NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I/ MỤC TIÊU:
- H/s biết trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Sự thích ứng của con người với tự nhiên đồng bằng Nam Bộ
- Dựa vào tranh, ảnh tìm ra kiến thức.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đòng bằng Nam Bộ ( do GV và H/s sưu tầm).
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Thứ ngày tháng năm 200 Môn: Địa lí Bài : 17 đồng bằng nam bộ I/ Mục tiêu: - H/s chỉ được trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí của: đồng bằng Nam bộ, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau. - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam bộ. II/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: (5 phút) - Chỉ vị trí Hà Nội trên bản đồ và mô tả vị trí giới hạn của Thủ đô. - Nêu những dấu hiệu thể hiện Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. GV nhận xét, cho điểm. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: (2 phút) GV giới thiệu bài và ghi bảng 2/ Giảng bài: Hoạt động 1:Đồng bằng lớn nhất nước ta: (15 phút) - GV chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: +Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? + Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu ( diện tích, địa hình, đất đai)? + Tìm và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mưòi, Kiên Giang, Cà Mau và một số kênh rạch - Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả Tiểu kết: Đồng bằng Nam Bộ ở phía nam đất nước ta. Đây là đồng bằng lớn nhất nước ta, có địa hình khá bằng phẳng, có đất đai màu mỡ, đất mặn, đất phèn. Hoạt động 2: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt (15 phút) - Đọc mục 2 sgk. - Cho H/s quan sát hình và trả lời các câu hỏi trong mục 2. - Nêu đặc điểm của sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long? - Tổ chức cho h/s chỉ vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ - Gv chỉ lại bản đồ vị trí của các sông và kênh Vĩnh Tế cho học sinh quan sát Tiểu kết: Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Sông Mê Công là một trong những sông lớn trên thế giới. Do sông đổ ra biển bằng 9 cửa nên ở nước ta có tên là Cửu Long. * Yêu cầu h/s thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau: - Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông? - Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì? - Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì? - Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi ( mỗi nhóm 1 câu). G/v mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa và tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ. C/ Củng cố – Dặn dò : (3 phút) -Tổ chức cho h/s chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” - Đọc ghi nhớ Chuẩn bị bài sau 1 H/s trả lời 1 H/s trả lời Lắng nghe, ghi vở Quan sát bản đồ Nhận nhiệm vụ Các nhóm thảo luận và hoàn thành yêu cầu của GV ghi kết quả thảo luận vào giấy Đại diện các nhóm trình bày ( mỗi nhóm chỉ trình bày một ý) Ghi vở 1 h/s đọc 2-3 h/s trả lời câu hỏi H/s trả lời đến ý đúng 2 -3 h/s lên bảng chỉ Quan sát và ghi nhớ Lắng nghe và ghi nhớ Chia nhóm thảo luận hoàn thành yêu cầu của g/v Các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung Lắng nghe, ghi nhớ Tham gia chơi theo hướng dẫn của g/v 2 h/s đọc Thứ ngày tháng năm 200 Môn: Địa lí Bài :18 Người dân ở đồng bằng nam bộ I/ Mục tiêu: - H/s biết trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ - Sự thích ứng của con người với tự nhiên đồng bằng Nam Bộ - Dựa vào tranh, ảnh tìm ra kiến thức. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam. - Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đòng bằng Nam Bộ ( do GV và H/s sưu tầm). III/ Các họat động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: (5 phút) - Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ? - Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Sài Gòn và các vùng: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. - GV nhận xét, đánh giá. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu: (2 phút) GV giới thiệu bài và ghi bảng 2/ Giảng bài Hoạt động 1: Nhà ở của người dân (10 phút) - Yêu cầu h/s làm việc theo nhóm 4 hoàn thành các yêu cầu sau: + Người dân ở đồng băng Nam Bộ chủ yếu thuộc những dân tộc nào? + Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao? + Nhà của người dân thường có đặc điển gì? + Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì? - Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả. - Hiện nay nhà ở và làng xóm của người dân có gì thay đổi? * Tiểu kết: Các dân tộc chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ là dân tộc Kinh, Khơ- me, Chăm , Hoa. Người dân thường làm nhà ven sông ngòi, kênh rạch để thuận tiện cho việc đi lại bằng xuồng ghe. Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội (20 phút) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào sgk, tranh ảnh thảo luận theo gợi ý: + Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt? +Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì? + Trong lễ hội thường có những hoạt động nào? + Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ? - Tổ chức cho các nhóm h/s trao đổi kết quả trước lớp, giúp học sinh hoàn thiên câu trả lời của nhóm mình Kết luận: Trang phục phổ biến trước đây của người dân Nam Bộ là bộ quần áo bà ba và chiếc khăn rằn. Trong năm có nhiều lễ họi nổi tiếng nhằm cầu được mùa, may mắn trong cuộc sống. C/ Củng cố- Dặn dò: (2 phút) - Thi giới thiệu các trang phục của người dân ở đồng băng Nam Bộ. - Đọc ghi nhớ Chuẩn bị bài sau 1 h/s trả lời 1 h/s trả lời H/s nhận xét, bổ sung Lắng nghe, ghi vở Chia nhóm nhận nhiện vụ, thảo luận và hoàn thành yêu cầu của giáo viên. Đại diện 4 nhóm trình bày 9 mỗi nhóm 1 ý), các nhóm khác nhận xét, bổ sung H/s trả lời Lắng nghe, ghi nhớ Chia nhóm 4 thảo luận theo gợi ý của g/v ( Hội Bà Chúa Xứ, hội xuân Núi Bà, lễ cúng trăng, Lễ tế thần Cá Ông...) Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe, ghi nhớ H/s thi theo hình thức các tổ giới thiệu phần sưu tầm của tổ mình 1 h/s đọc Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Địa lí Bài :19 hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng nam bộ I/ Mục tiêu: Học xong bài h/s biết: - Đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt và nuôi nhiều thuỷ sản nhất cả nước. - Nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó. - Dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc sản xuất lúa gạo. - Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, bản đồ. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam - Tramh ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm ở đồng băng Nam Bộ ( do GV và h/s sưu tầm) III Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: (5 phút) - Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ. - Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long là gì? Vì sao? - GV nhận xét, đánh giá. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: (2 phút) GV giới thiệu và ghi đầu bài 2/ Giảng bài: Hoạt động 1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. (15 phút) - Yêu cầu h/s đọc mục 1 trong sgk - Hỏi h/s: Dựa vào kênh chữ trong sgk và vốn hiểu biết của bản thân, cho biết: + Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? + Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở đâu? GV giới thiệu: Phần lớn gạo xuất khẩu của nước ta do đồng bằng Nam Bộ cung cấp. Kết luận: Nhờ có nhiều thuận lợi nên đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo và trái cây lớn nhất cả nước. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào sgk và tranh, ảnh, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi của mục 1 sgk và ghi kết quả thảo luận vào giấy. - Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả - Cho h/s xem tranh , băng hình hoặc mô tả thêm về các vườn cây ăn trái của đồng bằng Nam Bộ. Kết luận: Thứ tự các công việc sản xuất gạo xuất khẩu là: gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, xay xát gạo và đóng bao, chuyển và xếp gạo lên tàu xuất khẩu. Đồng bằng Nam Bộ có rất nhiều loại trái cây. Hoạt động 2: Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước. (15 phút) - GV giải thích từ “ thuỷ sản”, “ hải sản” - Chia nhóm và giao nhiện vụ cho câc nhóm: Dựa vào sgk, tranh, ảnh và vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý: + Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản nhất cả nước? + Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây? + Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu? - Tổ chức cho h/s trình bày kết quả trước lớp từ đó tự hoàn thiện câu trả lời của mình. Kết luận: Đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất nước ta. C/ Củng cố- Dặn dò: (3 phút) - Đọc mục ghi nhớ của bài - Chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” GV nhận xét trò chơi và kết thúc giờ học Chuẩn bị bài sau 1 h/s trả lời 1 h/s trả lời H/s khác nhận xét, bổ sung Lắng nghe, ghi vở 1 h/s đọc to H/s tham gia trả lời câu hỏi của GV cho đến ý đúng Lắng nghe Lắng nghe và ghi nhớ Các nhóm 4 nhận nhiệm vụ và thảo luân hoàn thành Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Xem tranh và ghi nhớ Lắng nghe, ghi nhớ H/s có thể tham gia giải thích nếu biết Các nhóm 4 nhận nhiệm vụ và thảo luận hoàn thành Đại diện các nhóm trìng bày, mỗi nhóm trình bày một câu, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung Lắng nghe, ghi nhớ 1 h/s đọc Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử 2 người tham gia trò chơi Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Địa lí Bài số: 20 hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng nam bộ ( Tiếp theo) I/ Mục tiêu: Học xong bài, h/s biết: - Đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất của cả nước. - Nêu một số dẫn chứng cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó. - Chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ công nghiệp Việt Nam. - Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông đồng bằng Nam Bộ ( do GV và h/s sưu tầm) III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: (5 phút) -Hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước? - Nêu những ví dụ cho thấy đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất nước ta. - GV nhận xét, đánh giá B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: (3 phút) GV nêu yêu cầu bài học và giới th ... ang, 149sgk : + Cho biết Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ? + Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh thái Lan trên lược đồ. - Yêu cầu h/s chỉ bản đồ và trình bày kết quả . Kết luận : Biển Đông bao bọc phía đông, nam và tây nam là phần đất liền của nước ta. Vùng biển của nước ta là một bộ phận của Biển Đông. - G/V giao nhiệm vụ cho h/s : + Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì về diện tích? + Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? - Tổ chức cho h/s trình bày kết quả trước lớp. - G/V mô tả, cho h/s xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta. Kết luận : Nước ta có một vùng biển rộng lớn. Biển có vai trò lớn : nhiều tài nguyên quý, điều hoà khí hậu, là điều kiện để phát triển du lịch, giao thông vận tải biển. Hoạt động 2: Đảo và quần đảo (15 phút) - Yêu cầu h/s trả lời: + Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? +Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất ? - Yêu cầu H/S lên bảng tìm và chỉ một số đảo của nước ta: đảo Cát Bà, Cái Bầu, Côn Đảo, Phú Quốc, hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Kết luận : Vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa. - G/V chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh: dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận theo các câu hỏi : + Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía bắc, vùng biển miền Trung, vùng biển phía nam. - Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì ? - Tổ chức cho h/s các nhóm trình bày kết quả ( mỗi nhóm trình bày một ý). - G/V cho H/S xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng Kết luận : Các đảo và quần đảo của nước ta có sự khác nhau giữa Bắc, Trung, Nam. Các đảo và quần đảo có vai trò rất lớn C/ Củng cố: Dặn dò:- Đọc ghi nhớ - Chuẩn bị bài sau 1 h/s trả lời 1 h.s trả lời Nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn Lắng nghe, ghi vở - H/S trả lời ( các phía đông, nam và tây nam) 1 -2 h/s trình bày kết quả kết hợp với chỉ bản đồ, h/s khác bổ sung Lắng nghe, ghi nhớ H/s nhận nhiệm vụ ( lớn hơn nhiều so với phần đất liền) ( kho muối, nhiều hải sản, khoáng sản, điều hoà khí hậu, bãi biển đẹp để phát triển du lịch, nhiều vũng vịnh dể xây dựng cảnh biển) - 1 hoặc 2 H/S chỉ bản đồ và trình bày kết quả, các H/S khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, ghi nhớ - Lắng nghe, ghi nhớ - Quan sát bản đồ tranh ảnh và kênh chữ trong sgk để tìm ra kiến thức ( Đảo: Bộ phận nổi nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc Quần đảo: Nơi tập trung nhiều đảo) 3-4 h/s lên bảng chỉ bản đồ - Lắng nghe, ghi nhớ - Các nhóm nhận nhiệm vụ thảo luận hoàn thành yêu cầu ( Cung cấp tài nguyên, nơi phát triển sản xuất của người dân ( làm nghề đanh bắt cá, làm mắm, làm muối), phát triển dịch vụ du lịch, bảo vệ quốc phòng) Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết hợp với chỉ bản đồ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Lắng nghe để bbổ sung kiến thức Lắng nghe, ghi nhớ 1 h/s đọc Thứ ngày tháng năm 200 Môn: Địa lí Bài số:30 Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam I/ Mục tiêu Học song bài này, H/S biết : - Vùng biển nước ta có rất nhiều hải sản, dầu khí; nước ta đang khai thác dầu khí ở nhiều lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển. - Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta. - Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta. - Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam. - Tranh ảnh về khai thác dầu khí; khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển. III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: (5 phút) - Chỉ trên bản đồ và mô tả về vùng biển nước ta. - Nêu vai trò của biển, đảo và quần đẩo đội với nước ta. - GV nhận xét, đánh giá. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: ( 2phút) GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 2/ Giảng bài: Hoạt động 1: Khai thác khoáng sản ( 15phút) - Dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi: + Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì? + Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? ở đâu? Dùng để làm gì? +Tìm và chỉ tên bản đồ vị trí nơi đang khai thác ra khoáng sản đó. - Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả trước lớp và chỉ bản đồ treo trên tường các nơi đang khai thác khoáng sản ( dầu khí, cát trắng) Kết luận : Nước ta đang khai thác dầu, khí ở vùng biển phía nam; cát trắng ở Khánh Hoà; sản xuất muối ở nhiều vùng ven biển. Dầu khí là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, là nhiên liệu để sản xuất điện và nguyên liệu để sản xuất mặt hàng khác. Hoạt động 2: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản (15 phút) - G/v chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các H/S , thảo luận theo các câu hỏi: + Nêu những dẫn chứng thể hiện nước ta có rất nhiều hải sản. +Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? -+ Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ. - Tổ chức cho nhóm h/s trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi( mỗi nhóm trình bày một câu hỏi), chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản. - Quan sát các hình trang 153, sgk, nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản. - Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn có gì để có thể thêm nhiều hải sản? - Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguần hải sản và ô nhiễm môi trường biển. - G/V mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta. Kết luận : Vùng biển nước ta có rất nhiều hải sản quý. Hoạt động đánh bắt hải sản có ở khắp vùng biển của nước ta. Nơi đánh bắt nhiều hải sản là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. C/ Củng cố- Dặn dò: (3 phút) - Đọc ghi nhớ - Chơi trò chơi “ Ai nhanh - Ai đúng” Chuẩn bị bài sau: Ôn tập - 1 h/s trả lời - 1 h/s trả lời - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn - Lắng nghe, ghi vở - Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành ( Dầu mỏ và khí đốt) Đại diện các nhóm trả lời ( Mỗi nhóm chỉ trả lời một câu), các nòm khác nhận xét, bổ sung Lắng nghe, ghi nhớ Các nhóm 4 nhận nhiệm vụ và thảo luận để hoàn thành Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 1-2 h/s trả lời ( nuôi cá, tôm và các loại hải sản khác) H/s nối nhau trả lời, mỗi em một ý ( đánh bắt bừa bãi, đánh bắt cả bằng thuốc nổ, điện vứt rác thải xuống biển; làm tràn dầu khi chở dầu trên biển...) Lắng nghe, ghi nhớ Lắng nghe, ghi nhớ 1-2 h/s đọc Lớp chia làm hai đội tham gia thi Thứ ngày tháng năm 200 Môn: Địa lí Tiết: Ôn tập ( Tiết 1) I/ mục tiêu: - Hệ thống đặc điểm chính về tự nhiên xã hội, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Bắc Bộ - Có ý thức yêu quý, gắn bó với quê hương, đất nước Việt Nam II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Việt Nam - Bảng phụ viết sẵn bảng sau: Đặc điểm tự nhiên Hoàn Liên Sơn Tây Nguyên ĐB Bắc Bộ Địa hình Khí hậu III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: (5 phút) - Gọi h/s lên bảng trả lời câu hỏi: + Nêu những dẫn chứng chứng tỏ: 1/ Hà Nội là thành phố cổ đang phát triển 2/ Hà Nội là trung tâm chính trị 3/ Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa - GV nhận xét, đánh giá B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. (2 phút) 2/ Hướng dẫn ôn tập: Hoạt động 1: Vị trí của miền núi, trung du, đòng bằng Bác Bộ (15 phút) - GV treo bản đồ Việt Nam yêu cầu h/s chỉ bản đồ: + Miền núi, trung du Bắc Bộ + Tây Nguyên + Đồng bằng Bắc Bộ - GV kết luận hoạt động Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên. (15 phút) - Yêu cầu h/s thảo luận nhóm 4 hoàn thành bảng theo trình tự sau: + Đọc yêu cầu của bài + Thảo luận và báo cáo kết quả + GV kết luận nhóm thảo luận đúng C/ Củng cố – Dặn dò: ( 3phút) - GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài 3 h/s nối nhau lên bảng trả lời câu hỏi Nhận xét, bổ sung Lắng nghe, ghi vở Quan sát bản đồ và chỉ các địa danh theo yêu cầu của giáo viên Lắng nghe Thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu của giáo viên 1 h/s đọc to 3 nhóm nối nhau báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Lắng nghe Lắng nghe Thứ ngày tháng năm 200 Môn: Địa lí Tiết: Ôn tập ( Tiết 2) I/ mục tiêu: - Hệ thống đặc điểm chính về tự nhiên xã hội, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Bắc Bộ - Có ý thức yêu quý, gắn bó với quê hương, đất nước Việt Nam II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Việt Nam - Bảng phụ viết sẵn bảng sau: Đặc điểm Hoàn Liên Sơn Tây Nguyên ĐB Bắc Bộ Con người Hoạt động sản xuất III/ các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: ( 5phút)- Gọi h/s lên bảng trả lời câu hỏi: + Nêu những dẫn chứng chứng tỏ: 1/ Hà Nội là thành phố cổ đang phát triển 2/ Hà Nội là trung tâm chính trị 3/ Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. (2 phút) 2/ Hướng dẫn ôn tập: Hoạt động 3: Con người và hoạt động( 15phút) - Yêu cầu h/s chia nhóm 4 thảo luận hoàn thành yêu cầu sau: Dựa vào hiểu biết và tư liêu sưu tầm trình bày về con người và hoạt động sản xuất của: Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Bắc Bộ - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV khen nhóm có kết quả thảo luận tốt Hoạt động 4: Hệ thống sông ngòi và đê ngăn lũ ở đồng bằng Bắc Bộ (15 phút) - Kể tên các con sông lớn ở đồng bằng bắc Bộ. - Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đã làm gì đểhạn chế tác hại của lũ lụt? Hoạt động 5: Biển , đảo và quần đảo Việt Nam: - Chỉ và giới thiệu vị trí của biển Đông trên bản đồ thế giới. - Giới thiệu vừa hai quần đảo lớn của đất nước ta trên bản đồ. - Biển có vai trò quan trọng như thế nào? C/ Củng cố – Dặn dò: (3 phút) GV nhận xét giờ học 3 h/s nối nhau lên bảng trả lời câu hỏi Nhận xét, bổ sung Lắng nghe, ghi vở Chia nhóm 4 dựa vào tư liệu chung để thảo luận hoàn thành yêu cầu 4 nhóm nối nhau nêu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Lắng nghe H/s nối nhau kể cho đến ý đúng - 3 h/s nối nhau lên chỉ và giới thiệu - 2 h/s giới thiệu, cả lớp bổ sung - 2-3 h/s nối nhau phát biểu Lắng nghe
Tài liệu đính kèm: