Tập đọc
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sư mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.
II. Đồ dùng dạy - học:
Ảnh chân dung Ma – gien – lăng.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS đọc thuộc lòng bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Tuần 30 Ngày soạn: 5/4/2010 Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010 Giáo dục tập thể (Đ/C Phương - TPT soạn) Tập đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái I. Mục đích, yêu cầu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sư mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK. II. Đồ dùng dạy - học: ảnh chân dung Ma – gien – lăng. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS đọc thuộc lòng bài trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - GV viết các tên riêng lên bảng. HS: Luyện đọc các tên riêng đó. - Nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài. - GV nghe, sửa lỗi phát âm, kết hợp giải nghĩa từ. - Luyện đọc theo cặp. - 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi. + Ma – gien – lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? HS: khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. + Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ? - Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết + Hạm đội của Ma – gien – lăng đã đi theo hành trình nào ? - Chọn ý c. + Đoàn thám hiểm của Ma – gien – lăng đã đạt được những kết quả gì ? - Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. + Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm ? - Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 3 HS nối nhau đọc 6 đoạn của bài. - GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung bài. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Thi đọc trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Toán Tiết 146: Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Giúp HS thực hiện được cá phép tính với phân số. - Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành. - Giải được bài toán có liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: GV tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài. + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm bài. - GV nhận xét, cho điểm. - 1 HS lên bảng chữa bài. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài trên bảng. Bài giải: Chiều cao của hình bình hành là: (cm) Diện tích của hình bình hành là: (cm2) Đáp số: 180 cm2. - GV chấm bài cho HS. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. - 1 em lên bảng giải. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi. HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và tự làm bài vào vở. - 1 em lên bảng làm. Tuổi con: Tuổi bố: ? ? 35 tuổi Bài giải: Ta có sơ đồ: Hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 2 = 7 (phần) Tuổi con là: (35 : 7) x 2 = 10 (tuổi) Tuổi bố là: 35 + 10 = 45 (tuổi) Đáp số: Tuổi con: 10 tuổi. Tuổi bố: 45 tuổi. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. đạo đức Bài 14: bảo vệ môi trường (tiết 1) I. Mục tiêu: - HS biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để tham gia bảo vệ môi trường. - Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II. Tài liệu và phương tiện: SGK, tấm bìa màu, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 43, 44 SGK). - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS: Đọc SGK và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV kết luận: + Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực sẽ dẫn đến nghèo đói. + Dầu đổ vào đại dương: Gây ô nhiễm biển, các sinh vật bị chết, nhiễm bệnh. + Rừng bị thu hẹp: Lượng nước giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra => Rút ra ghi nhớ (SGK). HS: 3 – 4 em đọc nội dung ghi nhớ và giải thích nội dung. 3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Bài 1 SGK). - GV giao nhiệm vụ cho HS. HS: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá. - Bày tỏ ý kiến đánh giá. - 1 số HS giải thích. - GV kết luận: + Các việc làm bảo vệ môi trường là b, c, d, g. + Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a). + Giết mổ gia súc gần nguồn nước ô nhiễm nguồn nước e, d, h * Liên hệ thực tế. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thể dục (Đ/C Hồng - GV bộ môn soạn, giảng) Ngày soạn: 6/4/2010 Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010 Toán Tiết 147: Tỉ lệ bản đồ I. Mục tiêu: - Giúp HS bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ: - GV cho HS xem 1 số bản đồ, ví dụ Bản đồ Việt Nam (SGK) có ghi tỉ lệ: 1 : 10 000 000 Hoặc bản đồ 1 tỉnh, 1 thành phố nào đó có ghi tỉ lệ: 1 : 500.000 và nói: HS: Cả lớp nghe GV giới thiệu. Các tỉ lệ: 1 : 10 000 000 và 1 : 500.000 ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ. - GV giải thích ý nghĩa của tỉ lệ ghi trên bản đồ như SGV. HS: Nói lại ý nghĩa của tỉ số đó. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và nêu câu trả lời miệng. - Tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm, độ dài 1cm ứng với độ dài thật là 1000cm, độ dài 1dm ứng với độ dài thật là 1000dm. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, chỉ cần viết số thích hợp vào chỗ chấm. Tỉ lệ bản đồ 1 : 1000 1 : 300 1 : 10 000 1 : 500 Độ dài thu nhỏ 1 cm 1 dm 1 mm 1 m Độ dài thật 1000 cm 300 dm 10 000 mm 500 m + Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi. HS: Ghi Đ hoặc S vào ô trống: S Đ S Đ a) 10.000 m b) 10.000 dm c) 10.000 cm d) 1 km - GV nhận xét, chấm điểm cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Mĩ thuật (Đ/C Phương - GV bộ môn soạn, giảng) Chính tả Nghe - viết: đường đi sa pa I. Mục đích, yêu cầu: - Nhớ – viết đúng bài chính tả “Đường đi Sa Pa”. Biết trình bày đúng đoạn trích. - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ BT2a; BT3a; Bt3b, hoặc bài tập do giáo viên soạn. II. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên bảng viết các tiếng bắt đầu bằng ch/tr. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS nhớ – viết: - GV nêu yêu cầu của bài. HS: 1 em đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết. - Cả lớp theo dõi SGK. - Đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ. - GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn HS: Gấp SGK, nhớ lại đoạn văn tự viết bài vào vở. - GV chấm, nhận xét, chữa bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 2: - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. HS: Nêu yêu cầu, suy nghĩ trao đổi nhóm. - Chia giấy khổ to cho các nhóm. - Các nhóm thi tiếp sức vào giấy dán lên bảng lớp. - Đại diện nhóm đọc kết quả. - GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung. HS: Làm vào vở bài tập. a ong ông ưa r ra lệnh, ra vào, ra mắt rong chơi, rong biển nhà rông rửa tay d da thịt, da trời, giả da cây dong, dòng nước cơn dông quả dưa gi gia đình, tham gia, giả dối giong buồm nòi giống ởgiữa + Bài 3: Tương tự bài 2. HS: Đọc yêu cầu, làm dưới hình thức trò chơi tiếp sức hoặc thi làm bài cá nhân. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: a) Thế giới – rộng – biên giới – dài. b) Thư viện Quốc gia – lưu giữ - bằng vàng - đại dương – thế giới. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tiếp tục làm bài tập ở vở bài tập. Khoa học Bài 59: Nhu cầu chất khoáng của thực vật I. Mục tiêu: - HS biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. - Trình bày ứng dụng thực tế kiến thức đó trong trồng trọt. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình 118, 119 SGK. - Tranh ảnh cây, lá cây III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: Gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật. + Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm quan sát hình các cây cà chua a, b, c, d trang 118 SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi: + Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu chất khoáng gì? Kết quả ra sao ? + Trong số các cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ? + Cây cà chua nào phát triển kém nhất tới mức không ra hoa kết quả được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ? + Bước 2: - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. => Kết luận: SGK. - HS đọc lại kết luận. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật: * Bước 1: Tổ chức hướng dẫn. - GV phát phiếu cho các nhóm. HS: Đọc mục “Bạn cần biết” trang 119 để làm việc với phiếu BT . + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều khí Ni- tơ hơn? - Cây lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau rền, + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều Phot - pho hơn? - Cây lúa, ngô, cà chua, + Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều Ka - li hơn? - Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ, + Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây ? - Mỗi loại cây khác nhau đều có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. * Bước 2: HS: Làm việc theo nhóm với phiếu học tập. * Bước 3: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. - GV chữa bài tập và giảng: Cùng 1 cây ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. VD: Đối với những cây cho quả người ta thường bón phân vào những lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn này cây cần cung cấp nhiều chất khoáng. => Kết luận: (SGK). HS: 3 – 4 em đọc lại. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: du lịch – thám hiểm I. Mục đích, yêu cầu: - Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch ... hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp. + Không khí có những thành phần nào? - Gồm ôxi và Nitơ. + Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật? - Khí ôxi. * Làm việc theo cặp: HS: Quan sát H1, 2 SGK trang 120, 121 để tự đặt câu hỏi và trả lời. + Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải khí gì? + Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải khí gì? + Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? + Quá trình hô hấp xảy ra khi nào? + Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp ? + Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu 1 trong 2 quá trình trên ngừng? HS: 1 số em trình bày. - GV kết luận: SGV. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật. - GV nêu vấn đề: + Thực vật “ăn” gì để sống? + Nhờ đâu mà thực vật thực hiện được điều kì diệu đó? + Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí ôxi, khí các - bô - níc của thực vật? - Phải tăng lượng khí các - bô - níc lên gấp đôi, bón phân xanh, phân chuống cho cây vì các loại phân này phân huỷ thải ra nhiều khí các - bô - níc, => Kết luận: (SGV). HS: 3 em đọc lại. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Tập làm văn Luyện tập quan sát con vật I. Mục đích, yêu cầu: - Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1, BT 2) - Bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó. II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh họa bài đọc trong SGK, tranh ảnh chó, mèo III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: HS đọc nội dung ghi nhớ bài trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS quan sát: * Bài 1, 2: GV viết lên bảng bài “Đàn ngan mới nở”. HS: Đọc nội dung bài 1, 2 và trả lời câu hỏi. - Gạch dưới các bộ phận được quan sát và miêu tả để trả lời. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: + Hình dáng: Chỉ to hơn cái trứng một tí. + Bộ lông: vàng óng, như màu của các con tơ nõn mới guồng. + Đôi mắt: chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước. + Cái mỏ: Màu nhung hươu vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ mọc ngăn ngắn đằng trước. + Cái đầu: Xinh xinh vàng nuột. + Hai cái chân: lủn chủn, bé tí. + Những câu miêu tả em cho là hay ? HS: Tự nêu. * Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài. - Ghi vắn tắt vào vở kết quả quan sát đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó. * Ví dụ: + Bộ lông: Hung hung có màu sắc vằn đo đỏ. + Cái đầu: Tròn tròn. + Hai tai: Dong dỏng, dựng đứng, rất thính nhạy. + Đôi mắt: Hiền lành, ban đêm sáng long lanh. + Bộ ria: Vểnh lên có vẻ oai vệ lắm. + Bốn chân: Thon thon, bước đi êm, nhẹ lướt đất. + Cái đuôi: Dài thướt tha duyên dáng. * Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở - GV và cả lớp nhận xét, cho điểm những em viết hay. - Nối tiếp nhau nói bài của mình. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà hoàn chỉnh lại bài viết. Ngày soạn: 9/4/2010 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010 Luyện từ và câu Câu cảm I. Mục đích, yêu cầu: - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm. - Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm; bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước. - Nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết sẵn câu cảm ở bài tập 1. -Bảng nhóm thi làm bài 2. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: HS: 2 HS đọc đoạn văn đã viết giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: * Bài 1: HS: 3 em nối nhau đọc các bài 1, 2, 3, suy nghĩ phát biểu ý kiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: + Chà, con mèo làm sao! đ Dùng thể hiện cảm xúc ngạc nhiên vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo. + A! Con mèo này khôn thật! đ Thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo. * Bài 2: Cuối các câu trên có dấu chấm than. => Kết luận: - Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói. - Trong câu cảm thường có các từ ôi, chao, trời, quá, lắm, thật 3. Phần ghi nhớ: HS: 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ SGK. 4. Phần luyện tập: * Bài 1: HS: Đọc nội dung bài 1, làm vào vở hoặc vở bài tập. - 1 số em làm vào bảng nhóm lên trình bày. - GV nhận xét, chốt lời giải (SGV). * Bài 2: Thực hiện tương tự. HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập. - GV chốt lời giải đúng: - Một số HS làm trên bảng nhóm. - Tình huống a: + Trời, cậu giỏi thật! + Bạn thật là tuyệt! + Bạn giỏi quá! + Bạn siêu quá! - Tình huống b: + Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt! + Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu! + Trời, bạn làm mình cảm động quá! * Bài 3: - GV nhắc HS: HS: 1 em đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở. + Cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu. + Có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó. HS: Phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, chữa bài. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về học thuộc phần ghi nhớ. - Tự đặt 3 câu vào vở. địa lí Bài 28: thành phố đà nẵng I. Mục tiêu: Học xong bài này HS: - Nêu được một số đặc điểm của thành phố Đà Nẵng: Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung, là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông, là trung tâm công nghiệp, - Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ). II. Đồ dùng dạy - học: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Đà Nẵng. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: Gọi HS nêu bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Đà Nẵng – thành phố cảng: * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm nhỏ hoặc từng cặp. - GV yêu cầu HS: - Quan sát lược đồ và nêu được: + Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà. + Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau. - Gọi HS nhận xét. - Tàu biển, tàu sông. - Ô tô, tàu hỏa. - Máy bay. => GV kết luận: (SGV). 3. Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp: * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm hoặc từng cặp. - Dựa vào bảng kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng. HS: ô tô, máy móc, thiết bị hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt. - Vật liệu xây dựng. - Đá mĩ nghệ, vải may quần áo. - Hải sản đông lạnh. - GV kết luận. 4. Đà Nẵng - địa điểm du lịch: * Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp. - GV yêu cầu HS quan sát và cho biết những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch? Những địa điểm đó thường nằm ở đâu - Bãi tắm, chùa, bảo tàng, - Thường nằm ở ven biển. => Ghi nhớ (SGK). HS: 3 – 5 em đọc ghi nhớ. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Toán Tiết 150: Thực hành I. Mục tiêu: - Giúp HS tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. - Rèn kỹ năng sử dụng thước đo, ước lượng khoảng cách. II. Đồ dùng dạy học: - Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét. - Cọc tiêu. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn thực hành tại lớp: - GV hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK. HS: Cả lớp vừa đọc SGK, vừa nghe GV hướng dẫn để biết đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất. 3. Thực hành ngoài lớp: - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 em 1 nhóm). - GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau. + Bài 1: Thực hành đo độ dài. HS: Dựa vào cách đo (như hướng dẫn và hình vẽ SGK) để đo độ dài giữa 2 điểm cho trước. - GV giao việc: 1 nhóm đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo khoảng cách 2 cây ở sân trường. HS: Các nhóm thực hành đo. - Ghi kết quả đo được theo nội dung như bài 1 trong SGK. - GV hướng dẫn, kiểm tra, ghi nhận xét kết quả thực hành của mỗi nhóm. + Bài 2: Tập ước lượng độ dài. HS: 2 em thực hiện như bài 2 trong SGK, mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập đo cho quen. Tập làm văn điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục đích, yêu cầu: - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. - Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu phiếu khai báo tạm trú tạm vắng in sẵn, vở BT TV. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên đọc đoạn văn đã chữa ở bài trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi SGK. - GV treo tờ phiếu phôtô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND. - Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục. - GV yêu cầu HS làm vào vở BT. HS: Làm việc cá nhân, điền nội dung vào phiếu. - Tiếp nối nhau đọc tờ khai, đọc rõ ràng, rành mạch để các bạn và thầy cô nhận xét. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở khác mới đến. Khi có việc xảy ra các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. sinh hoạt cuối tuần Sơ kết tuần I. Mục tiêu: - HS nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình trong tuần vừa qua để có hướng sửa chữa trong tuần tiếp theo. - Rèn thói quen, ý thức tự giác thực hiện mọi việc. II. Chuẩn bị: III. Tiến hành: 1. GV nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm của lớp: a. Ưu điểm: - Một số em có ý thức học tập tốt và viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ. - Đi học đúng giờ, tham gia lao động đầy đủ, tích cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài như Thuý, Dũng, Ngần, Nguyệt. - Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp. b. Nhược điểm: - Nhận thức rất chậm, lười học điển hình là những em: Lãm. - Hay nói chuyện riêng trong giờ, không chú ý nghe giảng như: Huy, Dũng. - Một số em viết chữ quá xấu, sai nhiều lỗi chính tả như em: Ngà, Hương, Lãm. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. 2. Phương hướng: - Phát huy những ưu điểm sẵn có. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại, chấm dứt tình trạng lười học bài cũ ở nhà và quên sách vở, đồ dùng học tập. 3. Sinh hoạt Đội: - Ôn tập các bài hát truyền thống của Đội. 4. Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch trong tuần Ngày 12 tháng 4 năm 2010 Ban giám hiệu duyệt
Tài liệu đính kèm: