Giáo án Địa lí 7

Giáo án Địa lí 7

phần một: thành phần nhân văn của môi trường

tiết 1 dân số

i. mục tiêu: sau bài học, học sinh cần:

- biết được sự gia tăng dân số( tự nhiên và cơ giới) dẫn đến bùng nổ dân số, từ đó thấy được hậu quả của việc tăng nhanh dân số.

- hiểu về khái niệm dân số, nguồn lao động, tháp tuổi.

- rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích biểu đồ tháp tuổi, biểu đồ gia tăng dân số, biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số.

- giáo dục ý thức dân số.

ii. chuẩn bị: - biểu đồ tháp tuổi phóng to , một số tranh ảnh về hậu quả của việc tăng nhanh dân số.

iii. tiến trình bài dạy:

a, mở bài: gv giới thiệu sơ lược về chương trình địa lý lớp 7; giới thiệu về dân số- thành phần nhân văn của môi trường.

b, bài mới:

 

doc 94 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: Thành phần nhân văn của môi trường
Tiết 1 Dân số
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được sự gia tăng dân số( tự nhiên và cơ giới) dẫn đến bùng nổ dân số, từ đó thấy được hậu quả của việc tăng nhanh dân số.
- Hiểu về khái niệm dân số, nguồn lao động, tháp tuổi.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích biểu đồ tháp tuổi, biểu đồ gia tăng dân số, biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số.
- Giáo dục ý thức dân số.
II. Chuẩn bị: - Biểu đồ tháp tuổi phóng to , một số tranh ảnh về hậu quả của việc tăng nhanh dân số.
III. Tiến trình bài dạy:
A, Mở bài: GV giới thiệu sơ lược về chương trình địa lý lớp 7; giới thiệu về dân số- thành phần nhân văn của môi trường.
B, Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung chính
- ? Em có biết DS thế giới hiện nay? DS Việt nam?
- HS đọc đoạn đầu sgk: ? Điều tra DS biết được những gì?
? Cách thể hiện nhữnh tiêu chí đó?
- HS hoạt động nhóm/bàn: q/s 2 tháp tuổi:
? Tháp tuổi cho ta biết những gì?Số trẻ em từ 0 – 4 tuổi? Trai =? gái = ?
? Tháp tuổi nào có số LĐ cao hơn? Hình dạng tháp này như thế nào?
- HS q/s HI.2:? NX sự gia tăng DS từ TK XIX đến TK XX?
HS đọc sgk: 
? Thế nào là gia tăng tự nhiên? Gia tăng cơ giới?
- h/đ nhóm: ? So sánh sự gia tăng DS ở 2 thời kỳ: Trước TK XIX và từ TK XIX đến XX, Giải thích?
? DS tăng nhanh dẫn đến hiện tượng gì?
? Bùng nổ DS xảy ra khi nào?
? Tỉ lệ tăng 2,1% nghĩa là như thế nào? Cho VD?
- HS q/s hình I.3 và I.4: ? Nhóm nước nào có tỉ lệ tăng DS cao hơn? Tại sao?
HS q/s một số tranh về hậu quả của việc tăng nhanh DS.
? DS tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì? Giải pháp? Chính sách của nhà nước ta về vấn đề DS?
1. Dân số, nguồn lao động:
- Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho biết: Tổng số dân, số nam, nữ, số người ở từng độ tuổi, trình độ văn hoá...
- Biểu hiện bằng tháp tuổi(sgk).
2. Dân số tăng nhanh trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX.
- Gia tăng DS gồm:
+ Gia tăng tự nhiên = số sinh – số tử.
+ Gia tăng cơ giới =số chuyển đến – số chuyển đi.
- DS thế giới trước TK XIX: Tăng chậm.
- Từ TK XIX – XX: Tăng rất nhanh.
3. Sự bùng nổ dân số:
- Bùng nổ DS xảy ra khi tỉ lệ gia tăng TB là 2,1% trở lên.
- Các nước phát triển: DS ổn định, là ĐK thuận lợi để PT kinh tế.
- Các nước đang PT: DS tăng nhanh , càng khó khăn, gây nhiều hậu quả xấu.
C. Củng cố: ? Tháp tuổi cho biết những đặc điểm gì của DS?
? Muốn giảm tỉ lệ gia tăng DS cần phải làm gì?
D. Hướng dẫn học bài:
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2 sgk.
- Học bài theo sgk, trả lời các câu hỏi sgk và làm BT thực hành ở tập bản đồ.
- Tìm hiểu về dân cư, các chủng tộc.
Tiết 2 Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc 
trên thế giới
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần hiểu được:
- Dân cư phân bố không đều trên thế giới, biểu hiện bằng mật độ khác nhau ở các nơi.
- Dân cư thế giới gồm 3 chủng tộc chính: Môngôlôit; Nêgrô it và ơ rô pêôit.
- Rèn luyện kỹ năng tính mật độ dân cư.
- Giáo dục tinh thần nhân ái, đoàn kết, không phân biệt màu da.
II. Chuẩn bị: - Lược đồ phân bố dân cư trên thế giới, các chủng tộc trên thế giới
Tranh ảnh về các chủng tộc, sự đoàn kết.
III. Tiến trình bài dạy:
A. KT bài cũ: ? So sánh 2 tháp tuổi sgk, rút ra kết luận?
? Bùng nổ DS là gì? Hậu quả? Làm thế nào để hạn chế dân số tăng nhanh?
B. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
- HS h/đ nhóm/bàn: q/s lược đồ phân bố dân cư: ? Chỉ ra những khu vực đông dân? 2 khu vực có mật độ dân số cao nhất? Rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư trên thế giới?
? Cách tính mật độ dân số?Mật độ DS trên t/g ? ở VN hiện nay?
? Vì sao dân số thế giới phân bố không đều?
? Về hình thái bên ngoài, con người ta khác nhau như thế nào?
- HS hđ nhóm :q/s bản đồ phân bố các chủng tộc.
? Trên thế giới có những chủng tộc nào? Phân bố chủ yếu ở đâu? 
Đại diện nhóm lên trình bày trên bản đồ.
- Gv nói thêm về nạn phân biệt chủng tộc trước kia. Ngày nay: các dân tộc đều có quyền bình đẳng.
1. Sự phân bố dân cư:
- Trên thế giới: dân cư phân bố không đều.
- Mật độ dân số = số người / 1 km2 đất.
+ Trên thế giới: 46 người/km2.
+ ở Việt nam: 246 người /km2.
- Những nơi có ĐKTN thuận lợi: Dân cư tập trung đông( Đông á, Nam á, Tây âu...), nơi có ĐKTN khác nghiệt: Thưa dân( Vùng núi cao, hoang mạc...)
2.Các chủng tộc:
Trên thế giới có 3 chủng tộc chính:
+ Môngôlốit (da vàng): Có nhiều ở châu á.
+ Nêgrôit(da đen): có nhiều ở châu Phi.
+ ơrôpêôit (da trắng): Tập trung nhiều ở châu Âu.
- Các chủng tộc hợp huyết, tạo ra người lai.
C. Củng cố: ? Tại sao khu vực Đông á và Nam á mật độ DS cao?
? VN thuộc chủng tộc nào? Trên thế giới có chủng tộc nào cao quí không?
D. HDHB: - Học theo sgk, bản đồ.
- Trả lời các câu hỏi sgk và tập bản đồ.
- Tìm hiểu về quần cư.
Tiết 3 Quần cư. Đô thị hoá
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS cần hiểu:
- Có 2 kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
- Mật độ dân số, các hoạt động KT ở 2 kiểu quần cư này có khác nhau.
Các siêu đô thị nhày càng nhiều, số dân đô thị ngày càng tăng.
II. Chuẩn bị: - Tranh: Quang cảnh nông thôn và thành thị;
- Lược đồ các siêu đô thị lớn.
III. Tiến trình bài dạy:
A, KT bài cũ: ? Tại sao trên thế giới, sự phân bố dân cư không đồng đều? Cho VD?
?Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư thế giới thành các chủng tộc? Các chủng tộc này phân bố chủ yếu ở đâu?
B. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
? Có mấy loại quần cư?
HS hoạt động nhóm: Quan sát hình 3.1 và 3.2 : ? Hãy so sánh:
 + Quang cảnh ở nông thôn và thành thị?
 + Mật độ dân?
 + Các hoạt động kinh tế.
 + Lối sống.
- Đại diện nhóm 1 trtình bày các đặc điểm của quần cư nông thôn.
- Đại diện nhóm 2 ....... .....thành thị.
- Nhóm 3: Nêu những điểm khác nhau nổi bật của 2 loại quần cư.
? Đô thị có nhiều ở những nước như thế nào?
? Khi nào hình thành các siêu đô thị?
? Đọc trên hình 3.3: Châu lục nào có nhiều siêu đô thị có từ 8 triẹu dân trở lên?
? Tên của các siêu đô thị ở châu á có từ 8 triệu dân trở lên?
? Xu thế của thế giới ngày nay?
Nội dung chính
1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị:
a, Quần cư nông thôn: Làng, bản:
Mật độ DS thấp.
Hoạt động KT: Nông – lâm – ngư nghiệp.
b, Quần cư đô thị: Phố, phường:
Mật độ DS cao.
Hoạt động KT: Công nghiệp và dịch vụ.
Lối sống khác với nông thôn.
Tỉ lệ dân đô thị ngày càng tăng.
2.Đô thị hoá, các siêu đô thị:
Đô thị phát triển nhanh chóng 
 -->Siêu đô thị.
+ Châu á: Nhiều siêu đô thị trên 8 triệu dân : Tô-ki-ô; Thượng hải, Bắc kinh,...
- Đô thị hoá là xu thế chung.
C. Củng cố: ? Em hãy phân tích lợi ích của quần cư?
? Nơi em đang ở thuộc loại hình quần cư nào? Lối sống, sinh hoạt ra sao? các ngành KT?
HS h/đ nhóm: Đọc bảng thống kê ở bài tập 2 sgk: Nhận xét sự thay đổi ngôi vị của các siêu đô thị? Lợi ích và hậu quả của đô thị hoá?
D. HDHB: Trả lời ccác cau hỏi sgk và tập bản đồ.
Tiết 4 Thực hành:
Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi
I. Mục tiêu: Sau bài này , HS cần:
- Đọc được lược đồ mật độ dân số.
- Biết phân tích tháp tuối và nhận xét được tình hình dân số của một địa ph]ơng qua các thời điểm.
- Biết đọc lược đồ phân bố dân cư châu á, nhận rõ khu vực Đông á và Nam á tập trung đông dân cư nhất.
II. Chuẩn bị: Các tháp tuổi; Lược đồ phân bố dân cư; mật độ dân số.
III. Tiến trình bài dạy:
A.KT bài cũ: ? Trên thế giới, dân cư phân bố như thế nào?
? Mật độ dân số cho ta biết điều gì?
B. Bài thực hành:
Chia nhóm/bàn: Cử nhóm trưởng, quan sát , thảo luận trả lời các câu hỏi sgk 
Thời gian thảo luận: 
 Phần 1 : 5 ph; phần 2: 10 ph ; phần 3: 5 ph.
 Hết mỗi phần cho đại diện lên báo cáo trên bảng.
 Các nhóm nhận xét lẫn nhau, GV chuẩn hoá kiến thức, cho điểm.
1, Lược đồ dân số Thái Bình:
 - Nơi có mật độ DS cao nhất: Thị xã Thái Bình: > 3000 người/km2 .
Thấp nhất: Tiền Hải : < 1000 người /km2 .
 2, Hai tháp tuổi thành phố Hồ Chí Minh:
- Sau 10 năm: Đáy tháp thu hẹp hơn--> tỉ lệ sinh giảm; Phần giữa rộng hơn --> số người trong tuổi LĐ nhiều hơn; Đỉnh tù hơn --> số người cao tuổi nhiều hơn.
Nhóm người trong độ tuổi LĐ, quá tuổi LĐ tăng; số người < 15 tuổi giảm.
 3, Lược đồ phân bố dân cư châu á:
Những khu vực đông dân: Đông á; Nam á; Đông nam á.
Các đô thị lớn thường tập trung ở ven biển đông, nam, đông nam á.
C. Kết thúc:
- GV nhận xét buổi thực hành, cho điểm.
- Xem bài 5.
Phần hai: Các môi trường địa lí
Chương I : Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
Tiết 5 Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nắm được:
- Đới nóng nằm giữa 2 chí tuyến, gồm 4 kiểu môi trường: Xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa và hoang mạc.
Môi ttrường xích đạo ẩm nằm từ 50 B đến 5 0N : nhiệt độ cao,mưa nhiều, rừng rậm xanh quanh năm phát triển.
II. Chuẩn bị: Lược đồ các đới khí hậu trên trái đất; các lược đồ, biểu đồ sgk phóng to; tranh: cảnh quan rừng rậm nhiệt đới.
III. Tiến trình bài dạy:
A, KT bài cũ: Không KT
B. Bài mới:
Hoạt động của Gv và HS
HS q/s lược đồ đới nóng:
? Nêu giới hạn của đới nóng?
- HS h/đ nhóm/bàn:
? Đặc điểm đới nóng: Nhiệt độ? Gió? Mưa? Thực vật, động vật?
? Nhận xét diện tích của đới nóng? 
- GV: Đới nóng tập trung nhiều nước đang phát triển.
- HS q/s hình 5.1: Nêu các kiểu môi trường ở đới nóng?
? Xác định vị trí mt xích đạo ẩm ( tô màu xanh đậm).
- HS h/đ nhóm : q/s hình 5.2: Nhận xét nhiệt độ, lượng mưa của Xin –ga –po?trả lời 2 câu hỏi trong mục.
HS q/s hình 5.3 và 5.4 :
? Rừng có mấy tầng chính? Tại sao rừng ở đây có nhiều tầng?
? q/s hình 5.5 : Mô tả rừng ngập mặn cây gì chủ yếu? ở VN có rừng này không, ở đâu?
Nội dung chính
I. Đới nóng:
- Nằm giữa 2 chí tuyến.
- Đặc điểm: Nhiệt độ cao, mưa nhiều, gió tín phong thổi quanh năm->.Thực vật, động vật rất phong phú.
Có 4 kiểu môi trường:
 + mt Rừng xích đạo ẩm.
 + mt nhiệt đới.
 + mt nhiệt đới gió mùa.
 + mt hoang mạc.
II. Môi trường xích đạo ẩm:
1, Khí hậu:
- Từ 50B – 50N
Nhiệt độ cao TB 27 0C, chênh lệch nhiệt độ tháng nhỏ : 30 , chênh lệch ngày - đêm lớn: 100C.
- lượng mưa lớn: 1500 – 2500 mm/n.
- Độ ẩm cao: > 80%.
2, Rừng rậm xanh quanh năm:
- Rừng phát triển rậm rạp, nhiều tầng tán : 4 đến 5 tầng.
- Thực vật, động vật rất phong phú.
- Các vùng cửa sông . ven biển có rừng ngập mặn.
C. Củng cố: - 1 HS đọc đoạn văn ( BT3 sgk): ? mô tả rừng rậm xanh quanh năm qua đoạn văn đó?
? Chỉ trên bản đồ: Giới hạn của đới nóng? Các kiểu môi trường trong đới nóng?
D. HDHB: - GV hướng dẫn HS làm BT 4 sgk ...  và trung Âu trong sgk và xác định trên bản đồ tự nhiên châu Âu .
? Nêu đặc điểm địa hình ?
- Quan sát hình 57.1 ? Tại sao khí hậu ở khu vực tây và trung Âu chịu ảnh hưởng nhiều của biển ?
? Nêu sự khác nhau của KH phía tây và đông khu vực ?
- HS tham khảo sgk : ? Nêu đặc điểm của các miền địa hình ?
- HS quan sát bản đồ kinh tế :
? Cho biết công nghiệp ở tây và trung Âu có gì nổi bật ?
? Kể tên các nước có CN phát triển?
? Nền CN ở tây và trung Âu có đặc điểm chung gì ?
?Chỉ các vùng CN lớn trên bản đồ KT 
? Nông nghiệp ở đới ôn hoà có đặc điểm chung gì ? 
? NN ở khu vực này có đặc điểm gì ?
? Những ngành nào PT mạnh ?
? Tại sao ngành chăn nuôi PT mạnh? 
- HS q/s bản đồ KT chung :
? Nêu sự phân bố nông nghiệp ở tây và trung Âu ?
? Dịch vụ ở khu vực này PT như thế nào ? 
1.Khái quát tự nhiên :
- Địa hình : Chủ yếu theo hướng tây - đông , gồm :
 + Đồng bằng phía bắc.
 + Núi già ở giữa .
 + núi trẻ phía nam .
- Khí hậu : Chịu ảnh hưởng nhiều của biển 
 + Phía tây : KH ôn đới hải dương .
 + Phía đông : KH ôn đới lục địa.
2. Kinh tế : 
a, Công nghiệp :
- Tây và trung Au có nhiều cường quốc công nghiệp hành đầu thế giới : Anh , Pháp , Đức .
- Công nghiệp hiện đại, nhiều sản phẩm nổi tiếng .
- Có nhiều vùng công nghiệp lớn .
- Nhiều hải cảng lớn, quan trọng .
b, Nông nghiệp :
- Nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao .
- Chăn nuôi chiếm ưu thế .
Phân bố :
 + Vùng đồng bằng : lúa mạch , khoai tây, lúa mì , củ cải đường .
 + Vùng núi : Phát triển chăn nuôi .
c, Dịch vụ : 
Các ngành dịch vụ đều PT mạnh: Tài chính , ngân hàng, giao thông vận tải ,bưu chính viễn thông ,...Chiếm 2/3 thu nhập.
C. Củng cố : 
? HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong vở bài tập .
- GV hướng dẫn HS làm BT 2 sgk .
D. HDHB: 
- Sưu tầm thêm tài liệu về KT của các nước ở khu vực tây và trung Âu.
-Làm bài tập thực hành trong tập bản đồ.
--------—–&—–--------
Tiết 65 
Khu vực nam Âu
I. Mục tiêu : Học sinh cần :
- nắm vững đặc điểm địa hình của khu vực nam Âu ( Hệ thống núi uốn nếp và vùng địa trung hải ): Đây là khu vực không ổn định của lớp vỏ trái đất .
- Hiểu rõ vai trò của thủy lợi trong khu vực nam Âu . Vai trò của khí hậu, văn hoá - lịch sử và phong cảnh đối với du lịch ở nam Âu .
II. Chuẩn bị : 
 Bản đồ tự nhiên châu Âu ; 
 Bản đồ kinh tế chung châu Âu .
III. Tiến trình bài dạy :
A. KT bài cũ : ? Trình bày đặc điểm của 3 miền địa hình ở k/v tây và trung Âu trên bản đồ .
? Nhận xét về thu nhập của dân cư ở k/v tây và trung âu ? Nguyên nhân ?
B. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- HS q/s khu vực nam âu trong sgk và lên chỉ trên bản đồ ?Xác định vị trí ?
? Nhận xét địa hình ? Chỉ trên bản đồ các dãy núi chính ?
- HS hoạt động nhóm : ? Phân tích biểu đồ hình 58.2 , trả lời câu hỏi trong mục ?
- HS tham khảo sgk , mô tả hình 58.3 
? Nhận xét về Nông nghiệp của khu vực nam âu? Các sản phẩm nổi tiếng ?
? Nhận xét về sx công nghiệp ?So sánh với k/v tây và trung âu?
? Tiềm năng du lịch của nam âu? Nêu một số diểm du lịch nổi tiếng ở nam âu?
? Mô tả hình 58.4 , 58.5 ? nhận xét ?
1.Khái quát tự nhiên :
- Địa hình : 
 + Phần lớn là núi và cao nguyên : dãy Pi-rê-nê , An-pơ , Cac-pat .
 + Đồng bằng rất nhỏ bé .
 + Địa hình chưa ổn định : Nhiều núi lửa đang hoạt động.
- Khí hậu : nam âu có kiểu khí hậu Địa trung hải : mùa hè nóng , mùa đông mưa nhiều .
2. Kinh tế :
- Nông nghiệp : PT không bằng các nước tây và trung âu : sản xuất theo qui mô nhỏ, có nhiều cam. chanh, ô-liu,...
- Công nghiệp : Trình độ sx chưa cao.
 + I-ta-li-a : có CN phát triển nhất khu vực , tập trung nhiều ở miền bắc .
 + Các nước khác : CN chưa PT.
- Du lịch : PT mạnh : Có nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, VH nghệ thuật cổ đại, bờ biển đẹp ,KH tốt
C. Củng cố : ? Nêu nhận xét về hoạt động du lịch của một số nước ở nam âu qua bảng thống kê sgk?
? Tại sao nói KT của nam âu chưa PT bằng các nước tây và trung âu?
D. HDHB:
 - 
Tiết 66 
Khu vực đông Âu
I. Mục tiêu : HS cần :
- Nắm vững đặc điểm tự nhiên khu vực đông Âu .
- Hiểu rõ sự PT kinh tế của các nước khu vực đông âu .
II. Chuẩn bị : Bản đồ tự nhiên châu Âu ; bản đồ KT châu Âu ; tranh ảnh về các cảnh quan ở đông âu .
III. Tiến trình bài dạy : 
A. KT bài cũ : 
? Trình bày đặc điểm địa hình nam Âu , chỉ trên bản đồ vị trí các bán đảo , các dãy núi ở nam âu .
? So sánh KT của nam âu với tây và trung âu ?
B. Bài mới:
? Quan sát bản đồ , cho biết dạng địa hình chủ yếu của đông âu?
? Giải thích địa hình băng hà ở phía bắc ? Vùng đất thấp ở phía nam?
- HS h/đ nhóm : q/s H..59.1:
? Nhận xét khí hậu ở đông âu?Rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên (vĩ độ, địa hình -> khí hậu? )
? Nhận xét sông ngòi ở đông âu ? 
- ? Quan sát hình 59.2 : nhận xét sự thay đổi thảm thực vật khi đi từ bắc –nam?
- HS quan sát tranh : ? Mô tả rừng tai-ga, thảo nguyên?
? Nêu các khoáng sản chính ở đông âu ?
? Nhận xét về ngành CN ở đông âu? Những nước có CN phát triển ?
? Đông âu có những thuận lợi gì cho PT nông nghiệp ? 
1. Khái quát tự nhiên :
- Địa hình : là một dải đồng bằng rộng lớn : ĐB đông âu, chiếm 1/2 DT châu âu, cao 100-200m, phía bắc có băng hà lục địa, phía nam thấp hơn mục nước biển .
- Khí hậu : Ôn đới lục địa, càng về phía đông và ĐN càng khô hạn.
- Sông ngòi : Von-ga , Đôn, Đni-ep : nước đóng băng về mùa đông .
- Thực vật : thay đổi từ bắc –nam : 
Đồng rêu, rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.
2. Kinh tế :
- Công nghiệp : Khá PT: Nga, U-crai-na, đặc biệt là các ngành truyền thống ( Khai thác khoáng sản, luyện kim, hoá chất ,..) 
- Nông nghiệp : Được tiến hành theo quui mô lớn : lúa mì, ngô, khoai tây,..
( U-crai-na : là vựa lúa lớn)
C. Củng cố : 
? HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong vở bài tập .
? KT của đông âu có gì khác so với tây và trung âu?
D. HDHB: - Học và trả lời các câu hỏi sgk và tbđ. 
--------—–&—–--------
Tiết 67 Ôn tập
I. Mục tiêu : HS cần :
- Nắm được các kiến thức cơ bản một cách hệ thống : Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT các châu lục, có sự so sánh .
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích các lược đồ, so đồ, vẽ và nhận xét biểu đồ.
II. Chuẩn bị :
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Bản đồ KT chung thế gới.
III. Nội dung ôn tập : 
- HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau : 
1. Châu lục nào không có người ở? Vì sao? 
2. Châu lục nào có nhiều thực, động vật mang tính cổ xưa? Điều kiện khí hậu, địa hình ở nơi đó như thế nào ? Nền kinh tế PT ra sao?
3. Châu lục nào có tổ chức thương mại lớn nhất thế giới? Em biết gì về tổ chức này ? 
4. So sánh vị trí địa hình , khí hậu của tây và trung Âu ? So sánh KT của 2 khu vực này ?
5. So sánh điều kiện tự nhiên của Bắc Âu và Nam Âu? So sánh KT ? 
6. Phân tích các lược đồ tự nhiên, KT .
7. vẽ và phân tích biểu đồ : Hình tròn, hình cột đứng.
C. Củng cố : 
- GV tóm tắt các kiến thức cơ bản , những lưu ý khi làm bài kiểm tra .
D. HDHB: - Tiếp tục ôn tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
--------—–&—–--------
Tiết 68 Kiểm tra học kỳ II
( Thi theo lịch và đề của phòng GD)
--------—–&—–--------
Tiết 69 
Liên minh châu Âu (EU)
I. Mục tiêu : HS cần :
- Biết được sự ra đời và mỏ rộng của liên minh châu Âu .
- Hiểu rõ mục tiêu của liên minh châu Âu .
II. Chuẩn bị : - Bản đồ tự nhiên châu Âu.
 - Bản đồ quá trình mở rộng liên minh châu Âu.
III. Tiến trình bài dạy:
A. KT bài cũ : ? Nền KT của khu vực đông âu có đặc điểm gì ?
- GV giới thiệu vào bài mới.
B. Bài mới :
? Liên minh châu Âu là gì? thành lập năm nào? 
- HS quan sát hình 60.1 :
? Nêu sự mở rộng của liên minh châu Âu qua các giai đoạn? 
- HS hoạt động nhóm : 
? Nêu mô hình liên minh của tổ chức này ?
? VN có quan hệ với tổ chức này không ?
? Tại sao nói đây là tổ chức TM lớn nhất thế giới?
- GV mở rộng thêm về mối quan hệ của VN với tổ chức này, về vụ LMCÂ áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng giầy da của VN, làm cho VN bị thiệt hại nặng.
1. Sự mở rộng của liên minh châu Âu 
- Liên minh châu Âu thành lập 1957.
- Sau 4 lần mở rộng trong khoảng 40 năm, năm 2001, LMCÂ có DT 3243600km2, với 378 triệu người (chủ yếu là các nước tây Âu).
2. Liên minh châu Âu, một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới.
- Cơ quan lập pháp là nghị viện châu Âu.
- Có chính sách KT chung, có tiền tệ chung( động Ơ-rô), tự do lưu thông hàng hoá, DV, vốn .
- Dân có quốc tịch chung--> việc đi lại giữa các nước rất thuận lợi.
- Tài trợ cho việc học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên ,...
3. Liên minh châu Âu, tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- Chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới.
- Là khu vực KT lớn nhất của thế gới.
- Không ngừng mở rộng quan hệ KT, VH – XH với các nước ,các tổ chức thế giới.
C. Củng cố : 
? Vạch ranh giới của liên minh châu Âu trên bản đồ hành chính châu Âu?
? HS làm bài tập 3 sgk : Điền số liệu vào bảng.
D.HDHB: - tìm hiểu thêm về LMCÂ.
- Trả lòi các câu hỏi sgk.
--------—–&—–--------
Tiết 70 Thực hành
Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu
I. Mục tiêu : HS cần :
- Nắm vững vị trí địa lí địa lí của một số nước châu Âu theo các cách phân loại khác nhau.
- Năm vững cách vẽ biểu đồ KT của một số quốc gia châu Âu.
II. Chuẩn bị :
Bản đồ các nước châu Âu, 
Biểu đồ GV vẽ mẫu .
III. Tiến trình bài dạy : 
A. Đặt vấn đề : 
- GV nêu vấn đế về nội dung thực hành.
- HS xác định nội dung bài thực hành.
B. Thực hành :
1. Xác định vị trí của một số quốc gia trên bản đồ:
- HS hoạt động cá nhân : 
? Nêu tên và xác định vị trí của các quốc gia ở Bắc Âu, Tây và trung Âu , Nam Âu , đông Âu.
Mỗi HS lên chỉ các quốc gia ở một khu vực.
? Xác định vị trí các quốc gia thuộc liên minh châu Âu?
- HS lên chỉ trên bản đồ, các HS khác nhận xét., GV chuẩn xác kiến thức.
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế:
? Xác định vị trí 2 nước : Pháp và U- crai-na?
- 1 HS chỉ trên bản đồ .
? Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ cơ cấu KT của 2 nước ? 
- GV gợi ý : - Với số liệu đã cho, nên vẽ biểu đồ gì ? 
- GV hướng dẫn hS vẽ biểu đồ hình tròn : Mỗi nước một hình tròn.Lấy kim chỉ lúc 12 giờ làm tia gốc, cách xác định các góc( = Số % . 3,6 0), dùng kí hiệu ở 2 biểu đồ phải tương ứng sau đó nhận xét về trình đồ PT kinh tế của 2 nước 
- Các cá nhân vẽ vào vở, 2 HS lên vẽ trên bảng.
- HS nhận xét lẫn nhau, GV đưa ra biểu đồ mẫu .
C. Kết thúc : - GV nhận xét và cho điểm, rút kinh nghiệm
D. HDHB : - Ôn tập : 3 chương cuối .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an dia ly lop 7.doc