Giáo án Địa lí 4 - Trường Tiểu học Long Hâu 3

Giáo án Địa lí 4 - Trường Tiểu học Long Hâu 3

ĐỊA (Tiết 1)

LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ

I. MỤC TIÊU:

 -Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

 -Biết một số yếu tố của bản đồ:tên bản đồ,phương hướng,kí hiệu bản đồ.

II.CHUẨN BỊ:

- SGK,BĐồ thế giới,VN,châu lục.

- Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 67 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Trường Tiểu học Long Hâu 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA (Tiết 1)
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
	-Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
 -Biết một số yếu tố của bản đồ:tên bản đồ,phương hướng,kí hiệu bản đồ.
II.CHUẨN BỊ:
SGK,BĐồ thế giới,VN,châu lục.
Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ:1_2HS nhắc lại nd bài.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất .
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
Tên của bản đồ có ý nghĩa gì?
- Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
- Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
- Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
- Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 3 & cho biết 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Bảng chú giải có tác dụng gì?
- Hoàn thiện bảng
- GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ & bảng chú giải.
Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng
Hình vẽ thu nhỏ
- HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của Hồ Gươm & đền Ngọc Sơn theo từng tranh.
Đại diện HS trả lời trước lớp
- HS đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo nhóm
Đại diện các nhóm:
 Các nhóm khác bổ sung & hoàn thiện
-2HS khá ,giỏi nêu tỉ lệ bản đồ.
- HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô
2 em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì
4. Củng cố 
- Bản đồ là gì? Kể tên một số yếu tố của bản đồ?
- Kể một vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3. 
5. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
 ĐỊA (Tiết 2)
 DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu của địa hình,khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:
+Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam:có nhiều đỉnh nhọn,sườn núi rất dốc,thung lũng thường hẹp và sâu.
+Khí hậu ở những nơi cao lạnh quang năm.
-Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ(lược dồ)tự nhiên Việt Nam.
_Sử dụng bản số liệu để nêu đặc điềm khí hậu ở múc độ đơn giản:dựa vào bản số liệu cho sẵn để nhận xét nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
II.CHUẨN BỊ:
SGK:Bàng đồ ĐLVN,lược đồ dãy núi chính ởBB ,tranh ành dãyHLS
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & đỉnh núi Phan-xi-păng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1-Khởi động:Hát .
2-Bài cũ:HS nhắc lại ND bài-GV nhận xét.
3-Bài mới:
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Giới thiệu: 
*Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
-GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
-Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng & sông Đà?
-Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km?
Đỉnh núi, sườn & thung lũng ở dãy núi -Hoàng Liên Sơn như thế nào?
-Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là nóc nhà của Tổ quốc?
-GV sửa chữa & giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-Dựa vào lược đồ hình 1, hãy đọc tên các đỉnh núi & cho biết độ cao của chúng.
-Quan sát hình 2 (hoặc tranh ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng), mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng .
-GV giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
-GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK & cho biết khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
-GV gọi 1 HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ.
-GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
+GV tổng kết: Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành một nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc
-HS dựa vào kí hiệu để tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở lược đồ hình 1.
-HS dựa vào kênh hình & kênh chữ ở trong SGK để trả lời các câu hỏi.
-HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
-HS giỏi chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn & mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, chiều dài, độ cao, đỉnh, sườn & thung lũng của dãy núi Hoàng Liên Sơn)
-HS làm việc trong nhóm theo các gợi ý
-Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
-HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
-Khí hậu lạnh quanh năm
-HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Việt Nam.
-HS trả lời các câu hỏi ở mục 2
-2 HS khá,giỏi:giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch,nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc 
4.Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.( HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.)
.5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
 ĐỊA (Tiết 3)
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC TIÊU:
 -Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn:Thái,Mông,Dao
-HS biết vùng núi Hoàng Liên Sơn là nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
-Sử dụng tranh ảnh đễ mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
+Trang phục:mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng;trang phục cua’ các dân tộc được may,thêu trang trí rất công phu,thướng có màu sắc sặc sở
+Nhà sàn :được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ tre nứa.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Khởi động:Hát. 
2.Bài cũ: Dãy núi Hoàng Liên Sơn
Hãy chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam & cho biết nó có đặc điểm gì?
Khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
GV nhận xét
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
*Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
+Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng?
+Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
+Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
+Hãy giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người?
+Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà san để ở
+GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Bản làng thường nằm ở đâu?
Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
Hiện nay nhà sàn ở vùng núi đã có gì thay đổi so với trước đây?
GV sửa chữa & giúp HS .
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Mô tả trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4, 5, 6
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
HS trả lời kết quả trước lớp
HS hoạt động nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp
HS khá,giỏi trả lời 
HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
HS quan sát trả lời trang phục hình 4,5,6.
4.Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
 ĐỊA (Tiết 4)
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở VÙNG NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được một số hoật động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
+Trồng trọt:trồng lúa,ngô,chè,trồng rau và cây ăn quả,trên nương ray,ruôïng bậc thang .
+Làm các nghề thủ công:Dệt ,thêu ,đan ,rèn,đúc,..
+Khai thác khoáng sản:Gỗ ,mây,nứa,..
-Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hạt động sản xuất của người dân:Làm ruộng bậc thang ,nghềø thủ công truyền thống,khai thác khoáng sản.
-Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi:Đường nhiều dốc cao quanh co,thường bị sụt,lở vào mùa mưa.
II.CHUẨN BỊ:
SGK: Tranh ảnh ruợng bật thang,tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản.bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Khởi động: Hát.
2.Bài cũ:Gọi HS nhắc lại nội dung bài .
GV nhận xét
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: 
*Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
-GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
-Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
-Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Kể tên một số khoáng sản có ở vùng 
núi Hoàng Liên Sơn?
GVhỏi HSgiỏi:Mối quang hệ tự nhiên và hoạt động sản suất của con người?
Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ & khai thác khoáng sản hợp lí?
Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào đượ ... ành phố Huế trên lược đồ các tỉnh miền Trung?
- Những địa danh nào dưới đây là của thành phố Huế: biển Cửa Tùng, cửa biển Thuận An, chợ Đông Ba, chợ Bến Thành, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hồng, sông Hương, cầu Tràng Tiền, hồ Hoàn Kiếm, núi Ngự Bình.
- GV nhận xét
 3 /Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: 
 Bài : Thành phố Đà Nẵng.
Hoạt động1: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK, nêu được:
+ Tên, vị trí của tỉnh địa phương em trên bản đồ?
+ Vị trí của Đà Nẵng, xác định hướng đi, tên địa phương đến Đà Nẵng theo bản đồ hành chính Việt Nam
+ Đà Nẵng có những cảng gì?
+ Nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa?
GV yêu cầu HS liên hệ để giải thích vì sao Đà Nẵng lại là thành phố cảng biển?
Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 
GV yêu cầu HS kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng? 
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
HS quan sát hình 1 và cho biết những điểm nào của Đà Nẵng thu hút khách du lịch ? nằm ở đâu? 
Nêu một số điểm du lịch khác? 
Lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch? 
-Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, trên cửa sông Hàn & bên vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
-Cảng biển – tàu lớn chở nhiều hàng.
-Vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn; có cảng biển Tiên Sa với tàu cập bến rất lớn; hàng chuyển chở bằng tàu biển có nhiều loại.
-Ô tô, máy móc, hàng may mặc, hải sản .
-HS quan sát và trả lời.
-Bãi tắm Mĩ Khê, Non Nước, .ở ven biển.
Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm.
Nằm trên bờ biển có nhiều cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. 
 4/Củng cố 
 - GV yêu cầu vài HS kể về lí do Đà Nẵng trở thành cảng biển?
 5/Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài: Biển đông & các đảo.
ĐỊA (Tiết 32)
BÀI: BIỂN , ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO.
I.MỤC TIÊU
-Nhận biết được vị trí của biển đông ,một số vịnh,quần đảo,đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ(lược đồ):vịnh Bác Bộ,vịnh Thái Lan,quần đảo Hoàng Sa ,Trường Sa ,đảo cát bà,Côn Đảo ,Phú Quốc.
-Biết sơ lược về vùng biển,đảo và quần đảo nước ta:Vùng biển rộng lớn có nhiều đảo và quần đảo.
-Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
+Khai thác khoáng sản:Dầu khí,cát trắng ,muối.
+đánh bắc và nuôi trồng thuỷ sản.
- Học sinh khá, giỏi: 
- Biết Biển Đơng bao bọc những phần nào của đất liền nước ta.
- Biết vai trị của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta: kho muối vơ tận, nhiều hải sản, khống sản quí, điều hịa khí hậu, cĩ nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuộn lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1/Khởi động: 
 2/Bài cũ: Thành phố Đà Nẵng 
- Tìm trên lược đồ trong bài vị trí cảng sông & cảng biển của Đà Nẵng?
- Qua hàng chuyên chở từ Đà Nẵng đi, em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng?
- GV nhận xét
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: 
 Bài : Biển, Đảo và quần đảo.
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi ở mục 1.
Biển nước ta có có đặc điểm gì ?
Vai trò như thế nào đối với nước ta?
GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
GV mô tả, cho HS xem tranh ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với nước ta.
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
GV chỉ các đảo, quần đảo.
Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không?
Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
Các đảo, quần đảo ở miền Trung & biển phía Nam có đặc gì?
Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
GV cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế & hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi của mục 1
HS dựa vào kênh chữ trong SGK & vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi.
HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
HS trả lời
HS dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt Nam & nêu đặc điểm, giá trị kinh tế của các đảo, quần đảo.
 4/Củng cố 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
 5/Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Khai thác khoáng sản & hải sản ở vùng biển Việt Nam.
ĐỊA (Tiết 33)
BÀI: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN 
Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I.MỤCTIÊU
-Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biền, đảo(Hải sản ,dầu khí ,du lịch, cảng biển ,)
+Khai thác khoáng sản:Dầu khí ,muối,cát trắng.
+Đánh bắc và nuôi trồng thuỷ sản.Phát triển du lịch.
-Chỉ trên bản đồ VN nơi khai thác dầu khí,vùng đánh bát nhiều hải sản nhất nước ta.
* Học sinh khá, giỏi: 
- Nêu thứ tự các cơng việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ công nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về khai thác dầu khí, khai thác & nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1/Khởi động: 
 2/Bài cũ: Biển đông & các đảo
 - Chỉ trên bản đồ & mô tả về biển, đảo của nước ta?
 - Nêu vai trò của biển & đảo của nước ta?
 - GV nhận xét
 3/Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động theo từng cặp
-HS dựa vào SGK , tranh ảnh, vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
-Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển nước ta là gì?
-Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? Ở đâu? Dùng làm gì? 
-Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó. 
GV: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu , nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
-Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản?
-Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ?
-Trả lời những câu hỏi của mục 2 trong SGK
Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
-GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta.
-GV yêu cầu HS kể về các loại hải sản (tôm, cua, cá) mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
HS dựa vào tranh ảnh, SGK để trả lời.
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi có dầu khí trên biển.
HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ, SGK, vốn hiểu biết để thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
 4/Củng cố 
 -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
 5/Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập
ĐỊA (Tiết 34)
BÀI: ÔN TẬP (TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU
-Chỉ được tren bản đồ địa lí tự nhiên VN :
+Dãy Hoàn Liên Sơn,đỉnh Phan-xi- pang,ĐBBB,ĐBNB,ĐBDHMT vàcác cao nguyên của cao nguyên.
+Một số thành phố lớn.
+Biển Đông,các và quần đảo chính.
-Hệ hthống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố lớn của nước ta:hà Nội,TP-HCM,Huế ,Đà Nẵng,Cần Thơ,Hải phòng.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
Bản đồ khung Việt Nam treo tường.
Phiếu học tập có in sẵn bản đồ khung.
Các bảng hệ thống cho HS điền.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ khung treo tường, phát cho HS phiếu học tập
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các thành phố như sau: 
Tên thành phố 	Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng 
Huế
Đà Nẵng 
Đà Lạt
TP. Hồ Chí Minh
 Cần Thơ
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
HS điền các địa danh của câu 2 vào lược đồ khung của mình.
HS lên điền các địa danh ở câu 2 vào bản đồ khung treo tường & chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS làm câu hỏi 3 (hoàn thành bảng hệ thống về các thành phố)
HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
 4/Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập (tiết 2)
ĐỊA (Tiết 35) 
BÀI: ÔN TẬP (TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU
-Hệ thống tên một số dân tộc ở :Hoàng LiênSơn,ĐBBB,ĐBNB,các đồng bằng DHMT;Tây Nguyên.
-Hệ thống một số hoạt động sản xuất chínhở các vùng:Núi ,caon guyên,đồng bằng,biển đảo.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
Bản đồ khung Việt Nam treo tường.Phiếu học tập có in sẵn bản đồ khung.Các bảng hệ thống cho HS điền.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1/Khởi động: Hát
 2 Bài mới: Kiểm tra cuối kì II
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Nhận xét
GV tổng kết, khen ngợi những em chuẩn bị bài tốt, có nhiều đóng góp cho bài học.
HS làm câu hỏi 3, 4 trong SGK
HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
HS làm câu hỏi 5 trong SGK
HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
 3/ Nhận xét , dặn dò :

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LI LOP 4.doc