly.
 * 1 HS đọc câu hỏi 2, lớp suy nghĩ trả lời.
 -  ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống lại cái xấu, cái ác bất chấp nguy hiểm.
 * T nêu câu hỏi 3, HS trả lời.
 -  một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
 * HS trao đổi nhóm hai trả lời câu hỏi 4
 * HS đọc thầm toàn bài và nêu ý chính của bài.
 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - 3 HS đọc lại truyện theo cách phân vai.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn “ Chúa Tàu trừng mắt  phiên toà sắp tới”
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Truyện đọc giúp em hiểu ra điều gì? ( Phải đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, với cái ác )
 - HS về đọc lại bài và chuẩn bị bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Chính tả: 	KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn “Cơn tức giận  như con thú dữ nhốt chuồng” trong bài “Khuất phục tên cướp biển”.
 - Làm đúng bài tập phân biệt r/d/gi
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: 
 - 3 HS lên bảng đọc và viết các từ khó trong tiết chính tả trước.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn:
 - 2 HS đọc đoạn văn.
 - Lớp đọc thầm đoạn văn trả lời các câu hỏi:
 + Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất hung dữ? (  đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, hung hăng )
 + Hình ảnh và từ ngữ nào cho thấy bác sĩ Ly và tên cướp biển rất trái ngược nhau? ( Bác sĩ Ly: hiền lành, đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Tên cướp biển: nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng )
 * Hướng dẫn viết từ khó: rút soạt, dõng dạc, quả quyết, nhốt chuồng, ...
 * Viết chính tả:
 * Soát lỗi và chấm bài:
 c. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2a: HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
 - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm thi tiếp sức tìm từ.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - HS về chép lại đoạn văn ở bài tập 2a và chuẩn bị tiết sau.
Toán: 	PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số ( qua tính diện tích hình chữ nhật )
 - Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: 1 HS chữa bài tập số 3
 2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
 a. Tìm hiểu ý nghĩa phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật.
 - Cho HS tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5m và chiều rộng 3m.
 - T nêu ví dụ: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài m và chiều rộng m.
 - HS nêu được cách tính
 b. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số:
 * Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ.
 - HS quan sát hình vẽ để nhận thấy:
 + Hình vuông có diện tích bằng 1m2. Hình vuông có 15 ô, vậy mỗi ô có diện tích bằng m2.
 + Hình chữ nhật phần tô màu chiếm 8 ô. Vậy diện tích hình chữ nhật bằng m2.
 * Phát hiện quy tắc nhân hai phân số.
 - Từ phân tích trên ta có diện tích hình chữ nhật là: x = 
 - HS quan sát hình vẽ và phép tính để nhận xét:
 + 8 (ô của hình chữ nhật ) bằng 4 x 2
 + 15 (ô của hình vuông ) bằng 5 x 3
 - Hướng dẫn HS dựa vào ví dụ để rút ra kết luận.
 c. Thực hành: * HS làm các bài tập 1 và 3; HS khá, giỏi làm thêm bài tập 5.
 * T hướng dẫn HS nhóm C phân tích đề và giải bài tập 3 và hướng dẫn HS chữa bài:
 Bài 1: HS vận dụng quy tắc làm bài rồi chữa bài.
 Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu - T hướng dẫn mẫu: x = x = 
 - HS khá, giỏi làm phần còn lại vào vở - Nêu cách làm và kết quả.
 Bài 3: HS đọc đề toán - Hướng dẫn HS phân tích đề
 - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng chữa bài.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại cách nhân hai phân số.
 - HS về học bài và làm bài ở VBT
Đạo đức: 	THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
 - HS hiểu và thực hiện tốt những hành vi đạo đức “Kính trọng biết ơn người lao động”, “Lịch sự vói mọi người”, “Giữ gìn các công trình công cộng”
 - HS biết đồng tình với những việc làm đúng với các chuẩn mực hành vi trên.
 - HS biết phê phán những biểu hiện trái với các hành vi trên.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ:
 - Tại sao ta phải giữ gìn các công trình công cộng?
 2. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài:
 HĐ1: Sắm vai:
 - Tổ chức cho HS đóng vai các tình huống ở bài tập 4 trong bài “Kính trọng, biết ơn người lao động”
 - Mỗi tổ thảo luận và đóng vai một tình huống.
 - Các tổ lên trình diễn.
 ? Vì sao cần phải kính trọng người lao động?
 HĐ2: Thảo luận nhóm:
 - HS hoạt động nhóm 4, thảo luận về những biểu hiện của phép lịch sự khi giao tiếp.
 - Các nhóm nối tiếp trình bày ý kiến.
 - T nhận xét, kết luận.
 HĐ3: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
 - Tổ chức cho HS thi đua chơi theo tổ xác định hành vi, việc làm đúng/sai và giải thích.
 - T nhận xét và kết luận.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - T hệ thống lại nội dung bài học.
 - HS về học bài và thực hiện tốt theo những gì được học.
 Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu: 	CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Mục đích, yêu cầu:
 - HS hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
 - HS nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? Tạo được câu kể Ai là gì? từ những chủ ngữ đã cho.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: 1 HS chữa bài tập 1
 2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
 a. Phần nhận xét:
 - 1 HS đọc nội dung bài tập.
 - Lớp đọc thầm thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
 - HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
 - T nhận xét và chốt lời giải đúng.
 b. Phần ghi nhớ:
 - 3 HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
 c. Phần luyện tập:
 Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài và thực hiện lần lượt từng yêu cầu một.
 - HS tự làm bài và phát biểu ý kiến.
 - T lưu ý HS: Trong câu “Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng” Chủ ngữ do hai tính từ “ buồn” và “ vui” ghép lại với nhau bằng các quan hệ từ tạo thành.
 Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu.
 - HS suy nghĩ nối tiếp phát biểu ý kiến.
 Bài 3: HS đọc yêu cầu.
 - T gợi ý: Các từ ngữ cho sẵn là chủ ngữ của câu kể Ai là gì?
 - HS tìm từ ngữ thích hợp đóng vai trò làm vị ngữ để đặt câu.
 - HS làm bài vào vở - Nối tiếp đọc bài làm.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nêu lại nội dung ghi nhớ.
 - HS về nhà làm hoàn thành bài tập 2
Kể chuyện: 	NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện rõ ràng, đủ ý, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
 - Hiểu nội dung câu chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, đặt tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
 - Chăm chú nghe T kể chuyện, nhớ chuyện.
 - Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: 2 HS kể lại việc em đã làm để góp phần giữ xóm làng ( trường học ) xanh, sạch, đẹp.
 2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
 a. T kể chuyện:
 - T kể lần 1 – HS chú ý lắng nghe.
 - T kể lần hai, vừa kể vừa kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 * 1 HS đọc yêu cầu của nhiệm vụ 1
 * Kể chuyện trong nhóm:
 - HS dựa vào lời kể của T và tranh minh hoạ kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4.
 - HS trao đổi về nội dung câu chuyện và trả lời các câu hỏi ở yêu cầu 3
 * Thi kể chuyện trước lớp:
 - Vài nhóm HS thi kể lại từng đoạn câu chuyện.
 - 2 – 4 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
 - HS kể xong kết hợp trả lời các câu hỏi trong yêu cầu 3
 - Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nêu nội dung câu chuyện ( Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc )
 - HS về kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị chuyện cho tiết sau.
Toán: 	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết cách thực hiện phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên và cách nhân số tự nhiên với phân số.
 - Biết thêm một ý nghĩa của nhân phân số với số tự nhiên.
 - Củng cố quy tắc nhân phân số và biết nhận xét để rút gọn phân số.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: - 1 HS chữa bài tập 3 và nêu lại quy tắc nhân phân số.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
 b. Luyện tập:
 * HS làm các bài tập 1, 2 và 4(a); HS khá, giỏi làm xong làm thêm bài tập3 và 5.
 * T hướng dẫn HS nhóm C làm bài tập 1 và rút gọn kết quả của bài tập 4.
 * Hướng dẫn HS chữa bài: 
 Bài 1: Thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên.
 - Hướng dẫn HS thực hiện mẫu.
 - T giới thiệu cách viết gọn: x 5 = = 
 - HS tương tự làm các phần còn lại.
 - HS chữa bài.
 Bài 2: T nêu yêu cầu.
 - Hướng dẫn thực hiện phép nhân số tự nhiên với phân số.
 - HS làm bài vào vở.
 - Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
 Bài 3: HS đọc yêu cầu.
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên.
 - HS khá, giỏi tự làm bài rồi so sánh kết quả.
 Bài 4: HS đọc yêu cầu.
 - Hướng dẫn HS tính rồi rút gọn.
 - HS nối tiếp nêu kết quả.
 Bài 5: HS khá giỏi tự làm bài rồi chữa bài.
 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - HS về làm bài ở VBT.
Khoa học: 	ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
 - Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau, ...
 - Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về  ... Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng/ Không kính, ừ thì ướt áo/ Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời/ Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
 * 1 HS đọc câu hỏi 2, lớp đọc thầm bài thơ trả lời.
 - Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới.. đã thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe ở chiến trường đầy khói lửa, bom đạn.
 * T nêu câu hỏi 3, HS đọc thầm bài trả lời.
 - Các chú bộ đội lái xe vất vả, rất dũng cảm. Đó là khí thế quyết chiến, quyết thắng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của hậu phương lớn miền Bắc trong thời kì chiến tranh chống đế quốc Mĩ.
 * HS đọc thầm bài tìm nội dung từng đoạn và ý nghĩa của bài thơ.
 - T chốt và ghi bảng nội dung.
 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL.
 - 4 HS nối tiếp đọc lại bài thơ.
 - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn “Không có kính, không phải không  Mưa ngừng gió lùa mau khô thôi”
 - HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
 - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, toàn bài thơ.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung của bài.
 - HS về HTL bài thơ.
Luyện từ và câu: 	MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm “Dũng cảm”.
 - Hiểu nghĩa một số từ theo chủ điểm và biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: 
 - 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài Luyện từ và câu trước.
 - 1 HS lấy ví dụ về câu kể Ai là gì? Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: HS đọc yêu cầu.
 - HS suy nghĩ làm bài.
 - Nối tiếp phát biểu ý kiến.
 Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu.
 - Hướng dẫn HS ghép thử từ “dũng cảm” vào trước hoặc sau mỗi từ ngữ cho trước sao cho tạo được tập hợp từ có nội dung thích hợp.
 - HS tự làm bài vào vở.
 - Nối tiếp đọc bài làm.
 - Lớp nhận xét, thống nhất.
 Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu.
 - HS suy nghĩ làm bài rồi nêu miệng kết quả.
 Bài 4: T nêu yêu cầu.
 - T hướng dẫn và gợi ý HS cách làm.
 - HS làm bài - Nối tiếp đọc bài làm.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - HS về ghi nhớ các từ ngữ mới.
Kĩ thuật: 	CHĂM SÓC RAU, HOA ( Tiếp )
I. Mục tiêu: 
 - HS làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
 - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bình tưới nước; Rổ đựng cỏ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: 2 HS nêu lại các thao tác kĩ thuật chăm sóc cây.
 2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
 HĐ1: Thực hành chăm sóc rau, hoa:
 - HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc rau, hoa; mục đích và cách tiến hành việc chăm sóc rau hoa.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - Phân công vị trí và giao nhiệm vụ thực hành cho HS.
 - HS thực hành chăm sóc bồn hoa.
 - T quan sát, uốn nắn những sai sót của HS và nhắc nhở HS đảm bảo an toàn lao động.
 - HS thu dọn dụng cụ, cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động, chân tay sau khi hoàn thành công việc.
 HĐ2: Đánh giá kết quả học tập:
 - T gợi ý HS tự đánh giá công việc thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 + Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
 + Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật.
 + Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian quy định.
 - T nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần học tập của HS.
 - HS về chuẩn bị bài sau “Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật”
Toán: 	TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS biết cách giải bài toán dạng “Tìm phân số của một số”
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: 2 HS chữa bài tập 2
 2. Bài mới: a. Giới thiệu cách tìm phân số của một số.
 * T nhắc lại bài toán “Tìm một phần mấy của một số”: 
 ? của 12 quả cam là mấy quả cam? ( 4 quả )
 * T nêu bài toán: Một rổ cam có 12 quả. Hỏi số cam trong rổ là bao nhiêu quả?
 - Gợi ý để HS nhận thấy số cam nhân với 2 thì được số cam. Từ đó có thể tìm số cam trong rổ theo các bước sau: + Tìm số cam trong rổ: 12 : 3 = 4 ( quả )
	 + Tìm số cam trong rổ: 4 x 2 = 8 ( quả )
 Vậy của 12 quả cam là 8 quả cam.
 - Hướng dẫn HS nêu bài giải: 
	Bài giải
	 số cam trong rổ là: 12 x = 8 ( quả )
	Đáp số: 8 quả
 - Hướng dẫn HS nêu: Muốn tìm của 12 ta lấy 12 nhân với 
 c. Thực hành: * HS làm các bài tập 1 và 2; HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3.
 * Hướng dẫn HS chữa bài:
 Bài 1: HS đọc đề toán.
 - HS làm bài - HS nêu cách làm và kết quả.
 Bài 2: HS đọc yêu cầu.
 - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
 Bài 3: HS khá, giỏi tự làm bài - Chữa bài.
 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu cách tìm phân số của một số.
 - HS về học bài và làm bài ở VBT.
 Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2008
Tập làm văn: 	LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN
 MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
 - HS vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên để viết đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích và khi làm bài văn miêu tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh một số cây.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ:
 - 2 HS đọc bài làm bài tập 3 của tiết trước.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1: HS đọc yêu cầu.
 - HS đọc nội dung và tìm sự khác nhau trong hai cách mở bài của hai đoạn văn tả cây hoa hồng nhung.
 - HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
 Bài 2: T nêu yêu cầu và nhắc HS:
 + Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả một trong ba cây.
 + Đoạn mở bài gián tiếp có thể chỉ 2 – 3 câu.
 - HS thực hành viết đoạn văn.
 - HS nối tiếp đọc đoạn văn mình viết.
 Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu.
 - T đính tranh ảnh một số cây lên bảng.
 - HS suy nghĩ trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho một đoạn mở bài hoàn chỉnh.
 - HS nối tiếp phát biểu.
 Bài 4: T nêu yêu cầu.
 - T hướng dẫn HS viết một đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý trả lời câu hỏi ở bài tập 3
 - HS thực hành viết.
 - HS đổi bài chữa lỗi cho nhau.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - HS về hoàn chỉnh bài tập 4. 
Toán: 	PHÉP CHIA PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: - Giúp HS biết thực hiện phép chia hai phân số ( lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược )
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: 1 HS chữa bài tập 2
 2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
 a. Giới thiệu phép chia phân số.
 - T nêu ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng m. Tính chiều dài của hình chữ nhật đó?
 - HS nhắc lại cách tính chiều dài hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng.
 - T vừa thực hiện vừa nêu cách chia hai phân số chia cho : 
 : = x = = 
 - Yêu cầu HS thử lại bằng phép nhân.
 - HS nhắc lại cách chia phân số.
 b. Thực hành:
 * HS làm bài tập 1(3 số đầu), bài 2 và bài 3a; HS khá, giỏi làm thêm bài tập 4
 * T hướng dẫn HS nhóm C làm bài tập 2.
 * Hướng dẫn HS chữa bài:
 Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu.
 - HS tự làm rồi chữa bài.
 Bài 2: HS đọc yêu cầu.
 - T hướng dẫn HS tính theo quy tắc đã học.
 - HS làm bài vào vở.
 - Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
 Bài 3: T nêu yêu cầu.
 - Hướng dẫn HS làm và chữa từng cột phép tính.
 Bài 4: HS đọc bài toán.
 - Hướng dẫn HS phân tích đề.
 - HS Khá, giỏi giải bài vào vở - 1 HS lên bảng chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách chia phân số.
 - HS học bài và làm bài ở VBT.
Lịch sử: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: 
 - Một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
 + Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
 + Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
 + Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng cực khổ, không bình yên.
 - Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong.
II. Đồ dùng dạy học: Lược đồ; Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: 1 HS kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.
 2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
	HĐ1: Sự suy sụp của triều Hậu Lê.
	 - T mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI.
	HĐ2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam - Bắc triều.
	 - HS hđộng nhóm 4 làm việc với phiếu học tập.
	 - Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày.
	 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	HĐ3: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
	 - HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
	 + Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn? (Khi Nguyễn Kim chết,con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính đã đẩy con trai của NK là nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá, Quảng Nam.Hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn.)
	 + Nêu kết quả của chiến tranh Trịnh Nguyễn? ( Hai họ lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giớichia cắt đất nước)
	 - HS nối tiếp trình bày ý kiến.
	 *KL: Vậy là hơn 200 năm, các thế lực phong kiến đánh nhau, chia cắt đất nước thành hai miền Nam - Bắc.
	HĐ4: Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI.
	 - HS trả lời câu hỏi: Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì? (đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, đàn ông thì phải ra trận chém, giết lẫn nhau, đàn bà và trẻ con thì ở nhà sống cuộc sống đói rách. Đất nước bị chia cắt, kinh tế suy yếu)
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Vì sao nói chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn là những cuộc chiến tranh phi nghĩa? ( vì các cuộc chiến tranh này nhằm mục đích tranh giành ngai vàng của các thế lực phong kiến đã làm cho đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề)
 - HS học bài và chuẩn bị bài “Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong”
Sinh hoạt: 	LỚP
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá và nêu kế hoạch hoạt động.
 - HS có ý thức đoàn kết xây dựng tập thể tốt.
II. Sinh hoạt: 
 1. Đánh giá:
 * Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp cụ thể về từng mặt.
 * Các tổ tham gia đóng góp ý kiến.
 * T nhận xét chung.
 2. Kế hoạch hoạt động:
 - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn.
 - Phát huy tốt các nề nếp hiện có.
 - Thi đua học tập tốt giữa các cá nhân và giữa các tổ.
 - Thực hiện tốt nề nếp đồng phục.
 - Giữ gìn vệ sinh chung.
 3. Sinh hoạt văn nghệ: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25(1).doc