Giáo án Địa lí Lớp 5 - Tuần 15 đến 21 - Trần Tài

Giáo án Địa lí Lớp 5 - Tuần 15 đến 21 - Trần Tài

I- MỤC TIÊU :

Sau bài học HS có thể :

- Hiểu một cách đơn giản các khái niệm : thương mại, ngoại thương, nội thương, xuất khẩu, nhập khẩu.

- Nhận biết và nêu được vai trò của ngành thương mại trong đời sống.

- Nêu được tên một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.

- Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- GV và HS sưu tầm các tranh ảnh về các chợ, trung tâm thương mại, các siêu thị, các điểm du lịch, di tích lịch sử, .

- Phiếu học tập của HS.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Tuần 15 đến 21 - Trần Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 
I- MỤC TIÊU : 
Sau bài học HS có thể : 
- Hiểu một cách đơn giản các khái niệm : thương mại, ngoại thương, nội thương, xuất khẩu, nhập khẩu. 
- Nhận biết và nêu được vai trò của ngành thương mại trong đời sống. 
- Nêu được tên một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta. 
- Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Bản đồ hành chính Việt Nam. 
- GV và HS sưu tầm các tranh ảnh về các chợ, trung tâm thương mại, các siêu thị, các điểm du lịch, di tích lịch sử, ... 
- Phiếu học tập của HS. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
+ Nước ta có những loại hình giao thông nào ? 
+ Dựa vào hình 2 và bàn đồ hành chính Việt Nam, cho biết tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1 A đi từ đâu đến đâu. Kể tên một số thành phố mà đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A đi qua ? 
+ Chỉ trên hình 2, các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn của nước ta. 
- 3 HS trả lời. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B- Dạy bài mới : 
1- Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu 
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV yêu cầu HS : Em hiểu thế nào là thương mại, ngoại thương, nội thương, xuất khẩu, nhập khẩu ? 
- HS lần lượt nêu ý kiến, mỗi HS nêu về 1 khái niệm, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó lần lượt nêu về từng khái niệm : 
+ Thương mại : là ngành thực hiện việc mua bán hàng hóa.
+ Nội thương : buôn bán ở trong nước. 
+ Ngoại thương : buôn bán với nước ngoài.
+ Xuất khẩu : bán hàng hóa ra nước ngoài.
+ Nhập khẩu : mua hàng hóa từ nước ngoài về nước mình. 
Hoạt động 2 
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC TA 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng đọc SGK, trao đổi và đi đến kết luận. 
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta ? 
+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên phố, ... 
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước ?
+ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nêu vai trò của các hoạt động thương mại. 
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp, ... bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
+ Than đá, dầu mỏ, giày da, quần áo, bánh kẹo, bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây tre đan, tranh thêu, ... ; các nộng sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả, ...); hàng thủy sản (cá, tôm đông lạnh, cá hộp, ...) 
+ Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu ? 
+ Máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, ... để sản xuất, xây dựng.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- Một số HS đại diện cho các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 
- GV kết luận. 
Hoạt động 3
NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA CÓ NHIỀU ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI 
ĐỂ PHÁT TRIỂN
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm để tìm các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở nước ta 
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS.
- GV mời đại diện 1 nhóm phát biểu ý kiến. 
- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. 
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó vẽ sơ đồ các điều kiện để phát triển ngành du lịch của nước ta lên bảng để HS ghi nhớ nội dung này. 
Nhiều lễ hội truyền thống 
Có các vườn quốc gia 
Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử 
Nhu cầu du lịch của nhân dân tăng 
Các loại dịch vụ du lịch được cải thiện 
Có các di sản 
thế giới 
Ngành du lịch ngày càng phát triển 
Hoạt động 4 
THI LÀM HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH 
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thi làm hướng dẫn viên du lịch” 
+ Chia HS thành 7 nhóm. 
+ Đặt tên cho các nhóm theo các trung tâm du lịch.
+ Mỗi nhóm được đặt 1 trong các tên : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, ...
+ Yêu cầu các em trong nhóm thu thập các thông tin đã sưu tầm được và giới thiệu về trung tâm du lịch mà nhóm mình được đặt tên.
+ HS làm việc theo nhóm.
+ GV mời các nhóm lên giới thiệu trước lớp. 
+ Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu hoặc tiếp nối nhau giới thiệu. 
+ GV tổng kết, tuyên dương nhóm làm việc tốt. 
3- Củng cố - dặn dò :
- GV tổng kết tiết học, tuyên dương các HS, các nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ......... 	 MÔN : ĐỊA LÝ 	
Tiết : ......... 	 ÔN TẬP 
I- MỤC TIÊU : 
Gíup HS ôn tập và củng cố, hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng địa lý sau : 
- Dân cư và các ngành kinh tế Việt Nam. 
- Xác định trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Bản đồ hành chính Việt Nam nhưng không có tên các tỉnh, thành phố. 
- Các thẻ từ ghi tên các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng. 
- Phiếu học tập của HS. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 4 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
+ Thương mại gồm các hoạt động nào, Thương mại có vai trò gì ? 
+ Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng gì là chủ yếu ?
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nước ta.
+ Tỉnh em có những địa điểm du lịch nào ? 
- 4 HS trả lời. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B- Dạy bài mới : 
1- Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài.
- HS nghe. 
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Hoạt động 1
BÀI TẬP TỔNG HỢP 
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các em thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau : 
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng thảo luận, xem lại các lược đồ từ bài 8 - 15 để hoàn thành phiếu. 
- GV mời HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp. 
- 2 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp, mỗi nhóm báo cáo về 1 câu hỏi, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời cho HS.
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao các ý a, e trong bài tập 2 là sai. 
- HS lần lượt nêu trước lớp.
Hoạt động 2 
TRÒ CHƠI : NHỮNG Ô CHỮ KÌ DIỆU
- Chuẩn bị :
+ 2 bản đồ hành chính Việt Nam (không có tên các tỉnh)
+ Các thẻ từ ghi tên các tỉnh là đáp án của trò chơi. 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau : 
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS, phát cho mỗi đội 1 lá cơ (hoặc chuông).
+ GV lần lượt đọc từng câu hỏi về một tỉnh, HS hai đội giành quyền trả lời bằng phất cờ hoặc rung chuông. 
+ Đội trả lời đúng được nhận được ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ của mình (gắn đúng vị trí).
+ Trò chơi kết thúc khi GV nêu hết các câu hỏi. 
+ Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng ghi tên các tỉnh trên bản đồ. 
3- Củng cố - dặn dò :
- GV hỏi : Sau những bài đã học, em thấy đất nước ta như thế nào ? 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về ôn lại các kiến thức, kỹ năng địa lý đã học và chuẩn bị bài sau. 
	 CHÂU Á
I- MỤC TIÊU : Sau bài học HS có thể : 
- Nêu được tên các châu lục và các đại dương. 
- Dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí, giới hạn của châu Á. 
- Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á. 
- Đọc được tên một số cảnh thiên nhiên châu Á và nêu được chúng thuộc vùng nào của châu Á. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 	
- Quả địa cầu (hoặc Bản đồ thế giới).
- Bản đồ tự nhiên châu Á. Tranh ảnh một số cảnh thiên nhiên châu Á 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
 Giới thiệu bài- Ghi đề 
1. Vị trí địa lý và giới hạn
Hoạt động 1: ( Làm việc theo nhóm nhỏ)
- GV hỏi HS cả lớp : 
- HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. 
+ Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết.
- GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1 cột ghi tên các đại dương. 
- GV nêu : Chúng ta sẽ đi tìm vị trí của từng châu lục và đại dương trên quả địa cầu. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 Lược đồ các châu lục và đại dương để tìm vị trí của các châu lục và các đại dương trên thế giới. 
- HS làm việc theo cặp.
- GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí của các châu lục, các đại dương trên quả Địa cầu, 
- 3 HS lần lượt lên bảng chỉ theo yêu cầu. 
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- GV treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về vị trí địa lý châu Á.
- Đọc thầm các câu hỏi. 
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp. 
- Làm việc theo cặp, cùng xem lược đồ, trao đổi, trả lời từng câu hỏi. 
+ Nêu yêu cầu : Hãy cùng quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau :
Kết quả thảo luận tốt là : 
· Chỉ vị trí của châu Á trên lược đồ và cho biết châu Á gồm những phần nào ? 
· Chỉ theo đường bao quanh châu Á. 
Nêu : Châu Á gồm hai phần là lục địa và các đảo xung quanh. 
· Các phía của châu Á tiếp giáp các châu lục và đại dương nào ? 
· Vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu : 
+ Phía bắc giáp Bắc Băng Dương.
+ Phía đông giáp Thái Bình Dương.
+ Phía nam giáp Ấn Độ Dương 
+ Phía tây và tây nam giáp với châu Âu và châu Phi. 
· Châu Á nằm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam, trải từ vùng nào đến vùng nào trên Trái đất ? 
· HS trả lời. 
· Châu Á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào ? 
· Châu Á chịu ảnh hưởng của cả ba đới khí hậu 
+ Hàn đới ở phía Bắc Á. 
+ Ôn đới ở giữa lục địa châu Á. 
+ Nhiệt đới ở Nam Á. 
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
 - GV treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về vị trí địa lý châu Á.
Kết luận: Châu Á nằm  đại dương.
- 1 HS lên điều khiển thảo luận :
+ Mời đại diện 1 cặp trình bày.
Hoạt động 2: ( Làm việc theo cặp)
- GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục, yêu cầu HS nêu tên và công dụng của bảng số liệu. 
- 1 HS nêu trước lớp. 
- GV nêu yêu cầu HS đọc bảng số liệu và hỏi : Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào ? 
- HS nêu theo ý hiểu của mình 
- GV giảng giải. 
- GV yêu cầu : Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh diện tích của châu Á với diện của các châu lục khác trên thế giới. 
- GV kết luận: Châu Á  thế giới.
- HS so sánh và nêu ý kiến trước lớp : Diện tích châu Á lớn nhất trong 6 châu lục. Gấp 5 lần diện tích châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực. 
Hoạt động 3: ( Là ... ..
Hoạt động 4: THI KỂ VỀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM 
- GV chia HS lớp thành 3 nhóm dựa vào các tranh ảnh, thông tin mà các em đã sưu tầm được.
+ Nhóm Lào : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Lào. 
+ Nhóm Cam-pu-chia : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Cam-pu-chia. 
+ Nhóm Trung Quốc : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Trung Quốc.
- HS làm việc theo nhóm, có thể : 
+ Trình bày tranh ảnh, thông tin thành tờ báo tường. 
+ Bày các sản phẩm sưu tần đường của nước đó lên bàn. 
- Yêu cầu các nhóm trưng bày các tranh ảnh, thông tin, sản phẩm về quốc gia mà mình đã sưu tầm được.
- GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo kết quả sưu tầm của nhóm mình. 
- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm đã tích cực sưu tầm, có cách trưng bày và giới thiệu hay. 
3- Củng cố - dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
CHÂU ÂU
I- MỤC TIÊU : 
Sau bài học HS có thể : 
- Dựa vào lược đồ, bản đồ, nhận biết mô tả đựơc vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của châu Âu.
- Chỉ trên lược đồ và nêu tên một số dãy núi lớn, đồng bằng lớn, sông lớn của châu Âu. 
- Nêu khái quát về địa hình châu Âu. 
- Dựa vào hình minh họa, nêu được đặc điểm quang cảnh thiên nhiên châu Âu.
- Nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Lược đồ các châu lục và đại dương (trang 102, SGK)
- Lược đồ tự nhiên châu Âu. 
- Các hình minh họa trong SGK, 
- Phiếu học tập của HS. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A- Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
+ Nêu vị trí địa lý của Cam-pu-chia, Lào.
+ Kể tên các loại nông sản của Lào, Cam-pu-chia ?
+ Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết.
- 3 HS trả lời. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B- Dạy bài mới : 
1- Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài.
- HS nghe. 
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Hoạt động1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ GIỚI HẠN 
- GV đưa ra quả Địa cầu hoặc treo bản đồ Tự nhiên thế giới lên bảng, yêu cầu HS làm việc theo cặp để thực hiện các nhiệm vụ sau :
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng xem các lược đồ, đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ. 
+ Mở SGK trang 102, xem lược đồ các châu lục và đại dương tìm và nêu vị trí của châu Âu (Gợi ý : châu Âu nằm ở vị trí nào trên quả Địa cầu ?)
+ Chỉ theo đường bao quanh châu Âu và giới thiệu :
* Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc. 
+ Các phía đông, bắc, tây, nam giáp những gì ?
+ HS nêu.
+ Xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục trang 103, SGK so sánh diện tích của châu Âu với các châu lục khác. 
+ Diện tích của châu Âu là 10 triệu km2, đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ lớn hơn diện tích châu Đại Dương 1 triệu km2, diện tích châu Âu chưa bằng 1/4 diện tích châu Á. 
+ Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào ?
+ Khí hậu ôn hòa.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc.
- Mỗi câu hỏi 1 HS lên trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV theo dõi và chỉnh sửa câu trả lời cho HS (nếu cần)
- GV kết luận (vừa chỉ trên bản đồ vừa nêu)
Hoạt động 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU 
- GV treo lược đồ tự nhiên châu Âu, yêu cầu HS xem lược đồ và hoàn thành bảng thống kê về đặc điểm địa hình và đặc điểm thiên nhiên châu Âu (GV cung cấp mẫu bảng thống kê cho HS).
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS, cùng xem lược đồ, đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê. Một nhóm HS kẻ bảng và làm vào giấy khổ to (A0)
Bảng sau khi đã hoàn thành :
Khu vực
 Đồng bằng, núi, sông lớn
Cảnh thiên nhiên tiêu biểu 
Đông Âu
Đồng bằng Đông Âu. 
Dãy núi U-ran, Cap-ca
Sông Von-ga
d. Rừng lá kim (đồng bằng Đông Âu)
Trung Âu
Đồng bằng Trung Âu
Dãy núi An-pơ, Cac-pat
Sông Đa-nuyp
b. Đồng bằng Trung Âu
a. Dãy núi An-pơ 
Tây Âu
Đồng bằng Tây Âu 5
Nhiều núi, cao nguyên 
Có rừng cây lá rộng, mùa thu cây chuyển lá vàng.
Bán đảo Xcan-di-na-vi 
Núi Xcab-di-na-vi 
c. Phi-o (biển, hai bên có các vách đá dốc, có băng tuyết) 
- GV theo dõi, hướng dẫn HS cách quan sát và viết kết quả quan sát để các em làm được như bảng trên.
- HS nêu câu hỏi khi gặp khó khăn để nhờ GV giúp đỡ. 
- GV mời nhóm đã làm bài thống kê vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài làm cho các bạn cùng theo dõi, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. 
- Một nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến 
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê để mô tả đặc điểm tiêu biểu về địa hình, thiên nhiên của từng khu vực.
+ Địa hình phía Bắc Trung Âu là gì ? 
+ Phía Nam Trung Âu là vùng núi hay đồng bằng ? Có dãy núi lớn nào ? 
+ Phần chuyển tiếp giữa đồng bằng Tây Âu và vùng núi Nam Tây Âu là gì ?
+ Khu vực này có con sông lớn nào ? 
+ Cảnh tiêu biểu của thiên nhiên vùng này là gì ? 
- 4 HS khá lần lượt mô tả về từng khu vực. HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
HS mô tả đặc điểm địa hình và thiên nhiên Đông Âu : Khu vực Đông Âu là vùng đồng bằng rộng lớn. Xen giữa các đồng bằng là các vùng cao nguyên thấp độ cao dưới 500m. Phía đông là dãy U-ran, phía nam là dãy Cáp-ca, hai dãy núi này là ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Con sông lớn nhất Đông Âu là sông Von-ga. Đông Âu có nhiều rừng lá kim xanh quanh năm ...
- GV hỏi thêm : Em có biết vì sao mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu chỉ trừ dải đất phía Nam?
- HS nối tiếp nhau nêu ý của mình.
- GV kết luận (vừa nêu vừa chỉ trên bản đồ Tự nhiên châu Âu)
Hoạt động 3: NGƯỜI DÂN CHÂU ÂU VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ sau : 
- HS tự làm việc.
1- Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để : 
+ Nêu số dân của châu Âu.
+ So sánh số dân của châu Âu với dân số của các châu lục khác. 
1- Dân số châu Âu (kể cả dân số Liên bang Nga) theo số liệu năm 2004 là 728 triệu người, chưa bằng 1/5 dân số của châu Á. 
2- Quan sát minh họa 3 trang 111 và mô tả đặc điểm bên ngoài của người dân châu Âu. Họ có nét gì khác so với người châu Á ? 
2- Người châu Âu có nước da trắng, mũi cao, tóc có các màu đen, vàng, nâu, mắt xanh. Khác với người châu Á sẫm màu hơn, tóc đen. 
3- Kể tên một số hoạt độnt sản xuất, kinh tế của người châu Âu ?
3- Người châu Âu có nhiều hoạt động sản xuất như trồng lúa mì, làm việc trong các nhà máy hóa chất, chế tạo máy móc, ...
4- Quan sát hình minh họa 4 và cho biết hoạt động sản xuất của người châu Âu có gì đặc biệt so với hầu hết hoạt động sản xuất của người châu Á ? Điều đó nói lên điều gì về sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và kinh tế châu Âu ?
4- HS nêu. 
3- Củng cố - dặn dò :
- GV hỏi : Em có biết Việt Nam có mối quan hệ với các nước châu Âu nào không ? 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và tìm hiểu về các nước Liên Bang Nga, Pháp để chuẩn bị bài sau. 
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ......... 	 MÔN : ĐỊA LÝ 	
Tiết : ......... 	MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU 
I- MỤC TIÊU : 
Sau bài học HS có thể : 
- Dựa vào lược đồ nhận biết và nêu được vị trí địa lý, đặc điểm lãnh thổ của Liên bang Nga, của Pháp. 
- Nêu được một số đặc điểm chính về dân cư, kinh tế của Nga, Pháp.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Lược đồ kinh tế một số nước châu Á (trang 106 SGK)
- Lược đồ một số nước châu Âu.
- Các hình minh họa trong SGK. 
- Phiếu học tập của HS. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
+ Dựa vào lược đồ tự nhiên châu Âu em hãy xác định : vị trí địa lý, giới hạn của châu Âu, vị trí các dãy núi và đồng bằng của châu Âu. 
+ Người dân châu Âu có đặc điểm gì ? 
+ Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu. 
- 3 HS trả lời. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B- Dạy bài mới : 
1- Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài. 
- HS nghe. 
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Hoạt động 1
LIÊN BANG NGA 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân, tự kẻ bảng vào vở và hoàn thành bảng. 1 HS lên bảng làm bài vào bảng GV đã kẻ sẵn. 
Em hãy xem lược đồ kinh tế một số nước châu Á (trang 106, SGK) và lược đồ một số nước châu Âu, đọc SGK để điền các thông tin thích hợp vào bảng kê sau : 
Kết quả làm việc đạt yêu cầu là :
Liên Bang Nga 
Liên Bang Nga 
Các yếu tố
Đặc điểm - sản phẩm chính của ngành sản xuất
Các yếu tố
Đặc điểm - sản phẩm chính của ngành sản xuất
Vị trí địa lý 
Vị trí điạ lí 
Nằm ở Đông Âu và Bắc Á
Diện tích 
Diện tích 
17 triệu km2, lớn nhất thế giới.
Dân số 
Dân số 
144,1 triệu người 
Khí hậu 
Khí hậu 
Ôn đới lục địa (chủ yếu phần châu Á thuộc Liên Bang Nga)
Tài nguyên khoáng sản 
Tài nguyên khoáng sản
Rừng Tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
Sản phẩm công nghiệp 
Sản phẩm công nghiệp 
Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông
Sản phẩm nông nghiệp 
Sản phẩm nông nghiệp 
Lúa mì, ngô, khoai tây, lợi, bò, gia cầm 
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ 
- HS nêu 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài thống kê bạn làm trên bảng lớp. 
- HS nêu nhận xét, bổ sung ý kiến. 
- GV sửa chữa cho HS
- GV hỏi HS : Em có biết vì sao khí hậu của Liên Bang Nga, nhất là phần thuộc châu Á rất lạnh, khắc nghiệt không ? 
- GV hỏi tiếp : Khí hậu khô và lạnh tác động đến cảnh quan thiên nhiên ở đây như thế nào ? 
- Khí hậu khô và lạnh nên rừng tai-ga phát triển. Hầu hết lãnh thổ nước Nga ở châu Á đều có rừng tai-ga bao phủ. 
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê, trình bày lại về các yếu tố địa lý tự nhiên và các sản phẩm chính của các ngành sản xuất của Liên Bang Nga. 
- 1 HS trình bày trước lớp và khi trình bày về vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ phải chỉ trên lược đồ. 
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- GV kết luận. 
Hoạt động 2 
PHÁP 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS cùng trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu (một nhóm làm vào phiếu viết trên giấy khổ to).
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. 
- Các nhóm HS làm việc, nêu câu hỏi khi có khó khăn cần GV giúp đỡ. 
- GV gọi nhóm đã làm bài trên giấy khổ to dán phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến. 
- GV nhận xét và nêu kết luận. 
3- Củng cố - dặn dò :
- GV tổng kết bài : Liên Bang Nga và Pháp là hai nước có quan hệ gần gũi với nước ta. ...
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị ôn tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_5_tuan_15_den_21_tran_tai.doc