Giáo án dạy Tuần thứ 16 - Khối 4

Giáo án dạy Tuần thứ 16 - Khối 4

Tiết1 Tập đọc

 $31. KÉO CO

I. Mục tiêu:

1.Đọc thành tiếng:

 Đọc đúng các tiếng, từ khó: trai tráng, Hữu Trấp, thượng võ.

 Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung .

2.Đọc - hiểu:

 Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp.

 Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 154, SGK (phóng to).

 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 45 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần thứ 16 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2010.
Tiết1 Tập đọc
 $31. Kéo co
I. Mục tiêu: 
1.Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó: trai tráng, Hữu Trấp, thượng võ.
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung .
2.Đọc - hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp.
Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 154, SGK (phóng to).
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi Ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?
+ “Ngựa con” theo gió rong chơi những đâu?
+ Trong khổ thơ cuối “Ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới.
 a) Giới thiệu bài.
- Treo tranh minh hoạ và hỏi:
 + Bức tranh vẽ gì?
 + Trò chơi kéo co thường diễn ra vào những dịp nào?
- Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết . Nhưng luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau . Bài tập đọc Kéo co giới thiệu với các em cách chơi kéo co ở một số địa phương ở đất nước ta .
 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 * Luyện đọc 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
 Chú ý câu: Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ / tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ . Có năm / bên nam thắng, có năm / bên nữ thắng .
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
+ Toàn bài đọc với giọng sôi nổi.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: thượng võ, nam nữ, đấu tài, đấu sức, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, chuyển bại thành thắng, nổi tiếng, không ngớt lời.
- GV tóm tắt nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.
 * Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
+ Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
+ Các em dựa vào phần mở đầu bài văn và tranh minh hoạ để tìm hiểu cách chơi kéo co.
- Tóm ý chính đoạn 1 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 2 giới thiệu điều gì?
+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
- Tóm ý chính đoạn 2: 
- Gọi HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi .
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt .
+ Em đã đi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa? Theo em , vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?
+ Ngoài kéo co, em còn thích những trò chơi dân gian nào khác? 
- Tóm ý chính ở đoạn 3: 
+ Nội dung chính ở bài tập kéo co này là gì?
- Ghi nội dung chính của bài 
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS tiếp đọc từng đoạn của bài .
- Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc .
 Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ . Có năm / bên nam thắng, có năm bên nữ thắng . Nhưng dù bên nào tháng thì cũng rất là vui . Vui ở sự ganh đua , vui ở những chiếc hò reo khuyến khích của người xem hội .
- Tổ chức cho HS thi đoạn văn và toàn bài 
- Nhận xét giọng đọc và cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò 
+ Trò chơi kéo co có gì vui? 
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân .
- Chuẩn bị bài Trong quán ăn “Ba cá bống”.
Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau bài đọc. 
- Nhận xét tiết học .
- HS hát.
- 3 HS thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS nêu.
+ Bức tranh vẽ cảnh thi kéo co.
+ Trò chơi kéo co thường diễn ra ở các lễ hội lớn, hội làng, trong các buổi hội diễn, hội thao, hội khoẻ Phù Đổng.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Kéo co  đến bên ấy thắng.
+ Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp .. đến người xem hội.
+ Đoạn 3: Làng Tích Sơn .. đến thắng cuộc.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS đọc thầm và trao đổi, trả lời câu hỏi .
+ Phần đầu bài văn giới thiệu cách chơi kéo co.
+ Cách chơi kéo co: Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài, kéo co phải đủ 3 keo . Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội . Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình 2 keo trở lên là thắng . 
 * Đoạn 1: Cách chơi kéo co.
- 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi .
+ Đoạn hai giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp .
+ Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường, ở đây cuộc thi kéo co diễn ra giữa bên nam và bên nữ . Nam khỏe hơn nữ rất nhiều . Thế mà có năm bên nữ thắng được bên nam đấy . Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui . Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vẻ, tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem .
 * Đoạn 2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp .
- 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi .
+ Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế . Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng .
+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui vì có rất đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem .
+ Những trò chơi dân gian: Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu quay thổi cơm thi, đánh goòng, chọi gà.
* Đoạn3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn .
* Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta .
- 2 HS nhắc lại 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc . Cả lớp theo dõi tìm cách đọc thích hợp (như đã hướng dẫn)
- Luyện đọc theo cặp 
- 3 cặp HS thi đọc .
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS trả lời.
- Cả lớp.
*********************************************
Tiết 2 Lịch sử
 $16. Cuộc kháng chiến chống quân 
 xâm lược Mông - Nguyên
I. Mục tiêu :
 -HS biết dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông –Nguyên sang xâm lược nước ta.
 - Quân dân nhà Trần: nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc .
 -Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng .	
II. Chuẩn bị :
 -Hình trong SGK phóng to .
 -PHT của HS .
 -Sưu tầm những mẩu chuyện về Trần Quốc Toản.
III. Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định: Chuẩn bị SGK.
2. KTBC :
- Nhà Trần có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
- ở địa phương em nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt?
- GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ về hội nghị Diên Hồng và giới thiệu .
 b.Phát triển bài :
 GV nêu một số nét về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên.
 * HĐ1: ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần (Hoạt động cá nhân)
- GV cho HS đọc SGK từ “Lúc đó, quân Mông - Nguyên đang tung hoành...Các chiến sĩ tự thích vào tay mình hai chữ “sát thát”
( giết giặc Mông Cổ).
- GV nêu câu hỏi: Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc ?
* GV nhận xét, kết luận: Rõ ràng từ vua tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược . Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của dân tộc ta .
*HĐ2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần (Hoạt động nhóm)
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm với định hướng:
 Hãy cùng đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi sau:
+ Nhà Trần đã đối phó với giặ như thế nàokhi chúng mạnh và khi chúng yếu?
+ Vệc cả ba lần vua tôi nhà trần đều rút khỏi Thăng long có tác dụng như thế nào?
- GV yêu cầu đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- GV kết luận về kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
 * Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông Nguyên 
- GV cho HS đọc tiếp SGK và hỏi: Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
 -Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này?
*HĐ3:Tấm gương yêu nước Trần Quốc toản
 + GV cho HS kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản .
- GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước này.
4.Củng cố:
- Cho HS đọc phần bài học trong SGK.
- Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông –Nguyên?
5. Dặn dò:
- chuẩn bị trước bài: “ôn tập học kì I”.
-Nhận xét tiết học.
-HS cả lớp .
-HS trả lời
-HS khác nhận xét .
-HS lắng nghe.
- 1HS đọc, HS cả lớp theo dõi bài SGk.
- HS nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS nêu một sự việc.
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.”
+Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão :” Đánh”
+ Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến viết hịch tướng sĩ kêu gọi quân dân đấu tranh có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng.”
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát ”(Giết giặc Mông Cổ)
-HS nhận xét, bổ sung .
-1 HS đọc .
+ Khi giặc mạnh, vua tôi nhà trần
chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui khỏi bờ cói nước ta.
+ Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người, không một trút lương ăn, càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân địch hao tổn, trong khi đó ta lại bảo toàn được lực lượng.
- Sau ba lần thất bại, quân Mông - Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
- Vì nhân dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
- 3 HS kể .
-2 HS đọc .
-HS trả lời .
-HS cả lớp .
***********************************************
Tiết 3 Toán
 $76. Luyện tập
I. Mục tiêu :
Giúp HS:
 - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
 - áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học :
III. Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định:
2. KTBC:
- GV gọi  ... hí nghiệm 2 trang 67.
 -Yêu cầu HS quan sát kỹ nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần.
 -Yêu cầu cả nhóm quan sát hiện tượng và giải thích tại sao?
- Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 * Kết luận: Trong không khí và trong hơi thở của chúng ta có chứa khí các -bô -níc. Khí các -bô -níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.
 -Hỏi: Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các -bô -níc?
 * Kết luận: Rất nhiều các hoạt động của con người đang ngày càng làm tăng lượng khí các -bô -níc làm mất cân bằng các thành phần không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, động vật, thực vật. 
 * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
 ỉ Mục tiêu: HS biết được không khí còn những thành phần nào khác.
 ỉCách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận.
- Chia nhóm HS.
-Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4, 5 trang 67 và thảo luận trả lời câu hỏi: Theo em trong không khí còn chứa những thành phần nào khác? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó.
- GV giúp đỡ HS, đảm bảo mỗi thành viên điều được tham gia.
- Gọi các nhóm trình bày.
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm hiểu biết, trình bày lưu loát.
* Kết luận: Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn. 
+Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí?
 -Hỏi: Không khí gồm có những thành phần nào?
3.Củng cố - dặn dò:
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-Dặn HS ôn lại các bài đã học để chuẩn bị ôn tập và kiểm tra học kỳ I.
-Dặn HS về nhà sưu tầm các tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
-GV nhận xét tiết học.
-3 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
-1 HS đọc. Cả lớp suy nghĩ trả lời.
-HS thảo luận.
-HS lắng nghe và quan sát.
+ Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
+ Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
+ Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.
-Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.
-HS lắng nghe.
-HS hoạt động.
-HS nhận đồ dùng làm thí nghiệm.
-HS đọc.
-HS quan sát và khẳng định nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong.
-Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các -bô -níc.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, trả lời.
+Trong không khí còn chứa hơi nước. Những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, trên sàn nhà, bờ tường, bàn ghế hơi ướt. Hiện tượng đó là do trong không khí chứa nhiều hơi nước.
+Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn. Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ lửng trong không khí.
+Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ô tô thải vào không khí.
+Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra.
-HS trả lời:
+Chúng ta nên sử dụng các loại xăng không chì hoặc nhiên liệu thiên nhiên.
+Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh.
+Chúng ta nên vứt rác đúng nơi quy định, không để rác thối, vữa.
+Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở.
-Không khí gồm cóp hai thành phần chính là ô -xy và ni -tơ. Ngoài ra còn chứa khí các -bô -níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
****************************************************
 Tiết 3 Toán 
 $80. Chia cho số có ba chữ số (Tiếp theo)
I. Mục tiêu : Giúp HS:
 -Biết cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có ba chữ số . 
 - áp dụng để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính để giải các bài toán có lời văn. 
II. Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 3a/87, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khá
Cách 1: 
 3a) 2205 : (35 x 7)
 = 2205 : 245
 = 9
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài 
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ được rèn cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có ba chữ số, sau đó chúng ta sẽ áp dụng bài toán có liên quan 
 b) Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 41535: 195 (trường hợp chia hết)
- -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
- GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính. 
của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 41535 195 
 0253 213
 0585
 000
 Vậy 41535 : 195 = 213
-Phép chia 41535: 195 làứ phép chia hết hay phép chia có dư? 
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
+415 : 195 có thể ước lượng 400: 200 = 2. 
+253 : 195 có thể làm tròn số và ước lượng 250: 200 = 1 (dư 50). 
+585 : 195 có thể làm tròn số và ước lượng 600: 200 = 3 
- GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên . 
 *Phép chia 80 120: 245 (trường hợp chia có dư)
- GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
- GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 80120 245
 0662 327
 1720
 005
-Phép chia 80120: 245 làứ phép chia hết hay phép chia có dư? 
Vậy 80120 : 245 = 327 (dư 5)
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
+801 : 245 có thể ước lượng 80: 25 = 3 (dư). +662 : 245 có thể ước lượng 60: 25 = 2 (dư 10). 
+1720 : 245 có thể ước lượng 175: 25 = 7. 
- GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
c) Luyện tập, thực hành 
 Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV cho HS tự đặt tính và tính. 
 62 321 : 307 = 203
 81350 : 187 = 435 ( dư 5) 
-Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2 (Bỏ câu a)
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- GV yêu cầu HS tự làm. 
- GV yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
- GV cho HS tự tóm tắt và giải bài toán 
 Tóm tắt
305 ngày : 49 410 sản phẩm 
 1 ngày :  sản phẩm ?
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
4.Củng cố, dặn dò:
-Dặn dò HS làm bài tập 1b/88 và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
- HS hát.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Cách 2:
2205 : (35 x 7)
= 2205 : 35 : 7
 = 63 : 7 = 9
-HS nghe.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
- HS nêu cách tính của mình. 
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
-Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng là tìm được số dư là 0. 
-HS cả lớp làm bài, sau đó một HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
-Là phép chia có số dư là 5. 
-HS nghe giảng. 
-HS cả lớp làm bài, sau đó một HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia. 
- Đặt tính và tính. 
-2 HS lên bảng làm, mỗi HS thực hiện một phép tính, cả lớp làm bài vào vở. 
-HS nhận xét, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
-Tìm x. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
b) 89 658 : x = 293 
 x = 89 658 : 293 
 x = 306 
- HS nêu cách tìm số chia chưa biết trong phép chia . 
-HS nêu đề bài. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là: 
49410 : 305 = 162 (sản phẩm )
 Đáp số: 162 sản phẩm
***************************************************
Tiết 4 Âm nhạc
 $16. Ôn tập 3 bài hát: Em yêu hoà bình,
 Bạn ơi lắng nghe, Khăn quàng thắm mãi vai em
I- Mục tiêu:
- Thuộc lời ca và hát đúng giai điệu 3 bài hát : Em yêu hoà bình.Bạn ơi lắng nghe.Khăn quàng thắm mãi vai em
- Vỗ tay đệm theo nhịp bài hát.
II- Đồ dùng dạy học.
- Thuộc lời ca. Dụng cụ quen dùng, băng đĩ nhạc.
III- Các hoạt động.
1. KT bài cũ:
2. Bài mới:
* Ôn tặp bài: Em yêu hoà bình
- GV mở băng
* Ôn tặp bài: Bạn ơi lắng nghe. 
- GV mở băng bài: Bạn ơi lắng nghe.
- GV chỉnh sửa uốn nắn, hoàn thiện bài cho học sinh.
* Ôn tập bài: Khăn quàng thắm mãi vai em
- GV bắt nhịp cho HS hát một lần toàn bài
- GV mở băng cho HS hát lại 1 lần theo nhạc và một lần nghe băng.
3- Củng cố, dặn dò.
- NX chung giờ học.
- Ôn và học thuộc bài hát. 
- Chuẩn bị sau: Ôn tập 2 bài tập đọc nhạc.
- HS hát.
- HS nghe băng và hát theo nhạc 1-2 lần.
- Cán sự bắt nhịp cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài hát. 
- HS nghe băng và hát theo
- HS hát thi giữa 3 tổ.
- Cả lớp múa phụ hoạ theo bài hát. 
- HS thi giưa các tổ ( Đại diện mỗi tổ một em hoặc 2 em )
- HS hát lại toàn bài: lần một hát lời ca, lần 2 hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài .
hát.
*************************************************************
Tiết 5 Sinh hoạt lớp tuần 16
I. yêu cầu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 16.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
II. Lên lớp
1/ Nhận xét chung:
	 a. Đạo đức: trong tuần vừa qua các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo đoàn kết giúp đỡ bạn bè,trong tuần không có em nào vi phạm về đạo đức.	
 b. Học tập:
-Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao trong tuần qua em nào nghỉ học. tuy nhiên trong tuần vẫn có một số em đi học muộn vì lý do nhà quá xa . 
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
- Thực hiện tốt các nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ tuy nhiên vẫn còn một số em về nhà vẫn chưa học bài và làm bài học thực hiện phép chia còn lúng túng: ... 
- Chữ viết có tiến bộ hơn ở một số bạn vẫn còn một số bạn viêt chữ quá xấu: Trường, ...
- Vệ sinh lớp học, Thân thể sạch sẽ gọn gàng .
2/ Phương hướng tuần 17:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 16.
- Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho học sinh Yếu viết và làm toán: ....
- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối kì I.
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 16 Lop 4.doc