TẬP ĐỌC : KÉO CO
MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu nội dung bài : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Tranh minh họa bài TĐ SGK/154.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
LỊCH BÁO GIẢNG Tuần 16 Từ ngày 06 đến 11 tháng 12 năm 2010 Thứ Tiết Tên bài giảng 2 (06/12) TĐ KC T MT ATGT CC Kéo co KC được chứng kiến hoặc tham gia Luyện tập (Tr. 84) Tập nặn tạo đáng. Tạo dáng con vật hoặc ... Giao thông đường thuỷ và phương tiện giao thông đường thuỷ (t1) 3 (07/12) AN LT&C T TD KH Ôn tập ba bài hát: Em ... bình, Bạn ... nghe, Cò lả MRVT: Đồ chơi – Trò chơi Thương có chữ số 0 (Tr. 85) Bài 29-30 Không khí có những tính chất gì? 4 (08/12) TĐ T CT T.Anh TLV Trong quán ăn “ Ba cá bống” Chia cho số có ba chữ số (Tr. 86) Nghe- viết: Kéo co Luyện tập giới thiệu địa phương 5 (09/12) LT&C T LS T.Anh KH Câu kể Luyện tập (Tr. 87) Cuộc k/c chống quân xâm lược Nguyên - Mông Không khí gồm những thành phần nào 6 (10/12) TLV T ĐĐ ĐL SHL LT miêu tả đồ vật Chia cho số có ba chữ số (tt)(Tr. 87) Yêu lao động Thủ đô Hà Nội Sinh hoạt lớp tuần 16 7 (11/12) KT PĐ Cắt khâu, thêu sản phẩm tự chọn (t2) Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2010 TẬP ĐỌC : KÉO CO MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. - Hiểu nội dung bài : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.( trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Tranh minh họa bài TĐ SGK/154. - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ:(5’) - Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng khoảng 8 dòng trong bài thơ Tuổi ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. * GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI :(30’) 1. Giới thiệu bài (1’) : - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc:(12’) - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự. Đoạn 1 : Kéo co ... bên ấy thắng. Đoạn 2 : Hội làng Hữu Trấp ... người xem hội. Đoạn 3 : Làng Tích Sơn ... thắng cuộc. - Luyện đọc theo cặp và nhận xét bạn - Gọi HS đọc toàn bài. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc - 2 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc, toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng. - Lắng nghe b) Tìm hiểu bài:(10’) - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì ? + Giới thiệu cách chơi kéo co. + Em hiểu cách chơi kéo co ntn ? + Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài, kéo co phải đủ ba keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình hai keo trở lên là thắng. - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi. - 1 em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Đoạn 2 giới thiệu điều gì ? + Đoạn 2 giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. + Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ? + Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường, ở đây cuộc thi kéo co diễn ra giữa bên nam và bên nữ. Nam khỏe hơn nữ rất nhiều. Thế mà có năm bên nữ thắng được bên nam đấy. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui. Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vẻ, tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem. - Gọi HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi. - 1 em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? + Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. + Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa ? Theo em, vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui ? + Trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui vì có rất đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem. + Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ? + Những trò chơi dân gian : đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh goòng, chọi gà ... - Nội dung chính bài là gì ? - Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta. c) Đọc diễn cảm:(7’) - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. - 3 HS tiếp nối nhau đọc, lớp theo dõi tìm giọng đọc hay. - Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc. - Luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn - HS thi đọc. - Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:(3’) - Nội dung chính bài là gì ? - Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe Bài sau : Trong quán ăn “Ba cá bống” KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU: - Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ràng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ:(5’) - Gọi 2 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc, được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - HS thực hiện yêu cầu. - Gọi 1 HS nhận xét bạn kể. * Nhận xét HS kể chuyện và ghi điểm. B. BÀI MỚI :(30’) 1. Giới thiệu bài : (1’) - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài.(7’) - Gọi HS đọc đề bài. - 1 em đọc. - Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : đồ chơi của em, của các bạn. Câu chuyện của các em kể phải là câu chuyện có thật, nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em. Nhân vật kể chuyện là em hoặc bạn em. b) Gợi ý kể chuyện:(10’) - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý. - 3 em tiếp nối nhau đọc, lớp đọc thầm. + Khi kể em nên dùng từ xưng hô ntn ? + Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể ? + Khi kể chuyện xưng tôi, mình. + Em muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện vì sao em có con búp bê biết bò, biết hát. + Em muốn kể câu chuyện về con thỏ nhồi bông của em. + Em xin kể câu chuyện về chú siêu nhân mang mặt nạ nâu ... c) Kể trước lớp:(12’) - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn. - 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa truyện, sửa chữa cho nhau. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. GV khuyến khích HS dưới lớp theo dõi, hỏi lại bạn về nội dung, các sự việc, ý nghĩa truyện. - 3-5 HS thi kể. - Nhận xét chung và ghi điểm từng HS. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:(3’) - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe - Về nhà viết lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau. - Thực hiện Bài sau : Một phát minh nho nhỏ. TOÁN : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. - Giải toán có lời văn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ:(5’) - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập Tính: HS1: 75480 : 75; HS2: 12678 : 36 - 2 em thực hiện yêu cầu. - Nhận xét và ghi điểm HS. B. BÀI MỚI:(30’) 1. Giới thiệu bà : (1’) - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn luyện tập:(29’) * Bài 1( 2 dòng đầu) Làm việc cá nhân - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS làm bài. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 con tính, lớp làm vào vở BT. - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm bạn trên bảng. - HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau. - GV nhận xét và ghi điểm HS. * Bài 2: Hoạt động nhóm đôi - Gọi HS đọc đề bài. - 1 em đọc. - Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán. - 2 nhóm đính lên bảng, lớp làm bài vào vở BT. Tóm tắt 25 viên : 1m2 1050 viên : ... m2 Bài giải Số mét vuông nền nhà lát được là : 1050 : 25 = 42 (m2) ĐS : 42m2 - GV nhận xét * Bài 3( dành cho HSKG) - Yêu cầu HS làm bài. Tóm tắt Có : 25 người Tháng 1 : 855 sản phẩm Tháng 2 : 920 sản phẩm Tháng 3 : 1350 sản phẩm 1 người 3 tháng : ... sản phẩm ? - 1 HS lên bảng làm bài Số sản phẩm cả đội làm trong ba tháng là : 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm) Trung bình mỗi người làm được là : 3125 : 25 = 125 (sản phẩm) ĐS : 125 sản phẩm. - GV nhận xét và ghi điểm HS. * Bài 4( dành cho HSKG) - Yêu cầu HSKG chỉ ra chỗ sai. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:(3’) - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà làm vở bài tập - Lắng nghe - Thực hiện Bài sau : Thương có chữ số 0. Thứ ba ngày 07 tháng 12 năm 2010 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI, TRÒ CHƠI I. MỤC TIÊU : - Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc(BT1); Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm ( BT2); Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể ( BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Tranh, ảnh về một số trò chơi dân gian. - Giấy kẻ sẵn bảng như BT1, BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ:(5’) - Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu hỏi : một câu với người trên, một câu với bạn, một câu với người ít tuổi hơn mình. - HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Khi hỏi chuyện người khác, muốn giữ phép lịch sự cần phải chú ý điều gì ? - HS thực hiện yêu cầu * Nhận xét chung và ghi điểm HS. B. BÀI MỚI:(30’) 1. Giới thiệu bài:(1’) - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn làm bài tập:(29’) * Bài 1:Làm việc cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 em đọc. - Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS hoàn thành phiếu và giới thiệu với bạn về trò chơi mà em biết. - Hoạt động trong nhóm 4 HS. - Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, bổ sung phiếu trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật. Trò chơi rèn luyện sự khéo léo : nhảy dây, lò cò, đá cầu. Trò chơi rèn luyện trí tuệ : ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. * Bài 2: Hoạt động nhón đôi - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 em đọc. - Yêu cầu HS ngồi cùng bàn thảo luận - Hoạt động nhóm - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, bổ sung. - Kết luận lời giải đúng. Làm một việc nguy hiểm : Chơi với lửa Mất trắng tay : Chơi diều đứt dây. Liều lĩnh ắt gặp tai họa : Chơi dao có ngày đứt tay. P ... b: Làm phiếu học tập - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tìm x. - Yêu cầu HS làm bài. - b) 89658 : x = 293 x = 89658 : 293 x = 306 - Yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. - Nhận xét . * Bài 3( dành cho HSKG) - Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải. - 1 HS lên bảng làm bài Tóm tắt 305 ngày : 49410 sản phẩm 1 ngày : ... sản phẩm ? Bài giải Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là : 49410 : 305 = 162 (sản phẩm) ĐS : 162 sản phẩm. - Nhận xét và ghi điểm HS. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:(3’) - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà làm VBT - Theo dõi Bài sau : Luyện tập. ĐẠO ĐỨC : YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : - Nêu được ích lợi của lao động. - Tích cực tham gia các hoạt động lao đọng ở trường, lớp ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Không đồng tình với biểu hiện lười lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động ... và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1 :(10’) Liên hệ bản thân. - Ngày hôm qua, em đã làm được những công việc gì ? - 7-8 em trả lời. + Em đã làm được hết bài tập mà cô giáo giao về nhà. + Em đã giúp mẹ lau nhà. + Em cùng mẹ nấu cơm. + Em dọn dẹp phòng của mình ... - Nhận xét câu trả lời của HS. - Lắng nghe. * Kết luận : Như vậy, trong ngày hôm qua, nhiều bạn trong lớp chúng ta đã làm được nhiều công việc khác nhau. Bạn Pê-chi-a của chúng ta cũng có một ngày của mình, nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu xem bạn Pê-chi-a đã làm được những gì qua câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”. * Hoạt động 2 :(10’) Phân tích truyện “Một ngày của Pê-chi-a”. - Đọc lần 1 câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”. - Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện. - Chia HS thành 4 nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi SGK. - Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả. 1. Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong truyện ? - Trong khi mọi người trong truyện hăng say làm việc (như người lái máy cày xới đất, mẹ Pê-chi-a hái qủa chín đóng vào hòm, người công nhân lái máy liên hợp gặt lúa, người thợ xây đã cây được bức tường gạch ...) thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả. 2. Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra ? - Pê-chi-a sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày. Và có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào việc một cách chăm chỉ sau đó. 3. Nếu em là Pê-chi-a, em có làm như bạn không ? Vì sao ? - Nếu là Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. Vì phải lao động thì mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc ... để nuôi sống được bản thân và xã hội. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận : Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động. - Lắng nghe. * Hoạt động 2 :(10’) Bày tỏ ý kiến. - Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau. - Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 1. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Vì ngại trời lạnh, Nhàn nhờ Hồng xin phép hộ với lí do bị ốm. Việc làm của Nhàn là đúng hay sai ? - Sai. Vì lao động trồng cây xung quanh trường làm cho trường học sạch đẹp hơn, các bạn học tập tốt hơn. Nhà từ chối không đi là lười lao động, không có tinh thần đóng góp chung cùng tập thể. 2. Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Mặc dù rất thích đi nhưng Lương vẫn từ chối và tiếp tục giúp bố công việc. - Việc làm của Lương là đúng. Yêu lao động là phải thực hiện lao động đến cùng, không được đang làm thì bỏ dở. 3. Để được cô giáo khen tinh thần lao động, Nam cố sức bê thật nhiều bàn ghế nặng và tranh làm hết công việc của các bạn. - Nam làm thế chưa đúng. Yêu lao động không có nghĩa là cố làm hết sức mình, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bản thân, làm cho bố mẹ và người khác lo lắng. 4. Vì sợ cô giáo mắng, các bạn chê cười, Vui không dám xin phép nghỉ để về quê thăm ông bà ốm trong ngày lễ tết trồng cây ở trường. - Vui yêu lao động là tốt nhưng ở đây, ông bà đang ốm, rất cần sự thăm hỏi, chăm sóc của Vui. Ở đây, Vui nên về thăm ông bà, làm những việc phù hợp với sức và hoàn cảnh của mình. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận : Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của bản thân. * Củng cố, dặn dò:(5’) - Hỏi : Thế nào là yêu lao động ? - HS trả lời - Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động; các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe Bài sau : Yêu lao động (T2). ĐỊA LÍ : THỦ ĐÔ HÀ NỘI I. MỤC TIÊU : - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thủ đô Hà Nội: + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ . + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước. - Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ, lược đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Tranh ảnh sưu tầm về Hà Nội. Bản đồ Hà Nội. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ:(5’) Hãy nêu các nghề thủ công truyền thống ở ĐBBB? - HS thực hiện yêu cầu của GV. * GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI :(30’) * Giới thiệu bài (1’) - Lắng nghe. Hoạt động 1:(8’) Hà Nội thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ GV treo bản đồ yêu cầu HS quan sát - HS thảo luận cặp đôi, quan sát hoàn thành bảng và trả lời câu hỏi. 1. Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội. 2. Cho biết từ tỉnh, thành phố em đang ở có thể đi đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào? * Hoạt động 2 :(7’)Thành phố cổ đang ngày càng phát triển -Thủ đô HN còn có những tên gọi nào khác? Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đô Quan..... - Khu phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố ...... - Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội. - Học sinh nêu * Hoạt động 3 :(7’) Hà Nội - trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. - Yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi : - HS đọc sách, trả lời câu hỏi. Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội - trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. - Trung tâm kinh tế: nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước. -Trung tâm kinh lớn: Khu công nghiệp, thương mại * Hoạt động 4(7’) : Giới thiệu về thủ đô Hà Nội. - Yêu cầu các nhóm chọn một trong những chủ đề sau thảo luận để thực hiện. - Các nhóm thảo luận, chọn chủ đề và cùng nhau thực hiện. 1. Kể lại câu chuyện truyền thuyết hồ Hoàn Kiếm. 2. Vẽ tranh về Hà Nội. 3. Hát bài hát về Hà Nội. 4. Sắp xếp các hình ảnh về Hà Nội và giới thiệu về thủ đô theo ý của em. - Yêu cầu các nhóm thể hiện, trình bày tiết mục của mình. - Các nhóm thực hiện. Nhóm khác theo dõi, nhận xét, cổ vũ. - GV chốt : Hà Nội là thủ đô của cả nước, với nhiều cảnh đẹp, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kinh tế của cả nước. Năm 2000, Hà Nội đã được cả thế giới biết đến là thành phố vì hòa bình. Chúng ta tự hào về điều đó. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:(3’) - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. - 1-2 em đọc. - Sưu tầm các tranh ảnh, tìm hiểu thêm về thành phố Hải Phòng. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe Bài sau : Ôn tập. SINH HOẠT LỚP TUẦN 16 I. Mục tiêu: 1. Đánh giá các hoạt động tuần 16 , đề ra kế hoạch tuần 17. 2. Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. 3. GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Ôn định lớp, sinh hoạt văn nghệ. 2. Học sinh nhận xét đánh giá: a. YC các tổ trưởng nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần về nề nếp học tập, hoạt động giáo dục ngoài giờ, lao động vệ sinh..... b. Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung. 3. Giáo viên nhận xét đánh giá: * Ưu điểm: * Tồn tại: III. Kế hoạch tuần 17: + Tiếp tục duy trì tốt nề nếp lớp. Học bài, làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ. + Tiếp tục nộp các loại quỹ. + Học tập tốt chào mừng ngày thành lập QĐNDVN + Ôn tập tốt để thi ĐKCKI KĨ THUẬT: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiết 2) I/ Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. II/ Đồ dùng dạy- học: - Mẫu túi vải rút dây -Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một mảnh vải hoa hoặc màu . Chỉ khâu và một đoạn len (hoặc sợi) dài 60cm. + Kim khâu, kéo cắt vải, thước may, phấn gạch, kim băng nhỏ hoặc cặp tăm. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định:(1’) Khởi động. 2.Kiểm tra bài cũ:(3’) Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới:(30’) a)Giới thiệu bài:(1’) “Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn” b)Thực hành tiếp tiết 1:(17’) -Kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây. -Hướng dẫn nhanh những thao tác khó. Nhắc HS khâu vòng 2 -3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột. -GV cho HS thực hành và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành. -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng . * Hoạt động 4:(12’) Đánh giá kết quả học tập của HS. -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: +Đường cắt, gấp mép vải thẳng, phẳng. +Khâu phần thân túi và phần luồn dây đúng kỹ thuật. +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm, không bị tuột chỉ. +Túi sử dụng được (đựng dụng cụ học tập như : phấn, tẩy). +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định -GV cho HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm thực hành. -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 3.Nhận xét- dặn dò:(3’) - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “ Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình cơ khí”. -Chuẩn bị dụng cụ học tập. -HS nêu các bước khâu túi rút dây. -HS theo dõi. -HS thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi. - HS trưng bày sản phẩm. - HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên. -HS lắng nghe. -HS cả lớp.
Tài liệu đính kèm: