Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 25

Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 25

TUẦN 25

 Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2010.

TẬP ĐỌC

 PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

 I. MỤC TIÊU.

1. Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài; giọng đọc tự hào, ca ngợi.

2. Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

(Trả lời được các câu hỏi SGK)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK; thêm tranh, ảnh về đền Hùng.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

+3 HS đọc bài “Hộp thư mật”

+ Trả lời câu hỏi trong SGK

2.Bài mới:

HĐ1-Giới thiệu bài:

 - Gv nêu mục tiêu giờ học.

HĐ2. Hướng dẫn HS luyện đọc:

- Một số HS đọc từ khó. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS chia bài làm 3 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

- HS tiếp nối nhau đọc các đoạn văn trong bài. HS nhận xét.

- GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn( dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Ngã ba Hạc.) hiểu nghĩa những từ ngữ được chú giải sau bài( đền Hùng, Nam quốc sơn hà, hoành phi, ngọc phả, đất Tổ,.)

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 
 Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2010.
tập đọc
 Phong cảnh đền hùng
 I. Mục tiêu.
1. Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài; giọng đọc tự hào, ca ngợi.
2. Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
(Trả lời được các câu hỏi SGK)
II- Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK; thêm tranh, ảnh về đền Hùng.
III- Hoạt động dạy - học:
Kiểm tra bài cũ:
+3 HS đọc bài “Hộp thư mật” 
+ Trả lời câu hỏi trong SGK
2.Bài mới:
HĐ1-Giới thiệu bài: 
 - Gv nêu mục tiêu giờ học.
HĐ2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Một số HS đọc từ khó. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS chia bài làm 3 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- HS tiếp nối nhau đọc các đoạn văn trong bài. HS nhận xét.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn( dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Ngã ba Hạc..) hiểu nghĩa những từ ngữ được chú giải sau bài( đền Hùng, Nam quốc sơn hà, hoành phi, ngọc phả, đất Tổ,...)
- GV HD cách đọc đoạn. 
-3 HS khác luyện đọc,
- HS đọc từ ngữ phần chú giải. HS đọc theo nhóm.
- GV đọc diễn cảm bài văn nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng, tha thiết; nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của cảnh thiên nhiên vùng đất Tổ và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, đối với tổ tiên.
HĐ3. HD Tìm hiểu bài:
	- HS đọc đoạn, HS trả câu hỏi .
	- HS khác nhận xét, bổ sung. GV bổ sung thêm. 
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
	" Dù ai đi ngược về xuôi
	 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."
- HS nêu ý nghĩa của bài.
- GV ghi ý nghĩa.
ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
HĐ 4: Đọc diễn cảm
- GV đọc diễn cảm 
- HS nêu cách đọc diễn cảm. 2 HS đọc đoạn văn.
- HD đọc đoạn:
 "Lăng của vua Hùng........... đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát." 
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
3.Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
--------------------------------
môn toán
ôn tập
i. Mục tiêu: Giúp HS ôn luyện:
- Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Thu nhập và xử lí thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt,
- Nhận dạng, tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu.
III. Hoạt động dạy học: 
Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại công thức tính diện tích ,thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
2, Ôn tập:
HĐ1: Rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích các hình.
 - Viết công thức tính diện tích các hình đã học: hình thang, hình tam giác, hình tròn, diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích hình HCN, LP
- 1 HS đọc đề bài. 
- Các nhóm làm vào giấy nháp
- HS làm trên bảng phụ. 
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi 
HĐ2: HD thực hành
- 1 HS đọc đề Phần 1, cả lớp theo dõi
- HS tự làm bài vào vở 
- HS kiểm tra chéo
- HS đọc kết quả từng bài, cả lớp theo dõi nhận xét 
Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
Bài1 : B. 20 kg 	Bài 2: D.	
Bài3: B. 200	Bài 4: B. 54cm2
Phần 2: - HS đọc đề bài và 1 HS nêu hướng giải, cả lớp theo dõi
- HS tự làm bài vào vở
- 1 HS lên làm trên bảng 
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi
Bài 1. Ghi tên mỗi hình vào chỗ chấm
Bài 2: Giải
Thể tích của bể cá là: 25 x 40 x 50 = 50000 (cm3)
	 Đổi 50000cm3 = 50 dm3 = 50 l
Thể tích nước hiện nay trong bể là: 50 x = 12,5 (l) 95% thể tích của bể chứa nước là:50 : 100 x 95 = 47,5(l) Cần phải đổ thêm vào bể số nước là:47,5 - 12,5 = 35(l)
	Đáp số : 35 lít
3.Củng cố – dặn dò:
-------------------------------------------
Khoa học
ôn tập: vật chất và năng lượng
I. Mục tiêu: Giúp HS biết: 
- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
- BVMT: Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy - học:
+ Tranh ảnh sưu tầm về các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
+ Pin, bóng đèn dây dẫn,... + Một cái chuông nhỏ
- Hình trang 101, 102 SGK. Vở BTKH 
III. Hoạt động dạy – học:
Kiểm tra bài cũ:
	+ Nờu cỏc biện phỏp phũng trỏnh bị điện giật?
	+ Nờu cỏc biện phỏp tiết kiệm năng lượng điện?
2. Dạy bài mới:
	HĐ1. Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
 Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
	- GV cho HS chơi theo cách chơi như bài 8.
- Tiến hành chơi: Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trang 100, 101 SGK.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào có bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
Lưu ý : đối với câu hỏi 7, GV cho các nhóm lắc chuông để giành quyền trả lời câu hỏi.
Đáp án: + Chọn câu trả lời đúng( Từ câu hỏi 1-6): 1-d ; 2-b ; 3- c ; 4- b ; 5 – b ; 6 - c;
+ Điều kiện xảy ra sự biến đổi hoá học ( câu 7)
a) Nhiệt độ bình thường. B) Nhiệt độ cao. C) Nhiệt độ bình thường. D) Nhịêt độ bình thường.
	HĐ2: Quan sát và trả lời câu hỏi
 Mục tiêu: củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK.
- Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
Đáp án: a) Năng lương cơ bắp của người. B) Năng lượng chất đốt từ xa.
	c) Năng lượng gió.	 D) Năng lượng chất đốt từ xăng.
	e) Năng lượng nước.	 G) Năng lượng chất đốt từ than đá.
	h) Năng lượng mặt trời.
	HĐ 3: Trò chơi” Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện”
 Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức tiếp sức.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng phụ.
- Thực hiện mỗi nhóm cử từ 5-7 người, tuỳ theo số lượng của nhóm đứng xếp hàng. Khi GV hô “ bắt đầu”, HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện; tiếp đến HS lên viết được nhiều và đúng là thắng cuộc
	3. Củng cố, dặn dò:
	- GV tổ chức đỏnh giỏ 
- GV nhận xét giờ học.
*********************************
Thứ ba ngày 23 tháng 02 năm 2010.
thể dục
PHốI HợP CHạY Và BậT NHảY.
Trò chơi: “chuyền nhanh, nhảy nhanh”
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn bật cao, phối hợp chạy bật cao. yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng và bật tích cực.
- Chơi trò chơi" Chuyền nhanh, nhảy nhanh". Yêu cầu tham gia chơi một cách chủ động tích cực .
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ vạch vào ô cho trò chơi, 2- 4 quả bóng chuyền, 4 chiếc khăn làm vật chuẩn bật cao.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi “ Nhảy lướt sóng”.
2. Phần cơ bản: 
HĐ 1. Ôn phối hợp chạy- bật nhảy- mang vác: 
- GV nêu yêu cầu.
- HS tự ôn theo từng tổ, tổ trưởng điều khiển. GV quan sát và sửa sai. 
HĐ 2: Bật cao, phối hợp chạy đà- bật cao:
- HS tập 2 đợt, mỗi đợt chạy, bật cao liên tục 2- 3 lần, tập đồng loạt cả lớp theo lệnh của GV, giữa 2 đợt có nhận xét.
HĐ 3: Trò chơi “Chuyền nhanh, nhảy nhanh "
- - GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử 1-2 lần.
- Cho HS chơi chính thức 3-5 lần.
- Nhắc nhở HS không được đùa nghịch khi chơi.
 3. Phần kết thúc: 
- Cho HS thả lỏng hoặc hát một bài.
- GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- GV hướng dẫn HS về nhà tự tập chạy đà và bật cao tay với chạm vật chuẩn để tăng cường sức bật.
------------------------------------
môn toán
Bảng đơn vị đo thời gian
Mục tiêu: Giúp HS:
	- Tên gọi, ký hiệu của các đơn vị thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng:.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian.
- Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3a
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu. Bảng phụ.
Hoạt động dạy học :
Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu công thức tính diện tích các hình đã học 
Bài mới:
HĐ1: Ôn tập các đơn vị đo thời gian
- HS nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian 
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn bảng đơn vị đo thời gian 
- GV gọi 2 HS lên bảng hoàn thành bảng
1thế kỷ = 100 năm, 1 năm = 12 tháng
1 năm = 365 ngày,
1 năm nhuận = 366 ngày
Cứ 4 năm có 1 năm nhuận
1 tuần lễ = 7 ngày
1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
	Cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào hai nắm tay. Đầu xương nhô lên là chỉ tháng có 31 ngày, còn chỗ hõm vào chỉ tháng có 30 ngày hoặc 28, 29 ngày.
HĐ2: Ví dụ đổi đơn vị đo thời gian
- GV cho HS đổi các số đo thời gian vào giấy nháp:
- Đổi từ năm ra tháng:	5 năm = 12 tháng x 5 = 60 tháng.
 Một năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng
- Đổi từ giờ ra phút: 3 giờ = 60 phút x 3 = 180 phút.
giờ = 60 phút x = 40 phút; 0,5 giờ = 60x 0,5 =30 phút
- Đổi từ phút ra giờ:	180 phút = 3 giờ
	216 phút = 3 giờ 36 phút 216 phút = 3,6 giờ
HĐ3: Thực hành:
Bài 1: - HS làm việc theo nhóm 2: 1 thế kỉ có 100 năm. Từ năm thứ 1 đến năm thứ 100 là thế kỉ thứ I
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. HS nhận xét
- GV kết luận
1671:
1804:
1886:
1946:
Thế kỷ: XVII
Thế kỷ: XIX
Thế kỷ: XIX
Thế kỷ: XX
1794
1869:
1903:
1957:
Thế kỷ: XVIII
Thế kỷ: XIX
Thế kỷ: XX
Thế kỷ: XX
 	Bài 2: - GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV gọi 2 HS lên bảng chữa miệng
- Nhận xét và cho điểm
a) 6 năm = 72 tháng 4 năm 2 tháng = 50 tháng 3 năm rưỡi = 42 tháng 
 	 3 ngày = 72 giờ 0,5 ngày = 12 giờ 3 ngày rưỡi = 84 giờ
b) 3 giờ = 180 phút 1,5 giờ = 90 phút; 6 phút = 360 giây
 giờ = 45 phút ph 1 giờ = 3600 giây
Bài 3: - HS làm bài a. HS khá hoàn thành cả bài b
- 1 HS trình bày lại cách làm của mình
- GV nhận xét và cho điểm 
 	 a) 72 phút = 1,2 giờ 270 phút = 4,5 giờ
 * b) 30 giây = 0, ... I. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
	+Phõn biệt sự biến đổi húa học, lý học?
	+ Sự biến đổi húa học xảy ra dưới điều kiện nào?
	- HS trình bày, GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
HĐ1. 1.Củng cố kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng 
 Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
- HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK.
+ Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
Đáp án: 	a) Năng lương cơ bắp của người.	b) Năng lượng chất đốt từ xa.
	c) Năng lượng gió.	d) Năng lượng chất đốt từ xăng.
	e) Năng lượng nước.	g) Năng lượng chất đốt từ than đá.
	h) Năng lượng mặt trời.
HĐ2: Trò chơi" Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện"
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức tiếp sức.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng phụ.
- Thực hiện mỗi nhóm cử từ 5- 7 người, tuỳ theo số lượng của nhóm đứng xếp hàng1. Khi GV hô " bắt đầu", HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến hai HS lên viết được nhiều và đúng là thắng cuộc
	3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung chính của giờ học.
 - GV nhận xét giờ học. 
-------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: 
- Toồng keỏt hoaùt ủoọng tuaàn 25
- ẹeà ra phửụng hửụựng hoaùt ủoọng tuaàn 26.
II. CHUAÅN Bề:
GV : Coõng taực tuaàn.
HS: Baỷn baựo caựo thaứnh tớch thi ủua cuỷa caực toồ.
III. HOAẽT ẹOÄNG LEÂN LễÙP:
 1.Noọi dung: -GV giụựi thieọu:
-Phaàn laứm vieọc ban caựn sửù lụựp:
- Lụựp trửụỷng ủieàu khieồn .
 - Toồ trửụỷng caực toồ baựo caựo veà caực maởt :
+ Hoùc taọp
+ Chuyeõn caàn
+ Phong traứo
+ Caự nhaõn xuaỏt saộc, tieỏn boọ
-Toồ trửụỷng toồng keỏt ủieồm sau khi baựo caựo. Thử kyự ghi ủieồm sau khi caỷ lụựp giụ tay bieồu quyeỏt.
- Ban caựn sửù lụựp nhaọn xeựt:
+ Lụựp phoự hoùc taọp: 
+ Lụựp phoự lao ủoọng: 
-GV nhaọn xeựt chung:
- GV taởng phaàn thửụỷng cho toồ haùng nhaỏt, caự nhaõn xuaỏt saộc, caự nhaõn tieỏn boọ.
2.Coõng taực tuaàn tụựi:
-Veọ sinh trửụứng lụựp.
-Hoùc taọp theõm khi ụỷ nhaứ.
-Thaờm hoỷi phuù huynh hoùc sinh yeỏu.
-Reứn chửừ vieỏt cho em Kiên, Trường để đi thi chữ viết ở huyện.
- Chuẩn bị tốt cho kỳ thi định kỳ lần 3.
* Baứi haựt keỏt thuực tieỏt sinh hoaùt.
buổi chiều
Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2010.
luyện và bồi dưỡng môn toán
ôn tập
I. mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật .
- Vận dụng công thức tính diện tích,thể tích hình hộp chữ nhật . 
II. Hoạt động dạy - học:
HĐ 1: Kiểm tra kiến thức:
- HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác, chữ nhật, hình tròn, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương A 12cm B
- HS bổ sung, nhận xét. GV nhận xét. 
HĐ 2: HD HS làm bài tập. 4cm
 - Bài 1: cả 3 nhóm Tính Diện tích phần tô đậm
 trong hình bên. D M 5cm C
- Bài 2: Nhóm 1: Tính Diện tích xung quang và toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 cm, chiều rộng 7,5 cm, chiều cao 9 cm
Nhóm 2: Một hình hộp chữ nhật có chiều cao 8 cm, chiều dài hơn chiều rộng 4cm, diện tích xung quanh 448 cm2. Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó.
Nhóm 3: Một cái thùng hình hộp chữ nhật,đáy là hình vuông có chu vi 20 dm. Người ta đổ vào thùng 150 lít dầu. Hỏi chiều cao của dầu trong thùng bằng bao nhiêu? 
HĐ3: Chấm và chữa bài
 Bài 1, 2, 3 : 3 HS làm bảng phụ mỗi em 1 bài.
 Bài 3: HS nêu cách làm, 
- GV HD cách làm: 
- HS làm bài. GV và HS theo dõi nhận xét.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
HĐ 3: Củng cố dặn dò.
Gv chấm một số bài, nhận xét giờ học.
Bồi dưỡng môn thể dục
 Phối hợp chạy và bật nhảy. trò chơi: tự chọn
I. Mục tiêu:
- Ôn phối hợp chạy và bật nhảy, chạy- nhảy- mang vác. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, nhưng bảo đảm an toàn.
	- Chơi trò chơi HS yêu thích. yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ sân và chuẩn bị dung cụ để tổ chức trò chơi và các bài tập bật nhảy
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và bật nhảy của bài thể dục phát triển chung.
2: Phần cơ bản 
HĐ 1: Ôn chạy và bật nhảy
- GV nêu tên giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn các hình vẽ trên sân, sau đó làm mẫu chậm 1- 2 lần, rồi cho HS lần lượt thực hiện chậm 2- 3 lần. Khi HS tập GV đứng ở chỗ HS để bảo hiểm. 
HĐ 2: Học trò chơi " tự chọn". 
Tổ chức cho HS chơi.
	3. Phần kết thúc 
- GV cho HS đứng thành vòng tròn vừa di chuyển vừa vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
*************************************
Thứ 3 ngày 23 tháng 02 năm 2010.
Luyện tiếng việt
Liên kết câu bằng cặp từ hô ứng
I- Mục tiêu:
	- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
II- Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: HD thực hành.
Cả lớp làm Bài 1: Phân các cặp từ dưới đây thành hai loại rồi điền vào chỗ trống trong bảng:
Vì...nên...; nếu....thì....; vừa...đã...; tuy....nhưng...; chưa...đã...; hễ...thì...; vừa...vừa, Càng....càng...; bởi vì...cho nên...; đâu..đấy...; nào...ấy...; sở dĩ...là vì...; sao...vậy...
Bao nhiêu....bấy nhiêu...;;chẳng những..mà còn...
Cặp quan hệ từ.
Cặp từ hô ứng.
...............................................................
.............................................................
........................................................
........................................................
HS đọc yêu cầu bài.
HS làm cá nhân vào vở, 2 HS làm bảng phụ, HS nhận xét, bổ sung
Bài 2: Gạch một gạch dưới các vế câu,gạch hai gạch dưới cặp từ hô ứng trong từng câu ghép sau:
Nhóm 1: a, Mẹ bảo sao thì con làm vậy.
b, Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.
Nhóm 2: a, Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu.
b, Dân càng giàu thì nước càng mạnh.
Bài 3: Điền vào chỗ trống cặp từ hô ứng thích hợp:
Nhóm 1: a, Nó....về đến nhà,bạn nó.....gọi đi ngay.
b, Gió ....to, con thuyền.........lướt nhanh trên mặt biển.
Nhóm 2: a, Tôi đi.....nó cũng theo đi.....
b, Tôi nói....,nó cũng nói....
	- HS đọc yêu cầu,
- HS làm vào vở, 4 HS làm bảng phụ, HS nhận xét, bổ sung
HĐ 2: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Hướng dẫn thực hành
Địa lý: ôn tập
I. Mục tiêu: HS biết:
- Xác định và mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu á, châu âu.
- Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về châu á, châu Âu.
- Biết so sánh ở mức độ đơn giản sự khác nhau giữa hai châu lục.
II. đồ dùng dạy - học:
- Lược đồ châu á, châu Âu
	- Bản đồ tự nhiên thế giới. 
iii. hoạt động dạy - học:
HĐ1: Tổ chức trò chơi" Ai nhanh, ai đúng"
- GV chia lớp thành các hóm.
	- Phát cho mỗi nhóm một cái chuông hoặc một cái còi dùng để báo nhóm đó đã có câu trả lời.
	Tiến hành chơi: Khi GV đọc câu hỏi, ví dụ về diện tích có hai ý:
	+ ý1: rộng 10 triệu km2+ ý2: Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục.
	- Nhóm nào rung chuông trước sẽ được trả lời. Nhóm nào đúng được 1 điểm. Nếu nhóm nào sai sẽ bị trừ 1 điểm và quyền trả lời sẽ thuộc nhóm rung chuông thứ hai...
	- Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi GV hỏi hết các câu hỏi trong SGK.
	- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá. Nhóm nào có tổng số điểm cao nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
HĐ2. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
*****************************
Thứ năm ngày 25 tháng 02 năm 2010.
luyện và bồi dưỡng môn tiếng việt
Liên kết câu trong văn bản 
bằng cách thay thế từ ngữ
I. mục tiêu:
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II. Hoạt động dạy - học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại ghi nhớ về liên kết câu trong văn bản bằng cách lặp từ ngữ.
- HS nêu ví dụ minh hoạ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung thêm.
	HĐ 2: HD HS luyện tập.
	* Mục tiêu: Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu
- HS đọc yêu cầu bài: Tìm các từ ngữ liên kết câu trong đoạn văn sau:
“Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
- Ngươi có phu quân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi ông mới tha cho.”
- HS làm bài vào vở. 3 HS làm bảng phụ. 
- HS nhận xét, góp ý cho bạn.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
luyện và bồi dưỡng môn toán
Cộng, trừ số đo thời gian
I. mục tiêu:
-Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ số đo thời gian.
-Vận dụng giải các bài toán vào thực tiễn.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	Vở ô ly.
	III. Hoạt động dạy - học:
	HĐ 1: Kiểm tra bài cũ.
	- 2 HS lên bảng làm: 21 giờ 30 phút + 23 giờ 19 phút
	- HS nhận xét, bổ sung.
	- GV nhận xét, ghi điểm. 
HĐ 2: HD HS làm bài tập.
GV ghi đề bài lên bảng.
Bài 1: Tính.
Nhóm 1: a. 6 năm 6 tháng + 2 năm 8 tháng; b. 7 giờ 3 phút + 65 phút.
 Nhóm 2: 6phút + 2 phút 15 giây; 4 giờ 43 phút +1 giờ 30 phút.
 Nhóm 3: 10 năm 2 tháng –6 năm 6 tháng; 11 giờ 15 phút – 4 giờ 5 phút.
Bài 2 : Nhóm 1: a, Lúc 7 giờ 15 phút một xe máy đi từ A đến B. Biết xe máy đi từ A đến B hết 1 giờ 20 phút. Hỏi xe máy đến B lúc mấy giờ?
Nhóm 2, 3: Một ca nô đi từ bến sông A lúc 8 giờ 15 phút và đến bến sông B lúc 10 giờ 10 phút. Hỏi ca nô đi từ A đến B hết bao nhiêu thời gian.
HĐ3: HS làm bài, GV theo dõi hướng dẫn thêm và chấm bài 
- 3 HS làm bảng phụ. HS nhận xét bài làm của bạn. 
 - GV chấm một số bài. Gv nhận xét, ghi điểm. 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
	Vệ sinh răng miệng
I. mụctiêu:
- HS biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng khoa học.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng.
II. đồ dùng dạy – học:
- Một số bàn chải, mô hình hàm răng, cốc đựng nước , muối.
III. hoạt động dạy – học:
HĐ1. Kiểm tra.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HS nêu thời gian các em cần đánh răng.
GV nhận xét, bổ sung.
HĐ2. HD HS cách vệ sinh răng miệng:
1 HS lên bảng thực hành đánh răng ở mô hình răng giả.
HS nhận xét , bổ sung.
Gv hướng dẫn HS đánh răng đúng cách, Cách súc miệng bằng nước muối.
Súc miệng nước muối có tác dụng gì?
HS thực hành đánh răng bằng bàn chải sạch.
HĐ 3: Củng cố dặn dò.
Giáo viên nhận xét tiết học.
về nhà nhớ súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

Tài liệu đính kèm:

  • docL5 Tuan 25 09 10 8buoi.doc