Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 7 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 7 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Toán: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

 - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.

 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ

 - HS tích cực học tập.

II. Chuẩn bị:

 - Bảng phụ ghi BT 4

III. Hoạt động dạy học

1)Khởi động (5’)

- KTBC: 1 HS lên bảng chữa bài 4, kiểm tra vở BT của HS.

- GV nhận xét, ghi điểm

2)Luỵên tập (25’)

BT 1: Thử lại phép cộng

- GV ghi phép tính 2146 + 5146 yêu cầu HS đặt tính và tính

+ Vì sao em biết bạn làm đúng?

+ Cách thử phép cộng như thế nào?

- GV nêu lại cách thử phép cộng

- Gọi HS làm các bài còn lại và thử lại

- Nhận xét, ghi điểm

BT 2: Thử lại phép trừ

- GV viết phép tính : 6839 - 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện

+ H: vì sao em biết bài của bạn đúng hay sai?

+ Nêu cách thử lại phép trừ?

- GV nêu cách thử lại phép trừ

- Yêu cầu HS làm bài và thử lại

- Nhận xét, ghi điểm

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 7 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
 - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. 
 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ
 - HS tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ ghi BT 4
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Khởi động (5’) 
- KTBC: 1 HS lên bảng chữa bài 4, kiểm tra vở BT của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm 
2)Luỵên tập (25’)
BT 1: Thử lại phép cộng
- GV ghi phép tính 2146 + 5146 yêu cầu HS đặt tính và tính 
+ Vì sao em biết bạn làm đúng? 
+ Cách thử phép cộng như thế nào? 
- GV nêu lại cách thử phép cộng 
- Gọi HS làm các bài còn lại và thử lại 
- Nhận xét, ghi điểm
BT 2: Thử lại phép trừ
- GV viết phép tính : 6839 - 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện 
+ H: vì sao em biết bài của bạn đúng hay sai? 
+ Nêu cách thử lại phép trừ? 
- GV nêu cách thử lại phép trừ 
- Yêu cầu HS làm bài và thử lại 
- Nhận xét, ghi điểm
BT 3: Tìm x 
+ Nêu cách tìm số hạng chưa biết?
+ Tìm số bị trừ chưa biết? 
- GV nhận xét và ghi điểm 
3)Củng cố, dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học 
- Hát T2 
- HS lên bảng 
- 1 HS lên bảng làm 
- Lớp làm vào bảng con 
- Gọi HS nhận xét 
- Dùng cách thử lại 
- Trả lời 
- 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở 
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con 
- Dùng cách thử lại 
- 3 HS lên bảng 
- Lớp làm vào vở 
- HS nêu yêu cầu 
- 2 HS lên bảng làm 
- Lớp làm vào vở 
- HS trả lời 
Toán: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ
 - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ kẽ sẵn phần VD 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Khởi động (5’) 
- KTBC: 1HS chữa BT 5, KT 5 vở BT 
- GV nhận xét, ghi điểm 
2)Bài mới (25’)
 HĐ 1: G/T biểu thức có chứa 2 chữ 
- GV treo bảng kẻ sẵn 
+ Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào? 
+ Nếu anh câu được 3 con và em câu được 2 con thì 2 anh em câu được .....?
- GV ghi vào bảng 
- G/t tương tự với các trường hợp còn lại 
+ Nếu anh câu được a con cá và em câu được b cá thì số cá mà 2 anh em câu .... ? 
 a + b gọi là biểu thức có chứa 2 chữ 
 HĐ 2: Giá trị biểu thức có chứa 2 chữ .
- GV nêu câu hỏi và viết bảng: 
+ Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng ..... ? 
- Vậy 5 là 1 gái trị của biểu thức a + b 
- G/t tương tự với các trường hợp còn lại 
+ Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính gái trị của biểu thức a + b ta làm ... ? 
+ Mỗi lần thay a và b bằng số ta tính ....?
- Nêu KL
 HĐ 3: Luỵên tập 
BT 1: Tính giá trị của c + d nếu: ....
- GV nêu câu hỏi 
- Nhận xét, ghi điểm 
BT 2: (a,b) Tính giá trị của a - b 
- Nhận xét, ghi điểm 
BT 3: (hai cột) GV treo bảng phụ, h/d làm bài 
- Nhận xét, ghi điểm 
3)Củng cố, dặn dò (5’)
- 1 HS lên bảng làm 
- HS đọc BT ví dụ 
- Lấy số cá của anh cộng với số cá của em .
=>..... 3 + 2 con cá 
- Nghe 
=>.....a + b con cá 
=>......3 + 2 = 5 
- Ta thay số vào chữ a và b rồi tính giá trị biểu thức.
- Tính được 1 giá trị của biểu thức a 
+ b.
- HS nêu yêu cầu đề bài 
- HS làm miệng 
- HS đọc đề 
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vở
- HS đọc đề 
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở 
Toán: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG 
I. Mục tiêu: 
 - Biết tính chất giao hoán của phép cộng
 - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ kẻ sẵn 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Khởi động (5’) 
- KTBC: Gọi HS chữa bài tập 4 
- Kiểm tra VBT 
- Nhận xét, ghi điểm 
- GV giới thiệu bài 
2)Bài mới (25’)
 HĐ 1: G/t tính chất giao hoán
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn 
- Yêu cầu HS tính 
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b và b + a khi a = 20 và b = 30? 
- GV nêu câu hỏi tương tự với các biểu thức còn lại.
- Ta có thể viết: a + b = b + a 
+ Em có nhận xét gì về các số hạng trong 2 tổng a + b và b + a? 
+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào? 
+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thí giá trị của tổng có thay đổi không?
- GV nêu kết luận 
 HĐ 2: Luyện tập 
BT 1: Nêu kết quả tính 
- GV nêu câu hỏi vì sao lại có kết quả như vậy? 
BT 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm 
- Nhận xét, ghi điểm
3)Củng cố, dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau 
- 2 HS lên bảng
- Nghe 
- Gọi HS đọc 
- 3 HS lên bảng thực hiện 3 cột 
=>......a + b và b + a đều bằng 50
- Gọi HS đọc 
- Mỗi tổng đều có 2 số hạng, nhưng vị trí của các số hạng khác nhau .
- Được tổng b + a 
=>......Không thay đổi 
- Vài đọc kết luận ở SGK 
- HS đọc đề 
- Nêu miệng kết quả 
- HS đọc đề 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở 
 Toán: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ 
 - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ
 II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng chưa viết các số và chữ .....
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Khởi động (5’) 
- KTBC: gọi 2 HS: Nêu tính chất giao hoán của phép cộng? cho VD?
- GV nhận xét, ghi điểm 
2)Bài mới (25’)
 HĐ 1: G/T Biểu thức có chứa 3 chữ 
- Yêu cầu HS đọc BT ví dụ 
+ Muốn biết cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào? 
- GV treo bảng 
+ Nếu An câu 2 con cá, Bình câu 3 con, Cường câu 4 con. Thì cả 3 bạn câu .... ? 
- GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại 
- a + b + c gọi là biểu thức có chứa 3 chữ 
 HĐ 2: Giá trị của biểu thức chứa 3 chữ 
+ Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c ... ? 
- Vậy 9 là 1giá trị của biểu thức a + b + c 
- GV làm tương tự với các trường hợp còn lại 
 HĐ 3: Luỵên tập 
BT 1: Tính giá trị của biểu thức a + b + c
+ Yêu cầu chúng ta làm gì?
- Nhận xét, chữa bài 
BT 2: Tính giá trị của biểu thức a x b x c 
- GV nêu câu hỏi h/d HS làm 
* BT 3: (NC) Tính giá trị của biểu thức .....
- GV có thể từ 2 biểu thức giới thiệu với HS quy tắc : Khi thực hiện trừ 1 số cho 1 tổng ta có thể lấy số đó trừ đi các số hạng của tổng .
3)Củng cố, dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học 
- Trả lời 
- HS đọc 
=> Ta cộng các số của 3 bạn với nhau 
=> Cả 3 bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá
- Gọi HS nhắc lại 
- HS đọc VD 
=>...... a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
- HS đọc yêu cầu 
- Tính giá trị biểu thức 
- Gọi HS làm miệng 
- HS đọc đề 
- 3 HS làm bảng, lớp làm vở 
- HS đọc đề 
- Dành cho HS khá , giỏi.
 Toán: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG 
I. Mục tiêu: 
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung như SGK 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Khởi động(5’) 
- KTBC: gọi HS chữa BT 4 
- Kiểm tra VBT 
- Nhận xét, ghi điểm 
2)Bài mới (25’)
 HĐ 1: G/T tính chất kết hợp
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn 
- GV gọi HS tính giá trị biểu thức .
+ Hãy so sánh giá trị biểu thức ( a + b) + c với giá trị của biểu thức a + ( b + c ) khi a = 35 , b = 15 và c = 20? 
- GV nêu làm tương tự với các trường hợp còn lại 
+ Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức ( a + b ) + c luôn như thế nào so với a + ( b + c)? 
-Vậy có thể viết: (a + b) + c = a + (b + c) 
- Nêu kết luận ....
 HĐ 2: Luyện tập 
BT 1: a) dòng 2,3 Tính bằng cách thuận tiện nhất
 b)dòng 1,3 
- GV viết biểu thức
- Nhận xét, ghi điểm 
BT 2: H/D HS ghi tóm tắt 
 Ngày đầu : 75500000 đồng
 Ngày hai : 86950000 đồng
 Ngày ba : 14500000 đồng
- Nêu câu hỏi H/D cách giải 
- Nhận xét, ghi điểm 
3)Củng cố, dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau 
- HS lên bảng 
- Nghe 
- Gọi HS đọc 
- 3 HS lên bảng 
=> Giá trị của 2 biểu thức đều bằng 15 
- HS trả lời 
- Giá trị của 2 biểu thức luôn bằng nhau 
- Vài HS nhắc lại 
- HS nêu yêu cầu 
- 2 HS lên bảng làm 
- Lớp làm vào vở 
- HS đọc đề 
- 1 HS lên bảng làm 
- Lớp làm vào vở 
Lịch sử: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO 
 NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO 
I. Mục Tiêu 
 - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 903:
 + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ
 + Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền giết chết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán
 + Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch
 + Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc
II. Chuẩn bị: 
 - Hình trong SGK phóng to. Phiếu học tập. Tranh vẽ diễn biến trận BĐ 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Khởi động (5’)
- KTBC: gọi 2 HS: Khởi nghĩa HBT bắt đầu từ đâu và diễn ra như thế nào? 
+ Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa HBT?
- Nhận xét, ghi điểm - Giới thiệu bài 
2)Bài mới (28’)
- Yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu về Ngô Quyền 
- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS đánh dấu vào những thông tin đúng.
- Yêu cầu vài em dựa vào kết quả, để giới thiệu về Ngô Quyền.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng 
- Lớp thảo luận nhóm các câu hỏi sau 
+ Cửa sông BĐ nằm ở địa phương nào?
+ Vì sao có trận BĐ? trận đánh diễn ra NTN? 
+ NQ đã dùng kế gì để đánh giặc? 
+ Trận đánh diễn ra như thế nào? 
+ Kết quả của trận đánh như thế nào? 
- GV nhận xét, chốt lại ý 
+ Sau chiến thắng của trận BĐ, Ngô Quyền đã làm gì? 
+ Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
- GV chốt lại ý chính toàn bài 
3)Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học . Dặn dò tiết sau.
- Hát t2 
- HS trả lời 
- Nghe
- HS đọc SGK 
- HS làm vào phiếu 
- Vài HS trả lời 
- Lớp làm việc theo nhóm 4 
- Trả lời 
- Vài HS đọc ghi nhớ
 Địa lý: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục Tiêu
 - Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống( Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,..) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta
 - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên: 
 Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy
 *HS quan sát tranh , ảnh mô tả nhà Rồng.
II. Chuẩn bị: 
 - Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, các hoạt động, trang phục, lễ hội của các dân tộc ở TN 
III. H ... OẠN VĂN KỂ CHUYỆN 
I. Mục tiêu: 
 Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện)
II. Chuẩn bị: 
 - Tranh minh hoạ truyện “Ba Lưỡi Rìu” ( để KTBC )
 - 4 tờ giấy viết nội dung chưa hoàn chỉnh của 1 đoạn văn 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Khởi động (5’)
- KTBC: Gọi 3 HS dựa vào tranh và ghi dưới tranh thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh 
(mỗi HS 2 tranh)
- GV nhận xét, ghi điểm 
- Giới thiệu bài 
2)Luỵên tập (25’)
 BT 1: GV giao nhiệm vụ đọc hiểu cốt truyện và nêu được các sự việc chính trong cốt truyện 
+ Theo em, cốt truyện vừa đọc có mấy sự việc chính?
- GV treo tranh cho lớp quan sát 
+ Bức tranh này minh hoạ sự việc nào trong cốt truyện ?
- GV chốt lại: Cốt truyện trên có 4 sự việc......
 BT 2: GV giao việc: các em giúp bạn Hà hoàn chỉnh một trong các đoạn văn ấy.
- GV phát 4 từ giấy to các đoạn đã chuẩn bị cho 4 em viết.
- Gọi HS 
- GV dán 4 tờ giấy lên bảng theo thứ tự 1 - 4 
- GV nhận xét và sửa chữa, tuyên dương những bạn viết hay 
- GV đọc đoạn văn mẫu cho lớp nghe
3)Củng cố dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau 
- HS trình bày 
- Nghe 
- HS đọc yêu cầu 
- HS đọc thầm và tìm hiểu 
- Có 4 sự việ chính 
- HS quan sát 
- HS đọc đề
- Đọc 4 đoạn văn của bạn Hà chưa viết hoàn chỉnh 
- 4 HS làm vào giấy
- Lớp viết vào vở 
- HS trình bày bài 
- 4 HS lần lượt trình bày 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
Chính tả: ( nhớ - viết ) GÀ TRỐNG VÀ CÁO 
I. Mục tiêu: 
 - Nhớ - viết đúng bài CT ; trình bày đúng các dòng thơ lục bát 
 - Làm đúng BT (2) a / b, hoặc (3) a / b, hoặc BT do GV soạn
II. Chuẩn bị: 
 - Một số tờ phiếu viết sẵn nội dung BT 2 
 - Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT 3 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Khởi động (5’)
- KTBC: gọi 2 HS làm bài tập 3 
- Nhận xét, ghi điểm 
- Giới thiệu bài
2)Bài mới (25’)
 HĐ 1: Viết chính tả 
- GV nêu yêu của bài 
- GV đọc qua 1 lần 
- GV nhắc lại cách viết bài thư lục bát
- HS tự viết bài 
- H/D chữa lỗi 
- Thu chấm 5 - 8 bài của HS và nêu nhận xét 
 HĐ 2: Luyện tập 
BT 2: Tìm chữ thích hợp bắt đầu bằng tr/ch ( 2a ) 
- GV dán 3 - 4 băng giấy nhỏ lên bảng, gọi 3 - 4 nhóm thi tiếp sức 
- GV nhận xét, chốt ý đúng: Trí tuệ - phẩm chất - trong lòng đất - chế ngự - chinh phục - vũ trụ - chủ nhân 
BT 3: Tìm các từ chứa vần ươn/ương
 ( 3b )
- GV cho HS chơi tìm từ nhanh 
- Nhận xét, chốt ý: vươn lên - tưởng tượng
3)Củng cố dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau 
- Nghe 
- 2 HS đọc thuộc lòng 
- HS đọc thầm, ghi nhớ những từ ngữ có thể viết sai 
- HS nhớ và viết bài 
- HS đổi vở chữa lỗi 
- Nêu yêu cầu 
- Mỗi HS trong nhóm chuyền bút cho nhau điền nhanh tiếng tìm được 
- Nêu yêu cầu 
- Đại diện thi
 Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 20
Tập làm văn: LUYỆN TẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN 
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng ; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ viết sẵn gợi ý 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Khởi động (5’)
- KTBC: gọi 2 HS mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện “Vào nghề” 
- Nhận xét, ghi điểm 
- Giới thiệu bài 
2)Luỵên tập (25’)
- GV ghi đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian - Treo bảng phụ phần gợi ý.
- GV h/d HS nắm vững yêu cầu của đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng 
- H/D HS tập kể 
- Cho HS thi kể 
- Nhận xét, tuyên dương
- Gọi HS đọc 
- GV nhận xét, ghi điểm 
3)Củng cố dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau 
- Trả lời 
- Nghe 
- HS đọc đề 
- Lớp đọc thầm 
- Đọc gợi ý
- HS tự làm bài 
- HS lần lượt kể trong nhóm 
- Đại diện nhóm lên kể 
- HS làm vào vở 
- 3 HS đọc bài cho lớp nghe 
Thứ năm ngày 1 tháng10 năm 20
Luỵên từ và câu: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI TÊN 
 ĐỊA LÝ VIỆT NAM 
I. Mục tiêu: 
 Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN để viết đúng các tên riêng VN trong BT1 ; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2
II. Chuẩn bị: 
 - 3 tờ giấy khổ to, mỗi tờ ghi 4 dòng của bài ca dao BT 1 (bỏ qua 2 dòng đầu )
 - Bản đồ địa lý VN 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Khởi động (5’) 
- KTBC: gọi 2 HS 
+ Em hãy nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lý VN? 
+ Em lấy VD về cách viết tên người, tên địa lý VN? 
- Nhận xét, ghi điểm 
- Giới thiệu bài 
2)Luyện tập (25’)
 BT 1: GV giao việc: các em viết lại cho đúng những tên riêng còn viết sai 
- Phát 3 tờ giấy cho 3 HS 
- Cho HS trình bày 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng 
 BT 2: Trò chơi du lịch 
- GV treo bản đồ địa lý VN
- Giao việc cho lớp làm việc theo nhóm.
- Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố nước ta.
- GV nhận xét, bổ sung 
3)Củng cố dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau 
- HS trả lời 
- Lắng nghe 
- HS đọc yêu cầu 
- 3 HS làm vào giấy 
- Lớp làm vào vở
- 3 HS lên trình bày kết quả 
- HS đọc đề 
- Nhóm làm bài
- Đại diện nhóm báo kết quả 
- Lớp làm bài vào vở 
 Đạo đức: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA 
I. Mục tiêu ( Tiết 1 )
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của
 - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của
 - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày
II. Chuẩn bị: 
 - Mỗi HS có 3 tấm bài : xanh, đỏ, trắng, (HĐ 2 - T1 )
 - Bảng phụ ghi các thông tin (HĐ 1 - T 1). Phiếu học tập (BT 2), (BT 4)
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Khởi động (2’)
- Giới thiệu bài
2)Bài mới (28’)
 HĐ 1: Tìm hiểu thông tin 
- GV giao việc: đọc thông tin và quan sát tranh SGK, yêu cầu HS thảo luận 
- GV treo bảng phụ 
+ Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó?
+ Theo em, có phải do nghèo nên các nước như Nhật, Đức phải tiết kiệm? 
+ Vậy họ tiết kiệm để làm gì? 
+ Tiền của do đâu mà có? 
- GV nêu kết luận 
 HĐ 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ 
BT 1: GV nêu từng ý kiến trong BT.
- GV đề nghị HS giải thích về cách chọn
- GV kết luận: các ý kiến c, d là đúng 
BT 2: GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ .
- Gọi HS trình bày trước lớp 
- GV nêu kết luận về những việc nên làm và không nên làm 
+ Bản thân em đã tiết kiệm được chưa? tiết kiệm những gì ?
- GV nêu KL 
3)Củng cố, dặn dò (5’)
- Dặn về sưu tầm truỵên tấm gương về tiết kiệm tiền của (BT 6 SGK)
- Tự liên hệ việc tiết kiệm của bản thân (BT 7 SGK)
- Nhận xét tiết học 
- HS làm việc theo nhóm đôi 
- Trả lời 
- Không phải do nghèo
- Đó là thói quen ...
- Do sức lao động của con người 
- HS đưa thẻ 
- Lắng nghe 
- HS ghi vào phiếu 
- Trình bày 
- Trả lời 
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ 
Thể dục: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG
 ĐIỂM SỐ,QUAY SAU.
I. Mục tiêu 
 - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng hàng thẳng, điểm số và quay sau cơ bản đúng
 - Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi
 - Trò chơi “Kết bạn”
II. Địa điểm, phương tiện 
 - Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện.
 - Còi 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Phần mở đầu(6’-10’)
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung học
- Cho lớp đứng tại chỗ hát và vỗ tay
- Trò chơi “ làm theo hiệu lệnh ”
2)Phần cơ bản(18’-22’)
a) Đội hình đội ngũ
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau.
- Cho các tổ thi đua trình diễn
- GV quan sát, sửa chữa, tuyên dương
b) Trò chơi vận động
- Tổ chức trò chơi “ kết bạn ”
- GV nêu tên, cách chơi và luật chơi
- Nhận xét, tuyên dương
3)Phần kết thúc(4’-6’)
- Cho lớp đứng thành vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu
- Cho lớp vừa hát vừa vỗ tay 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị tiết sau
- Nghe 
- Lớp hát
- Tham gia
- Tập luyện theo tổ
- Các tổ thi đua
- Nghe
- Lớp chơi thử
- Tham gia chơi
- Thả lỏng và hít thở
- Lớp hát
 Thể dục: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI
I. Mục tiêu 
 - Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lại
 - Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi
 - Trò chơi “Ném trúng đích”
II. Địa điểm, phương tiện 
 - Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện.
 - Còi, một số bóng rổ hoặc bóng da
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Phần mở đầu(6’-10’)
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung học
- Cho lớp chạy chậm theo vòng tròn trên sân, sau đó đứng khởi động các khớp
- Trò chơi “ tìm người chỉ huy ”
2)Phần cơ bản (18’-22’)
a) Đội hình đội ngũ
- Cho HS ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
- Cho các tổ thi đua trình diễn
- Quan sát, nhận xét và sửa chữa
b) Trò chơi vận động
- Tổ chức trò chơi “ ném trúng đích ”
- GV nêu tên, cách chơi và luật chơi
- Nhận xét, tuyên dương
3)Phần kết thúc(4’-6’)
- Cho lớp đứng thành vòng tròn vỗ tay và hát
- Đứng tại chỗ hít thở sâu 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị tiết sau
- Nghe 
- Lớp chạy và khởi động
- Tham gia
- Tập luyện theo tổ
- Các tổ thi đua
- Nghe
- Lớp chơi thử
- Tham gia chơi
- Lớp hát
- Thả lỏng và hít thở
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ::
SINH HOẠT LỚP.
I.Mục tiêu: 
+ Đánh giá hoạt động để biết ưu, khuyết điểm.
 -Nắm kế hoạch tuần tới 7
 +Rèn kỹ năng nói, nhận xét, rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
 +Giáo dục tinh thần đoàn kết, có ý thức xây dựng nề nếp tốt.
II.Các hoạt động dạy học:
HĐGV
HĐHS
*Ổn định:(2’)
Hoạt động 1:(16’) Nhận xét hoạt động tuần qua.
-Nhận xét chung: Nêu ưu điểm nổi bật để phát huy, động viên các em có cố gắng.
-Tuyên dương các cá nhân, tổ có hoạt động tốt.
Hoạtđộng 2:(12’) Nêu kế hoạch tuần 7
-Học bình thường.
-Phát động phong trào :Vở sạch chữ đẹp HKI.
-Kiểm tra vệ sinh cá nhân.
-Tiếp tục củng cố nề nếp.
-Giúp các bạn : Ngọc ,Thìn ,Trinh.
*Tham gia văn nghệ(5’)
*Nhận xét, dặn dò:
-Thực hiện đầy đủ theo kế hoạch.
-Hát
-Lần lượt các tổ trưởng nhận xét hoạt động của tổ trong tuần qua.
 + Học tập
 + Chuyên cần.
 + Lao động, vệ sinh.
 + Các công tác khác.
-Các tổ khác bổ sung
+Lớp trưởng nhận xét.
-Lớp bình bầu :
+Cá nhân xuất sắc: Gìơ, Duy,Huyền.
+Cá nhân tiến bộ: Diễm My, Tài,
+Tổ xuất sắc: Tổ 2
-Lắng nghe.
-Phân công các bạn giúp đỡ.
-Tham gia múa, hát, trò chơi theo chủ điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L4 TUAN 7 CKTKN.doc