Giáo án Địa lí Lớp 4 - Chương trình cả năm - Trường TH Vân Khánh 2

Giáo án Địa lí Lớp 4 - Chương trình cả năm - Trường TH Vân Khánh 2

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

HS biết dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao & đồ sộ nhất Việt Nam.

HS biết ở dãy núi Hoàng Liên Sơn khí hậu lạnh quanh năm

2.Kĩ năng:

HS chỉ được trên lược đồ & bản đồ Việt Nam vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu)

Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng.

Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.

3.Thái độ:

Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.

II.CHUẨN BỊ:

SGK

Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & đỉnh núi Phan-xi-păng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động:

2. Bài cũ

3. Bài mới:

 

doc 48 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 343Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 4 - Chương trình cả năm - Trường TH Vân Khánh 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
 	- HS biết một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, bảng chú giải.
	- Bước đầu nhận biết được các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ
2. Kĩ năng:
	- HS nêu được định nghĩa đơn giản về bản đồ
3.Thái độ:
	- Ham thích tìm hiểu môn Địa lí.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động: 
2. Bài cũ
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
-GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
-GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
-Các bản đồ này là hình vẽ hay ảnh chụp?
-Nhận xét về phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ?
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo cách nhìn từ trên xuống.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
-Muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
-Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ treo tường?
- GV giúp HS sửa chữa để hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
* GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo các gợi ý sau:
Tên của bản đồ có ý nghĩa gì?
- Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
- Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
- Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
- Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 3 & cho biết 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Bảng chú giải có tác dụng gì?
- Hoàn thiện bảng
- GV giải thích thêm cho HS: tỉ lệ là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ & ngược lại.
- GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ & bảng chú giải.
Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
4. Củng cố 
- Bản đồ là gì? Kể tên một số yếu tố của bản đồ?
- Kể một vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3. 
5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. 
HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng
Hình vẽ thu nhỏ
-Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất - nước Việt Nam.
- HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của Hồ Gươm & đền Ngọc Sơn theo từng tranh.
Đại diện HS trả lời trước lớp
- HS đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo nhóm
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
Các nhóm khác bổ sung & hoàn thiện
- HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô
2 em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo )
I-MỤC TIÊU:
* Sau bài này học sinh nắm được:
- Trình tự các bước sử dụng bản đồ.
- Xác định được 4 hướng chính(Bắc, Nam , Đông, Tây) trên bản đồ theo qui ước.
- Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Tên bản đồ cho ta biết điều gì? 
Chỉ đường biên giới của Việt Nam với các nước xung quanh trên hình 1 & giải thích vì sao lại biết đó là đường biên giới
Dựa vào bảng chú giải ở hình 1 để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí
GV yêu cầu HS nêu các bước sử dụng bản đồ
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng
Khi HS lên chỉ bản đồ, GV chú ý hướng dẫn HS cách chỉ. Ví dụ: chỉ một khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực; chỉ một địa điểm (thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh; chỉ một dòng sông phải đi từ đầu nguồn xuống cuối nguồn.
HS trả lời
HS nhận xét
- HS dựa vào kiến thức của bài trước trả lời các câu hỏi
Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên & chỉ đường biên giới của Việt Nam trên bản đồ treo tường
Các bước sử dụng bản đồ:
+ Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
+ Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng địa lí cần tìm
+ Tìm đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu
HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b trong SGK. 
Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm.
HS các nhóm khác sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ & chính xác.
- Một HS đọc tên bản đồ & chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ
Một HS lên chỉ vị trí của tỉnh (thành phố) mình trên bản đồ.
Một HS lên chỉ tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố) của mình trên bản đồ theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Củng cố 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Dặn dò: 
Nhận xét tiết học. 
BÀI 2 : DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao & đồ sộ nhất Việt Nam.
HS biết ở dãy núi Hoàng Liên Sơn khí hậu lạnh quanh năm
2.Kĩ năng:
HS chỉ được trên lược đồ & bản đồ Việt Nam vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn. 
Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu)
Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng.
Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
3.Thái độ:
Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & đỉnh núi Phan-xi-păng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động: 
2. Bài cũ
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng & sông Đà?
Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km?
Đỉnh núi, sườn & thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào?
Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là nóc nhà của Tổ quốc?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Dựa vào lược đồ hình 1, hãy đọc tên các đỉnh núi & cho biết độ cao của chúng.
Quan sát hình 2 (hoặc tranh ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng), mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng .
GV giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK & cho biết khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
GV gọi 1 HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV tổng kết: Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành một nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc
HS dựa vào kí hiệu để tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở lược đồ hình 1.
HS dựa vào kênh hình & kênh chữ ở trong SGK để trả lời các câu hỏi.
HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn & mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, chiều dài, độ cao, đỉnh, sườn & thung lũng của dãy núi Hoàng Liên Sơn)
HS làm việc trong nhóm theo các gợi ý
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
Khí hậu lạnh quanh năm
HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Việt Nam.
HS trả lời các câu hỏi ở mục 2
4/Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.( HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.)
GV cho HS xem một số tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & giới thiệu thêm về dãy núi Hoàng Liên Sơn: Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên. Đây là dãy núi cao nhất Việt Nam & Đông Dương.
5/Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
BÀI 3 : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết vùng núi Hoàng Liên Sơn là nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
HS biết bản làng với nhà sàn; chợ phiên, lễ hội, trang phục của người dân tộc.
2.Kĩ năng:
HS biết:
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & sinh hoạt của con người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
3.Thái độ:
Có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở vùng núi 
 Hoàng Liên Sơn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1/Khởi động: 
2/Bài cũ: Dãy núi Hoàng Liên Sơn
Hãy chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam & cho biết nó có đặc điểm gì?
Khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
GV nhận xét
3/Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng?
Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
Hãy giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người?
Người dân ở khu vực núi cao thường đi bằng phương tiện gì? Vì sao?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Bản làng thường nằm ở đâu?
Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
Hiện nay nhà sàn ở vùng núi đã có gì thay đổi so với trước đây?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Chợ phiên là gì? Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này? (dựa vào hình 3)
Lễ hội của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
Mô tả trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4, 5, 6
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
HS trả lời kết quả trước lớp
HS hoạt động nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp
HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, si ...  danh sách nêu trên
HS trả lời các câu hỏi ở mục 2, cần nêu được:
+ tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn (thăm Thành Nội), cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba
+ kết hợp ảnh nêu tên & kể cho nhau nghe về một vài địa điểm:
Kinh thành Huế: 
một số toà nhà cổ kính.
Chùa Thiên Mụ: 
ngay ven sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng với một số nhà cửa.
Cầu Tràng Tiền: 
bắc ngang sông Hương, nhiều nhịp
Chợ Đông Ba: 
các dãy nhà lớn nằm ven sông Hương. Đây là khu buôn bán lớn của Huế.
Cửa biển Thuận 
An: nơi sông Hương đổ ra biển, có bãi biển bằng phẳng
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chọn & kể về một địa điểm đến tham quan. HS mô tả theo ảnh hoặc tranh.
HS thi đua hát dân ca Huế.
Củng cố 
GV yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ Việt Nam & nhắc lại vị trí này
Giải thích tại sao Huế trở thành thành phố du lịch?
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Nẵng 
BÀI 27 : THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Xác định được vị trí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam.
-Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Một số hình ảnh về thành phố Đà Nẵng.
- Lược đồ hình 1 bài 24.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài cũ: Thành phố Huế.
Tìm vị trí thành phố Huế trên lược đồ các tỉnh miền Trung?
Những địa danh nào dưới đây là của thành phố Huế: biển Cửa Tùng, cửa biển Thuận An, chợ Đông Ba, chợ Bến Thành, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hồng, sông Hương, cầu Tràng Tiền, hồ Hoàn Kiếm, núi Ngự Bình.
GV nhận xét
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK, nêu được:
+ Tên, vị trí của tỉnh địa phương em trên bản đồ?
+ Vị trí của Đà Nẵng, xác định hướng đi, tên địa phương đến Đà Nẵng theo bản đồ hành chính Việt Nam
+ Đà Nẵng có những cảng gì?
+ Nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa?
GV yêu cầu HS liên hệ để giải thích vì sao Đà Nẵng lại là thành phố cảng biển?
Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 
GV yêu cầu HS kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng? 
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
HS quan sát hình 1 và cho biết những điểm nào của Đà Nẵng thu hút khách du lịch ? nằm ở đâu? 
Nêu một số điểm du lịch khác? 
Lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch? 
Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, trên cửa sông Hàn & bên vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
Cảng biển – tàu lớn chở nhiều hàng.
Vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn; có cảng biển Tiên Sa với tàu cập bến rất lớn; hàng chuyển chở bằng tàu biển có nhiều loại.
Ô tô, máy móc, hàng may mặc, hải sản .
HS quan sát và trả lời.
Bãi tắm Mĩ Khê, Non Nước, .ở ven biển.
Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm.
Nằm trên bờ biển có nhiều cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. 
Củng cố 
GV yêu cầu vài HS kể về lí do Đà Nẵng trở thành cảng biển?
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Biển đông & các đảo.
BÀI 28 : BIỂN , ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO.
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, một vài nét về các đảo.
2.Kĩ năng:
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo & quần đảo Cái Bàu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển & đảo, quần đảo của nước ta.
Biết vai trò của biển Đông, các đảo, quần đảo đối với nước ta.
3.Thái độ:
Luôn có ý thức bảo vệ môi trường biển, ranh giới biển của nước ta.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài cũ: Thành phố Đà Nẵng 
Tìm trên lược đồ trong bài vị trí cảng sông & cảng biển của Đà Nẵng?
Qua hàng chuyên chở từ Đà Nẵng đi, em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng?
GV nhận xét
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi ở mục 1.
Biển nước ta có có đặc điểm gì ?
Vai trò như thế nào đối với nước ta?
GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
GV mô tả, cho HS xem tranh ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với nước ta.
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
GV chỉ các đảo, quần đảo.
Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không?
Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
Các đảo, quần đảo ở miền Trung & biển phía Nam có đặc gì?
Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
GV cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế & hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi của mục 1
HS dựa vào kênh chữ trong SGK & vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi.
HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
HS trả lời
HS dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt Nam & nêu đặc điểm, giá trị kinh tế của các đảo, quần đảo.
Củng cố 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Khai thác khoáng sản & hải sản ở vùng biển Việt Nam.
BÀI 29 : KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí.
2.Kĩ năng:
Nêu thứ tự tên các công việc trong quá trình khai thác & sử dụng dầu khí, hải sản của nước ta.
Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
Biết một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản & ô nhiễm môi trường biển.
3.Thái độ:
Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ công nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về khai thác dầu khí, khai thác & nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài cũ: Biển đông & các đảo
Chỉ trên bản đồ & mô tả về biển, đảo của nước ta?
Nêu vai trò của biển & đảo của nước ta?
GV nhận xét
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động theo từng cặp
HS dựa vào SGK , tranh ảnh, vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển nước ta là gì?
Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? Ở đâu? Dùng làm gì? 
Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó. 
GV: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu , nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản?
Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ?
Trả lời những câu hỏi của mục 2 trong SGK
Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta.
GV yêu cầu HS kể về các loại hải sản (tôm, cua, cá) mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
HS dựa vào tranh ảnh, SGK để trả lời.
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi có dầu khí trên biển.
HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ, SGK, vốn hiểu biết để thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Củng cố 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Ôn tập
BÀI 30 : ÔN TẬP (TIẾT 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức - Kĩ năng: HS biết
Xác định trên bản đồ Việt Nam vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, Tây Nguyên, các đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung & các thành phố đã học trong chương trình.
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các vùng, các thành phố đã học.
Biết so sánh, hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của một số vùng ở nước ta.
2.Thái độ:
Ham thích tìm hiểu môn Địa lí.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
Bản đồ khung Việt Nam treo tường.
Phiếu học tập có in sẵn bản đồ khung.
Các bảng hệ thống cho HS điền.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ khung treo tường, phát cho HS phiếu học tập
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các thành phố như sau: 
Tên thành phố 	Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng 
Huế
Đà Nẵng 
Đà Lạt
TP. Hồ Chí Minh
 Cần Thơ
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
HS điền các địa danh của câu 2 vào lược đồ khung của mình.
HS lên điền các địa danh ở câu 2 vào bản đồ khung treo tường & chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS làm câu hỏi 3 (hoàn thành bảng hệ thống về các thành phố)
HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Ôn tập (tiết 2)
BÀI 31 : ÔN TẬP (TIẾT 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức - Kĩ năng: 
HS biết
Xác định trên bản đồ Việt Nam vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, Tây Nguyên, các đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung & các thành phố đã học trong chương trình.
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các vùng, các thành phố đã học.
Biết so sánh, hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của một số vùng ở nước ta.
2.Thái độ:
Ham thích tìm hiểu môn Địa lí.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
Bản đồ khung Việt Nam treo tường.
Phiếu học tập có in sẵn bản đồ khung.
Các bảng hệ thống cho HS điền.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Nhận xét
GV tổng kết, khen ngợi những em chuẩn bị bài tốt, có nhiều đóng góp cho bài học.
HS làm câu hỏi 3, 4 trong SGK
HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
HS làm câu hỏi 5 trong SGK
HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_truong_th_van_khanh.doc