Giáo án dạy Tuần 6 - Lớp Bốn

Giáo án dạy Tuần 6 - Lớp Bốn

Tập đọc: NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn xúc động thể hiện ân hận dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 18 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 6 - Lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
 Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tập đọc: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca
I. Mục tiêu: 
1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn xúc động thể hiện ân hận dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Gà Trống và Cáo"và trả lời câu hỏi:
+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài học. Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ 1: Luyện đọc. 
* Gọi HS đọc toàn bài.
*Đọc nối tiếp bài. GV chia đoạn
Đoạn1: An-đrây-ca .....mang về nhà.
Đoạn2: Bước vào phòng.... ít năm nữa.
GV theo dõi,kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
- GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
- Gọi 1 HS đọc đoạn1
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn1 trả lời câu hỏi trong SGK
- GV Hỏi: Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- GV ghi bảng ý chính đoạn 1
- Gọi 1HS đọc đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi trong SGK
- GV Hỏi: Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- GV ghi ý chính.
- Cho HS đọc toàn bài.
Hỏi:Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- GV ghi nội dung chính của bài.
 HĐ 3: Đọc diễn cảm. 
- Cho HS đọc toàn bài.
- GV theo dõi.
-GV treo bảng đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm
 "Bước vào phong ông nằm....vừa ra khỏi nhà."
- Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn văn
 + GV theo dõi, nhận xét.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Thi đọc toàn truyện.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi:Nếu đặt cho truyện tên khác em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì?.
- Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp theo dõi và trả lời. 
- 1HS khá đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt)
- 2HS đọc toàn bài
- 1HS đọc chú giải.
- HS lắng nghe 
- 1HS đọc
Đọc thầm,thảo luân, tiếp nối nhau trả lời
- HS trả lời rút ra ý chính đoạn 1
-1HS đọc
- Đọc thầm,trao đổi và trả lời.
- HS trả lời rút ra ý chính của đoạn 2
- 1HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung chính của bài.
-2HS nhắc lại.
- 2HS lầ lượt đọc Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
- 4 HS thi đọc diễn cảm
- 4HS đọc toàn truyện.
-3-5 HS thi đọc.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS tự học.
Toán: Luyện tập
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.
- Thực hành lập biểu đồ.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi HS chữa BT2 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi mục bài
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1,2 trong SGK
 - Cho 1HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV Hỏi: Tuần 1 bán được bao nhiêu mét vải?.....
Tuần 3 bán được nhiều hơn tuần1 bao nhiêu m vải
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
- Cho cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
.3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, 
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1HS lên bảng làm
- Cả lớp nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu
- 2HS trả lời .Cả lớp nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào SGK bài1,2
- HS nêu kết quả.
Lịch sử: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
I. Mục tiêu : Học xong bài này HS biết:
- Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
- Tường thuật trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triệu đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
II. Đồ DUNG DAY - học:
 - Phiếu học tập của học sinh.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Trả lời câu hỏi 3 trong SGK
 - GV nhận xét chung.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Nguyện nhân của cuộc k/n Hai Bà T
- GV yêu cầu HS đọc SGK (Từ đầu ...thù nhà)
- GV giải các khái niệm: + Quận Giao Chỉ
 + Thái thú
-GV nêu: Tìm nguyên nhân của cuộc k/n HBT 
- GV nêu vấn đề: HBT phất cò khởi nghĩa do thái thú Tô Định giết chồng bà, hay HBT phất cờ khởi nghĩa do căm thù giặc, áp bức, bóc lột nhân dân ta đến cùng cực. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? - GV kết luận.
HĐ2: Diễn biến cuộc khởi nghĩa HBT.
- GV treo lược đồ và giới thiệu.
- GV nêu : Hãy đọc SGK và xem lược đồ để tường thuật lại cuộc khởi nghĩa của HBT
- GV nhận xét, khen ngợi HS trình bày tốt.
HĐ3: Kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa HBT
Hỏi: K/n HBT đã đạt kết quả như thế nào?
- GV nêu lại ý nghĩa của k/n Hai Bà Trưng.
HĐ4: Lòng biết ơn của ND ta với Hai BT
- GV cho HS trình bày những mẫu chuyện, bài thơ, bài hát ca ngợi Hai Bà Trưng.
3.Cũng cố, dặn dò: Cho HS đọc ghi nhớ.
- 2HS trả lời. HS khác nhận xét
- 1HS đọc SGK, cả lớp theo dõi
-Thảo luận nhóm 4 , đại diện nên kết quả.
- HS suy nghĩ trao đổi với nhau và trả lời.
- HS quan sát lược đồ.
- HS tường thuật trước lớp.
- HS trả lời.
- HS từng tổ góp tư liệu sưu tầm được sau đó trình bày tư liệu trước lớp. 
Đạo đức: Bày tỏ ý kiến (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
1. Nhận thức được: Các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
3. Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II. đồ dùng dạy- học: 
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nội dung bài học "Bày tỏ ý kiến".
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài (Tiết 2)
HĐ1: Trơi chơi " Có- không"
- GV tổ chứ cho HS làm việc theo nhóm.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 miếng bìa 2 mặt xanh-đỏ (mặy xanh: không; mặt đỏ: có)
- GV nêu tình huống
GV nhận xét câu trả lời của các nhóm
Hỏi: Tại sao các em lại có quyền bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em?
- Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
 HĐ2: Em sẽ nói như thế nào?
- GV yêu cầu thảo luận theo nhóm.
- Gv nêu tình huống
- GV cho HS làm việc cả lớp
- GV nhận xét, kết luận
HĐ3: Trò chơi "Phỏng vấn"
- GV cho HS làm việc theo cặp đôi
Y/c đóng vai phỏng vấn về:
+ Tình hình vệ sinh trường ,lớp em.
+ Những HĐ, công việc mà em muốn làm.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
 C. Củng cố, dặn dò: GV y/c HS nhắc lại ND 
 -HS nêu, HS khác nhận xét.
- HS ngồi thành nhóm.
- Các nhóm nhận bìa.
- Các nhóm thảo luận nhanh và giơ biển mặt xanh hay mặt đỏ.
- HS trả lời.
- Các nhóm thảo luận cách giải quyết tình huống đó.
- Các nhóm đóng vai lên thể hiện
 - Lần lượt HS này là phóng viên , HS kia là người phỏng vấn.
- 2 HS nhắc lại.
Thứ 3 ngày 28 tháng 9 năm 2010
Thể dục: Bài 11
I. Mục tiêu:
- Cũng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dàn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu tập hợp và dàn hàng nhanh, không xô đẩy, chen lấn nhau. Đi đều không sai nhịp, đến chỗ vòng tương đối đều và đẹp.
- Trò chơi "Kết bạn". Yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. đồ dùng dạy- học: - 1còi
III. Hoạt động dạy - học:
 A. Phần mở đầu:
 Tập hợp, phổ biến nội dung, chẩn chính đội ngũ.
 - Chơi trò chơi:"Diệt các con vật có hại".
 - GV nhận xét.
 B. Phần cơ bản:
 HĐ1: Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều vòng phải, vòng trái.
- GV chia tổ tập luyện. Do tổ trưởng điều khiển.
- Tập cả lớp, cho từng tổ lên thi đua trình diễn.
- GV quan sát, nhận xét.
- Cho cả lớp tập
HĐ2: Trò chơi vận động:
- Trò chơi "Kết bạn"
- GV tập hợp đội hình chơi nêu tên, giải thích cách chơi, luật chơi.
 -Gv theo dõi nhận xét. Biểu dương tổ thắng cuộc.
C. Phần kết thúc:
- Gv cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV hệ thống lại bài.
- GVnhận xét, đánh giá kết quả, giao bài tập về nhà.
- HS tập hợp 3 hàng ngang
- HS chơi trò chơi
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- Tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ lần lượt lên trình diễn.
-Tổ còn lại theo dõi, nhận xét.
-Cả lớp tập, lớp trưởng điều khiển.
- HS theo dõi
- Cả lớp chơi thử 
- Tiến hành chơi
- HS vừa hát vừa vỗ tay
- HS tự ôn ĐHĐN.
Luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục tiêu: 
1. Nhận biết được danh từ (DT) chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
2. Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
II. đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ: Hỏi:Danh từ là gì? Cho vídụ?
- GV cho khổ thơ: "Vua Hùng....mấy đôi". Yêu cầu đọc và tìm DT trong khổ thơ đó.
 -GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài. 
Hỏi:Em có nhận xét gì về cách viết DT đó? Tại sao có DT được viết hoa, có DT lại không viết? 
HĐ2: Tìm hiểu ví dụ
Bài1: Gọi HS đọc yêu nội dung. Yêu cầu thảo luận cặp đôi và tìm từ đúng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu . Yêu cầu trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi. 
- GV nhận xét, kết luận.
Bài3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung, yêu cầu thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
 - Giáo viên kết luận.
HĐ3: Ghi nhớ Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK
HĐ4: Luyện tập Làm BT1,2
-GV cho HS đọc yêu cầu của BT và tự làm ở vở bài tập 
- GV treo bảng phụ, HS lên làm
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét, dặn về nhà học bài
- 1HS trả lời. Cả lớp ghi DT trong 
khổ thơ đó
- 1HS đọc kết quả.
- HS lắng nghe
- HS trả lời: DT Hùng được viết hoa
- 1 HS đọc thành tiếng, các nhóm đôi trao đổi và tìm từ đúng.
- HS đọc kết quả.
-1HS đọc yêu cầu BT
- Trao đổi và đọc kết qủa
- 1HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận, trả lời.
- 2HS đọc thành tiếng
- Các nhóm thảo luận và viết vào
SGK
-Đại diện các nhóm trình bày.
- HS về tìm 10 danh từ chung, 10 danh từ riêng. 
Toán: Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, cũng cố về :
- Viết, đọc ,so sánh các số tự nhiên 
- Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
- Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng.
II. đồ dùng dạy- học - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
1) Bài cũ: Đọc biểu đồ bài tập 2 SGK 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài 
- Ghi mục bài lên bảng 
 HĐ2: GV cho HS đọc lần lượt yêu cầu của các bài tập trong SGK
- GV hướng dẫn cách làm.
- Cho cả lớp tự làm vào vở bài tập.
- GV theo dõi chung.
 HĐ3: Tiến hành chữa bài tập.  ... hư của bạn và của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ.
2-Biết tham gia cùng các bạn trong lớp, chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ đặt câu. lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình
3- Nhận thức được cái hay của bài được cô giáo khen.
II. Đồ dùng Dạy- học Phiếu học tập 
III. Hoạt động dạy - học:
HĐ1: Trả bài - Trả bài cho học sinh.
- Yêu cầu HS đọc lại bài của mình.
- Nhận xét kết quả bài làm của học sinh:
+ Ưu điểm: 
Nêu những bài HS viết tốt và điểm cao.
Nhận xét chung bố cục, các ý diễn đạt.
+ Hạn chế: Nêu những lỗi sai của HS.
HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài.
- Phát phiếu cho từng học sinh.
 - GV đến từng bàn hướng dẫn, nhắc nhở.
- GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả mà nhiều HS mắc phải sau đó gọi 1 số HS lên chữa
- Gọi HS bổ sung, nhận xét.
- GV đọc những đoạn văn hay.
- Gọi HS đọc đoạn văn hay của các bạn.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học, dặn học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại bài và nộp vào tiết sau.
- Nhận bài và đọc lại 
- Nhận phiếu và đọc lời nhận xét của GV
- Đọc các lỗi sai trong bài, viết và chữa vào phiếu học tập.
- Đổi phiếu để bạn bên cạnh kiểm tra lại.
- HS đọc lỗi và chữa bài 
- HS khác bổ sung , nhận xét.
- HS đọc bài, nhận xét tìm ra cái hay.
Toán: Phép cộng
I. mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: 
- Cách thực hiện phép cộng (có nhớ và không nhớ).
- Kĩ năng làm tính cộng.
II. đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học:
 Bài mới: Giới thiêu, ghi mục bài.
HĐ 1: Củng cố kĩ năng làm tính cộng
- GV viết 2 phép tính:
 48352 + 21026 và 367859 + 541728 yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu cả lớp nhận xét bài 2 bạn làm (cả đặt tính và tính, trình bày)
Hỏi:Em nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?
Khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính ntn? Thực hiện phép tính theo thư tự nào?
HĐ2: Luyện tập
Bài1: Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. 
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài2: Yêu cầu HS tự làm vào SGK sau đó gọi 1 HS đọc kết quả.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu trong lớp.
Bài3: Giáo viên gọi HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
 - HS theo dõi và đọc lại mục bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- HS kiểm tra lại bài làm của bạn.
 - HS trả lời, HS khác nhận xét.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm SGK 
- HS làm bài sau đó kiểm tra bài của bạn
- HS đọc đề bài.
-1 HS lên bảng phụ, lớp làm SGK
- HS đọc yêu cầu bài tập và làm vào vở. 
- HS trình bày bài làm.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng 
I. Mục tiêu: 
-Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trung thực - Tự trọng
-Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
II. đồ dùng dạy học: 
- bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
 GV yêu cầu: Tìm 5 danh từ chung
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài. 
2/ Tìm hiểu ví dụ
Hoạt động 1: yêu cầu HS đọc nội dung BT1
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Hoạt động2: Bài2: Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài.
- GV yêu cầu hoạt động nhóm.
- Tổ chức thi giữa hai nhóm thảo luận dưới hình thức: +Nhóm 1 đưa ra từ
 +Nhóm 2: tìm nghĩa của từ
Sau đó đổi ngược lại. Nếu nhóm nào sai thì lập tức cuộc chơi dừng lại và gọi nhóm kế tiếp.
+ GV nhận xét, tuyên dương.
- GV kết luận lời giải đúng
Hoạt động3: làm bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV kết luận lời giải đúng.
 Hoạt động4: Yêu cầu HS đọc BT4 
- GV gọi HS đặt câu.
- GV nhận xét tuyên dương.
 C. Củng cố, dặn dò:. 
 - Nhận xét tiết học.Dặn về làm lại BT1,4
- 1HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 
- Cả lớp làm vào nháp.
- HS lắng nghe
-2 HS đọc yêu cầu nội dung.
- Hoạt động theo cặp và làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm
- 2HS đọc đề bài
- Tiến hành thảo luận nhóm.
-2 nhóm thi.
-2 HS đọc lại lời giải đúng
- 1HS yêu cầu
- HS thảo luận nhóm, nhóm nào xong trước lên dán trên bảng
- HS lần lượt đặt câu
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS tự làm.
Mĩ thuật: Vẽ theo mẫu: Vẽ quả hình cầu
I. Mục tiêu:
-Nhận biết hình dáng 1 số quả dạng hình cầu.
- Biết vẽ và vẽ đợc 1 số quả dạng hình cầu.
-HS yêu thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây.
II.Đồ dùng Dạy-học:
-Tranh ảnh các quả hình cầu.
-Một số quả có màu sắc đậm nhạt khác nhau.
III.HOạT động dạy-học:
1. Giới thiệu bài:
2. Quan sát,nhận xét:
-Gv giới thiệu 1 số quả dạng hình cầu.
-Đây là quả gì?
-Hình dáng,đặc điểm, màu sắc của từng loại quả ntn?
-Tìm thêm các loại quả dạng hình cầu mà em biết?
3. Cách vẽ quả:
-HS quan sát hình gợi ý.
-Nêu các bớc vẽ?
-Nhận xét, kết luận. 
4. Thực hành:
-Gv trng bày một số mẫu cho hs quan sát.
-Gv quan sát,nhắc nhở
5. Nhận xét, đánh giá:
-Gv nêu tiêu chí đánh giá
-Nhận xét chung.
6.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Hs quan sát
HS lần lợt trả lời.
HS quan sát và nêu các bớc vẽ.
-Hs thực hành vẽ.
-Hs trng bày và tự đánh giá sản phẩm.
Thứ 6 ngày 1 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
1.Dựa vào 6 tranh minh hoạ Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh. HS nắm được cốt truyện , HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
2.Hiểu nội dung ,ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
II.Đồ dùng Dạy- học 
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
 1.Bài cũ: HS đọc phần ghi nhớ tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài -Ghi mục bài 
2. Tìm hiểu ví dụ
HĐ1: Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV dán tranh minh hoạ theo thứ tự như SGK Hỏi: +Truyện có những nhân vật nào?
 +Câu chuyện kể lại chuyện gì?
 +Truyện có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS đọc lời dưới mỗi tranh
- Y/c HS dựa vào tranh kể lại cốt truyện BLR 
- GV kết luận.
HĐ2.Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- GV giới thiệu; GV làm mẫu tranh 1
- Y/c HS quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi. 
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+Khi đó chàng trai làm gì?
+Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng như thế nào? 
-Xây dựng đoạn của truyện dựa vào câu hỏi.
- Tổ chức thi kể từng đoạn 
 - GV nhận xét, khen.
3.Củng cố, dặn dò: Câu chuyện nói lên đ gì?
- Nhận xét tiết học.Về viết lại câu chuyện
- 1 HS đọc phần ghi nhớ
- 1HS kể lại truyện .
- 1HS đọc yêu cầu
 - HS quan sát tranh, đọc thầm phần lời dưới mỗi tranh và trả lời câu hỏi.
- 6HS nối tiếp nhau đọc
- HS lắng nghe .
-3-5HS kể cốt truyện
- 2HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- HS quan sát và đọc thầm.
- HS trả lời câu hỏi
- 2HS kể đoạn 1
- Kể theo nhóm, đại diện lên kể
- 2HS toàn truyện.
Toán: Phép trừ
I. mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Cách thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ)
- Kĩ năng làm tính trừ.
II. đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học:
1) Bài cũ: GV ghi bảng: 12458+98765;
7896+145621, y/c HS đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét, cho điểm.
 2) Bài mới: 
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Củng cố kĩ năng tính trừ 
Gv viết lên bảng hai pháp tính trừ: 865279 -450237; 647253 - 285749 y/c đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính và tính
- GV viết lên bảng như SGK
- Hỏi: Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiện ta làm như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
- GV nêu phép tính trừ: 647253-285749 , tương tự như trên.
HĐ3: Thực hành.
Bài1: Đặt tính rồi tính: 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài2: HS đọc yêu cầu của bài tập, tự làm vào vở.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài3: Gọi HS đọc nội dung BT
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò.- GV nhận xét, dặn do HS
 - 2HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào nháp.
- HS lắng nghe
- 2HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào nháp
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
 - HS trả lời
- 1HS đọc yêu cầu bài tập
-3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
-1HS đọc yêu cầu. Hs làm vào vở
- 2HS đọc kết quả.
- 1HS đọc yêu cầu
-1HS lên bảng vẽ sơ đồ và giải.
Khoa học: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Kể được tên một số bệnh do thiếu chất dinh dường.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
II. đồ dùng dạy- học: - Hình trong SGK, phiếu BT
III. Hoạt động dạy- học:
1) Bài cũ: Hỏi:Hãy nêu cách bảo quản thức ăn?
- Nếu chỉ ăn cơm với rau trong thời gian dài em cảm thấy thế nào? 
 - GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: Giới thiêu, ghi mục bài.
HĐ1: Quan sát phát hiện bệnh
- Yêu cầu HS quan sát tranh , trả lời câu hỏi:
+Người trong hình bị bệnh gì?
+Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?
- GV kết luận (vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ)
 HĐ 2: Nguyện nhân và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc kĩ và hoàn thành phiếu.
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
 HĐ3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ
- Gv hướng dẫn HS tham gia chơi.
+3HS tham gia: 1HS đóng vai bác sĩ
1HS đóng vai người bệnh
1HS đóng vai người nhà bệnh nhân
- HS đóng vài người bệnh nói về dấu hiệu của bệnh.
- HS đóng vai bác sĩ nói tên bệnh, nguyên nhân và cách đề phòng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3)Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học 
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
 - HS khác bổ sung.
- Các nhóm lên nhận phiếu
- Tiến hành thảo luận và điền kết quả.
- HS đọc kết quả.
 -2HS đọc , cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe
- HS tham gia chơi.
- HS khác nhận xét.
 - HS tự tìm hiểu 
HS về học thuộc mục bạn cần biết
Sinh hoạt tuần 6
I.Nội dung 
- Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần. Triển khai kế hoạch tuần tới.
- Nhắc nhở, uốn nắn những việc làm cha tốt của một số học sinh.
II. Hoạt động lên lớp
1/ Cán sự lớp nhận xét chung tình hình tuần qua
2/ Giáo viên đánh giá bổ sung tình hình học tập của học sinh trong tuần.
Nề nếp học có tiến bộ, vẫn còn một số HS chưa chú ý học.
Tổ trực nhật làm vệ sinh sạch sẽ, kịp thời.
Thực hiện nề nếp của Đội một cách thường xuyên. Tập múa hát bài hát sân trường đã thuộc.
Một số em: Kiên, Hà, Hải, Nam, Yến  tích cực phát biểu xây dựng bài
Một số em có tiến bộ trong học tập: Nguyễn Sơn, Anh, Thế
3/ Triển khai kế hoạch tuần tới.
Thực hiện chương trình tuần 7.
Phát huy tốt nề nếp học tập trong tuần qua.
Phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập ở lớp cũng như ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 tuan 6(6).doc